Giáo án mầm non lớp Chồi - Chủ điểm: Quê hương, đất nước, Bác Hồ, trường tiểu học

Tham gia đầy đủ, tích cực các hoạt động học.

- Hoàn thành các yêu cầu của cô.

- Quan sát, thảo luận về tác hại của thuốc lá

+ Thực hành nối hành vi đúng sai về tác hại của thuốc lá.

-Trò chuyện về ích lợi của thực phẩm và các món ăn đặc sản của quê hương, của vùng miền đối với sức khỏe của trẻ:

+ Bánh canh, bún cá Nha Trang

 

doc61 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 2575 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp Chồi - Chủ điểm: Quê hương, đất nước, Bác Hồ, trường tiểu học, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ NHA TRANG
TRƯỜNG MẦM NON VĨNH HÒA
````````````
Nha Trang, tháng 04 năm 2014
KẾ HOẠCH PHÂN BỔ THEO CHUẨN TRẺ 5 TUỔI
CHỦ ĐIỂM QUÊ HƯƠNG - BÁC HỒ-TIỂU HỌC
LĨNH VỰC
MỤC TIÊU
(CHỈ SỐ)
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG
I. PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
1. Giáo dục dinh dưỡng- Sức khỏe
2. Phát triển vận động
- Tham gia hoạt động học tập liên tục và không có biểu hiện mệt mỏi trong khoảng 30 phút.(CS 14)
- Biết hút thuốc lá có hại cho sức khỏe và không lại gần người hút thuốc lá ( CS 26)
* Vận động thô:
- Chạy 18m trong khoảng thời gian 5-7 giây; 
 ( CS 12)
- Tập trung chú ý.
- Tham gia hoạt động tích cực.
- Không có biểu hiện mệt mỏi
- Biết được một số tác hại của việc hút thuốc lá và ngửi phải khỏi thuốc lá.
- Thể hiện thái độ không đồng tình với người hút thuốc là bằng lời nói hoặc hành động.
- Chay được trong khoảng 18m trong 5-7 giây không thấy mệt.
- Tham gia đầy đủ, tích cực các hoạt động học. 
- Hoàn thành các yêu cầu của cô.
- Quan sát, thảo luận về tác hại của thuốc lá
+ Thực hành nối hành vi đúng sai về tác hại của thuốc lá.
-Trò chuyện về ích lợi của thực phẩm và các món ăn đặc sản của quê hương, của vùng miền đối với sức khỏe của trẻ:
+ Bánh canh, bún cá Nha Trang
- Cá thịt tôm trứng có nhiều chất đạm, rau củ quả có nhiều vitamin. Phở, cơm có nhiều chất bột đường; đậu phụng, mè, dầu ăn giàu chất béo. 
* Bé tập làm nội trợ:
- Bé tập làm nội trợ: 
+ Pha nước chanh muối
+ Trang trí dưa hấu
+ Làm nước quả nghiền
+Cắm hoa mừng sinh nhật Bác.
+ Pha nước cà rốt ép
- T/C: Chơi tháp dinh dưỡng, phân biệt đúng – sai, lô tô dinh dưỡng, Xem hình đoán chất lượng của thực phẩm...
 * TDS:
+Hô Hấp: Thổi bóng
+Tay: Các ngón tay đan vào nhau, gập duỗi cẳng tay...
+Bụng: Đứng nghiêng người sang 2 bên 
+Chân: Ngồi xổm đứng lên liên tục 
+Bật: Bật luân phiên chân trước chân sau
* VĐCB: 
+ Nhảy lò cò 5m
+ Bật liên tục qua 4 vòng- đập và bắt bóng - Chạy nhanh 10m.
+ Nhảy khép và tách chân đập và bắt bóng
+ Bật khép, tách chân – ném đích ngang – chạy nhanh 10m
+ Chạy nhanh 18m (5-7giây)
* TCVĐ:
 - Đong cát, Chèo thuyền, Bé đi chơi biển, Sóng vỗ vào bờ, Kết bạn, Tìm bạn, Đua xe đạp về lăng Bác, Chạy tiếp “lá cờ Việt Nam”, Ai chọn lá cờ nhanh hơn, Trồng hoa lăng Bác, ném vòng cổ chai 
* TCDG: Đổ nước vào chai, Ném lon, kéo co, cướp cờ, chơi ô ăn quan, rồng rắn lên mây, cắp cua bỏ giỏ 
II. PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
1. Khám phá xã hội
2. Làm quen toán
- Kể được một sô địa điểm công cộng gần gũi nơi trẻ sống (CS 97)
- Kể lại câu chuyện theo cách khác (CS 120) 
- Nói được ngày trên lốc lịch
 và giờ trên đồng hồ. (CS 111)
- Giải thích được mối quan hệ nguyên nhân - kết quả đơn giản trong cuộc sống hằng ngày; (CS 114)
- Biết cách đo độ dài và nói kết quả đo. (CS 106)
- Tên gọi, đặc điểm, đặc sản của quê hương và tình cảm đối với quê hương.
