Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Chủ đề: Thực vật - Đề tài: Hát và vận động bài “Khúc nhạc mùa xuân” - Đàm Như Quỳnh

I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:

1. Kiến thức:

 - Trẻ biết tên bài hát, tên tác giả, trẻ thuộc lời bài hát và hát rõ lời, hiểu nội dung bài hát “Khúc nhạc mùa xuân”.

- Trẻ biết hát kết hợp sử dụng các dụng cụ và vận động minh họa với nhiều hình thức khác nhau theo nhịp điệu của bài hát.

- Trẻ biết lắng nghe cô hát, hiểu nội dung bài hát “Bé đón tết sang”.

2. Kỹ năng:

- Trẻ hát đúng giai điệu bài hát và cảm nhận được giai điệu vui tươi của bài hát “Khúc nhạc mùa xuân”.

- Trẻ có kỹ năng lắng nghe và thể hiện cảm xúc theo nhịp điệu bài hát.

- Trẻ có kỹ năng sử dụng dụng cụ và vận động phù hợp với nhịp điệu của bài hát.

- Trẻ mạnh dạn và tự tin thể hiện bài hát trên sân khấu.

3. Thái độ:

- Trẻ hứng thú, mạnh dạn, tự tin tham gia hoạt động.

- Trẻ hào hứng khi nghe cô hát và hoà nhịp cùng cô.

- Giáo dục trẻ biết đoàn kết, hòa thuận với bạn bè.

 

