Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Đề tài: Bé chào hỏi lễ phép - Năm học 2022-2023 - Dương Thị Huế

I. MỤC ĐÍCH

- Trẻ biết ý nghĩa của chào hỏi lễ phép: Trở thành những em bé ngoan, được mọi người yêu quý.

- Trẻ biết chào hỏi lễ phép: ông bà, cô giáo, bố mẹ, người lớn tuổi. Chào người lớn luôn kết thúc có từ: dạ, ạ.

+ Trẻ thực hành chào lễ phép: Ông bà, cô giáo, bố mẹ, người lớn tuổi

- Trẻ chủ động chào hỏi người lớn.

II. CHUẨN BỊ :

- Giáo án điện tử, giáo án word

- Video, hình ảnh chào người lớn lễ phép.

 

docx19 trang | Chia sẻ: hungbach2 | Ngày: 08/07/2023 | Lượt xem: 187 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Đề tài: Bé chào hỏi lễ phép - Năm học 2022-2023 - Dương Thị Huế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN DẠY KỸ NĂNG SỐNG
 Đề tài: Bé chào hỏi lễ phép
 Độ tuổi: 4-5 tuổi
 Thời gian: 30-35 phút
 Ngày dạy: 14 + 16/9/2022.
I. MỤC ĐÍCH 
Trẻ biết ý nghĩa của chào hỏi lễ phép: Trở thành những em bé ngoan, được mọi người yêu quý. 
Trẻ biết chào hỏi lễ phép: ông bà, cô giáo, bố mẹ, người lớn tuổi. Chào người lớn luôn kết thúc có từ: dạ, ạ. 
+ Trẻ thực hành chào lễ phép: Ông bà, cô giáo, bố mẹ, người lớn tuổi 
Trẻ chủ động chào hỏi người lớn. 
II. CHUẨN BỊ : 
Giáo án điện tử, giáo án word 
Video, hình ảnh chào người lớn lễ phép. 
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Ổn định tổ chức lớp 
Kiểm tra bài cũ 
Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG 1: TRẢI NGHIỆM 
Bước 1: Trẻ nghe bài hát cho lời chào 
Bước 2: Trẻ trả lời câu hỏi: 
Chúng mình nghe trong bài hát bạn chim vành khuyên đã chào những ai? 
Vì sao chúng mình cần chào hỏi lễ phép? 
Bước 3: Hướng dẫn bé trả lời 
Bạn vành khuyên gặp các bác, các cô, các anh các chị đều chào lễ phép. 
Khi chúng mình biết chào hỏi lễ phép sẽ được khen ngợi là những em bé ngoan, lễ phép và bố mẹ, cô giáo sẽ rất vui và tự hào về các con đấy! 
Bước 4: Đọc trẻ nghe bài thơ: 
“Lời chào 
Đi về con chào mẹ Làm mát ruột cả nhà 
Ra vườn cháu chào bà Đẹp hơn mọi bông hoa 
Ông làm việc trên nhà Cháu kính yêu trao tặng 
Cháu lên: Chào ông ạ! Chỉ những người đi vắng 
Lời chào thân thương quá Cháu không được tặng “chào” 
HOẠT ĐỘNG 2: LỄ PHÉP CHÀO HỎI 
Dẫn nhập: Hôm nay cô sẽ hướng dẫn chúng mình cách chào hỏi lễ phép để trở thành một em bé ngoan, các con có đồng ý không? 
*Cách lễ phép chào người lớn tuổi: 
Bước 1: Trẻ xem video hoặc tranh ảnh về 1 số cách chào của các bạn nhỏ 
+ 	Tranh bạn 	nhỏ đứng 	khoanh 	tay, cúi 	chào người 	lớn
+ Tranh bạn nhỏ ngồi nói lời chào người lớn 
Bước 2: Trẻ trả lời câu hỏi: 
Chúng mình thích cách chào người lớn của bạn nào? 
Vì sao chúng mình lại thấy bạn nhỏ đầu tiên chào lịch sự? 
Bước 3: Gợi ý bé trả lời: 
Cách chào người lớn lịch sự: 
