Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Chủ điểm: Giao thông - Năm học 2021-2022 - Huỳnh Thị Anh Đào

I. Phát triển thể chất:

1.Dinh dưỡng– sức khỏe:

- MT9: Trẻ nhận biết một số món ăn, thực phẩm thông thường và ích lợi của chúng đối với sức khoẻ

- MT 15: Trẻ biết lợi ích của việc giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh môi trường đối với sức khoẻ con người.

- MT 13: Trẻ biết thực hiện đúng thao tác rửa tay bằng xà phòng

 - MT18: Trẻ biết và phòng tránh những hành động nguy hiểm, những nơi không an toàn, những vật dụng nguy hiểm đến tính mạng.

2. Phát triển vận động:

- MT 1: Trẻ tập các động tác phát triển nhóm cơ và hô hấp

 

doc32 trang | Chia sẻ: hungbach2 | Ngày: 08/07/2023 | Lượt xem: 150 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Chủ điểm: Giao thông - Năm học 2021-2022 - Huỳnh Thị Anh Đào, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHA TRANG
TRƯỜNG MẦM NON PHƯỚC HẢI
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
CHỦ ĐIỂM: GIAO THÔNG
 (Thời gian thực hiện: 3 tuần từ ngày 4/4/2022 đến ngày 22/4/2022)
Giáo viên: Huỳnh Thị Anh Đào
Lớp : Mẫu Giáo Nhỡ
Năm Học: 2021-2022
 Chủ điểm: PHƯƠNG TIỆN VÀ LUẬT GIAO THÔNG
Thời gian thực hiện: 4 tuần (Từ ngày 4/4 đến 22/4/2022) 
Mục tiêu
Nội dung
Mạng hoạt động
I. Phát triển thể chất:
1.Dinh dưỡng– sức khỏe:
- MT9: Trẻ nhận biết một số món ăn, thực phẩm thông thường và ích lợi của chúng đối với sức khoẻ 
- MT 15: Trẻ biết lợi ích của việc giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh môi trường đối với sức khoẻ con người. 
- MT 13: Trẻ biết thực hiện đúng thao tác rửa tay bằng xà phòng 
 - MT18: Trẻ biết và phòng tránh những hành động nguy hiểm, những nơi không an toàn, những vật dụng nguy hiểm đến tính mạng.
2. Phát triển vận động:
- MT 1: Trẻ tập các động tác phát triển nhóm cơ và hô hấp 
MT 4: Trẻ thực hiện được các vận động tung, ném, bắt
- Trẻ biết chơi đúng cách chơi, luật chơi một số trò chơi vận động, trò chơi dân gian
- MT 7: Trẻ tập các cử động của bàn tay, ngón tay và sử dụng một số đồ dung, dụng cụ 
I. Phát triển thể chất:
1. Dinh dưỡng – sức khỏe:
 - Một số thực phẩm và các món ăn trong ngày.
- Ích lợi của việc ăn uống đủ lượng và đủ chất đối với sức khoẻ con người.
- Một số cách chế biến món ăn và nước uống đơn giản.
- Một số hành vi thói quen tốt trong vệ sinh phòng bệnh.
- Cách rửa tay đúng thao tác và cách mặc quần áo phù hợp thời tiết.
- Cách phòng tránh tai nạn khi tham gia giao thông và những nơi nguy hiểm trên đường.
2. Phát triển vận động:
- Các nhóm cơ: tay, lưng, bụng, chân và hô hấp.
- Một số VĐCB: Ném trúng đích đứng xa 1,5 m và cao 1,2m; Đập và bắt bóng tại chỗ- Bật xa 35 - 40cm; Bật nhảy từ trên cao xuống ( cao 30-35cm
- Trò chơi vận động, trò chơi dân gian.
- Cử động bàn tay, ngón tay, phối hợp tay - mắt và sử dụng 1 số đồ dùng, dụng cụ, xé đường thẳng 15cm,xây dựng lắp ghép hình với 12 khối
I. Phát triển thể chất:
1.Dinh dưỡng – sức khỏe:
- Nghe trò chuyện, xem ảnh các món ăn hằng ngày trẻ được ăn. 
