Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Chủ điểm: Gia đình - Tuần 1: Các thành viên trong gia đình bé - Năm học 2021-2022 - Tu Thị Minh Trang

* Xây dựng: Xây ngôi nhà ấm áp yêu thương

* Phân vai: Chơi gia đình bố mẹ ông bà tổ chức sinh nhật.

* Âm nhạc: Nhóm ca nhạc nhẹ

* Tạo hình: Vẽ, nặn,cắt, xé dán: Ngôi nhà, đồ dùng gia đình, album gia đình

* Học tập: Nối số tương ứng với số lượng người trong gia đình tô màu chữ số

* Sách: Xem album gia đình, tranh truyện kế Ba cô gái, Gấu con chia quà.

*Khám phá: Làm nhà bằng giấy.

- Vệ sinh mặt, mũi, tay, chân, chải tóc trước khi ăn.

- Vào bàn ăn không nói chuyện, ăn không làm rơi vãi cơm, ăn hết suất.

- Đánh răng sau khi ăn xong, lấy gối nằm ngay ngắn, không nói chuyện.

- Cho trẻ vệ sinh mặt, mũi, tay, chân, chải buột tóc gọn gàng, lấy đồ dùng cá nhân đầy đủ. Nhắc trẻ đi thưa về chào.

- Nhắc - Trao đổi với phụ huynh về tình hình hoạt động của trẻ một ngày ở lớp, nhắc phụ huynh đề phòng dịch bệnh covid 19 đảm bảo cho trẻ.

 