+ Đứng khoanh tay, nhìn vào người mà chúng mình chào, mỉm cười và chào. 
Đầu có thể hơi cúi. 
Bước 4: Bé thực hành 
GV cho các trẻ thực hành lần lượt rồi chỉnh cho bé. 
* Cách trẻ cách chào hỏi bạn bè! 
Bước 1: Trẻ trả lời câu hỏi: 
 Khi gặp người lớn các con vòng tay lại chào, đầu hơi cúi, thế khi gặp các bạn của mình thì sao? Các con chào như thế nào? 
Bước 2: Trẻ xem tranh cách chào bạn và trả lời câu hỏi: 
Các con chào bạn giống như bạn nào trong ảnh của cô? 
Chào bạn thì chúng mình chào như thế nào? 
Bước 3: Hướng dẫn trẻ trả lời: 
Khi gặp bạn chúng mình nhìn bạn cười và vẫy tay nói chào bạn 
Bước 4: Thực hành chào bạn 
GV cho cả lớp đứng dậy thực hành chào bạn bên cạnh. 
Ở nhà chúng mình chào hỏi lễ phép khi nào? 
Gợi ý bé trả lời: Bé chào hỏi lễ phép khi ở nhà: 
Bé chào ông bà, bố mẹ khi đi học và khi đi học về. 
Bé chào ông bà, bố mẹ khi xin đi chơi hay đi chơi về. 
Bé chào người lớn khi đến nhà bé chơi - Bé chào người lớn khi đến nhà người khác chơi. 
Ở trường chúng mình chào hỏi lễ phép ai? 
Gợi ý bé trả lời: Bé chào hỏi lễ phép khi ở trường: 
Bé lễ phép chào cô giáo dạy, các cô giáo trong trường. 
Bé chào người lớn vào lớp học của bé. 
	 	HOẠT ĐỘNG 3: TỔNG KẾT 
GV nhắc lại nội dung thực hành 
GV dạy trẻ thực hành khi PH đón trẻ về. 
//=//=//=//=//=//=//=//=//
GIÁO ÁN DẠY KỸ NĂNG SỐNG
 Đề tài: An toàn cho bé
 Độ tuổi: 4-5 tuổi
 Thời gian: 30-35 phút
 Ngày dạy: 
MỤC TIÊU 
Kiến thức: Trẻ thấy được sự nguy hiểm của một số đồ vật xung quanh. Trẻ nhận biết được những đồ vật gây nguy hiểm khi cầm, nghịch: dao, kéo, kim,. 
Kỹ năng: Trẻ biết những hành động gây nguy hiểm từ những đồ dùng, trẻ biết nhờ người lớn giúp đỡ khi cần. 
Thái độ: Trẻ chủ động bảo vệ bản thân. Từ chối chơi những đồ chơi nguy hiểm. 
CHUẨN BỊ 
Giáo án điện tử 
Video, hình ảnh các đồ vật sắc nhọn và những vết thương do chúng gây ra, các tình huống cho trẻ xử lý. 
Nhạc khởi động 
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Ổn định tổ chức lớp 
Kiểm tra bài cũ 
Bài mới 
HOẠT ĐỘNG 1: TRẢI NGHIỆM 
Bước 1: Trẻ xem video 
Bước 2: Trẻ trả lời câu hỏi 
Bạn Bo bị làm sao vậy các con? 
Vì sao bạn Bo bị thương, chảy máu phải băng bó vết thương? 
Bước 3: Kết luận 
Bạn Bo cầm đồ sắc nhọn (bút chì) khi nô đùa, không may khi ngã bị bút chì cắm vào tay gây chảy máu. 
Hàng ngày nếu chúng ta không cẩn thận thì rất có thể chúng ra sẽ bị thương tích, thậm chí nguy hiểm tính mạng khi nghịch các đồ vật sắc ngọn, nơi không an toàn. 
Ở nhà có những đồ dùng, những khu vực không an toàn khi chúng mình sử dụng, khi chơi. Cũng như ở trường hay ở bên ngoài còn có rất nhiều điều chúng ta chưa biết làm thế nào bảo vệ bản thân chúng ta thật an toàn. Hôm nay cô và các bạn sẽ cùng tìm hiểu xem các bạn có những hiểu biết gì để tránh nguy hiểm và thật an toàn cho bản thân và cách giải quyết các tình huống trong cuộc sống. 