- Chơi chăm sóc búp bê cho ăn đủ chất.
- Thực hành pha sữa đậu nành, sữa bột, rửa trái cây.
- Chơi lô tô, ghép hình , so hình về các thói quen , hành vi văn minh nơi công 
cộng, vệ sinh văn minh: Không khạc nhổ ra đường, vứt rác đúng chỗ
- Thực hành, rèn luyện đúng thao tác rửa tay và trò chuyện về cách mặc quần áo phù hợp thời tiết.
- Xem phim, tranh, trò chuyện về các hành vi đúng – sai khi tham gia giao thông và quan sát tranh ảnh về 1 số nơi không an toàn (lòng đường, đường sắt, nơi xây dựng..)
2. Phát triển vận động:
* Tập các bài tập thể dục buổi sáng.
- Hô hấp: thổi nơ bay, còi tàu kêu tu tu 
-Tay: Đưa 2 tay ra phía trước, sang hai bên 
- Bụng: Đưa 2 tay lên cao gập người về trước 
- Chân: Đứng đưa một chân ra trước
- Bật: .bật tại chỗ (Tập theo nhạc-Tập với hoa, nơ, gậy mỗi động tác tập 2l x 4n)
* Luyện tập các bài VĐCB:
Ném trúng đích thẳng đứng, Đập và bắt bóng tại chỗ- Bật xa 35 – 40 cm; Bật nhảy từ trên cao xuống ( cao 30-35cm)
- Chơi TCVĐ: Bánh xe quay, Ô tô và chim sẻ, Về đúng bến, Ai nhanh nhất, Chèo thuyền,Chuyền bóng ,Tín hiệu, máy bay, Ngã tư đường phố, Xe chạy theo đường dích dắc.
-Trò chơi dân gian:Rồng rắn lên mây, dung dăng dung dẻ, lộn cầu vồng
- Cắt giấy theo hình vẽ, hình hoạ báo các PTGT làm album.
-Xé giấy theo đường thẳng 15 cm. Làm đồ chơi các PTGT từ hộp sữa, chai nước khoáng nhựa, chai xà phòng, hộp thuốc lá
- Làm tranh chung Ngã tư đường phố. Tô, vẽ, xé, dán các loại PTGT..,.tô vẽ hình trong vở tạo hình 
1.Môi trường xung quanh:
a) Khám phá xã hội:
- MT56: Trẻ biết tên gọi, công cụ, sản phẩm, các hoạt động và ý nghĩa của các PTGT và phân loại các PTGT theo môi trường hoạt động. 
-
- Trẻ biết được các đặc điểm một số biển báo giao thông đường bộ đơn giản, gần gũi: đường cấm, đường một chiều, đường dành cho người đi bộ, nơi có đường sắt, nơi có đường giao nhau
b) Khám phá khoa học:
 - MT36: Trẻ biết đặc trưng của không khí, các nguồn ánh sáng và sự cần thiết của nó với cuộc sống con người, con vật và cây.
2) Làm quen với toán
- MT44: Trẻ biết so sánh, phát hiện qui tắc sắp xếp và sắp xếp theo qui tắc 
- MT40: Trẻ biết gộp hai nhóm đối tượng và đếm.
1.Môi trường xung quanh:
a)Khám phá xã hội:
- Một số đặc điểm tên gọi, công dụng, ích lợi, nơi hoạt động của 1 số PTGT.
- Một số biển giao thông đường bộ đơn giản.
- Một số đèn giao thông và ý nghĩa của các tín hiệu đèn:đèn xanh,đèn đỏ,đèn vàng.
- Một số luật giao thông đường bộ.Đi qua ngã tư, Đi theo bảng chỉ đường, Đi trên vỉa hè quanh trường.
- Một số tai nạn giao thông và cách phòng tránh tai nạn giao thông.
b) Khám phá khoa học:
- Thí nghiệm về không khí, bong bóng ,túi bóng.
2)Làm quen với toán
- Một số so sánh đồ vật của các phương tiện giao thông 
- Một số hình cơ bản 
- Các con số được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày: biển số xe, các loại biển báo...