doc62 trang | Chia sẻ: hungbach2 | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 295 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Chủ điểm: Gia đình - Tuần 1: Các thành viên trong gia đình bé - Năm học 2021-2022 - Tu Thị Minh Trang, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG HỌC LIỆU CHO CHỦ ĐIỂM.
* TRANH ẢNH ĐỒ DÙNG
- Tranh ảnh chủ điểm (Gia đình) làm bằng nguyên vật liệu.
- Tranh ảnh về gia đình đông con và gia đình ít con. Tranh gia đình nhiều thế hệ.
- Tranh minh họa các bài thơ, câu chuyện chủ điểm gia đình. 
- Tranh vẽ các loại đồ dùng trong gia đình.
- Phô tô các tranh ảnh đồ dùng, ngôi nhà để trẻ cắt dán, tô màu...
- Thẻ chữ số 1, 2, 3.
- GAĐT: LQVH Thơ “Thăm nhà bà ”  GDAN: “Gia đình nhỏ hạnh phúc to”. 
- Máy tinh, ti vi, đầu đĩa, băng đĩa về gia đình.
- Đồ dùng học thể dục: Vòng, ghế thể dục, xắc xô, băng keo.
- Bút chì, Màu tô, Đất nặn, Kéo thủ công.
- Bộ đồ dùng gia đình, bác sĩ, bộ lắp ráp, cây xanh, cổng, gạch,.
- Đồ dùng tự tạo: Đôminô học toán- bảng chun học toán, búp bê, giày dép, mũ nón...
- Các ngôi nhà làm bằng bìa cứng.
* Nguyên vật liệu mở
- Lịch cũ, giấy báo, giấy màu, giấy vẽ, keo sữa, cát màu, mùn cưa, vỏ trấu, xác bút chì, vỏ sò, ốc, các loại hột hạt, các chai dầu gội, thảm cỏ, cây xanh, rơm, vỏ bọc trái cây, vỏ hạt dưa
- Hộp sữa, nắp ken, băng đĩa cũ, ống hút, lá khô, giấy thấm, lõi giấy, xốp, chỉ len 
- Các khối gỗ, bộ lắp ráp, cổng, gạch... và một số nguyên vật liệu khác để làm đồ dùng đồ chơi cho các góc.
* Vận động phụ huynh góp phế phẩm
- Trao đổi với PH về chủ điểm cần những nguyên vật liệu để làm đồ dùng tranh ảnh phục vụ cho môn học.
- PH giúp trẻ tìm hiểu thêm về tình cảm sinh hoạt ở GĐ, đọc ca dao tục ngữ có nội dung về GĐ cho trẻ nắm bắt để tự tin khi đến lớp cùng bạn. 
 @@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN I
Các thành viên trong gia đình bé
( Thực hiện:Từ ngày 06/12 đến ngày26/12/ 2021)
Lớp: Mẫu giáo 4-5 tuổi. GV: Tu Thị Minh Trang
 Thứ
Hoạt động
Thứ hai
Thứ ba
Thứ tư
Thứ năm
Thứ sáu
Đón trẻ
Thể dục 
sáng
- Trò chuyện giới thiệu chủ điểm mới.
- Trò chuyện về địa chỉ nhà ở của cô và bé.
- Trò chuyện về sinh hoạt của gia đình.
- Trò chuyện về sở thích các thành viên trong gia đình.
- Trò chuyện về ngày cuối tuần.
1. Khởi động: Trẻ đi chạy vòng tròn, kết hợp các kiểu đi, chạy khác nhau.
2.Trọng động: 
- ĐT hô hấp: Thổi nơ (2lx4n)
- ĐT tay: Tay đưa ra trước, lên cao(2lx4n)
- ĐT bụng: Tay chống hông xoay phải, sang trái(2lx4n) “
- ĐT chân: Ngồi xổm đứng lên(2lx4n)
- ĐT bật: nhảy tiến về trước (2lx4n)
3.Hồi tĩnh: Đi lắc tay tự nhiên, hít thở nhẹ nhàng. 
 (Ngày thứ hai tập với bài hát: Cả nhà yêu nhau)
Hoạt động học
-Bò bằng bàn tay, bàn chân 3-4m.
- Gia đình ít con, gia đình nhiều con.
- Hát: Thiên đàng búp bê 
- Đếm đến 3 nhận biết số lượng trong phạm vi 3.
- Dán ngôi nhà. 
Chơi
động ở các góc
* Xây dựng: Xây ngôi nhà ấm áp yêu thương
* Phân vai: Chơi gia đình bố mẹ ông bà tổ chức sinh nhật.
* Âm nhạc: Nhóm ca nhạc nhẹ
* Tạo hình: Vẽ, nặn,cắt, xé dán: Ngôi nhà, đồ dùng gia đình, album gia đình