- Các khu du lịch, di tích lịch sử
- Tên nước, thủ đô, trò chơi dân gian, lễ hội
- Một số thông tin về Bác Hồ, tình cảm của Bác Hồ đối với các cháu nhi đồng và các cháu đối với Bác
-Thay tên hoăc thêm các nhân vật hành động của nhân vật ,thời gian địa điểm, diễn ra sự kiện trong câu chuyện một cách hợp lý, không làm mất đi ý nghĩa của câu chuyện đã được nghe kể nhiều lần.
- Xem lịch biết ngày tháng năm
- Xem đồng hồ biết giờ
- Chắp ghép các hình hình học để tạo thành các hình mới theo ý thích và theo yêu cầu.
- Mối liên hệ đơn giản giữa đặc điểm cấu tạo với cách sử dụng ĐD quen thuộc.
- Đo độ dài một vật bằng các đơn vị đo khác nhau.
- Đo độ dài các vật, so sánh và diễn đạt KQ đo.
-Trò chuyện về thành phố Nha Trang: tên gọi, đặc điểm, đặc sản của quê hương, các khu du lịch, di tích lịch sử: Đền Trần Hưng Đạo, Tượng đài chiến thắng, Công viên Bạch Đằng 
- Trò chuyện về đất nước Việt Nam, về thủ đô Hà Nội, nơi đây có lăng Bác Hồ, có phủ chủ tịch, có dinh thủ tướng
- Giải thích được vì sao lại phải yêu quý quê hương – đất nước?
- Trò chuyện về Bác Hồ kính yêu: ngày sinh nhật Bác, tính cách giản dị, tiết kiệm, thân ái, yêu thương mọi người Giải thích được vì sao các cháu thiếu nhi lại yêu quý Bác Hồ?
- Trò chuyện về sự kiện giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước: 30/4 và ngày Quốc tế lao động: 1/5.
- Trò chuyện về trường tiểu học.
- TC: Thuyền qua cầu, đoán xem âm thanh gì? Làm sóng biển, đôi bạn cùng chơi, Đánh trống, Ai nhớ giỏi, Tìm đường về trường...
- Tập làm hướng dẫn viên du lịch
- Quan sát những ngôi nhà trên đường Lê Nghị
- Xem buổi lễ chào cờ của trường tiểu học Vĩnh Hòa 1
- Giới thiệu và trò chuyện về trang phục truyền thống, trang phục của một số dân tộc.
- Xem phim” Việt nam đất nước con người”
- Xem phim về thành phố Nha Trang, Khánh Hoà
- Kể tên một số lễ hội và nói về hoạt động nổi bật của những dịp lễ hội: 
- Kể tên và nêu một vài nét đặc trưng của danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử của quê hương, đất nước.
- Tìm hiểu muối có từ đâu?
- Chơi đong nước, thả thuyền trên nước, pha màu nước, tạo sóng
- Chơi với cát biển
- Pha nước muối - QS muối hạt, muối bột
- Xem băng hình về chế biến hải sản xuất khẩu
- Xem phim, trò chuyện về Bác Hồ
- Xem lịch tờ, lịch lốc
- Gọi tên ngày, tháng, năm theo tờ lịch
- Xem đồng hồ biết mấy giờ, nói giờ trên đồng hồ
- Tạo ra 1 số hình hình học bằng các cách khác nhau.
- Nhận biết được giá trị, ích lợi của đồng hồ, lịch
- Lắp ghép các hình hình học để tạo thành các hình mới theo mẫu, theo ý thích, theo yêu cầu, 
- Đặc điểm, công dụng và cách sử dụng đồ dùng, đồ chơi quen thuộc
- Khám phá các chất liệu gỗ, kim loại, vải, nilông bằng nhiều cách: nghe âm thanh, thả trong nước, nhúng nước...