HOẠT ĐỘNG 2: BÉ NHẬN BIẾT ĐỒ VẬT NGUY HIỂM 
Bước 1: Cho trẻ nhớ lại: Con đã bao giờ bị chảy máu tay chân bao giờ chưa? Vì sao con bị như vậy? 
Bước 2: Dẫn nhập 
Những tình huống gây thương tích chúng mình vừa kể thì có liên quan tới những đồ dùng, vật dụng, vị trí khiến chúng ta có thể gây thương tích, chúng mình cùng liệt kê lại những đồ dùng chúng mình cần lưu ý nhé. 
Trẻ xem tranh những đồ dùng, vị trí gây thương tích. 
Bước 3: Kết luận 
Những đồ vật sắc nhọn có thể gây thương tích: 
+ Dao, kéo, dũa, thìa, rĩa, kẹp sắt, tăm bông, cành que, - Những nơi nguy hiểm: 
+ Lan can, cửa sổ, nghế cao,. 
HOẠT ĐỘNG 3: NHỮNG HÀNH ĐỘNG NGUY HIỂM 
Bước 1: GV phân tích cho trẻ hiểu những nguy hiểm kèm theo khi trẻ có những hành động nguy hiểm. 
Bước 2: Trẻ xem tranh, video và trẻ chỉ được những hành động an toàn- không an toàn 
Trẻ dùng dao gọt quả. 
Bé nghịch kẹp kéo sắc nhọn 
Bé treo lên lan can 
Bé đưa vật nhọn, sắc vào miệng 
Trẻ được người lớn hướng dẫn dùng dao sắc 
HOẠT ĐỘNG 4: THỰC HÀNH AN TOÀN 
1. Phân biệt hành động an toàn- không an toàn? 
- Cho trẻ quan sát tranh và đoán xem điều nguy hiểm nào có thể xảy ra với các bạn nhỏ trong các tranh dưới đây? + Tranh 1: Trèo cây 
+ Tranh 2: Ngồi bệ cửa sổ 
+ Tranh 3: Nhảy từ trên cao xuống 
+ Tranh 4: Chạy đuổi nhau trên cầu thang 
+ Tranh 5: Trèo thang lên cao 
+ Tranh 6: Đứng lên ghế cao để lấy đồ 
+ Tranh 7: Đu mạnh trên xích đu 
+ Tranh 8: Ngồi sau xe mà không bám vào người đằng trước. 
2. Xử lý tình huống 
Tình huống 1. Nếu bạn nhỏ rủ con dùng đũa để chơi trò chơi đấu kiếm, con sẽ làm gì? 
Con từ chối không chơi trò chơi đó với bạn vì nó là trò chơi nguy hiểm, rủ bạn chơi trò khác với mình. 
Con sẽ cùng chơi với bạn. 
Tình huống 2. Con thấy có nhiều quả ở nhà mà con muốn ăn con sẽ làm gì? 
Con sẽ ăn luôn cả quả không gọt vỏ 
Con sẽ tự dùng dao gọt vỏ để ăn. 
Con hỏi bố mẹ có ăn được không sau đó nhờ bố mẹ gọt nhỏ giúp con. 
Tình huống 3. Con thấy có chiếc dao hoặc kéo rơi xuống đất con sẽ làm gì? 
Con cầm cất lên chỗ thường để dao của gia đình. 
Con mang đi chơi 
Con bước để đi qua 
Tình huống 4. Con thấy nền nhà bị ướt, con sẽ làm gì? 
Con lấy khăn lau nhà lau khô để tránh trơn trượt ngã 
Con gọi bố mẹ 
Con kệ và bước qua tránh nước. 
Tình huống 5: Ở lớp con thấy các bạn trèo cao chơi con sẽ làm gì? 
Con nói với các bạn nguy hiểm không nên trèo rồi con sẽ nói với cô để cô nhắc nhở các bạn. 
Con cùng chơi với bạn 
Con chạy ra chỗ khác con chơi. 
Tình huống 6: Con làm gì khi chẳng may bị đứt tay? 
Con dùng tay kia nắm chặt chỗ bị đứt lại rồi gọi thật to người lớn giúp băng lại vết thương. 
Con ngồi khóc 
GIÁO ÁN DẠY KỸ NĂNG SỐNG
 Đề tài: Lau chùi vệ sinh (2 tiết)
