Giáo án mầm non lớp Chồi - Đề tài: Điều kỳ diệu của ánh sáng

I. Mục đích – Yêu cầu

1. Kiến thức:

- Trẻ biết tên gọi và đặc điểm của một số nguồn sáng được dùng trong sinh hoạt hàng ngày.

- Trẻ biết được nguồn ánh sáng tự nhiên và nguồn ánh sáng nhân tạo.

- Trẻ thể hiện hiểu biết của mình về ánh sáng qua ngôn ngữ.

2. Kĩ năng:

- Dùng lời nói, nói lên tác dụng của sáng và tối.

- Phát triển kỹ năng quan sát, nhận xét, so sánh và kỹ năng làm việc theo nhóm.

3. Thái độ:

- Giáo dục trẻ biết giữ gìn, bảo vệ các nguồn ánh sáng, tiết kiệm điện.

II. Chuẩn bị:

- Clip và hình ảnh về những nguồn sáng tự nhiên: Mặt trời, mặt trăng, các vì sao, tia chớp, đom đóm. Những nguồn sáng nhân tạo: Bóng điện, đèn pin, nến, đèn dầu.

- 2 đường hầm: Một đường hầm tối, một đường hầm có ánh sáng.

- Lô tô hình ảnh ánh sáng nhân tạo và ánh sáng tự nhiên.

 