- Đo độ dài một vật bằng các đơn vị đo khác nhau.
- Đo độ dài cái bàn, học, kệ đồ chơi, bẳng giấy, so sánh và diễn đạt kết quả đo
- Tìm các vật dụng có thể làm thước đo và thực hành đo trên đối tượng.
III. PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
- Có hành vi giữ gìn, bảo vệ sách.(CS 81)
- Biết dùng các ký hiệu hoặc hình vẽ để thể hiện cảm xúc, nhu cầu, ý nghĩ và kinh nghiệm của bản thân; (CS 87)
- Bắt chước hành vi viết và sao chép từ, chữ cái (CS 88)
- Biết “viết” tên bản thân theo cách của mình (CS 89)
- Nhận dạng được chữ cái v, r (CS 91)
- Có hành vi như người đọc sách.
- Biết giữ gìn bảo vệ sách, vở.
- Biết cách khởi xướng cuộc trò chuyện. 
- Điều chỉnh giọng nói phù hợp với nhu cầu giao tiếp. 
- Nhận dạng tập tô, tập đồ chữ cái v- r, s -x
- Ôn các chữ cái đã học
- Cầm sách đúng chiều, lật giở từng trang sách từ trái qua phải, đọc, đưa mắt hoặc tay chỉ theo từ trái qua phải, trên xuống dưới, không làm rách sách, lấy cất đúng nơi quy định.
- Trò chuyện với trẻ về cách nói phù hợp với các tình huống: Nói nhỏ trong giờ ngủ ở lớp, khi người khác đang tập trung làm việc, khi thăm người ốm; nói thầm với bạn, bố mẹkhi trong rạp hát, rạp xem phim công cộng, nói to hơn khi phát biểu ý kiến, nói nhanh hơn khi chơi trò chơi thi đua, nói chậm lại khi người khác có vể chưa hiểu điều mình muốn truyền đạt
- Nhận biết và phát âm chính xác các chữ cái v- r, s - x
- Tập tô, tập đồ các chữ cái v- r, s -x
- Tìm chữ cái v- r, s - x có trong tên các danh lam thắng cảnh, các tỉnh, thành phố
- Chơi các trò chơi: Tìm đúng chữ cái trong từ; Nghe đọc tìm đúng chữ; Cánh cửa thần; Chữ gì biến mất?
- Chơi trò chơi: Xếp đúng chữ cái theo hàng dọc, hàng ngang; Nối đúng từ với hình vẽ; Nối nhóm chữ cái đúng với chữ số tương ứng; Nối đúng dấu thanh; Tìm từ đúng với hình vẽ; Đội mũ đeo râu
-Thơ: + Nha Trang quê em
 +Nha Trang
 +Bác Hồ của em
 +Ảnh Bác
 +Cái trống trường em.
-Truyện: Sự tích Hòn Chồng
 Sự tích Hồ Gươm
 Niềm vui bất ngờ
IV. PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
1. TẠO HÌNH
2. ÂM NHẠC
- Vẽ và Tô màu kín không chờm ra ngoài đường viền các hình vẽ về cảnh đẹp quê hương đất nước, đồ dung của bé ở lớp 1
 (CS 6)
- Biết sử dụng các nguyên vật liệu khác nhau để làm một số sản phẩm đơn giản phù hợp chủ điểm (CS 102)
- Nói được ý tưởng thể hiện sản phẩm của mình (CS 103)
- Thích nghe hát và nhận ra giai điệu (Vui, êm dịu, buồn) của bài ( CS 99)
- Hát đúng giai điệu, hát rõ lời, các bài hát trong chủ điểm (CS100)
Thực hiện các vận động đúng, nhịp nhàng phù hợp với nhịp điệu của các bài hát trong chủ điểm (CS101) 
- Phối hợp các kỹ năng vẽ để vẽ về quê hương em, vẽ trang trí ảnh Bác 
- Tìm kiếm, lựa chon các dụng cụ, các nguyên vật liệu phù hợp để tạo ra các sản phẩm theo ý thích
- Phối hợp các kỹ năng xé, cắt dán để làm những sản phẩm trang trí anh Bác, trang trí lớp học. 
