Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Đề tài: Gõ đệm theo tiết tấu chậm: “Gà trống mèo con và cún con”

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Kiến thức

- Trẻ hát thuộc bài hát kết hợp gõ đệm nhịp nhàng theo tiết tấu chậm thành thạo phù hợp với giai điệu của bài hát “Gà trống, mèo con và cún con”.

- Trẻ biết tên và hiểu nội dung, cảm nhận giai điệu vui tươi, hồn nhiên của bài hát “Gà gáy” dân ca Cống Khao.

- Trẻ nắm được luật chơi và biết cách chơi trò chơi “Xúc xắc vui nhộn”.

2. Kỹ năng

- Trẻ có kỹ năng vận động theo tiết tấu chậm để đệm theo lời bài hát.

- Phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc ở trẻ.

- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.

3. Thái độ

- Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động. Biết hưởng ứng cảm xúc cùng cô.

- Yêu thích làn điệu dân ca Cống Khao qua bài hát Gà gáy.

- Trẻ biết yêu quí, chăm sóc và bảo vệ các con vật nuôi trong gia đình.

 

docx7 trang | Chia sẻ: tranhang91 | Lượt xem: 3245 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Đề tài: Gõ đệm theo tiết tấu chậm: “Gà trống mèo con và cún con”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN DỰ THI GIÁO VIỆN GIỎI CẤP HUYỆN VÒNG 2
CHU KÌ 2019 -2021
Chủ đề: Động vật
Đề tài: Gõ đệm theo tiết tấu chậm: “Gà trống mèo con và cún con” 
(Nhạc sĩ Thế Vinh)
Nội dung kết hợp:
Nghe hát: “Gà gáy” dân ca Cống Khao
Trò chơi âm nhạc: Xúc xắc vui nhộn
Loại tiết: Rèn kỹ năng
Đối tượng: 4 - 5 tuổi
Thời gian: 25 phút
Ngày soạn: 10/12/2020
Ngày dạy: 16/12/2020
Người thực hiện: 
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức
- Trẻ hát thuộc bài hát kết hợp gõ đệm nhịp nhàng theo tiết tấu chậm thành thạo phù hợp với giai điệu của bài hát “Gà trống, mèo con và cún con”.
- Trẻ biết tên và hiểu nội dung, cảm nhận giai điệu vui tươi, hồn nhiên của bài hát “Gà gáy” dân ca Cống Khao.
- Trẻ nắm được luật chơi và biết cách chơi trò chơi “Xúc xắc vui nhộn”.
2. Kỹ năng
- Trẻ có kỹ năng vận động theo tiết tấu chậm để đệm theo lời bài hát.
- Phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc ở trẻ.
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
3. Thái độ
- Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động. Biết hưởng ứng cảm xúc cùng cô.
- Yêu thích làn điệu dân ca Cống Khao qua bài hát Gà gáy. 
- Trẻ biết yêu quí, chăm sóc và bảo vệ các con vật nuôi trong gia đình.
II. CHUẨN BỊ 
 1. Địa điểm: Lớp học 4-5 tuổi A1, 
 2. Đồ dùng của cô:
- Giáo án tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc thiết kế theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm.