doc4 trang | Chia sẻ: thienanh95 | Lượt xem: 2980 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp Chồi - Đề tài: Điều kỳ diệu của ánh sáng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN GIA LÂM
 TRƯỜNG MẦM NON TT YÊN VIÊN
GIÁO ÁN
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Đề tài: Điều kỳ diệu của ánh sáng
Lứa tuổi: Mẫu giáo nhỡ (4-5 tuổi)
Thời gian: 25-30 phút
Năm học: 2017 – 2018
I. Mục đích – Yêu cầu
1. Kiến thức:
- Trẻ biết tên gọi và đặc điểm của một số nguồn sáng được dùng trong sinh hoạt hàng ngày.
- Trẻ biết được nguồn ánh sáng tự nhiên và nguồn ánh sáng nhân tạo.
- Trẻ thể hiện hiểu biết của mình về ánh sáng qua ngôn ngữ.
2. Kĩ năng:
- Dùng lời nói, nói lên tác dụng của sáng và tối.
- Phát triển kỹ năng quan sát, nhận xét, so sánh và kỹ năng làm việc theo nhóm.
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn, bảo vệ các nguồn ánh sáng, tiết kiệm điện.
II. Chuẩn bị:
- Clip và hình ảnh về những nguồn sáng tự nhiên: Mặt trời, mặt trăng, các vì sao, tia chớp, đom đóm. Những nguồn sáng nhân tạo: Bóng điện, đèn pin, nến, đèn dầu. 
- 2 đường hầm: Một đường hầm tối, một đường hầm có ánh sáng.
- Lô tô hình ảnh ánh sáng nhân tạo và ánh sáng tự nhiên.
III. Cách tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Ổn định tổ chức
- Cô và trẻ chơi trò chơi: Trời tối
- Cô tạo tình huống dẫn dắt trẻ vào bài.
2. Phương pháp, hình thức tổ chức.
2.1 Tìm hiểu về ánh sáng tự nhiên
+ Mặt trời.
- Cho trẻ xem video về mặt trời.
- Cô vừa cho các con xem video gì?
- Ánh sáng của mặt trời giúp gì cho chúng ta ?
- Các con có chạm được vào ông mặt trời không? Vì sao?
- Chúng ta có tắt và bật được ánh sáng của mặt trời không? Vì sao?
- Mặt trời thì chiếu sáng khi nào? 
- Chúng ta có được nhìn thẳng vào mặt trời không?Vì sao?
* Cô khái quát lại: Cô vừa giới thiệu với lớp mình ánh sáng của ông mặt trời. Ánh sáng mặt trời là ánh sáng tự nhiên.
+ Mặt trăng:
Cô đọc câu đố về mặt trăng
 Lúc mờ lúc tỏ
 Có chú Cuội nhỏ
 Ngồi gốc cây đa
 Hỏi là gì?
- Cho trẻ xem video về mặt trăng.
- Ánh sáng của mặt trăng xuất hiện khi nào?
- Các con thấy ánh sáng của mặt trăng như thế nào?
- Các con có tắt, bật được ánh sáng cuả mặt trăng không?
* Cô khái quát lại: Ánh sáng mặt trăng và ánh sáng mặt trời giúp chúng ta nhìn thấy mọi vật xung quanh, chúng ta không bật tắt được nguồn ánh sáng đó. Vì đó là nguồn ánh sáng tự nhiên.
*Mở rộng:
- Ngoài ánh sáng của mặt trăng và mặt trời thì các con còn biết thêm nguồn ánh sáng tự nhiên nào nữa?
- Cô cho trẻ xem hình ảnh của một số nguồn sáng tự nhiên khác: Các vì sao, tia chớp, đom đóm, ánh sáng từ núi lửa phun trào.
2.2 Tìm hiểu về ánh sáng nhân tạo.
- Cho trẻ khám phá đường hầm thứ nhất. Các con thấy đường hầm thứ nhất thế nào?
- Cho trẻ khám phá đường hầm số 2. Các con thấy đường hầm thứ 2 thế nào?
- Buổi tối khi các con học bài thì các con phải làm gì?
- Khi vào phòng đi ngủ các con phải làm gì?
- Khi mất điện muốn nhìn thấy nhau thì các con phải làm gì?
* Cô khái quát lại: Ánh sáng nhân tạo là nguồn ánh sáng khi chúng ta cần đến có thể bật lên và khi ta không dùng đến thì ta có thể tắt đi. Ánh sáng đó do con người tạo ra. Đó là ánh sáng nhân tạo.
*Mở rộng:
 - Vậy ngoài đèn pin ra thì các con còn biết nguồn ánh sáng nhân tạo nào khác?
- Cô cho trẻ xem nguồn ánh sáng nhân tạo như bóng điện, nến, đèn dầu, đèn ngủ...
* So sánh: Sự giống, khác nhau giữa ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo. 
*Củng cố: Vừa rồi các con được khám phá về gì?
Giáo dục trẻ: Chúng ta phải làm gì để bảo vệ nguồn ánh sáng?
-> Ánh sáng rất quan trọng đối với cuộc sống của chúng ta. Ánh sáng giúp chúng ta nhìn thấy mọi vật xung quanh, để làm việc, học tập, vui chơi.. Vì vậy các con phải bảo vệ môi trường và sử dụng nguồn điện phải phù hợp.
2.3 Trò chơi
* Trò chơi 1: Thi xem ai nhanh
Cách chơi: Cô đã chuẩn bị mỗi trẻ 1 rổ lô tô nhiệm vụ của chúng mình là khi cô gọi tên nguồn ánh sáng nào thì các con hãy chọn và giơ nguồn sáng đó lên .
- Chúng mình đã sẵn sàng chưa?
* Trò chơi 2: Đội nào nhanh nhất
- Cách chơi: Cô chia lớp mình làm 2 đội và chơi làm 2 lượt.
+ Lượt 1: Đội 1 lấy cho cô nguồn ánh sáng tự nhiên. Đội 2 sẽ lấy cho cô nguồn ánh sáng nhân tạo
+ Lượt 2 : Đội 1 lấy cho cô nguồn ánh sáng nhân tạo
 Đội 2 lấy cho cô nguồn ánh sáng tự nhiên 
- Thời gian là 1 bản nhạc đôi nào lấy được nhiều nguồn ánh sáng đúng đội đó sẽ dành chiến thắng.
- Luật chơi: Chơi theo luật tiếp sức mỗi lần chơi các con chỉ được lấy 1 nguồn ánh sáng.
* Cô tổ chức cho trẻ chơi. Nhận xét sau khi chơi.
3. Kết thúc: Cô nhận xét, kết thúc giờ học.
- Mặt trời ạ
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ chơi

File đính kèm:

  • dockpkh_anh_sang_103202115.doc
Giáo Án Liên Quan