* Học tập: Nối số tương ứng với số lượng người trong gia đình tô màu chữ số
* Sách: Xem album gia đình, tranh truyện kế Ba cô gái, Gấu con chia quà.
*Khám phá: Làm nhà bằng giấy.
Chơi hoạt động ngoài trời
* Quan sát các kiểu nhà
*Chơi: Về đúng nhà. 
- Nu na nu nống.
*Chơi tự do 
* Chơi:
- Gia đình ngăn nắp.
- Ô ăn quan
*Chơi tự do
* Quan sát tranh gia đình có nhiều thế hệ
* Chơi: Cái gì biến mất.
- Kéo co
*Chơi tự do
* QS thời tiết
* Chơi:
- Cái túi kỳ lạ
- Chi chi chành chành
* Chơi tự do.
* Chơi
- Nhảy theo nhạc.
- Cắp cua 
*Chơi tự do.
Ăn, ngủ
- Vệ sinh mặt, mũi, tay, chân, chải tóc trước khi ăn.
- Vào bàn ăn không nói chuyện, ăn không làm rơi vãi cơm, ăn hết suất.
- Đánh răng sau khi ăn xong, lấy gối nằm ngay ngắn, không nói chuyện.
Chơi hoạt động theo ý thích
- Thể dục sau khi khi dậy: Chơi bạn muốn tỏ ra
- Cho trẻ nghe bài hát:
“Thiên đàng búp bê”.
- Cho trẻ tập vẽ người thân.
- Cho trẻ chơi trò chơi dân gian
- Cho trẻ nghe chuyện vịt xám không nghe lời mẹ.
- Cho hoàn thành vở làm quen chữ cái.
- Nêu gương cuối tuần.
 Trả trẻ
 - Cho trẻ vệ sinh mặt, mũi, tay, chân, chải buột tóc gọn gàng, lấy đồ dùng cá nhân đầy đủ. Nhắc trẻ đi thưa về chào.
- Nhắ - Trao đổi với phụ huynh về tình hình hoạt động của trẻ một ngày ở lớp, nhắc phụ huynh đề phòng dịch bệnh covid 19 đảm bảo cho trẻ. 
Thứ sáu ngày 18 tháng 10 năm 2022 
LQVH: Chuyện “VỊT XÁM KHÔNG BIẾT VÂNG LỜI” Thu Thủy (sưu tầm) 
 I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết lắng nghe cô kể chuyện, hiểu nội dung chuyện vì vịt xám không vâng lời 
mẹ suýt bị cáo ăn thịt.
-Trẻ trả lời được câu hỏi của cô.
-Trẻ phối hợp tham gia hoạt động. 
II. Chuẩn bị:
- Cô thuộc chuyện, kể diễn cảm.
- Hình ảnh nội dung chuyện trên máy vi tính
- Diễn kịch chuyện: “Vịt xám không biết vâng lời mẹ”.
- Trang phục
III. Tổ chức hoạt động:
*Ổn định dẫn dắt: Cô xuất hiện chú vịt (nhựa) trò chuyện
*Hoạt động1: Cô kể chuyện bé nghe. 
- Trò chuyện về gia đình của bé 
+ Gia đình con gồm có ai, tình cảm của bố mẹ dành cho các con như thế nào ? 
- Cô tóm tắt ý trẻ giới thiệu câu chuyện 
- Cô kể chuyện lần 1 (kể diễn cảm)
- Kể lần 2 kết hợp cho trẻ xem tranh minh họa câu chuyện.
+ Các con vừa nghe cô kể câu chuyện gì?
+ Trong chuyện có con vật nào?
+ Vịt mẹ dặn vịt con như thế nào?
+ Chú vịt nào không nghe lời mẹ?
+ Nghe tiếng kêu của vịt xám con gì tỉnh giấc?
+ Con cáo định làm gì với vịt xám?
+ Ai đã cứu vịt xám?
+ Vịt xám nói gì với vịt mẹ?
+ Vậy các con nghĩ xem vịt xám ngoan chưa? vì sao?
+ Qua câu chuyện: “Vịt xám không biết vâng lời mẹ” các con phải như thế nào ?
=>GD
*Hoạt động2: Chơi đóng kịch câu chuyện chú vịt xám.
- Cô gợi hỏi cho trẻ nhận vai
- Cô giới thiệu chương trình, dẫn dắt nội dung chuyện Trẻ nhập vai cùng tiến
 hành(cô theo dõi giúp trẻ trong quá trình diễn)
- Nhận xét quá trình trẻ đóng kịch
*Kết thúc: Nhận xét - tuyên dương - động viên khuyến khích trẻ. 
- Hát: “ mẹ yêu không nào”.
**********************
BIỂU DIỄN VĂN NGHỆ
*************************
NÊU GƯƠNG CUỐI TUẦN