- Cắt theo đường thẳng, đường cong làm dây xúc xích, làm hoa trang trí ảnh Bác, trang trí lớp mừng ngày sinh nhật Bác,
- Nhận xét các sản phẩm tạo hình về màu sắc, hình dáng, đường nét, bố cục 
- Nghe các thể loại âm nhạc khác nhau và thể hiện cảm xúc khi nghe nhạc, nghe hát 
- Đặt lời theo giai điệu, hát bằng âm điệu la la một đoàn của bài hát quen thuộc
- Sử dụng các dụng cụ sắc sô, thanh gõ, xúc xắc, trống lắcđể gõ đệm theo tiết tấu, theo nhịp 
- Sử dụng các loại dụng cụ múa “quạt, dù, hoa.. để vận động minh hoa theo bài hát 
+ Vẽ phong cảnh miền núi
+ Trang trí khung ảnh bác Hồ
+ Vẽ trường tiểu học
+ Vẽ đồ dùng học tập
+ Vẽ theo ý thích
- Vẽ biển Nha Trang
- Vẽ, cắt dán lá cờ đỏ sao vàng
- Xếp các hình hình học thành các hình thuyền, nhà, phong cảnh ...
- Xem tranh Đông Hồ
- Làm album về quê hương, đất nước, trang phục, về Bác Hồ
- Trang trí trang phục dân tộc
- Làm tranh cát, nhuộm màu cát
- Làm mành ốc, sơn ốc, sò- làm một số sản phẩm đơn giản từ ốc, sò.
- Đóng gói hàng hải sản xuất khẩu
* Hát và vận động:
+ Em mơ gặp Bác Hồ
+ Lá cờ Việt Nam
+ Bình minh trên biển Nha Trang
+ Nha Trang quê hương
+Em yêu biển
+Nha Trang mùa thu lại về
+ Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng
+ Nhớ giọng hát Bác Hồ
+ Bác Hồ -Người cho em tất cả
+ Quê hương
+ Nghe những bài dân ca, hát ru
* Trò chơi âm nhạc:
- Nghe âm thanh đoán dụng cụ (Sò, ốc, đá..)
- Nghe và vỗ theo tiếng trống
- Bé tập xướng âm
V. PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM XÃ HỘI
- Có thói quen chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi và xưng hô lễ phép với người lớn (CS 54)
- Chấp nhận sự khác biệt giữa người khác với mình(CS 59)
- Quan tam đến sự công bằng trong nhóm bạn (CS 60)
- Kính yêu BH
- Quan tâm đến cảnh đẹp, lễ hội của quê hương, đất nước.
- Chủ động và độc lập trong 1 số hoạt động.
- Mạnh dạn, tự tin bày tỏ ý kiến
. - Nói được cảm xúc của mình về quê hương, đất nước 
- Tập trẻ nói các dạng câu thể hiện tình cảm trước cảnh đẹp của quê hương.
- Sưu tầm những hình ảnh về quê hương, đất nước, về Bác Hồ
- Xem ảnh Bác Hồ bế bé và nêu cảm nghĩ
- Thi cắm hoa dâng Bác
- Tập chuẩn bị đồ dùng cá nhân để đi du lịch
- Chuẩn bị một số nguyên vật liệu để làm thiệp
- Xem phóng sự những đồ dùng hàng ngày của Bác
- Xem hình Bác Hồ trồng cây
- Bé làm sạch sân trường
- Chơi: 
+ Xây công viên bờ biển
+ Công viên Phù Đổng
+ Ao cá Bác Hồ
+Lắp ghép, xây dựng lăng Bác Hồ +Xây trường tiểu học
+ Xây dựng khu du lịch	
- Chơi: Bán hàng, Hướng dẫn viên du lịch
- Chơi Ô ăn quan, Kéo co, Rồng rắn., Rắn rắn rồng rồng...
- Chơi: Bán vé đi du lịch.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN 1: Quê hương Khánh Hòa
(Từ ngày 14/4 đến ngày19/4). GV: Hà Thị Hằng
HĐ
Thứ hai
14/04
Thứ ba
15/04
Thứ tư
16/04
Thứ năm
17/04
Thứ sáu
18/04
Thứ bảy
19/04
Trò chuyện
Tr/chuyện
Với trẻ về Nha trang 
Xem phim về thành phố Nha Trang, Khánh Hoà
G/Thiệu các đặc sản N.Trang (Yến Sào)
D.lam thắng cảnh nha trang.