docx8 trang | Chia sẻ: bachha2 | Ngày: 10/01/2025 | Lượt xem: 67 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Chủ đề: Thực vật - Đề tài: Hát và vận động bài “Khúc nhạc mùa xuân” - Đàm Như Quỳnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 GIÁO ÁN TỔ CHỨC CHUYÊN ĐỀ TRƯỜNG
	Lĩnh vực: Phát triển thẩm mỹ
	Chủ đề: Thực vật
	Hoạt động: Giáo dục âm nhạc
	Đề tài: Hát và vận động bài “Khúc nhạc mùa xuân”
	Đối tượng: 4-5 tuổi
	Thời gian: 28 - 32 phút
	Ngày soạn: 12/12/2023
	Ngày dạy: 14/12/2023
	Người soạn: Đàm Như Quỳnh
	Người dạy: Đàm Như Quỳnh
	Đơn vị: Trường mầm non Hương mạc 1
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
 - Trẻ biết tên bài hát, tên tác giả, trẻ thuộc lời bài hát và hát rõ lời, hiểu nội dung bài hát “Khúc nhạc mùa xuân”.
- Trẻ biết hát kết hợp sử dụng các dụng cụ và vận động minh họa với nhiều hình thức khác nhau theo nhịp điệu của bài hát.
- Trẻ biết lắng nghe cô hát, hiểu nội dung bài hát “Bé đón tết sang”.
2. Kỹ năng:
- Trẻ hát đúng giai điệu bài hát và cảm nhận được giai điệu vui tươi của bài hát “Khúc nhạc mùa xuân”.
- Trẻ có kỹ năng lắng nghe và thể hiện cảm xúc theo nhịp điệu bài hát.
- Trẻ có kỹ năng sử dụng dụng cụ và vận động phù hợp với nhịp điệu của bài hát.
- Trẻ mạnh dạn và tự tin thể hiện bài hát trên sân khấu.
3. Thái độ:
- Trẻ hứng thú, mạnh dạn, tự tin tham gia hoạt động.
- Trẻ hào hứng khi nghe cô hát và hoà nhịp cùng cô.
- Giáo dục trẻ biết đoàn kết, hòa thuận với bạn bè.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng của cô:
- Máy chiếu, giáo án điện tử.
- Đàn organ, dụng cụ âm nhạc, sân khấu âm nhạc.
- Dụng cụ làm từ nguyên vật liệu gần gũi: trống, vỏ lon coca.
2. Đồ dùng của trẻ:
- Hoa cài tay và mũ đội cho trẻ: đội đào phai, đội hồng thắm, đội mai vàng.
- Dụng cụ âm nhạc
- Trang phục gọn gàng.
III. CÁCH TIẾN HÀNH:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Ổn định tổ chức, gây hứng thú (2 - 3 phút)
Thỏ: Hu hu hu
Cả lớp: Ôi tiếng khóc ở đâu vậy
Cô giáo: Thì ra là bạn thỏ con. Thỏ con ơi con làm sao vậy?
Thỏ: Mùa đông giá buốt, mẹ của con bị ốm nặng, con mong được gặp mùa xuân ấm áp để mẹ của con mau khoẻ ạ
Cô giáo: Ôi thỏ con đúng là một bạn nhỏ ngoan ngoãn và hiếu thảo. Vậy bây giờ chúng mình cùng gọi nàng tiên mùa xuân đến giúp bạn thỏ nhé!
Cả lớp: Nàng tiên mùa xuân ơi, nàng tiên mùa xuân ơi.
Nàng tiên xuân: Chào các bạn nhỏ, Ở trong này cô đã nghe thấy câu chuyện của thỏ con rồi, thỏ con thật ngoan, Đông qua xuân về là quy luật của thiên nhiên, vậy làm sao để ta có thể giúp thỏ đây.
Bạn Đức Hải: Con sẽ dùng lời ca tiếng hát để gọi mùa xuân về ạ.
Nàng tiên xuân: Hoan hô một ý tưởng thật hay đấy! Vậy các bạn nhỏ có muốn tham gia cùng với nàng tiên mùa xuân để giúp bạn thỏ con không? Xin mời các con.
Hân hoan chào đón các bạn đến với chương trình “Bé vui ca hát”
- Chương trình hôm nay rất vinh dự được chào đón các cô đến từ Thành phố Từ Sơn. Chúng mình cùng nổ một tràng vỗ tay thật nồng nhiệt để chào đón các cô nào!
- Và thành phần không thể thiếu là sự góp mặt của 3 đội chơi vô cùng dễ thương và đáng yêu đó là:
+ Đội Đào phai
+ Đội Hướng dương
+ Và đội Mai vàng
- Đồng hành cùng với 3 đội chơi là hai cô giáo Như Quỳnh và cô Nguyệt Quỳnh.
- Chương trình của chúng ta ngày hôm nay gồm có 3 phần:
+ Phần thứ nhất: Nghe thính hát tài
+ Phần thứ hai: Tài năng tỏa sáng
+ Phần thứ ba: Quà tặng âm nhạc
2. Nội dung (25 -28 phút)
*Phần thứ nhất: Nghe thính hát tài: bài hát: Khúc nhạc mùa xuân.
- Xin mời chúng mình bước vào phần thứ nhất của chương trình mang tên “Nghe thính hát tài”. Ở phần này, các đội chơi có nhiệm vụ nghe giai điệu và đoán tên bài hát. Sau đây xin mời các đội chơi cùng lắng nghe xem đây là giai điệu của bài hát gì nhé!
