Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Chủ điểm: Gia đình - Đề tài: Truyện "Cô bé ham chơi" - Phạm Thị Đoan Trang
I. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức
- Trẻ biết tên truyện Cô bé ham chơi và các nhân vật trong truyện: Cô bé, ông cô bé, ông tiên
- Trẻ hiểu và nhớ trình tự nội dung câu chuyện kể về một cô bé mồ côi cha mẹ và sống với ông, vì ham chơi nên ngã bị thương ở chân, người ông đã vượt qua bao gian khổ để tìm được thuốc chữa khỏi bệnh cho cháu mình. Từ đó cô bé không còn ham chơi biết yêu thương và luôn nghe lời ông .
2. Kỹ năng
- Trẻ nhớ tình tiết câu truyện, bước đầu thể hiện giọng nói, hành động của nhân vật trong truyện.
- Trẻ có kĩ năng thể hiện một số lời nói của nhân vật trong truyện
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ: Trẻ trả lời câu hỏi to và rõ ràng
3. Thái độ
- Trẻ hứng thú trong giờ học, chăm chú nghe cô kể chuyện
- Giáo dục trẻ biết yêu thương, vâng lời ông bà cha mẹ.
Làm quen văn học Đề tài: Truyện Cô bé ham chơi Chủ điểm: Gia Đình Loại tiết: Đa số trẻ đã biết Lứa tuổi: 4-5 tuổi Thời gian: 20-25 phút Giáo viên: Phạm Thị Đoan Trang I. Mục đích yêu cầu 1. Kiến thức - Trẻ biết tên truyện Cô bé ham chơi và các nhân vật trong truyện: Cô bé, ông cô bé, ông tiên - Trẻ hiểu và nhớ trình tự nội dung câu chuyện kể về một cô bé mồ côi cha mẹ và sống với ông, vì ham chơi nên ngã bị thương ở chân, người ông đã vượt qua bao gian khổ để tìm được thuốc chữa khỏi bệnh cho cháu mình. Từ đó cô bé không còn ham chơi biết yêu thương và luôn nghe lời ông . 2. Kỹ năng - Trẻ nhớ tình tiết câu truyện, bước đầu thể hiện giọng nói, hành động của nhân vật trong truyện. - Trẻ có kĩ năng thể hiện một số lời nói của nhân vật trong truyện - Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ: Trẻ trả lời câu hỏi to và rõ ràng 3. Thái độ - Trẻ hứng thú trong giờ học, chăm chú nghe cô kể chuyện - Giáo dục trẻ biết yêu thương, vâng lời ông bà cha mẹ. II. Chuẩn bị * Đồ dùng của cô: - Powerpoint đàm thoại câu chuyện: Cô bé ham chơi - Bảng tương tác. - Dựng cảnh cây cối, núi rừng, khung cảnh núi rừng và đồng quê truyện cô bé ham chơi. - Trang phục biểu diễn truyện cô bé ham chơi, trang phục rối người ông cõng cháu * Cô thuộc truyện, giọng kể diễn cảm, ngữ giọng điệu phù hợp với tính cách thái độ của từng nhân vật theo tình tiết truyện. - Giọng cháu: Cao, sáng, nũng nịu - Giọng ông: Trầm ấm. - Giọng ông tiên: Vang, ấm. *Trẻ - Trang phục đầu tóc gọn gàng. - Tâm thế thoải mái vui tươi. - 2-3 trẻ tham gia biểu diễn cùng cô. III. Cách tiến hành Nội dung và tiến trình hoạt động Phương pháp và hình thức tổ chức các hoạt động Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Hoạt động 1: Ổn định tổ chức gây hứng thú Hoạt động 2: Nội dung chính Hoạt động 3: Kết thúc - Cô cho trẻ chơi trò chơi dân gian :" Rồng rắn lên mây" “Rồng rắn lên mây Có cây lúc lắc Có nhà khiển binh Hỏi thăm thầy thuốc Có nhà hay không Mẹ con rồng rắn đi đâu Đi xin thuốc cho con Con lên mấy? Con lên một Thuốc chẳng ngon Con lên hai Thuốc chẳng ngon Con lên ba Thuốc ngon vậy Cho tôi xin khúc đầu Cùng xương cùng xâủ Cho tôi xin khúc giữa Cùng máu cùng me Cho tôi xin khúc đuôi Tha hồ thầy đuổi....” - Mẹ con nhà rồng rắn đến nhà thầy thuốc làm gì? + Tại sao phải xin thuốc cho con? + Khi có người bị ốm thì chúng ta phải làm gì? + Cô có biết một bạn nhỏ khi bị thương, ông bạn đã không quản ngại khó khăn để tìm thuốc chữa bệnh cho bạn ý. Các con có nhớ bạn nhỏ đó trong câu truyện nào không? - Giới thiệu lại tên truyện: Lớp mình cùng lắng nghe cô kể câu truyện: Cô bé ham chơi nhé ! * Lần 1: Kể truyện - Cô kể truyện diễn cảm( sử dụng rối và ô) - Cô hỏi tên truyện, tên nhân vật trong