Các ngày lễ hội t/chức
Trò chuyện về các di tích lịch sử ở Nha Trang
Thể dục sáng
1. Khởi động: Cô cho cháu đi tự do, kết hợp đi các kiểu chân (đi thường, đi kiễng gót) chạy các kiểu. Sau đó chuyển đội hình thành 3 hàng ngang.
2. Trọng động: Tập theo nhạc “Em yêu biển”
+Hô Hấp: Thổi bóng
+Tay: Các ngón tay đan vào nhau, gập duỗi cẳng tay...
+Bụng: Đứng nghiêng người sang 2 bên 
+Chân: Ngồi xổm đứng lên liên tục 
+Bật: Bật luân phiên chân trước chân sau
3. Hồi tĩnh: Cháu đi lại hít thở nhẹ nhàng.
Hoạt động chung
Trò chuyện tìm hiểu về TP Nha Trang 
Nhảy lò cò 5m
Tạo hình biển đẹp Nha Trang
Sự kì diệu của những tờ lịch
VĐMH: Bình minh trên biển Nha Trang
Đọc thơ: Nha Trang 
Hoạt động ngoài trời
*Làm thí nghiệm vật chìm vật nổi
*TCVĐ: Ném vòng cổ chai
-Lộn cầu vồng
*Chơi tự do
*Bé giúp cô làm sạch sân trường
*TCVĐ: 
- Rồng rắn lên mây
-Chơi ô ăn quan
*Chơi tự do
*Quan sát thời tiết
*TCVĐ: 
-Vớt bóng
-Mèo đuổi chuột
*Chơi tự do
*Tìm hiểu về không khí.
*TCVĐ: 
-Chơi rồng rắn.
-Cắp cua bỏ giỏ
*Chơi tự do
*Quan sát các ngôi nhà xung quanh trường.
*TCVĐ: 
-Chơi đong nước .
-Kéo co.
*Chơi tự do
Chơi tự do trên sân trường
Hoạt động góc
*Góc phân vai:Chơi bán hàng , hướng dẫn viên du lịch
* Góc xây dựng: Xây công viên bờ biển
*Góc học tập: Tập tô, tập đồ các chữ cái v- r, s –x, cắt số từ tờ lịch cũ, làm umbum về biển Nha Trang quê em, trẻ biết cách sắp xếp các thứ tự ngày ,tháng đúng theo lịch, cắt các số từ tờ lịch.
* Góc âm nhạc: Hát múa các bài hát có trong chủ điểm: Bình minh trên biển Nha Trang, Nha Trang quê em, ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh, Nhớ giọng hát Bác Hồ, Bác Hồ người cho em tất cả
*Góc tạo hình: làm tranh cát , nhuộm màu cát, làm một số sản phẩm đơn giản từ ốc
* Góc thiên nhiên: Nhặt lá vàng và tưới nước chăm sóc cây.
Hoạt động chiều
Tìm hiểu muối có từ đâu.
Kể chuyện: Sự tích Hòn Chồng
Xem phim tài liệu về Khánh Hòa
Bé TLNT: Pha nước chanh muối
Trẻ giúp cô thu dọn lại kệ đồ chơi
Thảo luận về tác hại của tàn thuốc lá và thực hành nối hành vi.
 Thứ hai, ngày 14 tháng 04 năm 2014
TRÒ CHUYỆN TÌM HIỂU VỀ TP NHA TRANG
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ nói được tên, đặc điểm của nơi và thành phố mình đang sống. Biết 1 số danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử nổi tiếng ở thành phố Nha Trang như: Thắng cảnh Hòn Chồng, biển Nha Trang, Tháp Bà Ponaga, đảo cá Trí Nguyên
- Biết các ngày lễ hội, các đặc sản của Nha Trang 
- Phát triển tính tò mò, khám phá của trẻ về quê hương mình
- Trẻ mạnh dạn tự tin khi nói về quê hương mình
- Giáo dục tình yêu quê hương, thái độ đúng đắn với quê hương mình đang sống và có ý thưc sbảo vệ, giữ gìn nét đẹp quê hương
II. Chuẩn bị: 
- Cô dặn trẻ về nhà tìm hiểu trước Nha Trang nơi mình đang sống và 1 số thắng cảnh nổi tiếng của Nha Trang
- Phòng tranh treo sẵn nói về Nha Trang
- Một vài bức tranh đẹp: Biển Nha Trang, Tháp Bà, đảo cá Trí Nguyên, Hòn Ngọc Việt và các băng từ chữ to tương ứng với các tranh để trẻ chơi
- Các chú sò làm phần thưởng cho trẻ
- Bảng treo tranh
 III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động 1: Bé đi tham quan Thành Phố Nha Trang	
- Cô dẫn trẻ vào phòng tranh cho trẻ xem và trò chuyện về các bức tranh
- Đàm thoại cùng trẻ:
+ Hỏi trẻ vừa được xem tranh gì?