*Đánh giá hàng ngày:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
 Thứ hai ngày 15 tháng 10 năm 2022 
TD: ĐI LIÊN TỤC TRÊN GHẾ THỂ DỤC.
I. Mục đích yêu cầu:
 - Trẻ biết đi liên tục trên ghế thể dục, khi đi mắt nhìn thẳng, giữ người thăng bằng.
 - Trẻ thực hiện được đi liên tục trên ghế thể dục.
 - Trẻ tự tin, tích cực tham gia tập luyện.
II. Chuẩn bị: 
- Sân sạch, bằng phẳng thoáng mát an toàn cho trẻ hoạt động.
- 2 ghế băng thể dục.
- Đội hình hai hàng đối diện nhau.
- Trò chơi ném bóng vào rổ. 
 X x x x x x x x x x
 X x x x x x x x x x
III. Tổ chức hoạt động :
1. Khởi động: Trẻ đi chạy vòng tròn, kết hợp các kiểu chân theo tín hiệu của cô.
2.Trọng động: Tập BTPTC
-Tay: Hai tay thay nhau quay dọc thân( 2lx4n).
- Bụng: Hai chống hông nghiêng phải, nghiêng trái (2lx4n).
- Chân: Đưa chân ra trước khụy gối, đổi chân( 3lx4n).
- Bật: Nhảy tách chân khép chân (3lx4n)
@ VĐCB: Đi liên tục trên ghế thể dục.
- Cô giới thiệu tên vận động...
- Hướng dẫn làm mẫu:
+Làm mẫu lần 1 (không giải thích)
+Làm mẫu lần 2 (giải thích)
-Từ trong hàng bước ra đến ghề TTCB khi có hiệu cô bước một chân lên ghế, tiếp tục bước chân sau cứ như thế bước đi liên tục, khi đi giữ người thẳng mắt nhìn về trước đi đến hết ghế cô bước xuống rồi đi về đứng ở cuối hàng mình. Tiếp tục bạn thứ hai cũng lên thực hiện như bạn mình, cứ như vậy cho đến hết các bạn trong đội. Bạn nào đi giữ được thăng bằng bước đều chân sẽ được cô khen.
+Lần 3(cô giải thích các thao tác rõ hơn)
- Mời hai trẻ khá lên làm thử...(cô theo dõi nhắc nhỡ). 
- Cho cả lớp thực hiện(Cô động viên - sửa sai cho trẻ).
- Cho hai đội thi đua( Cô khích lệ cho trẻ tích cực thi đua).
- Mời cá nhân thi đua(lớp cổ vũ cho bạn)
*Trò chơi: “Ném bóng vào rổ”.
- Cô giới thiệu tên trò chơi và phổ biến cách chơi
- Cho trẻ tiến hành chơi(cô bao quát trẻ chơi)
*Kết thúc : Nhận xét –tuyên dương
3. Hồi tĩnh: Cho trẻ đi lắc vẩy tay tự nhiên, hít thở nhẹ nhàng.
 *************************
*Đánh giá hàng ngày:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Thứ hai, ngày 28 tháng 2 năm 2022
 TD: BÒ BẰNG BÀN TAY BÀN CHÂN 3- 4M .
 I. Mục đích yêu cầu:
* Trẻ 4-5 tuổi
	- Trẻ biết bò kết hợp tay nọ chân kia bò liên tục 3- 4m. 
	- Trẻ thực hiện bò đúng kỹ thuật..
	- Trẻ trật tự, tham gia hoạt động tích cực.
* Trẻ 3-4 tuổi
	- Trẻ biết bò liên tục 3-4m.
	- Trẻ bò liên tục được 3-4 m.
	- Trẻ hứng thú hoạt động cùng bạn.
 II. Chuẩn bị:
	- Sân sạch sẽ thoáng mát. 
	- Sơ đồ tập vận động cơ bản 
	- Dây bóng cho trẻ chơi trò chơi (nhảy cao hơn nữa)
 X X X X X X X X
 X X X X X X X X 
III.Tổ chức hoạt động:
*Khởi động: Trẻ cùng cô đi, chạy vòng tròn kết hợp các kiểu chân theo hiệu lệnh cô
*Trọng động : Tập BTPTC
	- Động tác tay : Hai tay dang ngang gập trên vai (3lx4n)
	- Động tác bụng : Tay chống hông gập người về trước ( 2lx4n)
	- Động tác chân : Tay chống hông đứng lên ngồi xuống (3lx4n)
	- Động tác bật : Nhảy chân trước chân sau (2lx4n)
@ Bài vận động cơ bản : Bò bằng bàn tay bàn chân 3- 4 m
	- Cô giới thiệu tên vận động...
	- Mời trẻ lên bò thử...
	- Cô hướng dẫn cách bò cho trẻ xem ( lần 1cô làm 2 lần không giải thích)