(Cô đánh đàn bài “Khúc nhạc mùa xuân” cho trẻ nghe)
- Bạn nào giỏi cho cô biết đó là giai điệu của bài hát gì vậy? 
- Cô vừa đàn cho các bạn nghe bài “khúc nhạc mùa xuân” nhạc nước ngoài, lời Việt: nhạc sỹ Hoàng Anh sáng tác đấy!
- Cô mời ba đội cùng hát vang bài hát “Khúc nhạc mùa xuân” nhé!
( Cô cho trẻ hát tập thể)
+ Chúng mình vừa hát bài hát gì? 
+ Bài hát “Múa vui” do ai sáng tác?
+ Bạn nào có thể chia sẻ cảm nhận của mình về giai điệu của bài hát “Khúc nhạc mùa xuân” ?
+ Giảng nội dung bài: “ Vừa rồi chúng mình đã hát bài “Múa
Và bây giờ Nàng tiên xuân có một điều thú vị dành cho chúng mình chúng mình hãy cùng nhắm mắt lại và xem điều thú vị đó là gì nhé!
Trẻ hãy nhắm mắt và cảm nhận giai điệu của bài hát. (Cô mở bài hát có giai điệu chậm)
- Chúng minh vừa cảm nhận thấy giai điệu và tiết tấu của bản nhạc này như thế nào ?
- Bây giờ bạn nào thích phong cách chậm và nhẹ nhàng xin mời lên thể hiện lại bài hát này
( Cô vỗ tay để trẻ quay lưng vào nhau)
- Và bây giờ các con hãy lắng nghe xem giai điệu lần này như thế nào?. ( Cô mở bản nhạc có tiết tấu nhanh hơn). 
- Bản nhạc lần này các con thấy thế nào?
- Bạn nào muốn hát với tiết tấu này thì xin mời các con cùng thể hiện.
 - Với giai điệu vui tươi của bài hát, cô Quỳnh ơi, cô có ý tưởng vận động gì cho bài hát “Khúc nhạc mùa xuân” không?
- Cô Quỳnh: Các bạn ơi bài hát “Khúc nhạc mùa xuân” sẽ hay hơn, rộn ràng hơn khi chúng mình hát kết hợp với dụng cụ đấy. Và hôm nay, cô Quỳnh có chuẩn bị cho mỗi bạn một món quà đó là những chiếc hộp âm nhạc kỳ diệu đấy. Xin mời các bạn hãy đi lấy món quà của mình nào! 
- Nàng tiên Xuân: Các bạn ơi, cô Quỳnh đã tặng cho các bạn món quà gì vậy? Chúng mình cùng cảm ơn cô Quỳnh nào!
- Với chiếc hộp âm nhạc này, chúng mình sẽ cùng nhau vỗ vào hộp theo nhịp của bài hát “Khúc nhạc mùa xuân nhé” nhé! 
(Cô cho trẻ hát kết hợp vỗ hộp)
- Cô Quỳnh: Các bạn ơi, trong chiếc hộp còn có điều bất ngờ dành cho các bạn đấy. Cô Quỳnh và các bạn cùng nhau mở chiếc hộp của mình ra nhé! 3-2-1 mở. Oa bên trong chiếc hộp có gì đây?
- Bây giờ, chúng mình hãy cùng lấy phách để làm dụng cụ gõ kết hợp với chiếc hộp âm nhạc theo nhịp của bài hát “Khúc nhạc mùa xuân” nhé! (Cô cho trẻ hát kết hợp gõ đệm kết hợp phách và hộp)
- Tiếp theo, chúng mình cùng cất phách và lấy vỏ lon coca nào! Chúng mình sẽ cùng nhau gõ đệm bằng vỏ lon coca tạo thành một vòng tròn tiết tấu nhé!
- Và bây giờ chúng mình hãy lấy phách để gõ đệm kết hợp ba dụng cụ là chiếc hộp, vỏ lon coca và phách tạo thành một bản hoà tấu thật hay nhé!
(Cô cho trẻ hát kết hợp vỗ đệm bằng ba dụng cụ: chiếc hộp, vỏ lon coca và phách)
- Vậy là từ những chiếc hộp, phách hay vỏ lon coca chúng mình đã cùng nhau tạo thành dụng cụ âm nhạc rất hay, rất vui nhộn cho bài hát “Khúc nhạc mùa xuân” phải không nào? Bây giờ, mời các bạn cùng đi cất chiếc hộp âm nhạc xinh xắn này nhé!
*Phần thứ hai: Tài năng tỏa sáng
- Các bạn ơi, để lựa chọn đồng đội và cá nhân xuất sắc nhất trong chương trình hôm nay xin mời các bạn cùng bước vào phần tiếp theo mang tên “Tài năng toả sáng”! Trước khi bước vào phần 2 chúng mình cùng cô vận động cho thoái mái nhé!
(cô và trẻ vận động)
Vừa rồi cô và các con đã tạo ra âm thanh từ đâu nhỉ?
Cô đã tạo ra âm thanh từ tiếng vỗ tay, vỗ đùi, vỗ bụng, vỗ vai và đó cũng là tính chất của một bộ môn nghệ thuật.Và tên chính xác của của bộ môn nghệ thuật này là bộ gõ cơ thể, body percursion. Vậy hôm nay chúng mình có muốn sử dụng bộ gõ cơ thể cho bài hát “Khúc nhạc mùa xuân” không?
 (Cô cho trẻ hát kết hợp vận động lần 1)