1.Môi trường xung quanh 
a)Khám phá xã hội:
- Quan sát , tìm hiểu , trò chuyện về tên các loại PTGT qua phim, ảnh chụp, hoạ báo. Tìm hiểu công dụng, ích lợi, nơi hoạt động của chúng.
- Quan sát trò chuyện về các loại PTGT đường bộ đang chạy trên đường qua hình ảnh minh họa và tham quan các lọai xe máy trong nhà xe của trường.
- Chơi lôtô, domino các PTGT
- Xem và tìm hiểu ý nghĩa của một số biển báo: Đường cấm đi ngược chiều, đường dành cho người đi bộ nơi có đường sắt, nơi có đường giao nhau
- Chơi giải câu đố biển báo
- Trò chuyện và xem tranh ảnh về các cột đèn giao thông. Nói ý nghĩa của đèn giao thông.
- Đi trên vỉa hè đường gần trường.
- Trò chuyện và xem tranh ảnh tai nạn giao thông và cách phòng tránh tai nạn giao thông.
b) Khám phá khoa học:
-Thí nghiệm bơm bánh xe, thổi bong bóng, thổi túi bóng 
2 Làm quen với toán
- Chơi xếp PTGT theo tốc độ từ nhanh đến chậm và ngược lại
- Lắp ghép các hình hình học tạo thành các PTGT .- Chơi so hình, lăn hình, khám phá đặc điểm các hình. Xếp xe, máy bay, tàu thuyền, canô, tàu lửa bằng que, hình hình học.
- Đọc tên biển số xe của ba, mẹ. Chơi Ai nhanh được lên xe. 
- Gộp tách hai nhóm đối tượng và đếm
Nhận biết ý nghĩa của các con số 
+ Chơi :Ai nhanh hơn
3.Phát triển ngôn ngữ:
- MT62: Trẻ nghe hiểu các bài hát, bài thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ, câu đố, hò, vè phù hợp với độ tuổi.
MT60 : Trẻ hiểu nội dung các câu đơn, câu mở rộng, câu phức 
MT70: Trẻ hiểu được ý nghĩa một số biểu tượng, ký hiệu trong cuộc sống
- MT67: Trẻ biết kể lại nội dung câu chuyện đã được nghe
3.Phát triển ngôn ngữ:
- Âm thanh của các PTGT khác nhau
- Các loại câu câu đơn, câu mở rộng, câu phức 
- Một số kí hiệu : biển báo Giao thông; đường dành cho người đi bộ
- Một số bài thơ, câu chuyện, ca dao, đồng dao, tục ngữ chủ điểm giao thông.
3.Phát triển ngôn ngữ:
- Nghe âm thanh các PTGT, đoán tên PTGT. 
- Trò chuyện, trao đổi với bạn bè, cô giáo và người lớn về tranh ảnh các loại PTGT bé sưu tầm được, các đồ chơi PTGT, cách phục vụ, người điều khiển các PTGT. Giải các câu đố về PTGT.
- Trò chuyện, đàm thoại một số ký hiệu về biển báo giao thông, đường dành cho người đi bộ, tên các loại PTGT bên dưới hình (hình ảnh trên tường, biển..)
- Đọc thơ: Xe cần cẩu, Em cũng là cô giáo, Cô day con
- Nghe kể chuyện và tập kể cùng cô: Qua đường, kiến con đi xe ô tô
4.Phát triển thẩm mỹ:
a)Tạo hình:
- MT89: Trẻ biết sử dụng các kĩ năng vẽ, nặn, cắt, xé dán, xếp hình để tạo ra sản phẩm có màu sắc, kích thước, hình dáng, đường nét
 MT90: Trẻ biết nhận xét sản phẩm tạo hình của mình của bạn
b) Âm nhạc:
- MT86: Trẻ hát đúng giai điệu, lời ca và thể hiện sắc thái, tình cảm của bài hát 
- MT87: Trẻ biết vận động nhịp nhàng, kết hợp sử dụng các dụng cụ gõ đệm theo nhịp, tiết tấu chậm, theo lời ca 
4.Phát triển thẩm mỹ:
a)Tạo hình:
- Kỹ năng vẽ, nặn, xé dán để tạo sản phẩm có màu sắc đơn giản.