	- Lần 2 vừa thực hiện vừa nói...
	- Lần 3 bò kết hợp giải thích rõ ràng thao tác: Từ trong hàng cô đi ra theo mũi tên chỉ, đến vạch kẻ ngang cô quỳ gối xuống hai tay chống xuống sân song song với đầu gối, mắt nhìn thẳng về trước. Khi có hiệu lệnh cô bò kết hợp tay và gối liên tục đến đích cờ rồi đứng lên đi về cuối hàng của đội mình.Tiếp tục các bạn cũng lên thực hiện cho đến hết.
	+ Cho trẻ thực hiện 2-3 lần (cô chú ý sửa sai cho trẻ)
	+ Mời những trẻ bò còn yếu làm lại vài lần.
	+ Cho trẻ thi đua cá nhân (cô khích lệ tinh thần cho trẻ tích cực)	
	+ Cho hai đội thi đua (khích lệ trẻ tích cực hoạt động) 
	+Trò chơi : Nhảy cao hơn nữa
* kêt thúc: Nhận xét- tuyên dương
*Hồi tĩnh : Trẻ đi tự nhiên vung tay nhẹ nhàng 
 **************************
* Đánh giá hàng ngày :
 Thứ sáu ngày 10 tháng 12 năm 2022
 HĐTH : DÁN NGÔI NHÀ
I. Mục đích yêu cầu:
*Trẻ 4-5 tuổi
	- Trẻ biết bôi hồ đều và dán các hình khít vào nhau để tạo thành ngôi nhà.
	- Trẻ thực hiện dán được ngôi nhà, 
	- Trẻ tập trung hoạt động tích cực, yêu thích sản phẩm của mình.
* Trẻ 3-4 tuổi
	- Trẻ biết bôi hồ và dán các hình sát vào nhau thành ngôi nhà.
	- Trẻ dán được ngôi nhà.
	- Trẻ hứng thú và yêu thích sản phẩm của mình.
II. Chuẩn bị :
	- Đồ dùng của cô: 3 tranh mẫu dán ngôi nhà, bảng quay, nam châm, que chỉ.
	- Giá treo sản phẩm, khăn lau tay.
	- Đồ dùng của trẻ: Mỗi trẻ một rổ có đủ các mẫu hình để dán ngôi nhà. 
III. Tổ chức hoạt động: 
* Ổn định: Chơi - mẹ về con xúm xít..
	+ Hôm nay cô cháu mình làm quen chủ điểm gì ? 
	+ Con hiểu gia đình là như thế nào? gợi ý cho trẻ trả lời
	+ Gia đình con có những ai ? 
	+ Mọi người cùng sống chung ở đâu ?
=> Cô khái quát ý trẻ GD trẻ yêu quý ngôi nhà, người thân trong gia đình
* Hoạt động 1: Xem tranh dán mẫu ngôi nhà
 	- Cô đọc câu đố: Sừng sững mà đứng giữa trời 
 Che mưa, chắn gió mọi người yên vui. (đố là cái gì? )
	+ Cô có tranh gì đây? 
	+ Các con có nhận xét gì về cách dán ngôi nhà? (gợi hỏi mái nhà, thân nhà, cửa)
	- Lần lượt cho trẻ xem 2 tranh còn lại
	+ Các con thích mình dán được những ngôi nhà này không ? 
	- Gợi hỏi trẻ: Con định dán ngôi nhà nào? vì sao? 
	- Cho trẻ về chỗ ngồi thực hiện
* Hoạt động 2: Thực hiện dán ngôi nhà 
	+ Gợi hỏi: Muốn dán được ngôi nhà cho cân đối đều con dán phần nào trước ?
	- Nhắc trẻ cách bôi hồ và dán các phần 
	- Thông báo sắp hết giờ cho trẻ hoàn thành sản phẩm. 
*Hoạt động 3: Đánh giá sản phẩm
	- Mời trẻ lên kẹp sản phẩm vào giá tạo hình. 
	- Gợi ý cho trẻ bình chọn tranh đẹp
	- Cô bổ sung thêm ý cho trẻ Tuyên dươngđộng viên
*Kết thúc : Lớp hát bài : Nhà của tôi 
 ********************
BIỂU DIỄN VĂN NGHỆ
*******************
NÊU GƯƠNG CUỐI TUẦN
********************
* Đánh giá hàng ngày :
 CHƠI HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
* HĐCĐ: Quan sát bầu trời 
I. Mục đích yêu cầu:
 - Trẻ biết được thời tiết trong ngày, tận hưởng điều kiện tự nhiên như tắm nắng, hít thở không khí trong lành.
- Trẻ trả lời được các câu hỏi.
- Trẻ ý thức tích cực tham gia hoạt động chơi cùng cô.