+ Những tranh đó nói gì? Vì sao con biết?
+ Cho vài trẻ tự nói về Nha Trang mà trẻ biết
Ví dụ: Nha Trang là quê hương của con. Là Thành Phố đẹp có nhiều du khách đến thăm.Nha Trang có nhiều danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử nổi tiếng, Biển Nha Trang rất đẹp . 
- Như vậy Nha Trang đối với các con rất gần gũi và quen thuộc vì Nha Trang là quê hương của các con đấy
- Cô giới thiệu! Nha Trang là Thành Phố đẹp thuộc tỉnh Khánh Hòa, Nha Trang được ví như là trái tim của Khánh Hòa: Những đường phố chạy dài rất đẹp, những thắng cảnh của tự nhiên cung với những sáng tạo của con người là nét đep và ấn tượng biết bao du khách trong và ngoài nước đến với Thành Phố biển Nha Trang.
- Cho trẻ kể về những thắng cảnh ở Nha Trang mà trẻ biết (Tháp Bà Ponaga, Hòn Chồng, đảo cá Trí Nguyên, biển Nha Trang, Hòn Ngọc Việt)
Ví dụ 1: Tháp Bà Ponaga là tháp rất cao có nhiều tầng, lễ hội diễn ra vào ngày 20 -24 tháng 3 âm lịch hàng năm 
Ví dụ 2: Biển Nha Trang rất đẹp , nước biển xanh, bờ biển dài, ngày hè được tắm biển rất mát và được ngắm cảnh trên phố rất thú vị 
Ví dụ 3: Hòn Ngọc Việt là hòn ngọc đẹp của Nha Trang còn có tên là Hòn Tre, có nhiều khách đến thăm. Ngoài phương tiện đi sang đảo còn có cáp treo ( trẻ trả lời, cô gợi mở cho trẻ phát huy được hiểu biết của mình ) . Cho trẻ kể thêm về các thắng cảnh khác mà trẻ biết ở Thành Phố Nha Trang
- Bên cạnh cảnh đẹp đó thì người dân Nha Trang cũng rất bình dị và mến khách. Họ cũng tham gia vào lao động sản xuất với nhiều ngành nghề( nghề đông lạnh, đánh bắt hải sản, nghề du lịch )tuy công việc khác nhau nhưng họ vẫn hạnh phúc và luôn hướng về quê hương mình 
- Cho trẻ nói đặc sản Nha Trang mà trẻ biết ( tôm, cua, cá, mực ). Còn đặc sản Khánh Hòa là trầm hương và yến sào.
- Giáo dục: Cho trẻ phát biểu cảm nghĩ về quê hương và sẽ làm gì cho quê hương mình.
* Hoạt động 2: Chơi “Tranh tìm chữ”
+ Cách chơi: Chia trẻ thành 5 đội , mỗi đội 5 bức tranh, 5 băng từ rời là tên của các địa danh. Yêu cầu tre tìm băng từ gắn dưới tranh cho đúng ,.đội nào nhanh và đúng sẽ thắng
+ Luật chơi: Mỗi 1 băng từ gắn 1 tranh, gắn sai không tính ( mỗi tranh đúng là 1 chú sò )
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 
- Kết thúc: cô nhận xét và tuyên dương trẻ 
*Hoạt động chiều: 
MUỐI CÓ TỪ ĐÂU
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ nói được nguồn gốc của muối (muối từ đâu mà có)
- Trẻ nói được ích lợi của muối đối với cuộc sống con người.
- Biết tiết kiệm muối và tôn trọng người làm ra hạt muối
II. Chuẩn bị: 1 lọ muối, sách truyện Truyền thuyết về muối biển 
III. Tiến hành: 	
Hoạt động 1: Trẻ cùng cô tìm hiểu về muối
- Cô cho trẻ lần lượt nếm thử muối cô đã chuẩn bị sẵn. Sau đó trẻ tự nhận xét. 