- Tìm bạn, tìm bạn!Và để thể hiện tinh thần đoàn kết, gắn bó, cô mời chúng mình cùng tìm những người bạn tạo thành một cặp để cùng nhau thể hiện bài hát “ Khúc nhạc mùa xuân” một lần nữa nhé!
(Cô cho trẻ hát kết hợp vận động lần 2)
- Cô Quỳnh: Cô thấy các bạn đã thể hiện rất xuất sắc bài hát “Khúc nhạc mùa xuân” rồi đấy. Bây giờ xin mời các bạn cùng hướng lên sân khấu với phần trình diễn hết sức đáng yêu đến từ đội “Đào phai”! Đội “Đào phai” sẽ biểu diễn theo hình thức nào?
+ Xin một tràng vỗ tay cổ vũ đội “Đào phai” của chúng ta!
- Nàng tiên xuân: Tiếp theo là tiết mục không kém phần đặc sắc của đội “Hồng thắm”. Đội “Hướng dương” sẽ biểu diễn theo hình thức nào?
+ Xin mời sự thể hiện của đội “Hướng dương”
- Cô Quỳnh: Ngay sau đây sẽ là tiết mục chắc hẳn rất được mong chờ đến từ đội “Mai vàng”. Một tràng vỗ tay cổ vũ cho đội “Mai vàng” nào!
- Nàng tiên xuân: Tiếp theo là phần giao lưu giữa các đội chơi, cô xin mời các bạn nam của 3 đội đứng thành hai hàng ngang biểu diễn bài hát “Khúc nhạc mùa xuân” nào?
- Cô Quỳnh: Các bạn nữ thấy các bạn nam biểu diễn có hay không? Các bạn có muốn thể hiện bài hát này cho các bạn nam thưởng thức không? Xin mời các nữ hãy tạo thành một vòng tròn kết nối để thể hiện bài hát “Khúc nhạc mùa xuân” nào!
- Nàng tiên xuân: Vậy là chúng mình vừa được thưởng thức các tiết mục rất đặc sắc của ba đội. Và ngày hôm nay, còn có một tiết mục thể hiện tài năng vô cùng hấp dẫn nữa đấy. Nào chúng mình hãy dành một tràng vỗ tay thật lớn cho sự kết hợp của ban nhạc ABC và nhóm múa Candy. Xin mời các bạn!
- Cô Quỳnh: Tiếp theo chương trình là một tiết mục vô cùng đáng yêu, chúng ta hãy hướng lên sân khấu để đến với tiết mục của cá nhân xuất sắc nhất ngày hôm nay. Chúng mình cùng cổ vũ cho bạn A nào!
*Phần thứ ba: Quà tặng âm nhạc.
*Nghe hát: Bé đón tết sang	
- Nàng tiên xuân : Cô Hoa Đào ơi, cô có nghe thấy tiếng gì không? 
- Cô Quỳnh: Hình như đó là tiếng hát của các bạn chim Én đấy.
- Nàng tiên xuân: Ôi! Vậy là các bạn chim Én đã trở về sau chuyến đi tránh rét vào mùa đông và mùa xuân tươi đẹp của chúng ta đã đến rồi đấy! Mùa Xuân đến, cây cối đâm chồi nẩy lộc, muôn hoa khoe sắc báo hiệu cho một sự khởi đầu mới tràn đầy hạnh phúc. Và cô Quỳnh ơi, cô có biết khi mùa Xuân về thì chúng mình còn được chào đón điều gì đến nữa không?
- Cô Quỳnh: Khi mùa Xuân sang thì ngày Tết cũng đến rất gần với chúng ta đấy. Tết là thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, là ngày mà các bạn nhỏ được mua quần áo mới, được nhận lì xì, được thêm một tuổi mới và gia đình thì được đoàn tụ sum vầy. Ngay bây giờ trên khắp mọi miền của Tổ quốc chắc hẳn người người, nhà nhà đều đang tất bật để chuẩn bị đón Tết đấy.
 - Nàng tiên xuân: Ôi! Thích quá! Chúng mình hãy cùng hòa chung vào không khí đón tết, đón mùa Xuân sang qua bài hát: ”Bé đón tết sang” của nhạc sỹ Nguyễn Văn Chung đi.
+ Cô hát lần 1
 -Các con ơi chúng mình vừa được lắng nghe 2 cô hát bài hát gì nhỉ?
Giảng giải nội dung: Bài hát “Bé đón tết sang” của nhạc sỹ Nguyễn Văn Chung nói về không khí rộn ràng tấp nập chuẩn bị đón tết của mọi nhà. Tết đến Xuân về người người nhà nhà được quây quần sum họp bên gia đình cùng nhau đón tết và dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất.
Và bây giờ Nàng tiên xuân xin mời các đội chơi chúng mình hãy cùng hòa chung vào không khí đón Tết, đón mùa Xuân sang cùng với 2 cô nhé.
+ Cô hát lần 2
3. Kết thúc (1 phút)
 Ngày hôm nay cả 3 đội chơi đã thể hiện rất xuất sắc phần thi của mình và chúng ta đã gọi mùa xuân đến giúp bạn thỏ đấy, cô khen các con nào. Và bây giờ chúng mình hãy cũng nhau đưa bạn thỏ con về nhà với thỏ mẹ nhé!
(Trẻ đọc vè)

