Giáo án mầm non lớp Chồi - Chủ điểm: Nước và các hiện tượng tự nhiên - Hoạt động giáo dục: Dạy hát: Cho tôi đi làm mưa với - Nghe hát: Bèo dạt mây trôi - Trò chơi: Nghe hát thỏ nhảy vào chuồng
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Kiến thức
- Trẻ nhớ tên bài hát “Cho tôi đi làm mưa với”, tên tác giả””
-Trẻ thuộc lời bài hát ,thể hiện niềm vui tươi, hồn nhiên theo đúng giai điệu bài hát .
-Cảm nhân được giai điệu vui tươi của bài hát .
- Trẻ biết mây, mưa, trăng, gió. là các hiện tượng thiên nhiên.
-Trẻ biết cách chơi đồ chơi.
2. Kỹ năng
-Trẻ hát đúng nhịp ,đúng giai điệu ,hát đồng đều và hát rõ lời bài hát
- Phát triển tai nghe và năng khiếu âm nhạc cho trẻ,tự tin khi tham gia hoạt động
- Trẻ hát đúng lời, đúng giai điệu bài hát” cho tôi đi làm mưa với”
3. Thái độ
- Trẻ hứng thú hát cùng cô bài hát: “cho tôi đi làm mưa với “và tham gia các hoạt động của bài học.
LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN THẨM MỸ GIÁO ÁN ÂM NHẠC Chủ điểm: Nước và các hiện tượng tự nhiên Hoạt động giáo dục: Dạy hát: Cho tôi đi làm mưa với Nghe hát: Bèo dạt mây trôi Trò chơi: Nghe hát thỏ nhảy vào chuồng Đối tượng: Lớp 4tuổi A3 (Trường MN Tiên Hưng) Thời gian: Ngày soạn: Ngày dạy: Người thực hiện: Lê Thị Hồng Thúy Người hướng dẫn: Nguyễn Thị Hoa I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Kiến thức - Trẻ nhớ tên bài hát “Cho tôi đi làm mưa với”, tên tác giả”” -Trẻ thuộc lời bài hát ,thể hiện niềm vui tươi, hồn nhiên theo đúng giai điệu bài hát . -Cảm nhân được giai điệu vui tươi của bài hát . - Trẻ biết mây, mưa, trăng, gió.... là các hiện tượng thiên nhiên. -Trẻ biết cách chơi đồ chơi. 2. Kỹ năng -Trẻ hát đúng nhịp ,đúng giai điệu ,hát đồng đều và hát rõ lời bài hát - Phát triển tai nghe và năng khiếu âm nhạc cho trẻ,tự tin khi tham gia hoạt động - Trẻ hát đúng lời, đúng giai điệu bài hát” cho tôi đi làm mưa với” 3. Thái độ - Trẻ hứng thú hát cùng cô bài hát: “cho tôi đi làm mưa với “và tham gia các hoạt động của bài học. II. CHUẨN BỊ 1. Đồ dùng của cô - Giáo án đầy đủ. - công nghệ thông tin - Nhạc bài hát “cho tôi đi làm mư với ”, “ Bèo dạt mây trôi” 2. Đồ dùng của trẻ - Tâm thế thoải mái, trang phục hợp thời tiết. III. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Gây hứng thú + Cô” Chiềng làng chiềng chạ Thượng hạ, đông, tây Mau mau về đây Cùng vui ca hát Đến với Hội vui hôm nay cô xin GT với các con gồm có: các cô giáo trong Ban giám khảo (đề nghị chúng ta nhiệt liệt chào mừng) ( vỗ tay) Để có được những giọng hát hay tham gia cuộc thi “Tài năng nhí”. Hiện nay cô thấy có 3 đội: Đó là đội: - Thỏ Nâu ( Đội Thỏ Nâu đứng lên) - Thỏ Trắng ( Đội Thỏ Trắng đứng lên) - Thỏ Vàng ( Đội Thỏ Vàng đứng lên) Và thành phần không thể thiếu được là cô giáo Vũ Thị Thu người dẫn chương trình, đề nghị chúng ta nhiệt liệt chào đón. ( Vỗ tay) - Trước khi 3 đội thể hiện tài năng, cô cùng các đội đến với trò chơi “ Trời nắng- trời mưa”. Trời nắng ( che nắng) Trời mưa ( che mưa) Mưa nhỏ ( Tí tách) Mưa to ( Lộp bộp, lộp bộp) Mưa rào ( ào) Sấm, chớp ( đoàng) - Các con chơi trò chơi rất giỏi, cô khen tất cả các con. 2. Hoạt động 2: Bài dạy - Trời nắng, hay trời mưa đều có ích cho chúng ta, nếu đi tắm nắng buổi sáng rất tốt cho sức khỏe, trời mưa tưới nước cho cây cối xanh tốt. Vậy có 1 nhạc sĩ đã sáng tác bài hát rất hay về trời nắng- Trời mưa”, Trước khi 3 đội chơi thể hiện, chúng mình cùng thưởng thức bài hát. - Cô hát lần 1 ( không