- Máy tính, tivi kết nối, Powerpoint nội dung chương trình, các thiết bị dẫn cần thiết.
- Đàn occgan , Nhạc beat bài hát “Gà trống, mèo con và cún con”, “Gà gáy”.
- Trang phục phù hợp.
3. Đồ dùng của trẻ
- Ghế, xốp đủ cho trẻ ngồi.
- Trang phục đẹp, phù hợp với hoạt động. 
III. CÁCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Gây hứng thú: (2 - 3 p)
- Chào mừng các bé đến với chương trình “Giao lưu âm nhạc”. Chủ đề về các con vật đáng yêu.
- Cô mở nhạc chicken Dance cho trẻ làm theo động tác bài hát.
- Về dự với chương trình hôm nay, cô xin trân trọng giới thiệu có các cô giáo đến từ các trường mầm non trong huyện Tân Yên. Các con hãy nổ 1 trang pháo tay thật to để chào đón các cô nào.
- Giới thiệu 3 đội chơi đến từ lớp 4- 5TA1.
+ Đội Gà trống
+ Đội mèo con
+ Đội cún con
- Người dẫn chương trình là cô giáo “Hải Yến”.
- Cô giới thiệu chương trình gồm 3 phần:
+ Phần 1: Giai điệu thân quen
+ Phần 2: Trò chơi âm nhạc
+ Phần 3: Quà tặng âm nhạc
2. Hoạt động 2: Bài mới: (24 - 26 phút)
2.1. Ôn lại bài hát: Gà trống, Mèo con và Cún con.
* Phần 1: “Giai điệu thân quen”. 
- Và ngay sau đây chúng ta sẽ đến phần 1 của chương trình mang tên “Giai điệu thân quen”
- Ở phần 1 này các con sẽ lắng nghe giai điệu của 1 bài hát nhiệm vụ của các con sẽ đoán xem đó là giai điệu bài hát nào.
+ Cô mở một đoạn nhạc bài “Gà trống, mèo con và cún con” cho trẻ nghe.
+ Các con có biết đó là giai điệu bài hát gì không? Của nhạc sĩ nào?
* Cô khái quát: À đúng rồi đấy chúng mình vừa được nghe giai điệu bài hát “Gà trống, mèo con và cún con” của nhạc sỹ “Thế Vinh” đấy.
+ Các con cùng hát cùng với cô bài hát này nào?
 (Cô chú ý động viên trẻ hát đúng lời ca, giai điệu và thể hiện tình cảm khi hát)
+ Các bạn thể hiện bài hát rất là giỏi đấy cô khen tất cả các con.
2.2. Rèn kỹ năng vỗ tay theo tiết tấu chậm bài hát “Gà trống, mèo con và cún con”
* Rèn kỹ năng vỗ tay theo tiết tấu chậm
+ Để bài hát “Gà trống, mèo con và cún con” sôi nổi và vui tươi hơn, hôm trước cô đã dạy các con vừa hát vừa VTTTTC đấy.
+ Bạn nào có thể nhắc lại cách vận VTTTTC cho cô nào?
- Các bạn trả lời rất là đúng VTTTTC là vô 3 cái rồi mở ra đấy, các con hãy cùng chú ý xem cô hát và VTTTTC nhé.
+ Cô vỗ tay theo tiết tấu chậm lại cho trẻ xem.
+ Cô vừa hát và VTTTTC rồi đấy các con hãy thưởng cho cô 1 tràng vỗ tay nào. Bây giờ cô muốn cả lớp cùng hát và VTTTTC cùng cô nào.
=> Cô nhận xét và sửa sai cho trẻ theo cách VTTTC đúng tiết tấu, đều.
+ Các con hát rất là hay VTTTTC rất là giỏi cô khen tất cả các con. .....
+ Bạn nào xung phong lên hát và VTTTTC nào
(Cô mời một nhóm trẻ mạnh dạn, có năng khiếu hát, VTTTTC chuẩn cho cả lớp cùng xem)
+ Các con có nhận xét gì về phần thể hiện của các bạn?
