Giáo án mầm non lớp chồi - Chủ điểm: Nghề nghiệp - Nhánh: Một số nghề phổ biến trong xã hội

1. Mục đích yêu cầu :

a. Kiến thức:

- Trẻ biết có một số nghề phổ biến trong xã hội: nghề dạy học, Nghề y (nghề chữa bệnh), Bộ đội, Nghề xây dựng, Công an.;

- Trẻ biết mỗi nghề có ý nghĩa riêng đối với con người, đối với xã hội.

- Biết lớn lên mọi người làm các nghề khác nhau.

b. Kĩ năng:

- Nhận biết và phân biệt một số điểm giống và khác nhau qua tên gọi của nghề, người làm nghề, một số trang phục, đồ dùng đặc trưng của từng nghề.

- Rèn luyện kỹ năng so sánh.

c. Thái độ:

 Biết yêu mến, quý trọng người làm các nghề và sản phẩm của các nghề khác nhau trong xã hội.

2. Chuẩn bị :

- Bài giảng trình chiếu có nội dung của tiết học về các nghề: dạy học, nghề y, xây dựng, Công an, bộ đội.

- Mỗi trẻ 1 thẻ có in hình ảnh 1 trong 3 nghề : dạy học, chữa bệnh, xây dựng.

- Tranh lô tô về các nghề và các dụng cụ của các nghề

- Bảng xoay, tranh ảnh, bút lông. để chơi trò chơi

 