nhạc) - Cô vừa hát cho các con nghe bài hát “Trời nắng trời mưa” của nhạc sỹ Đặng Nhất Mai. Các con nhắc lại tên bài hát, tên tác giả cùng cô nào. - Đây là bài hát có giai điệu rất vui tươi, hát hơi nhanh vì vậy các con chú ý hát cho đúng. - Để thấy được bài hát hay như thế nào chúng mình cùng nghe cô thể hiện lại bài hát. + Cô hát lần 2 ( Hát theo nhạc) - Cô vừa hát cho các con nghe bài hát gì? - Cô vừa hát cho các con nghe bài hát “ Trời nắng trời mưa”. Khi đi đâu ra ngoài trời nắng hay trời mưa các con phải nhớ đội mũ, che ô, hay mặc áo mưa để bảo vệ sức khỏe các con nhớ chưa nào. - Cô mời tất cả ba đội đứng lên hát cùng cô - Kết hợp 1 số động tác đơn giản. + Trẻ hát cùng cô.( Cô sửa sai cho trẻ) + Đàm thoại: - Bạn nào giỏi cho cô biết các con vừa hát bài gì? Ai đã sáng tác bài hát? - Các chú Thỏ đi tắm nắng để làm gì? - Các chú Thỏ đi dạo chơi tắm nắng thì bất chợp gặp hiện tượng thiên nhiên nào? - Con học tập Thỏ điều gì? - Vừa rồi các con đã cùng nhau hát bài “ Trời nắng trời mưa rồi” Giờ tiếp tục 3 đội thi đua.. + Cho từng đội hát thi Đội thỏ Trắng Thỏ Nâu Thỏ Vàng + Nhận xét + Cá nhân trẻ hát - Cô mời 3 thành viên đại diện 3 đội cùng biểu diễn + Cô động viên khen trẻ. ( Một tràng pháo tay thật to cho các tài năng nhí nào). 3. Hoạt động 3: Nghe hát * Nghe hát: Bèo dạt mây trôi Xin mời các bạn cùng nghe Xin mời các bạn cùng nghe Nghe những làn điệu gần gũi thân quen Đoán xem đó là bài chi, đó là bài chi? + Cô hát lần 1 theo nhạc + Lần 2: Bật nhạc biểu diễn bài” Bèo dạt mây trôi” - Các con có biết bài cô vừa biểu diễn có tên là gì không? - Đó là bài hát” Bèo dạt mây trôi” dân ca quan họ Bắc Ninh, đây là 1 trong những làn điệu dân ca được thế giới công nhận là di sản văn hóa thế giới. Trong bài hát có nhắc đến hiện tượng thiên nhiên như: mây, nước, trăng, gió... đó là những hiện tượng thiên nhiên tươi đẹp của quê hương đất nước. Yêu quê hương đất nước các con phải biết bảo vệ thiên nhiên và môi trường, bảo vệ bằng cách không được vứt rác bừa bãi phải vứt rác đúng nơi quy định, sử dụng tiết kiệm các nguồn nước sinh hoạt hành ngày 4. Trò chơi: Nghe hát thỏ nhảy vào chuồng. - Vừa rồi các đội thỏ đã hát rất hay, để được giám khảo chọn tham dự cuộc thi, thành viên các đội còn phải đảm bảo yêu cầu: về sức khỏe, mời các đội tiếp tục trổ tài “ Nghe hát thỏ nhảy vào chuồng”. - Cô hướng dẫn + Cách chơi: Có 3 cái chuồng tương ứng 3 đội Thỏ nâu, Thỏ trắng, Thỏ vàng. Các con sẽ cùng nối đuôi nhau đi vòng tròn vừa đi vừa vận động theo bài hát, “ Trời nắng, trời mưa”, khi có hiệu lệnh “ Mưa to rồi, mau mau chạy thôi” các con chạy thật nhanh về đúng nhà của mình Thỏ nâu về nhà Thỏ nâu, Thỏ trắng về nhà Thỏ trắng và Thỏ vàng về nhà Thỏ vàng. + Luật chơi: Khi có hiệu lệnh về chuồng chú Thỏ nào không về được chuồng hay về nhầm chuồng của các chú Thỏ khác chú Thỏ đó sẽ phải nhảy lò cò xung quanh. + Cô cho trẻ chơi: 2 lượt. + Nhận xét, động viên và khen trẻ. 5. Kết thúc bài học - Cô nhận xét - tuyên dương... - Kết thúc bài học: Các con ơi, Nhạc đã nổi lên rồi tất cả các con đứng lên để cùng đi thi “ Tài năng nhí ” nào. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ thực hiện - Trẻ thực hiện. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe. - Trẻ trả lời - Trẻ hát - Trẻ trả lời - Trẻ thực hiện - Trẻ lắng nghe, xem cô biểu diễn. - Trẻ trả lời. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ thực hiện.
File đính kèm:
- Giao_an_am_nhac.doc