+ Mời trẻ nhận xét 
+ Cô mời các bạn còn lại sẽ đứng lên hát và VTTTTC cùng các bạn nào. (trẻ còn lại vỗ tay, hướng trẻ vỗ tay đúng tiết tấu đúng theo lời bài hát.) 
+ Mời nhóm trẻ (hoặc cá nhân trẻ) nhút nhát VTTTC. Cô động viên trẻ để trẻ mạnh dạn, tự tin.
+ Mời trẻ nhận xét 
+ Các con vừa hát và VTTTC bài hát gì?
+ Chúng mình có cảm nhận gì về giai điệu của bài hát? Bài hát nói về con vật gì?
- Cô khái quát: Bài hát “Gà trống, mèo con và cún con” có giai điệu vui tươi rộn ràng. Bài hát nói về các con vật: Gà trống, mèo con, cún con, bạn gà trống gáy báo thức cho mọi người dạy đi làm, bạn mèo con thì biết bắt chuột, bạn cún con thì chăm canh gác nhà, các con vật đều rất chăm chỉ giúp ích cho gia đình. Vì vậy các con phải biết yêu quý, chăm sóc và bảo vệ các con vật nuôi trong gia đình mình nhé. 
* Gõ đệm theo TTC bằng nhạc cụ: Để chương trình hay hơn nữa cô có rất nhiều các loại nhạc cụ đa dạng và hấp dẫn, các con hay tự lựa chọn cho mình loại nhạc cụ mà mình thích để gõ đệm theo TTC được hay hơn nhé.
+ Đội nào xung phong lên thể hiện trước nào?
+ Cô mời từng tổ VTTTC cùng với nhạc cụ âm nhạc.
- Tổ mèo con và cún con có nhận xét gì về phần thỉ hiện của các bạn đội gà trống nào?... (cho các tổ nhận xét nhau....) 
+ Các nhóm VTTTC.
- Cô mời đại diện nhóm bạn nam sẽ thi đua với đại diện nhóm bạn nữ xem đội nào hát và VTTTTC đúng và đều nhất nhé. Cô mời nhóm bạn nam sẽ lên thể hiện trước nào.
- Bạn nào giỏi lên đây thể hiện cho cô và các bạn nào?
+ Cá nhân VTTTC.
- (Cô yêu cầu trẻ nhận xét sau mỗi phần thể hiện của tổ bạn và trẻ khác, cô nhận xét và sửa cho những tổ và cá nhân chưa thực hiện được....cô gần gũi động viên để trẻ tham gia đồng thời khen ngợi, cho các bạn cổ vũ để trẻ thấy tự tin).
* Vận động sáng tạo:
- Các con ơi. Ngoài cách VTTTC ra, các con có biết bài hát “Gà trống mèo con và cún con” còn cách VĐ nào khác cho bài hát thêm sinh động hơn không?
- Cô cũng đồng ý với ý tưởng của các bạn các con có thể lắc mông, dậm chân, vỗ vai, vẫy tay.. đấy. Các con hãy cùng thảo luận với đội mình xem sẽ VĐ sáng tạo theo hình thức mà đội mình thích nhé. Thời gian thảo luận là 5s bắt đầu
(khuyến khích trẻ vận động tích cực, sáng tạo)
+ Cô cho các nhóm nêu ý tưởng vận động sáng tạo của đội mình
+ Cô mời các nhóm vận động theo ý tưởng..
- Các đội vận động sáng tạo rất là giỏi, đẹp cô khen các con. 
- Các con ơi. Vừa rồi chúng ta đã trải qua phần 1 của chương trình rồi đấy và ngay sau đây chúng ta sẽ bước vào phần 2 của chương trình đó là “Trò chơi âm nhạc” (trẻ zê hưởng ứng)
2.3: Trò chơi âm nhạc
* Phần 2: Trò chơi âm nhạc: “Xúc xắc vui nhộn”
- Trẻ chơi trò chơi trời tối trời sáng. 