II. Chuẩn bị:
- Địa điểm: Sân chơi có bóng mát đảm bảo an toàn.
- Vòng kích cỡ 15cm (đủ cho 3 đội).
- 3 chai nước khác màu( xanh, vàng, đỏ) .
- Viên sỏi, rổ (đủ cho mỗi nhóm)
- Bóng, chong chóng, phấn
 III.Tổ chức hoạt động:
 - Cô tập trung trẻ vào bóng mát: Hát bài “ Đi chơi đi chơi” 
 - Cô nói rõ mục đích của buổi hoạt động ngoài trời
 - Cô nhắc nhỡ trẻ mạnh dạn trả lời câu hỏi của cô, tham gia chơi không xô đẩy chen lấn, làm ồn
 - Cô hướng trẻ quan sát.
 + Các con thấy bầu trời hôm nay như thế nào?
 + Trời nắng ngắt hay nắng dịu? 
 + Nhìn lên bầu trời các con thấy những gì?
 + Nếu trời nắng ngắt con có nhìn thấy mây không? Vì sao
 + Khi ra ngoài nắng các con phải cần có gì?
 => Cô GD Hôm nay vì trời ít nắng nên cô cháu mình nhìn thấy có nhiều cụm mây xanh, nếu trời nắng ngắt thì sẽ không nhìn thấy mây vì ánh nắng chói vào mắt ta không nhìn được. Khi ra ngoài nắng con phải đội mũ tránh bệnh cảm nắng .
* Chơi VĐ: Ném vòng vào cổ chai
- Cô hướng dẫn cho trẻ chơi
- Trẻ tiến hành chơicô động viên trẻ tích cực chơi
- Tuyên dương đội ném được nhiều vòngkhích lệ đội ném ít vòng để trẻ tích cực.
* Chơi dân gian: Cắp cua
- Cô hướng dẫn trẻ chơi 
- Trẻ tiến hành chơi 
*Chơi tự do: Trẻ chơi với bóng, chong chóng, phấn vẽ, đồ chơi có trên sân.
* Kết thúc: Tập trung trẻ tuyên dương, nhắc nhỡ.
 ***********************
 Thứ tư ngày 8 tháng 12 năm 2022
 GDAN: Dạy hát bài “THIÊN ĐÀNG BÚP BÊ” ST: Văn Khoa.
I. Mục đích yêu cầu: 
* Trẻ 4-5 tuổi
 - Trẻ biết hát theo cô bài hát“ Thiên đàng búp bê”, Nhớ tên bài hát, tên tác giả.
	- Trẻ hát rõ lời, nhịp nhàng theo cường độ bài hát. 
	- Trẻ tỏ thái độ thương yêu cha mẹ và người thân trong gia đình.
* Trẻ 3-4 tuổi
	- Trẻ biết hát theo cô bài“ Thiên đàng búp bê”
	- Trẻ hát tốt bài hát Thiên đàng búp bê.
	- Trẻ yêu thương mọi người trong gia đình. 
II.Chuẩn bị:
	- Máy tính hình ảnh sinh hoạt mỗi gia đình khác nhau.
	- Nhạc không lời.
	- Hình ảnh trên máy( Gđ có ba thế hệ ).
	- Bài hát: Thiên đàng búp bê. Bài hát: Ba ngọn nến lunh linh
III.Tổ chức hoạt động:
* Hoạt động 1: Dạy hát bài “Thiên đàng búp bê”
 	- Cho trẻ xem video hình ảnh sinh hoạt của một số gia đình.
 	- Cô cùng trẻ trao đổi nội dung hình ảnh...
 	+ Gia đình có những ai? tình cảm của bố mẹ đối với các con như thế nào ?
 	+ Các con có yêu gia đình mình không?
 =>Trong gia đình mọi người luôn yêu thương gắn bó rất chân tình, ai cũng dành tình cảm tốt đẹp nhất của mình cho mọi người, bây giờ chúng ta cùng hát bài “Thiên đàng búp bê” do Văn Khoa sáng tác.
	- Cô hát lần 1 bằng lời.
	- Cô hát lần 2 kết hợp với nhạc.
	+ Bài hát có tên gọi là gì? Do ai sáng tác?
	+ Nội dung bài hát nói về ai? (Gia đình của bé)
	+ Gđ của bé có những ai? (Ba, Má, Ông, Bà, Anh, Chị của bé)
	+ Các con thấy Gđ bé ntn, có đông vui không?
	+Vậy Gđ bé thuộc Gđ gì? (GĐ hạnh phúc có đầy đủ ba thế hệ) 
	- Bây giờ các con cùng hát với cô nha! 
	- Lớp hát theo cô vài lần (cô chú ý sửa sai cho trẻ). 
	- Mời tổ, nhóm, cá nhân hát ( cô sửa sai cho trẻ )
	- Mời trẻ hát dưới nhiều hình thức(cô theo dõi sửa sai)
