Giáo án mầm non lớp Chồi - Dạy trẻ thí nghiệm tan và không tan

MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU

1. Kiến thức:

- Trẻ có một số hiểu biết về một số chất không tan: sỏi, cát. Chất tan: Muối, đường, mì chính, bột

- Trẻ biết được một số nguyên liệu tạo nên thí nghiệm tan và không tan.

2. Kỹ năng:

- Trẻ kể tên các nguyên liệu tạo nên thí nghiệm tan và không tan

- Trẻ có kỹ năng quan sát và chú ý khi tham gia bài học.

- Trẻ có khả năng phối hợp và thực hành theo nhóm như xúc đường, khuấy nhẹ nhàng

- Trẻ trả lời đủ câu, rõ ràng.

3. Thái độ:

- Trẻ hứng thú tham gia học, biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi gọn gàng biết nhường nhịn đồ chơi với bạn, đoàn kết khi chơi.

 

doc5 trang | Chia sẻ: thienanh95 | Lượt xem: 6416 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp Chồi - Dạy trẻ thí nghiệm tan và không tan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN BẮC TỪ LIÊM
TRƯỜNG MẦM NON PHÚC DIỄN
GIÁO ÁN HỘI GIẢNG
 Hoạt động: Ngoài trời
 	HĐCCĐ: Dạy trẻ thí nghiệm tan và không tan
 TC: Pha nước chanh
 CTD: Sỏi, giấy, lá cây
 Đối tượng: MGN3 (4 - 5 tuổi)
 Số lượng: 20– 25trẻ.
 Thời gian: 25 - 30 phút.
 Ngày dạy: 23/11/2017
 Giáo viên: Vũ Thị Bích Ngọc
 NĂM HỌC 2017 – 2018
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
1. Kiến thức:
- Trẻ có một số hiểu biết về một số chất không tan: sỏi, cát. Chất tan: Muối, đường, mì chính, bột
- Trẻ biết được một số nguyên liệu tạo nên thí nghiệm tan và không tan.
2. Kỹ năng:
- Trẻ kể tên các nguyên liệu tạo nên thí nghiệm tan và không tan
- Trẻ có kỹ năng quan sát và chú ý khi tham gia bài học.
- Trẻ có khả năng phối hợp và thực hành theo nhóm như xúc đường, khuấy nhẹ nhàng
- Trẻ trả lời đủ câu, rõ ràng.
3. Thái độ:
- Trẻ hứng thú tham gia học, biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi gọn gàng biết nhường nhịn đồ chơi với bạn, đoàn kết khi chơi.
II. CHUẨN BỊ:
1. Địa điểm:
- Học ngoài trời, trẻ ngồi trên xốp hình chữ U, ngối xung quanh bàn.
2. Đồ dùng dạy học:
- Hộp quà
- Nguyên liệu: muối, đường, mì chính, cát, sỏi
- Cốc nhựa, bình đựng nước, khay, thìa
- Nước lọc
- Chanh
- Khăn lau tay.
- Máy tính
- Nhạc không lời bài hát
III. CÁCH TIẾN HÀNH
Thời gian
Nội dung
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
2-3”
20”
2-3”
1.Ổn định tổ chức.
2. Phương pháp, hình thức tổ chức:
 *HĐCCĐ: Thí nghiệm tan và không tan
* TCVĐ
* CTD:
3. Kết thúc
- Xúm xít! Xúm xít!
Hôm nay cô mang đến cho lớp mình 1 món quà. Chúng mình có muốn biết đó là món quà gì không? Các con cùng đếm 1.2.3 mở để mở hộp quà nào?
- Bên trong hộp quà có những gì?
- Với những nguyên liệu này chúng mình sẽ tìm hiểu về điều gì?
- Với đường, muối cô cho trẻ nếm thử và nói lên cảm giác.
- Với cát, sỏi cô cho trẻ sờ và cảm nhận.
* Cô và các con sẽ cùng nhau tìm hiểu 1 thí nghiệm vui về sự hòa tan và không tan
- Cô chia nhóm cho trẻ thực hiện
+ Nhóm 1: Xúc 2 thìa đường đổ vào cốc nước có vạch màu đỏ dùng thìa khuấy đều.
+ Nhóm 2: Xúc 2 thìa muối đổ vào cốc nước có vạch màu xanh dùng thìa khuấy đều.