- Cô có gì đây? 
- Hôm nay cô và cả lớp mình cùng chơi trò chơi âm nhạc nhé. 
- Trò chơi có tên là “Xúc xắc vui nhộn”. Để hiểu rõ hơn về luật chơi các con hãy cùng lắng nghe cô phổ biến cách chơi và luật chơi nhé.
 Cách chơi: Để chơi được trò chơi này các con sẽ đứng tạo thành vòng tròn vừa đi vừa hát bài “Cùng vui chơi”. Cô hoặc 1 bạn cầm xúc xắc lên tung khi xúc xắc dừng ở con vật nào các con lựa chọn bài hát về chủ đề động vật để thể hiện nhé.
- Luật chơi: Khi tung quân xúc sắc mà chùng với con vật lần trước chúng ta phải tung lại.
+ Cô tổ chức cho trẻ chơi trò chơi (2-3 lần)
+ Cô chú ý bao quát trẻ và động viên trẻ trong khi chơi.
- Các con chơi trò chơi rất giỏi cô khen tất cả các con. Và ngay sau đây chúng ta sẽ bước vào phần 3 của chương trình mang tên “Quà tặng âm nhạc”
2.3. Nghe hát: Gà gáy – Dân ca Cống Khao
* Phần 2: “Quà tặng âm nhạc”. 
- Ở phần quà tặng âm nhạc này cô có món quà muốn tặng lớp mình các con hãy đọc câu thần chú để mở món quà cùng cô nào (úm ba la 123 mở)
 (Ò ó o o o, các bạn ơi! Đố các bạn biết tớ là ai? Ôi các bạn giỏi quá mình là gà trống đây nghe tin các bạn lớp 4-5TA1 học rất ngoan và giỏi nên hôm nay mình có 1 bản nhạc muốn tặng cho các bạn đấy. Các bạn hãy lắng nghe và cảm nhận giai điệu của bản nhạc nhé..... Và ngay sau đây các bạn hãy nổ 1 tràng pháo tay thật to để chào đón cô “Hải Yến”
- Các con ơi. Lại đây vơi cô nào phần quà tặng âm nhạc hôm nay cô sẽ dành tặng cho các con bài hát: “Gà gáy” của dân ca Cống Khao các con hãy cùng thưởng thức nhé.
- Nghe hát “Gà gáy” của Dân ca Cống Khao.
- Cô hát lần 1: cử chỉ điệu bộ.
+ Một tràng pháo tay thật to giành cho cô nào
+ Hỏi trẻ các con vừa nghe cô hát bài hát gì?
- Các con hãy về chỗ và hướng mắt lên sân khấu xem cô hát lại bài hát “Gà gáy” nhé.
- 1 trẻ đóng làm gà trống chạy ra (Ò ó o o, Các bạn ơi mau dậy thôi và vẫy tay gọi cô và 2 bạn ra sân khấu. Cô hát lần 2: Cô và nhóm múa phụ họa hát cho trẻ nghe (Cuối bài hát cô mời trẻ cùng đứng dậy hưởng ứng hát cùng cô)
+ Các con vừa được nghe bài hát gì ? Của dân tộc nào?
- Bài hát nói về điều gì ?
+Các con cảm nhận thấy bài hát “Gà gáy” có giai điệu thế nào?
=> Tóm tắt nội dung bài hát: Bài hát nói về con gà trống vào mỗi buổi sáng thức dậy gà trống cất tiếng gáy để báo hiệu ngày mới bắt đầu, đánh thức mọi người dậy lên nương, lên rẫy làm việc. Bài hát có giai điệu rất vui tươi hồn nhiên đấy. 
* Bước 3: Kết thúc (1 - 2 phút)
- Các con ơi. Bài hát “Gà gáy”đã kết thúc chương trình “Giao lưu âm nhạc” .
+ Xin chào tạm biệt và hẹn các con ở chương trình lần sau 
+ Trẻ vỗ tay chào mừng
+ Trẻ làm động tác theo bài hát 
+ Trẻ vỗ tay hưởng ứng