* Hoạt động 2: Nghe hát bài: “ Ba ngọn nến lung linh” Ngọc Lễ sáng tác.
	- Giới thiệu tên bài hát, tác giả, nội dung bài hát (tình cảm yêu thương của ba mẹ đối với con). Sau đó hát cho trẻ nghe 2 lần.
	- Lần 2 hát kết hợp minh họa, khơi gợi trẻ hưởng ứng cùng cô.
* Hoạt động 3 : Chơi ai nhanh nhất 
	- Cô hướng dẫn cách, chơi luật chơi.
	- Trẻ tiến hành chơi (cô theo dõi động viên trẻ tích cực chơi)
* Kết thúc: Nhận xét - tuyên dương.
 ****************************
 *Đánh giá hàng ngày:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Thứ năm ngày 9 tháng 12 năm 2022 
LQVT: ĐẾM ĐẾN 3, NHẬN BIẾT SỐ LƯỢNG TRONG PHẠM VI 3
I. Mục đích yêu cầu:
* Trẻ 4-5 tuổi
	- Trẻ biết đếm đến 3 nhận biết các nhóm có số lượng 3.
	- Trẻ đếm và tạo được nhóm có số lượng 3.
	- Trẻ có thái độ cẩn thận khi sử dụng đồ dùng trong gia đình.
* Trẻ 3-4 tuổi
	- Trẻ biết đếm theo cô đến 3, nhận biết nhóm có số lượng 3.
	- Trẻ đếm được số lượng 3.
	- Trẻ hứng thú học cùng bạn. 
II. Chuẩn Bị:
*Đồ dùng của cô:
	- Chén và muỗng có số lượng là 3
	- Thẻ số từ 1-3
	- 2 thẻ số 3
	- Các loại đồ dùng đồ chơi để xung quanh lớp có số lượng 3
*Đồ dùng cho trẻ:
	-Thẻ số từ 1-3
	- 3 chén, 3 muỗng
	- Rổ, que chỉ
III. Tổ chức hoạt động:
*Hoạt động 1: Ôn luyện số lượng trong phạm vi 2 
	- Hát “ happy birthday” đến nhà bạn búp bê.
	- Nhà búp bê có những đồ dùng gì? Cho lớp đếm, trẻ đếm.
	- Cô khái quát, giáo dục trẻ: khi sử dụng các đồ dùng phải cẩn thận.
	- Mời trẻ tìm những nhóm dồ dùng đồ chơi nào có số lượng 2.
	- Lớp đếm kiểm tra và đặc số tương ứng.
*Hoạt động 2: Đếm đến 3- Nhận biết nhóm có 3 đối tượng - Nhận biết số 3.
	- Cô xếp 3 cái chén( xếp ra bảng con)
	- Mời trẻ xếp chén giống cô
	- Cô gây tình huống và xếp 2 muỗng ( xếp tương ứng 1-1)
	- Mời trẻ xếp giống cô.
	- Cho trẻ đếm nhóm chén 1,2,3 ( tất cả có 3 cái chén)
	- Cho trẻ đếm nhóm muỗng 1,2 (tất cả có 2 cái muỗng
	+ Nhóm chén và nhóm muỗng như thế nào với nhau? Vì sao con biết? Nhóm nào ít hơn? nhóm nào nhiều hơn?
	- Để nhóm muỗng bằng với nhóm chén con làm sao? 
	- Cô gắn thêm 1 muỗng nữa ( yêu cầu trẻ gắn giống cô )
	- Cho trẻ đếm nhóm chén và nhóm muỗng
	+ Hai nhóm như thế nào với nhau? Và cùng bằng mấy?
	+ Cô nói 2 thêm 1 là 3.
	- Lớp đồng thanh, cá nhân nhắc lại 2 thêm 1 là 3.
	- Mời trẻ đếm lại nhóm chén và nhóm muỗng.
	- Cả lớp đếm lại.
	- Cô giới thiệu số 3 và đọc số 3. Lớp đồng thanh. cá nhân nhắc lại.
	- Cô cùng trẻ chọn số 3 đặt vào nhóm chén và muỗng.
	- Cô cho lớp đếm 2 nhóm và đọc số 3.
	- Cô bớt đi 1 muỗng, mời trẻ bớt giống cô.
	+ Hỏi trẻ còn lại mấy muỗng? chọn số mấy đặt vào nhóm muỗng?.
	- Cô và trẻ cùng lấy số 2 đặt vào nhóm muỗng.
	- Cô tiếp tục bớt 1 muỗng nữa.
	- Bằng nhiều hình thức khác nhau cô và trẻ cùng cất nhóm muỗng và chén.
	+ Cô hỏi trẻ số đứng trước số 2 là số mấy? số đứng sau số 2 là số mấy? 
	- Cô cho lớp đọc lại số 1, 2, 3(với nhiều cách gợi hỏi)
*Hoạt động 3: Chơi cũng cố
	- Chơi gắn đồ dùng đ

File đính kèm:

  • docgiao_an_mam_non_lop_choi_chu_diem_gia_dinh_tuan_1_cac_thanh.doc
Giáo Án Liên Quan