+ Nhóm 3: Xúc 2 thìa cát đổ vào cốc nước dùng thìa khuấy đều.
+ Nhóm 4: Bỏ 2-3 viên sỏi vào cốc nước dùng thìa khuấy đều.
- Cho trẻ thực hiện từ 2-3 phút sau đó đại diện các nhóm sẽ nêu cách thực hiện, kết quả của nhóm mình.
- Nhóm 1 cho gì vào cốc nước?
- Nhóm 2 cho vào cốc nước?
- Nhóm 3 cho vào cốc nước?
- Nhóm 4 cho vào cốc nước?
=> Cô thấy nhóm 1 thì cho đường vào cốc nước, nhóm 2 thì cho muối vào cốc nước, nhóm 3 thì cho cát vào cốc nước, nhóm 4 cho sỏi vào cốc nước. Chúng mình cùng tìm hiểu xem với những nguyên liệu khác nhau thì chất nào hòa tan được trong nước và không tan trong nước nhé.
* Nhóm 1: Cho đường vào cốc nước.
- Cô thực hiện cho đường vào cốc nước. Cho trẻ quan sát và nêu kết quả.
- Khi cho đường vào cốc nước và dùng thìa khuấy đều con thấy điều gì xảy ra?
- Con có nhìn thấy đường trong cốc nữa không? Vì sao?
=> Cô kết luận: Đường là chất hòa tan trong nước nên không nhìn thấy đường trong cốc nữa.
* Nhóm 2: Cho muối vào cốc nước.
- Cô thực hiện cho muối vào cốc nước. Cho trẻ quan sát và nêu kết quả.
- Khi cho muối vào cốc nước và dùng thìa khuấy đều con thấy điều gì xảy ra?
- Con có nhìn thấy muối trong cốc nữa không? Vì sao?
- Muối là chất hòa tan hay không tan?
=> Cô kết luận: Muối là chất hòa tan trong nước nên không nhìn thấy muối trong cốc nữa.
* Nhóm 3: Cho cát vào cốc nước
- Cô thực hiện cho cát vào cốc nước. Cho trẻ quan sát và nêu kết quả.
- Khi cho cát vào cốc nước và dùng thìa khuấy đều con thấy điều gì xảy ra?
- Con có nhìn thấy cát trong cốc nữa không? Vì sao?
=> Cô kết luận: cát là chất không thể hòa tan trong nước nên vẫn nhìn thấy cát trong cốc nước.
* Nhóm 4: Cho sỏi vào cốc nước
- Cô thực hiện cho sỏi vào cốc nước. Cho trẻ quan sát và nêu kết quả.
- Khi cho sỏi vào cốc nước và dùng thìa khuấy đều con thấy điều gì xảy ra?
- Con có nhìn thấy sỏi trong cốc nữa không? Vì sao?
=> Cô kết luận: sỏi là chất không thể hòa tan trong nước nên vẫn nhìn thấy sỏi trong cốc nước.
=> Con vừa tìm hiểu về điều gì?
* Trò chơi “Thử tài của bé”
- Cách chơi: Trẻ sẽ pha nước chanh
* Chơi với lá, sỏi, vòng, giấy...
- Cô giới thiệu các góc chơi.
+ Nhóm chơi với lá: Các bạn dùng lá, dây làm con nghé ọ, con lợn.
+ Nhóm chơi với sỏi: các bạn chơi cắp cua bỏ rỏ.
+ Nhóm chơi với vòng: Các bạn bật chân liên tiếp vào vòng.
+ Nhóm chơi với giấy màu trẻ gấp dán theo ý thích.
=>GD trẻ chơi đoàn kết, không tranh nhau đồ chơi, không chạy sang nhóm chơi khác.
- Cô nhận xét các nhóm chơi và cho trẻ cất dọn đồ dùng đồ chơi.
-Trẻ khám phá hộp quà
-Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ về nhóm thực hiện
-Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ quan sát và nêu kết quả
- Trẻ trả lời
-Trẻ lắng nghe
- Trẻ quan sát và nêu kết quả
- Trẻ trả lời
-Trẻ lắng nghe
- Trẻ quan sát và nêu kết quả
- Trẻ trả lời
-Trẻ lắng nghe
- Trẻ quan sát và nêu kết quả
- Trẻ trả lời
-Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ pha nước chanh
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
-Trẻ thu dọn đồ chơi.

File đính kèm:

  • doc202003302026516.doc