+ 3 đội đứng lên giới thiệu
+ Trẻ vỗ tay
+ Trẻ chú ý nghe cô giới thiệu 3 phần thi
+ Trẻ lắng nghe
+ Trẻ lắng nghe giai điệu của bài hát nhún nhảy hưởng ứng, hát theo giai điệu trao đổi với nhau về tên bài hát được nghe.
+ 1- 2 trẻ trả lời: Bài hát “Gà trống, mèo con và cún con” của nhạc sỹ “Thế Vinh” ạ.
- Trẻ chú ý lắng nghe cô khái quát
+ Cả lớp hát cùng cô: 1 lần (Có nhạc đệm).
+ Trẻ chú ý lắng nghe cô nói
+ Trẻ chú ý lắng nghe cô nói
+ 1 - 2 trẻ nhắc lại VTTTC: 1 2 3 mở, vỗ 3 cái rồi mở tay ra.
+ Trẻ chú ý lắng nghe và quan sát cô vỗ tay tiết tấu chậm lại cho trẻ xem.
+ Cả lớp VTTTC cùng cô 1-2 lần.
- Trẻ chú ý nghe cô nhận xét
+ 4-5 trẻ mạnh dạn, có kỹ năng tốt hát, VTTTC.
+ 1-2 Trẻ nhận xét: các bạn hát đều, vỗ tay đúng tiết tấu chậm theo lời bài hát ạ.
+ Những trẻ còn lại vỗ tay theo tiết tấu chậm
+ Nhóm 3 - 4 trẻ (hoặc cá nhân trẻ) cần sửa sai hát, sửa sai VTTTC.
+ 1 - 2 trẻ nhận xét: vỗ tay đều, không đều, đúng tiết tấu, không đúng tiết tấu...
+ 1-2 trẻ trả lời: Bài hát “Gà trống, mèo con và cún con” ạ.
+ 1-2 trẻ trả lời: Bài hát có giai điệu vui tươi, rộn ràng. Bài hát nói về con gà trống, con mèo và cún con ạ.
- Trẻ chú ý lắng nghe cô nói và hưởng ứng...
+ Trẻ chú ý lắng nghe.
+ Từng tổ VTTTC bằng dụng cụ âm nhạc (Trống lắc, phách, gáo dừa), các tổ giao lưu với nhau, các bạn nhận xét....
+ Nhóm nam, nữ vỗ tay theo tiết tấu chậm.
+ 1-2 trẻ tốt, khá vỗ tay theo tiết tấu chậm.
- 1-2 trẻ trả lời: Lắc mông dậm chân, vỗ vai, vẫy tay .....
- 3 nhóm tự thảo luận và đưa ra ý tưởng của đội mình
- Trẻ trả lời theo ý tưởng của đội mình.
- Các nhóm vận động sáng tạo theo ý tưởng....
- Trẻ chơi trò chơi cùng cô.
Cả lớp trả lời: Quân xúc sắc ......
- 
- Trẻ lắng nghe và mở hộp quà cùng cô.
- Trẻ chú ý nghe cô phổ biến cách chơi và luật chơi.
- Trẻ vừa đi vừa hát bài hát “Cùng vui chơi” và chơi trò chơi 2-3 lần.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ đọc câu thần chú và mở hộp quà cùng cô.
- Trẻ lắng nghe bạn gà trống nói và nghe giai điệu bài hát.
- Trẻ vỗ tay
- Trẻ quay quần bên cô.
+Trẻ ngồi quây quần bên cô, lắng nghe cô hát, cảm nhận giai điệu.
- Trẻ vỗ tay
+ Trẻ trả lời: Bài hát “Gà gáy” ạ.
+ Trẻ lắng nghe, xem cô và các bạn biểu diễn, hát theo, đung đưa, thể hiện cảm xúc, hửng ứng cùng cô.
- 1 -2 trẻ trả lời: Bài hát “Gà gáy” của dân tộc Cống Khao ạ
- 1- 2 trẻ trả lời: Bài hát nói về chú gà trống gáy mỗi buổi sáng sớm.
 - 1- 2 trẻ trả lời Bài hát có giai điệu vui tươi hồn nhiên.
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chú ý lắng nghe
+ Trẻ chào tạm biệt các bạn và các cô.

File đính kèm:

  • docxphat trien tinh cam tham mi 4 tuoi_13084178.docx