 Độ tuổi: 4-5 tuổi
 Thời gian: 30-35 phút
 Ngày dạy: 
	I. 	MỤC TIÊU 
Trẻ thấy được lợi ích của việc lau chùi sạch sẽ sau khi đi vệ sinh. 
Trẻ biết các bước đi vệ sinh và lau chùi sau khi đi vệ sinh. Trẻ rèn thói quen rửa tay sau khi đi vệ sinh. 
Trẻ chủ động lau chùi sau khi đi vệ sinh sạch sẽ . 
CHUẨN BỊ 
Giáo án điện tử 
Hình ảnh, video minh hoa lau chùi sau khi đi vệ sinh 
Giấy vệ sinh, bóng bay để trẻ thực hành lau chùi - Câu chuyện 
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới 
HOẠT ĐỘNG 1: TRẢI NGHIỆM 
Bước 1: Câu truyện: “Sóc con bị ngứa” 
 Hôm nay là ngày đầu tiên bạn Sóc đến trường sau một thời gian nghỉ học. Sóc con vui lắm, nhiều bạn bè và cô giáo. Trò chơi và phòng học thơm tho. Khi đang chơi với các bạn thì Sóc thấy hơi đau bụng, nên Sóc vào nhà vệ sinh để đi đại tiện (ị). Sau khi đi xong Sóc không lau chùi sạch sẽ, không xả nước mà kéo quần để chạy ra ngoài chơi với các bạn. 
 Thế là nhóm vi khuẩn nói chuyện với nhau: “Chúng ta sẽ làm cho Sóc con ngứa ngáy, khó chịu và mọc mụn ở phần đít nhé vì Sóc không lau rửa chúng ta đi, haha”. 
 Vậy là khi đang ngồi học bạn Sóc thấy ngứa hết vùng mông, nên khi cô giáo gọi Sóc trả lời thì Sóc cứ ngồi xuống không chịu đứng dạy. Cô giáo hỏi Sóc vì sao? 
Thỏ nói con khó chịu quá! 
Cô giáo hỏi có phải sau khi đi vệ sinh con không lau chùi sạch sẽ không? 
Dạ vâng ạ! Sóc đáp 
Vậy thì con hãy ra nhà vệ sinh, cô sẽ hướng dẫn con lau chùi và rửa sau khi đi vệ sinh đúng cách để loại bỏ khó chịu đó nào! 
 Sau khi Sóc con lau và rửa phần mông, Sóc con thấy dễ chịu thật sự, nên tự hứa với mình là sẽ chú ý lau chùi sạch sẽ sau khi đi vệ sinh để không bị khó chịu như ngày hôm nay nữa. 
Bước 2: Trẻ trả lời câu hỏi: 
Bạn Sóc con sau khi đi vệ sinh có lau chùi sạch sẽ không? 
Nhóm vi khuẩn đã khiến cho mông bạn Sóc bị làm sao? 
Nhờ điều gì mà bạn Sóc con không còn thấy khó chịu ở mông nữa? 
Bạn Sóc con tự hứa với bản thân điều gì? 
Bước 3: Tổng kết 
Nếu sau khi đi vệ sinh mà chúng mình không lau chùi sạch sẽ hoặc lau chùi không đúng cách sẽ khiến chúng mình sẽ bị ngứa ngáy khó chịu, nếu thường xuyên như vậy chúng mình sẽ bị vi khuẩn tấn công khiến viêm , ngứa, thậm chí lở loét ở vùng hậu môn. 
Hôm nay chúng mình sẽ cùng nhau học cách lau chùi sau khi đi vệ sinh đúng cách nhé! 
HOẠT ĐỘNG 2: LAU CHÙI ĐÚNG CÁCH 
Bước 1: GV làm mẫu quy trình đi vệ sinh cho trẻ. Mô phòng bằng 2 quả bóng bay Hoặc GV yêu cầu trẻ ngồi xổm (vẫn mặc quần) để thực hiện động tác dùng giấy lau chùi sau khi đi vệ sinh. 
 Bước 2: Trẻ xem video minh họa việc lau chùi sau khi đi vệ sinh. 
 Bước 3: Kết luận 
Quy trình đi vệ sinh: 
Lấy 2-3 đoạn giấy vừa đủ để lau sạch chỗ ngồi trên bồn cầu (đối với bệ xí bệt). 
Ngồi xuống đi vệ sinh. 
Dùng giấy vệ sinh lau chùi vùng hậu môn theo 4 bước: 