doc6 trang | Chia sẻ: trunghieu02 | Lượt xem: 3131 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp chồi - Chủ điểm: Nghề nghiệp - Nhánh: Một số nghề phổ biến trong xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO HUYỆN BUÔN ĐÔN
HỘI THI 
GIÁO VIÊN DẠY GIỎI BẬC HỌC MẦM NON 
HUYỆN BUÔN ĐÔN
NĂM HỌC 2015 – 2016 
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
KHÁM PHÁ KHOA HOC – XÃ HỘI
Đề tài: MỘT SỐ NGHỀ PHỔ BIẾN
Đối tượng : Lớp mẫu giáo nhỡ.
Số lượng : 39 trẻ
Chủ điểm : Nghề nghiệp.
Nhánh: Một số nghề phổ biến trong xã hội
Người dạy : Đinh Thị Thu Huyền
Đơn vị : Trường MN Hoa Thiên Lý.
Ngày dạy : 02/12/2015
Địa điểm : Lớp chồi 3 – Trường MN Hoa Sen
1. Mục đích yêu cầu :
a. Kiến thức:
- Trẻ biết có một số nghề phổ biến trong xã hội: nghề dạy học, Nghề y (nghề chữa bệnh), Bộ đội, Nghề xây dựng, Công an...; 
- Trẻ biết mỗi nghề có ý nghĩa riêng đối với con người, đối với xã hội. 
- Biết lớn lên mọi người làm các nghề khác nhau.
b. Kĩ năng:
- Nhận biết và phân biệt một số điểm giống và khác nhau qua tên gọi của nghề, người làm nghề, một số trang phục, đồ dùng đặc trưng của từng nghề.
- Rèn luyện kỹ năng so sánh.
c. Thái độ: 
 Biết yêu mến, quý trọng người làm các nghề và sản phẩm của các nghề khác nhau trong xã hội. 
2. Chuẩn bị : 
- Bài giảng trình chiếu có nội dung của tiết học về các nghề: dạy học, nghề y, xây dựng, Công an, bộ đội...
- Mỗi trẻ 1 thẻ có in hình ảnh 1 trong 3 nghề : dạy học, chữa bệnh, xây dựng.
- Tranh lô tô về các nghề và các dụng cụ của các nghề
- Bảng xoay, tranh ảnh, bút lông... để chơi trò chơi
3. Phương pháp:
	Đàm thoại, quan sát, luyện tập.
4. Thực hiện:
a. Ổn định:
- Trẻ vận động nhún nhảy trên nền nhạc bài “Làm chú bộ đội”, ngồi xuống đội hình 3 hàng ngang.
- Các con ơi! Bộ đội là một nghề rất phổ biến trong xã hội, nghề bộ đội giúp giữ gìn độc lập chủ quyền của đất nước, cho mọi người có cuộc sống trong hòa bình. Ngoài nghề bộ đội ra thì còn có một số nghề phổ biến khác nữa, mời các con cùng xem trên màn hình xem đó là những nghề gì nhé!
 (Cô cho trẻ xem powerpoint một số hình ảnh về một số nghề phổ biến. Trẻ quan sát và gọi tên nghề).
Các con ạ! Trong xã hội có rất nhiều nghề, mỗi nghề là một công việc khác nhau, và tạo ra các sản phẩm khác nhau, mang lại những lợi ích khác nhau cho con người, cho xã hội. Vậy để tìm hiểu kỹ xem trong xã hội có những nghề phổ biến nào và công việc của các nghề đó ra sao. Hôm nay cô cùng các con cùng tìm hiểu thông qua một hoạt động rất sôi động, hấp dẫn. Cô mời các con hãy cùng tham gia Hội thi Người lao động giỏi. Chúng mình cùng đi đến hội thi nào!
 (Cho trẻ về ghế ngồi đội hình chữ U)
Chào mừng quý vị đến tham dự Hội thi người lao động giỏi hôm nay!
Xin tự giới thiệu tôi là Thu Huyền, người dẫn chương trình. 
Về dự ngày hội hôm nay, tôi xin trân trọng giới thiệu có rất nhiều những người lao động xuất sắc đại diện cho các ngành nghề phổ biến trong xã hội. Xin trân trọng giới thiệu đội thứ nhất : Đội nghề dạy học, Đội thứ hai : đội nghề y và đội thứ 3, nghề xây dựng. Xin nhiệt liệt chào mừng ba đội.
b. Nội dung:
Hoạt động 1 : Quan sát và đàm thoại
Mở đầu chương trình là phần chào hỏi của ba đội. Khi người dẫn chương trình mời đội nào thì đội đó sẽ cử đại diện giới thiệu về nghề nghiệp của đội mình nha.
*Đàm thoại về nghề dạy học
- Xin mời đại diện của đội nghề dạy học.
(Trẻ đứng lên tự nói về nghề của mình. Trong khi trẻ nói, nếu trẻ chưa tự nói được cô dùng hệ thống các câu hỏi gợi mở để trẻ trả lời và chính xác hóa kiến thức cần cung cấp)