- Sản phẩm tạo hình
b) Âm nhạc:
-Tình cảm khi hát và khi nghe cô hát về chủ điểm .
- Cảm xúc, sáng tạo, tích cực của trẻ khi tham gia các hoạt động hát múa,vận động minh họa ,trò chơi âm nhạc và sử dụng các dụng cụ gõ đệm theo tiết tấu chậm các bài hát về phương tiện và luật giao thông.
4.Phát triển thẩm mỹ:
a)Tạo hình:
- Xem tranh ảnh, trò chuyện về màu sắc, hình dáng ,kích thước của các loại PTGT.
- Vẽ ô tô; tàu lửa, nặn các loại PTGT, dán biển báo, xé dán thuyền, dán ô tô, Làm thiệp tặng cô giáo 
- Xếp máy bay, thuyền bằng giấy loại.
- Làm album PTGT
- Làm các PTGT từ hộp sữa, xà phòng, hộp thuốc 
b) Âm nhạc:
- Hát vỗ, gõ TTC: Đường em đi, Biết ơn cô giáo Bạn ơi có biết. , ngã tư đường phố
- Vận động theo nhạc : đoàn tàu nhỏ xíu, Văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam
- Nghe hát: Đàn kiến dễ thương, Anh phi công ơi, Như cánh mai vàng
- Trò chơi âm nhạc: Ai nhanh nhất, Nghe tiếng hát tìm các PTGT. 
5.Phát triển TCXH:
a)Phát triển tình cảm:
- MT75: Trẻ biết biểu lộ trạng thái cảm xúc, tình cảm phù hợp qua cử chỉ, giọng nói, trò chơi, hát, vận động, vẽ, nặn, xếp hình 
- MT82: Trẻ biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ bạn
b)Phát triển kỹ năng XH:
- MT78: Trẻ nhận biết các hành vi và qui tắc ứng xử trong xã hội
 (đi bên phải lề đường, tuân theo tín hiệu đèn) 
- MT83: trẻ biết phân biệt hành vi đúng- sai, tốt-xấu 
5.Phát triển TCXH:
a)Phát triển tình cảm:
- Cảm xúc của trẻ qua các bài hát ,vận động trong chủ điểm giao thông.
- Sự quan tâm đối với bạn bè
b)Phát triển kỹ năng XH:
- Một số quy định khi tham gia giao thông.
- Một số hành vi đúng ,sai khi tham gia giao thông.
- Một số câu hỏi của cô về giữ gìn vệ sinh môi trường khi tham gia giao thông.
5.Phát triển TCXH:
a)Phát triển tình cảm:
- Chơi: TC phân vai: Công an giao thông,Tài xế taxi, người lái tàu, người bán vé xe, phi công, tiếp viên hàng không.Chơi bán hàng: các loại đồ chơi về GT. Cửa hàng bán các loại PTGT. 
*TCXD: Xây ngã tư đường phố, Xây con đường 1 chiều, 2 chiều, Xây các bến xe, sân ga, sân bay, bến tàu.
- Trò chuyện về bé và các bạn
- Chơi chọn tranh về hành vi đúng- sai đối với bạn.
- Xem đoạn video và đàm thoại về chấp hành đúng luật giao thông .
b)Phát triển kỹ năng XH:
- Trò chuyện, xem hình ảnh ,thực hành một số quy định khi tham gia giao thông.
-Chơi gạch bỏ hành vi sai, tô màu hành vi đúng. 
- Trò chuyện và xem đoạn video về cách giữ gìn vệ sinh môi trường khi tham gia giao thông.
CHUẨN BỊ
- Tranh chủ điểm về các: Phương tiện và luật giao thông
- Tranh để trẻ và cô cùng thực hiện ở góc tạo hình.
- Băng nhạc, đĩa về chủ diểm giao thông
- Tranh ảnh về giao thông photo để trẻ thực hiện ở góc.
- Giấy màu, keo.