- Hỏi trẻ: Muối có đặc điểm gì? Có biết vì sao muối mặn không? Muối có từ đâu? Trẻ tự trả lời
- Cô giới thiệu chuyện và kể cho trẻ nghe 1 lần. 	
- Câu chuyện nói lên điều gì?
- Vì sao biển lại mặn?
- Ngày nay người ta đã làm gì để tạo nên những hạt muối trắng cho con người?
- Chúng ta phải làm gì để biết ơn người đã làm ra những hạt muối này?
- Kể lần 2: cho trẻ xem slide về nội dung câu chuyện.
- Hỏi trẻ các con đã đi tắm biển chưa?
- Khi uống phải nước biển thì các con thấy như thế nào?
- Vì sao nước biển lại mặn
- Đó chính là câu chuyện “Truyền thuyết về muối biển” mà cô vừa kể cho các con nghe.
Hoạt động 2: Thử tài của bé
+ Cách chơi: chia trẻ làm 3 đội mỗi đội sẽ có một chén muối và một chai đựng nước sôi để nguội. Nhiệm vụ của các bạn trong nhóm làm sao pha nước muối súc miệng không được mặn quá hay lạt quá. Sau hết bài hát thì tất cả 3 đội dừng tay cô sẽ đi thử nước muối của từng đội . Nếu đội nào pha đúng như yêu cầu của cô thì đội đó dành chiến thắng.
+ Luật chơi: Đội nào pha nước muối không đúng yêu cầu của cô và vi phạm thời gian thì đội đó sẽ thua cuộc.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi
- Kêt thúc cô nhận xét buổi hoạt động tuyên dương trẻ.
Nhận xét cuối ngày:
Thứ ba, ngày 15 tháng 04 năm 2014
NHẢY LÒ CÒ 5M (CS 12)
I. Mục đích yêu cầu:
 -Trẻ biết nhảy lò cò 5m đúng kỉ thuật: Đứng trước vạch mức khi có hiệu lệnh cò thì hai tay chống hông mắt nhìn về phía trước một chân co một chân cò tiến về phía trước, khi cò người thẳng đến vạch kết thúc thì dừng lại.
- Trẻ tham gia vào trò chơi tích cực hứng thú.
- Phát triển cơ chân và định hướng trong không gian.
- Rèn thái độ tích cực học tập không mệt mỏi.
II. Chuẩn bị: 
 Sân trường sạch sẽ băng nhạc bài: “em yêu biển”,bóng , xắc xô.
1. Khởi động: Trẻ đi, chạy các kiểu khác nhau trên sân trường chuyển về 3 hàng ngang tập BTPTC.
2. Trọng động 
*BTPTC: Tập theo bài: “Em yêu biển” 
+ Hô Hấp: Thổi bóng
+ Tay: Các ngón tay đan vào nhau, gập duỗi cẳng tay...
+ Bụng: Đứng nghiêng người sang 2 bên 
+ Chân: Ngồi xổm đứng lên liên tục 
+ Bật: Bật luân phiên chân trước chân sau.
- Động tác hổ trợ chân: 6lx8n
* VĐCB: Nhảy lò cò 5m
- Cô giới thiệu tên bài tập: “Nhảy lò cò 5m”
+ Lần 1: Mời một trẻ học khá lên làm mẫu cho cả lớp cùng xem.
+ Lần 2: Trẻ làm mẫu cô giải thích kĩ thuật: Đứng trước vạch mức khi có hiệu lệnh cò thì hai tay chống hông mắt nhìn về phía trước một chân co một chân cò tiến về phía trước khi cò người thẳng đến vạch kết thúc thì dừng lại .
- Tổ chức cho trẻ luyện tập dưới nhiều hình thức khác nhau
- Trong lúc trẻ tập cô khuyến khích động viên trẻ và bao quát sửa sai cho trẻ.
*Trò chơi vận động: Ném vòng cổ chai
- Cho trẻ nêu cách chơi và luật chơi.
- Tổ chức cho trẻ chơi.
3. Hồi tĩnh: Cho trẻ đi hít thở nhẹ nhàng xung quanh sân trường
Kết thúc: Nhận xét chung tuyên dương trẻ chuyển hoạt động.
*Hoạt động chiề

File đính kèm:

  • docQHDNBH_56T.doc
Giáo Án Liên Quan