- Người làm nghề dạy học được gọi là gì? (Giáo viên/thầy giáo/cô giáo)
- Công việc của thầy, cô giáo là gì? (dạy học)
- Đồ dùng dạy học của thầy, cô giáo là gì? (sách, bút, phấn...)
- Nơi làm việc của các thầy cô giáo là ở đâu? (Trường học/lớp học)
- Nghề này giúp mọi người như thế nào? (Nghề dạy học truyền đạt cho mọi người những kiến thức, kỹ năng, những hiểu biết cần thiết trong cuộc sống).
Cô khái quát: Đây là nghề dạy học. Những người làm nghề này được gọi chung là giáo viên hay những thầy giáo, cô giáo. Công việc của họ là chăm sóc, dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức bổ ích cần thiết cho mọi người. Mọi người đều cần được dạy học để trưởng thành và có kiến thức, có năng lực làm các công việc sau này. Nơi làm việc của các thầy cô giáo là trường học/lớp học. Để làm công việc của mình thì các thầy cô giáo cần có sách vở, bút, mực, phấn, bảng, thước kẻ... và một số đồ dùng khác.
	*Đàm thoại về nghề y:
Đội nghề dạy học vừa giới thiệu cho chúng ta biết về ngành nghề của họ. Bây giờ đến lượt đội tiếp theo, cùng lắng nghe xem đội nghề y giới thiệu nào!
- Xin mời đại diện của đội nghề y.
- Những người làm nghề y được gọi là gì? (Bác sĩ/thầy thuốc, y tá, điều dưỡng, hộ lý...)
- Các bác y, bác sĩ mặc trang phục màu gì? (màu trắng/màu xanh)
- Ai biết bác sĩ thường làm những công việc gì? (khám và chữa bệnh, chăm sóc bệnh nhân...)
- Để làm được những công việc đó, bác sĩ cần phải có những trang phục và đồ dùng dụng cụ gì? (áo blu, mũ, khẩu trang, ống nghe, kim tiêm, kẹp nhiệt độ, thuốc chữa bệnh...)
- Nơi làm việc của Bác sĩ/thầy thuốc, y tá, điều dưỡng, hộ lý? (bệnh viện, phòng khám, trạm y tế).
Cô khái quát: Đây là những người làm nghề y. Những người làm nghề này được gọi là bác sĩ, y tá, hộ lý, điều dưỡng tùy theo cấp học và chuyên ngành của họ. Công việc của những người làm nghề y là khám chữa bênh, chăm sóc sức khỏe cho người bệnh. Nơi làm việc của họ là các bệnh viện, phòng khám, trạm y tế... Để làm công việc của mình họ cần có một số trang phục và đồ dùng dụng cụ như: áo blu, khẩu trang, mũ, găng tay y tế, ống nghe, bơm kim tiêm, cặp nhiệt độ, thuốc chữa bệnh...và các thiết bị y tế khác.
	*Đàm thoại về nghề xây dựng:
Cuối cùng, xin mời đại diện của đội nghề xây dựng!
- Những người làm nghề xây dựng được gọi là gì? (Kỹ sư, thợ xây...)
- Công việc của cô chú công nhân xây dựng hàng ngày làm những công việc gì? (Xây nhà)
- Để làm được những công việc đó các cô chú công nhân xây dựng cần phải có những đồ dùng, dụng cụ gì? (cái bay, cái xẻng, bàn xoa...)
- Những sản phẩm cô chú công nhân xây dựng làm ra là gì? (nhà cửa, cầu cống...)
Cô khái quát: Đây là nghề xây dựng. Những người làm nghề này được gọi là kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng, thợ xây... Công việc của những người làm nghề xây dựng là xây nên những công trình như: nhà cửa, trường học, trụ sở, cầu, cống... Nơi làm việc của họ là tại các công trường, nơi có các công trình xây dựng. Để làm công việc của mình họ cần có: xô, xẻng, bay, máy trộn bê tông, cát, gạch, xi măng...
 Các bạn ạ! Các cô chú công nhân xây dựng rất vất vả công việc hàng ngày là xây dựng lên những công trình như bệnh viện, trường học, các nhà máy và nhờ các cô chú công nhân xây dựng mà chúng ta có nhà ở đấy. Vậy chúng ta phải biết quý trọng và bảo vệ, giữ các công trình mà công nhân xây dựng đã làm ra. Còn các thầy cô giáo giúp ta có kiến thức, các bác sĩ thì giúp chúng ta khám chữa bệnh, có sức khỏe tốt hơn. Mỗi một nghề tuy có những công việc khác nhau nhưng đều mang lại những lợi ích cho mọi người, phục vụ cho những nhu cầu khác nhau của mọi người trong xã hội.	