Bước 1: Lấy 1 đoạn giấy vừa đủ. 
Bước 2: Vòng tay ra sau, dùng giấy vệ sinh lau hậu môn 
Bước 3: Lôi đoạn giấy ra bỏ giấy đã lau vào thùng rác làm tiếp như bước 2. 
Bước 4: Lặp lại các bước lấy thêm giấy, lau chùi cho tới khi giấy thật trắng tức là vùng hậu môn đã sạch thì dừng lại. 
Đứng dậy kéo quần. 
Đóng nắp bồn vệ sinh. 
Xả nước 
Rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh. 
Lưu ý: GV hướng dẫn trẻ lấy lượng giấy vừa đủ, tránh tình trạng ít giấy khiến giấy mụn trong quá trình sử dụng. 
HOẠT ĐỘNG 3: THỰC HÀNH 
Bước 1: Trẻ thực hành 
Lấy 2-3 đoạn giấy ( khi giấy cuộn) 
Lau chùi đúng cách vị trí hậu môn. 
Cách nhận biết đã lau sạch: giấy lau đã trắng 
GV cho trẻ thực hành lau chùi sau khi đi vệ sinh bằng cách minh họa 2 quả bóng và ngồi xổm (vẫn mặc quần) 
Bước 2: GV hướng dẫn trẻ thông qua những hoạt động thường ngày để trẻ vào nề nếp. 
Bước 3: Trẻ trả lời câu hỏi 
Chúng mình nên đi vệ sinh ở đâu? 
Ở nhà vệ sinh 
Ở bất nơi nào 
Sau khi di vệ sinh chúng mình nên làm gì? 
Rửa tay bằng xà phòng 
Không rửa tay 
Lợi ích của việc lau chùi sạch sẽ sau khi đi vệ sinh? 
Để vi khuẩn không lưu trú tại vùng hậu môn, gây viêm ngứa ngáy thậm chí lở loét. 
Giúp cho cơ thể luôn sạch sẽ, thơm tho. 
Cả 2 đáp án trên. 
Trước khi ngồi đi vệ sinh con sẽ chuẩn bị gì? 
Con sẽ lấy giấy lượng vừa đủ và gấp gọn gàng để dùng sau khi đi vệ sinh. 
Con không cần chuẩn bị gì con gọi người lớn mang giấy lau. 
Chỉ cần lau 1 lần là sẽ sạch sẽ sau khi đi vệ sinh? 
Đúng 
Sai 
6. Cách nhận biết đã lau chùi sạch sẽ sau khi đi vệ sinh là khi nào? 
Lau 2 lần 
Lau tới khi giấy lau sạch màu trắng. 
7. Khi đi vệ sinh chúng ta nên làm gì? 
Đóng cửa nhà vệ sinh 
Không cần đóng cửa 
GIÁO ÁN DẠY KỸ NĂNG SỐNG
 Đề tài: Tôi là ai? (2 tiết)
 Độ tuổi: 4-5 tuổi
 Thời gian: 30-35 phút
 Ngày dạy: 
 I. MỤC TIÊU 
- Trẻ nhận biết về những đặc điểm của bản thân: Tên, tuổi, giới tính, sở thích, điều không thích. - Trẻ tự tin giới thiệu được họ tên, tuổi, sở thích của bản thân. Biết những đặc điểm nổi bật của bạn ngồi bên cạnh. - Trẻ tự tin khi đến nơi đông người. Chủ động làm quen với các bạn. 
II. CHUẨN BỊ - Giáo án điện tử - Hình ảnh, video trẻ giới thiệu bản thân - Câu chuyện về giới thiệu bản thân
 III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Ổn định tổ chức lớp 
2. Kiểm tra bài cũ 
3. Bài mới 
HOẠT ĐỘNG 1: 
KHỞI ĐỘNG 
Bước 1: GV Hướng dẫn trò chơi : “Về đúng nhà”: 
- Cô cho trẻ đứng xung quanh cô, cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi và luật chơi cho trẻ.
 + Cách chơi: Cô chuẩn bị 2 ngôi nhà ở 2 góc khác nhau trong lớp. Phía ngoài ngôi nhà thứ nhất dán mặt bé trai, phía ngoài ngôi nhà thứ 2 dán mặt bé gái. Sau đó, cô nói sau 3 tiếng lắc xô của cô thì các bạn nào là bạn nữ tìm về nhà có mặt bạn gái còn các bạn nam thì tìm về nhà có mặt bé trai.