truyện. * Lần 2: Đàm thoại trích dẫn cùng powerpoint - Ông đã yêu thương cô bé như thế nào? - Ông phải làm việc vất vả kiếm tiền nuôi cô, còn cô bé thì sao? Cô bé có thương ông của mình không? Ông phải làm việc vất vả, còn cô bé thì mải chơi, suốt ngày mải chơi hái hoa bắt bướm. - Tại sao cô bé lại bị thương? - Tiên ông đã nói gì với người ông? - Giọng của ông tiên như thế nào? - Bé hãy nghe lại giọng nói của tiên ông và thể hiện lại nhé! - Bạn nào có thể nhắc lại lời của ông tiên? ( Trong rừng có cây thuốc quý, hãy đưa cháu gái ông đến đó!) - Ông cô bé, không quản ngại đường xa, trèo đèo lội suối cõng cháu đi tìm cây thuốc thần. Đường khó khăn hiểm trở. - Khi đến 1 vách núi, cô bé đã nói gì với ông của mình? (Ông ơikhông qua đâu!) - Ông không quản ngại khó khăn đi tìm thuốc cho cô bé. Vào trong rừng hai ông cháu gặp lão sói hung ác, sói định làm gì hai ông cháu? - Cô bé đã nghĩ ra cách gì để 2 ông cháu thoát khỏi chó sói? - Bạn nào có thể nói lại được câu nói của cô bé? - Lão sói hung ác có đồng ý đi rửa tay không? Sau đó hai ông cháu như thế nào? - Thoát khỏi lão sói hung ác, hai ông cháu đi vào tận rừng sâuvượt qua rất nhiều khó khăn, thử thách. Sau đó hai ông cháu tìm thấy gì và sau đó như thế nào? * Câu hỏi củng cố: Câu hỏi 1: Nghe tiên ông nói vậy, ông của cô bé đã làm gì? + Phương án 1: Ông cõng cô bé đi tìm cây thuốc thần. + Phương án 2: Ông đưa cô bé đi tìm thầy thuốc. + Phương án 3: Ông tìm thầy thuốc về nhà chữa bệnh cho cô bé. ( Hỏi 2-3 trẻ đáp án của mình chọn) Câu hỏi 2: Cô bé đã nói gì với ông? + Phương án 1: “Ông ơi, dưới kia là vực sâu, mà cây cầu lại chỉ có một sợi dây bắc qua, cháu sợ lắm, cháu không qua đâu!” + Phương án 2: “Ông ơi, dưới kia là vực sâu, mà cây cầu lại chỉ có một sợi dây bắc qua,cháu sợ lắm, mình đi về đi ông!” Câu hỏi 3: Bé hãy chọn phương án đúng: Lão sói nghe lời khuyên của cô bé, đó là: + Phương án 1: Người lịch sự trước khi ăn phải rửa tay, nên sói trói hai ông cháu vào với nhau rồi đi rửa tay. + Phương án 2: Trước khi ăn phải rửa tay, sói trói hai ông cháu vào gốc cây rồi đi rửa tay + Phương án 3: Người lịch sự trước khi ăn không cần phải rửa tay. Câu hỏi 4: Bỗng từ phía bên dốc vách đá, ông đã nhìn thấy gì? Phương án 1: Ánh sáng phát ra từ ông mặt trời Phương án 2: Ánh sáng phát ra từ một cây xanh nhỏ Phương án 3: Ánh sáng phát ra từ táng đá ( Cho trẻ chọn phương án trả lời, sau đó hỏi lại 1-2 trẻ) - Qua câu chuyện này các con thấy cô bé đáng khen hay đáng chê? Vì sao? * Giáo dục: Các con ở nhà phải biết yêu thương, vâng lời ông bà cha mẹ, biết kính trọng, quan tâm mọi người trong gia đình. - Câu chuyện cô bé ham chơi đã được cô chuyển thể thành kịch. Bạn nào muốn tham gia đóng kịch cùng cô nào? - Cô mời 2-3 trẻ tham gia đóng cùng. - Cả lớp đứng dậy để đến xem kịch rối. - Cô diễn kịch hình thể rối người truyện Cô bé ham chơi cùng trẻ. - Kết thúc giờ học: Cô và trẻ hát và vận động bài: “Vũ điệu rửa tay”. - Trẻ cùng cô chơi - Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Hỏi 4-5 trẻ -Trẻ trả lời -Trẻ nhắc lại lời ông tiên Trẻ trả lời - Trẻ trả lời câu hỏi cùng cô - Trẻ lắng nghe - Trẻ xem cô diễn - Trẻ vận động cùng cô.
File đính kèm:
- giao_an_mam_non_lop_choi_chu_diem_gia_dinh_de_tai_truyen_co.doc
- 1280x720-Pqt.jpg
- 31972071-one-small-cartoon-tree-with-big-elliptical-leaves-isolated.jpg
- 45168909-cute-cartoon-sun.jpg
- CHUYỆN.doc
- hinh anh.docx
- IllusionaryDaytime-Shirfine-6061954.mp3
- kịch bản chuyện.doc
- KissTheRain-Yiruma-75858.mp3
- KPXH Nghe thuat trong bong toi.pptx
- rock-576682_960_720.png
- stbkky56-3.3.jpg
- Trò chơi_lò cò.jpg
- truyen-co-tich-tam-cam-2-min-1567046632-951-width600height350.png
- Untitled.jpg