- Tranh minh họa truyện: “ Xe lu và xe ca”, “Qua đường”
- Tranh minh họa thơ: “ Đèn giao thông”, “ Xe chữa cháy”.
- Nhắc trẻ sưu tầm họa báo nội dung phong phú để trẻ cắt dán làm album về phương tiện và luật giao thông
- Sưu tầm ô tô các loại cũ đem lên học
- Xin phụ huynh ủng hộ , ly, dóa, hộp sũa chua hết tận dụng để làm ô tô 
- Phối hợp với phụ huynh trong việc tìm kiếm nguyên vật liệu, làm đồ chơi từ các nguyên vật liệu( Xe máy, ô tô, máy bay..).
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN 1:
PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ VÀ ĐƯỜNG SẮT
(Từ ngày 4/4/2022 đến ngày 8/4/2022)
Thứ
Hoạt động
Thứ hai
Thứ ba
Thứ tư
Thứ năm
Thứ sáu
Đón trẻ 
Thể dục sáng
- Giới thiệu chủ điểm mới:”Giao thông” trò chuyện về những PTGT mà trẻ biết.
- Tiếng còi của các PTGT,Về những nơi không an toàn (lòng đường, đường sắt)
* Khởi động: Cô cho cháu đi theo vòng tròn và lấy hoa, kết hợp các kiểu chân ( đi thường, đi kiếng gót..) chạy các kiểu chân sau đó chuyển hàng ngang 
* Trọng động: Tập theo bài “ Em tập lái ô tô”. (Mỗi đt tập 2l x4n)
- Hô hấp: Còi tàu kêu tu tu
- Động tác tay : Hai tay ra trước lên cao 
- Động tác bụng: Cúi gập người về trước 
- Động tác chân : đưa một chân ra trước khuỵu gối 
- Động tác bật : Bật tiến về phía trước 
* Hồi tĩnh: Cháu đi lại nhẹ nhàng 
Hoạt động học
 Ném trúng đích thẳng đứng 
Bé tìm hiểu về một số PTGT
Vẽ ô tô khách
Đọc thơ “Xe cần cẩu” 
VTTTTC “Đường em đi”
Chơi hoạt động ở các góc
- Phân vai: Chơi: lái ô tô, bán vé xe khách, vé tàu, Gia đình: Nấu ăn, chăm sóc con , 
+BTLNT: pha sữa đậu nành 
- Xây dựng: Xây nhà để xe, xây bến xe,
- Nghệ thuật: + Âm nhạc: Hát ,vận động sử dụng nhạc cụ cho 1 số bài: Chúng em tập lái ô tô, đường em đi.TCAN:Nghe âm thanh đoán tên PTGT”.Nghe hát bài:”Anh phi công ơi ”, 
+ Hoc tập : Xếp tương ứng 1-1 các loại PTGT, xếp các hình hình học thành các PTGT, nối PTGT vào đúng nơi hoạt động Chơi lô tô và phân loại về các PTGT, ghép tranh về các PTGT, tô biển số xe, tô số điện thoại khẩn cấp... 
Khám phá khoa học: Sự kỳ diệu của không khí, thổi bong bóng ,thổi túi bóng
Chơi hoạt động ngoài trời
* Quan sát các PTGT trên đường.
* Chơi :
- Ô tô về bến.
- Tín hiệu
* Chơi tự do
* QS nơi để xe của giáo viên trong trường.
* Chơi
- Bánh xe quay
-Lộn cầu vồng
* Chơi tự do
* Lắng nghe âm thanh các PTGT chạy trên đường.
* Chơi
- Người tài xế giỏi
- Ô tô và chim sẻ.
* Chơi tự do
sẻ 
* Chơi tự do
* Quan sát xe máy
* Chơi
- Bánh xe quay
-Ô tô về bến.
* Chơi tự do
*.Trò chuyện về công việc của chú cảnh sát
* Chơi :
- Tín hiệu
- Nu na nu nống
* Chơi tự do
Ăn, ngủ
- Rèn kỹ năng xếp chăn, gối, nệm sau khi ngủ dậy, mặc áo ấm 
- Trẻ tự lấy và cất gối đúng nơi qui định.