- Trẻ lắng nghe
- Trẻ vỗ tay
- Ba đội chào khán giả
-Trẻ lắng nghe
-Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ hát múa cùng cô
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ luyện giọng
- Trẻ luyện giọng
- Trẻ lắng nghe 
-Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ ngồi hát
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ hát kết hợp vỗ vào đùi, tay
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ đi lấy chiếc hộp âm nhạc
- Trẻ trả lời
- Trẻ hát kết hợp vỗ vào hộp
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ mở hộp
- Trẻ trả lời
- Trẻ lấy phách, vỏ lon coca.
- Trẻ thực hiện
- Trẻ thực hiện
- Trẻ hát kết hợp sử dụng thìa gỗ và hộp 
- Trẻ cất hộp nhạc
-Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ đứng vòng tròn hát múa
- Trẻ tìm bạn
- Trẻ hát múa theo cặp
- Trẻ trả lời
- Đội Đào phai biểu diễn.
- Trẻ trả lời
- Đội Hướng dương biểu diễn
- Đội Mai vàng biểu diễn
- Các bạn nam biểu diễn
- Các bạn nữ biểu diễn
- Ban nhạc Đồ Rê Mí và nhóm Sắc hoa biểu diễn
- Một trẻ biểu diễn kết hợp ban nhạc
- Trẻ trả lời
-Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ tìm bạn
- Trẻ trả lời
- Trẻ khiêu vũ 
- Trẻ lắng nghe
-Trẻ chào các cô
 

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mam_non_lop_choi_chu_de_thuc_vat_de_tai_hat_va_van_d.docx
Giáo Án Liên Quan