 - Luật chơi: nếu bạn nào tìm nhà sai thì nhảy lò cò một vòng quanh nhà của mình. 
- Sau đó, cô cùng chơi với trẻ và cho trẻ chơi nhiều lần - Cô động viên, khen ngợi trẻ tìm về đúng nhà của mình. 
HOẠT ĐỘNG 2: CÙNG NHAU TRÒ CHUYỆN VỀ BẢN THÂN
 Bước 1: Dẫn nhập 
- Các bạn ạ! Lớp mình năm nay có rất nhiều bạn mới đấy và bây giờ cô các cháu tự giới thiệu cho các bạn biết về mình nhé.
 Bước 2: GV cho trẻ xem video trẻ mầm non giới thiệu về bản thân rất thú vị và đáng yêu.
 Bước 3: GV làm mẫu cho trẻ Trước tiên cô tự giới thiệu vê họ tên, giới tính, ngày sinh nhật, sở thích của cô cho cả lớp nhé 
- Sau đó, cô cho lần lượt các trẻ giới thiệu đầy đủ họ tên, giới tính, tuổi, sở thích của mình cho các bạn trong lớp làm quen.
 - Những trẻ còn nhút nhát cô gợi ý để trẻ giới thiệu: 
+ Con tên gì? Sinh nhật của con là ngày nào?
 + Con là nam hay nữ? 
+ Con bao nhiêu tuổi? 
+ Con học lớp nào?
 - Chúng ta đã làm quen với nhau rồi, giờ các con hãy nói cho cô và các bạn biết sở thích của mình nào? 
- Cô mời một số trẻ đứng dậy hỏi về sở thích của trẻ: 
+ Con thích chơi trò chơi gì? 
+ Thích ăn món ăn gì? Thích học gì nhất? 
HOẠT ĐỘNG 3: TRÒ CHƠI CỦNG CỐ 
Trò chơi 1: “Làm theo hiệu lệnh”. 
- Cô nói bạn nào buộc tóc đâu thì tất cả các bé buộc tóc đứng dậy và ngược lại các bé không buộc tóc. 
Trò chơi 2: “Tìm bạn thân”. 
- Cô cho trẻ vừa đi vừa hát bài "Tìm bạn thân". Khi trẻ hát hết bài hoặc khi đang hát, nghe cô ra hiệu lệnh: "Tìm bạn thân" thì mỗi trẻ phải tìm cho mình một người bạn khác giới có màu áo có màu giống nhau (nếu số lượng trẻ trai và gái không bằng nhau thì trước khi chơi cô giáo phải cho các cháu đóng vai sao cho trẻ trai và gái bằng nhau). Các cháu nắm tay nhau vừa đi vừa hát. Đến khi cô nói: "Đổi bạn" thì trẻ phải tách và tìm cho mình một bạn khác theo đúng luật chơi. 
- Trò chơi tiếp tục 3 - 4 lần. 
- Mỗi lần chơi, cô khuyến khích những trẻ tìm bạn nhanh và đúng.
 HOẠT ĐỘNG 4: THỰC HÀNH
 Bước 1: GV cho từng trẻ thực hành giới thiệu bản thân trước lớp 
Bước 2: Câu hỏi thực hành: 
1. Chúng mình làm thế nào để phân biệt được 2 bạn với nhau? (GV lấy ví dụ tên cụ thể)
 a. Dựa vào tên, màu da, khuôn mặt, hình dáng, giới tính. 
b. Dựa vào địa chỉ nhà của bạn 
2. Khi đứng giới thiệu bản thân trước mọi người thì cần thế hiện như thế nào? 
a. Nói to, rõ ràng, mắt nhìn xuống mọi người, mỉm cười.
 b. Nhìn ra phía không có người 
3. Để giới thiệu về mình lưu loát hơn thì chúng mình nên rèn luyện như thế nào? 
a. Rèn luyện ở nhà, đứng trước gương 
b. Không cần rèn luyện 
Bước 3: Bé thực hành giới thiệu bạn ngồi cạnh

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mam_non_lop_choi_de_tai_be_chao_hoi_le_phep_nam_hoc.docx