Chơi hoạt động theo ý thích
- Tập một số động tác TD sau khi ngủ dậy
- Xem vi deo về cac phương tiện giao thông
- Tập đánh răng
- Tập một số động tác TD sau khi ngủ dậy
- Chơi với giấy
- Tập một số động tác TD sau khi ngủ dậy
-Xem tranh góc thư viện
- Tập một số động tác TD sau khi ngủ dậy
- BTLNT: Pha sữa bột
- Tập một số động tác TD sau khi ngủ dậy
-Biểu diễn văn nghệ, 
Trả trẻ
- Chơi các đồ dung đồ chơi ở trong lớp
- Cháu chơi ở ngoài sân theo ý thích và chuẩn bị đồ dùng cá nhân cho trẻ ra về.
Thứ hai, ngày 4 tháng 4 năm 20202 
NÉM TRÚNG ĐÍCH THẲNG ĐỨNG
I. Mục đích-yêu cầu:
- Trẻ biết cách và ném trúng đích đứng kỹ thuật: Đứng vào vạch mức hai chân rộng ngang vai, khi có hiệu lệnh ném thì tay cầm túi cát ngang tầm mắt ném vào đích. 
 - Trẻ chơi tốt trò chơi :“Ô tô và chim sẻ”
- Tích cực tham gia vận động. 
II. Chuẩn bị:
- Băng nhạc bài : Ba em là công nhân lái xe (không lời, có lời). 
- 1 vòng, xắc xô, băng keo dán vạch.
- 25 vòng lớn đủ cho trẻ tập, túi cát, đích đứng (3 cái).
III. Tiến hành:
1. Khởi động 
- Cho trẻ đi thành vòng tròn, kết hợp đi các kiểu chân: Đi bình thường -> Đi kiễng gót > Đi bình thường -> đi bằng gót chân -> Đi bình thường -> chạy chậm -> Chạy nhanh-> chạy chậm -> Đi bình thường -> chuyển thành đội hình 4 hàng ngang tập bài tập phát triển chung tập cùng với vòng
2. Trọng động:
a) Bài tập phát triển chung:
-Tập các động tác theo lời bài hát “Ba em làm công nhân lái xe” Mỗi động tác tập (2l x 4n)- ( Hỗ trợ động tác tay: 4l - 4n)
+ Động tác tay : Hai tay đưa ra trước, lên cao (Hỗ trợ) 
+ Động tác bụng: Nghiêng người sang 1 bên
+ Động tác chân : Ngồi khụy gối
+ Động tác bật : Bật tách chân khép chân 
b) Vận động cơ bản: 
- Cô dùng thủ thuật gợi ý hướng trẻ thực hiện vận động: Ném trúng đích thẳng 
Làm mẫu:
+ Lần 1 : Cô không giải thích.
+ Lần 2: Cô giải thích kỹ thuật: TTCB: Đứng vào vạch mức hai chân rộng ngang vai, khi có hiệu lệnh ném thì tay cầm túi cát ngang tầm mắt ném vào đích. Sau đó nhặt túi cát và về cuối hàng đứng.
- Mời 1 trẻ lên thực hiện thử cho các bạn xem .Trẻ thực hiện: Cháu lần lượt lên 
- Thi đua giữa 3 nhóm. Khi trẻ thực hiện cô chú ý:
c) Trò chơi: “ô tô và chim sẻ”
+ Cách chơi: 1- 2 trẻ làm ô tô cầm vòng và lái trong đường cô kẻ sẵn, trẻ khác làm chim sẻ đi kiếm ăn, khi ô tô chạy qua thì chim sẻ bay lên lề nếu ô tô đụng vào thì cháu làm chim sẻ đó ra ngoài 1 lần chơi.
+ Luật chơi: 
Ô tô phải lái trong đường kẻ sẵn, chim sẻ nếu không bay kịp lên lề để ô tô đụng thì ra ngoài 1 lần chơi.
+ Cho trẻ chơi 3-4 lần.