Hoạt động 2: Mở rộng:
Vừa rồi là phần thi chào hỏi của ba đội. Tiếp theo chương trình hội thi hôm nay là phần thi hiểu biết. 
- Ngoài các nghề dạy học, nghề y, nghề xây dựng ra các bạn còn biết nghề nào nữa?
(Cho trẻ kể).
 Cô trình chiếu, giới thiệu cho trẻ biết về nghề bộ đội, công an, nghề nông... Họ làm những công việc gì? Giúp ích gì cho xã hội ? 
 - Nghề công an giúp giữ gìn an ninh trật tự xã hội, trật tự giao thông. Nghề bộ đội bảo vệ biên cương tổ quốc, đấu tranh gìn giữ hòa bình cho đất nước, nghề nông làm ra lương thực thực phẩm (thóc, gạo...) phục vụ nhu cầu dinh dưỡng của mọi người...
Hoạt động 3: So sánh nghề dạy học - nghề xây dựng:
Sau đây là phần thi Thử tài của bạn. Trước tiên xin mời các bạn giải câu đố:
Cô đọc câu đố : 
“Nghề gì khuyên bảo chúng ta
 Điều hay lẽ phải cho ta lên người” (Nghề dạy học)
Cô cho xuất hiện hình ảnh nghề dạy học trên màn hình.
	Tiếp tục câu đố tiếp theo : 
“Nghề gì vất vả
 Xô, xẻng, xoa, bay
 Gạch xếp thẳng ngay
 Xây thành nhà cửa”
	(Nghề xây dựng)
Cô cho xuất hiện hình ảnh nghề xây dựng trên màn hình.
- Bây giờ ai giỏi nói cho mọi người biết nghề dạy học và nghề xây dựng có gì giống nhau và khác nhau? 
- Giống nhau ở điểm nào? (Đều là nghề mang lại lợi ích cho xã hội)
- Khác nhau ở điểm nào?
(Nếu trẻ trả lời chưa được cô gợi ý cho trẻ trả lời) 
+ Nghề dạy học: cung cấp kiến thức cho mọi người, cần các đồ dùng sách vở, bút mực... Làm việc ở trường học, lớp học.
+ Nghề xây dựng xây nên các công trình nhà cửa phục vụ cho con người, cần các đồ dùng như bay, xẻng, bàn xoa, xi măng, gạch... Nơi làm việc là các công trường xây dựng.
*Giáo dục: Các bạn ạ! Trong xã hội còn có rất nhiều nghề và mỗi một nghề có các công việc khác nhau song đềumang lại lợi ích cho xã hội bởi vậy nghề nào cũng rất cao quí và đáng trân trọng. Vì vậy chúng ta phải biết trân trọng và biết ơn những người lao động, quý trọng những công việc đang làm và những sản phẩm của họ làm ra nhé. 
Hoạt động 4 : Luyện tập
 Trò chơi 1 (Luyện tập cá nhân): Lấy đúng đồ dùng của nghề
Sau đây sẽ là một trò chơi rất vui để thử tài của các bạn nữa. Các bạn sẽ vừa hát vừa đi thành vòng tròn chọn 1 tranh về trang phục, đồ dùng, dụng cụ tương ứng với thẻ nghề của mình, khi hết nhạc sẽ về chỗ ngồi của mình. 
Cách chơi: Như lúc đầu trẻ đã chia thành 3 đội theo 3 nghề, bố trí 1 cái bàn để tranh đồ dùng ở giữa, cho trẻ đi vòng tròn theo nhạc và chọn 1 đồ dùng dụng cụ/trang phục của nghề tương ứng với nghề trên thẻ đeo của trẻ. 
VD : Ai có thẻ nghề y sẽ phải chọn ống nghe hoặc áo blu, kim tiêm, thuốc...
Lần 2-3: Đổi thẻ nghề cho bạn đội kia, tiếp tục chơi.
Sau mỗi lần chơi cô nhận xét, tuyên dương trẻ.
 Trò chơi 2 (Luyện tập nhóm): Nối hoạt động (công việc) với người làm nghề tương ứng.
Chia trẻ làm 3 nhóm: 
+ Nhóm 1 : Tranh nghề y
+ Nhóm 2 : Tranh nghề dạy học
+ Nhóm 3 : Tranh nghề xây dựng
Trong cùng một khoảng thời gian các đội sẽ thảo luận, tìm và nối các hình ảnh có liên quan đến người làm nghề in ở giữa bức tranh. Đội nào tìm và nối được nhiều hình ảnh đúng nhất sẽ là đội chiến thắng. 
- Cô nhận xét và khen ngợi trẻ.
	c. Kết thúc hoạt động:
	- Cô nhận xét giờ học. 
	Hội thi người lao động giỏi hôm nay đã diễn ra rất vui tươi, hào hứng và sôi nổi. Các đội thi đều đã rất cố gắng thể hiện tay nghề và hiểu biết của mình về các ngành nghề phổ biến trong xã hội. Xin cảm ơn sự tham gia của tất cả các bạn. Tạm biệt và hẹn gặp lại!

File đính kèm:

  • docKPKHXH_Mot_so_nghe_pho_bien.doc
Giáo Án Liên Quan