+ Nhận xét sau khi chơi 
3. Hồi tĩnh: Đi dạo nhẹ nhàng.
*Đánh giá cuối ngày:
1.Tình trạng sức khỏe:
................................................................................................................................................................
2.Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
3. Kiến thức,kĩ năng:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ ba, ngày 5 tháng 4 năm 2022
BÉ TÌM HIỂU VỀ MỘT SỐ PTGT ĐƯỜNG BỘ,ĐƯỜNG SẮT
( XE Ô TÔ, TÀU HỎA)
I. Mục đích yêu cầu: 
- Trẻt gọi được tên, nêu được một số đặc điểm đặc trưng của những PTGT quen thuộc như tàu lửa, ô tô, xe máy (cấu tạo, hình dáng, môi trường hoạt động, tiếng kêu của còi, động cơ, công dụng)
- Trẻ gọi tên được một số phương tiện giao thông đường bộ
- Tích cực tham gia vào giờ học.
II. Chuẩn bị:
- Xem băng hình, quan sát các ptgt trên đường Nguyễn Thị Minh Khai.
- Tranh PTGT ở 4 tuyến đường, tranh bến xe, nhà ga, bến tàu, sân bay
- Mỗi trẻ 1 đồ chơi PTGT mà bé thích ( Bé chọn ở lớp hoặc mang từ nhà lên)..
III. Tiến hành:
* Hoạt động 1 : Chơi làm đoàn tàu
- Cô cùng các cháu làm đoàn tàu, kết hợp bài hát “Một đoàn tàu”. Cho tàu chạy nhanh, chậm, lên dốc, xuống dốc, kéo còi vào nhà ga. Nhắc “hành khách” không thò đầu thò tay ra ngoài.
* Hoạt động 2 : Bé với các PTGT.
- Hỏi trẻ: Chúng ta vừa đi bằng phương tiện gì? Những cháu nào đã chuẩn bị đồ chơi đoàn tàu đem ra cho bạn xem. 
- Cô gợi ý cho cháu nêu được những đặc điểm của đoàn tàu: có nhiều toa nối lại với nhau, do đầu tàu kéo đi, chở được nhiều người và hàng hoá. 
* Cô khái quát lại: 
- Tương tự cho trẻ khoe những đồ chơi mà trẻ thích ( lấy những đồ chơi PTGT trẻ mang đến lớp). Tùy khả năng của trẻ Cô gợi hỏi thêm những nội dung cần cho trẻ khám phá . 
+ So sánh : Tàu lửa – ô tô. Gợi ý cho trẻ so sánh về điểm giống- khác nhau.
+ Cô tóm lại: Giống nhau: Đều là PTGT đường. Dùng để chở người và hàng hóa. Khác nhau: Xe ô tô chở ít người và hàng hóa, ô tô chạy chậm hơn tàu lửa, tàu lửa chạy nhanh –chở được nhiều người và hàng hóa, ô tô chạy đường bộ, tàu lửa chạy đường sắt, ô tô chạy bằng xăng, tàu lửa chạy bằng dầu .
* Hoạt động 3: Chơi: Về đúng bến
- Cô hỏi trẻ ý nghĩa của các tranh bến xe, nhà ga, sân bay, bến tàu
- Cách chơi: Khi có hiệu lệnh các PT phải về đúng bến của mình.
- Tổ chức cho cháu chơi 3- 4 lần; Sau mỗi lần chơi, cháu đổi đồ chơi với nhau, cô đổi vị trí của tranh (bến). Nhận xét sau mỗi lần chơi.
Kết thúc: Cô nhận xét, tuyên dương trẻ.
*Đánh giá cuối ngày:
1.Tình trạng sức khỏe:
.........................................................................................................................................................
2.Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
3. Kiến thức,kĩ năng:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ tư, ngày 6 tháng 4 năm 2022
VẼ Ô TÔ KHÁCH
I. Mục đích – yêu cầu :
- Trẻ biết cách vẽ và vẽ chiếc ô tô khách bằng các

File đính kèm:

  • docgiao_an_mam_non_lop_choi_chu_diem_giao_thong_nam_hoc_2021_20.doc
Giáo Án Liên Quan