Giáo án mầm non lớp Chồi - Đề tài: Khám phá về âm thanh trong cuộc sống

MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU :

1. Kiến thức:

- Trẻ biết tên gọi 1 số loại âm thanh trong cuộc sống:

+ Âm thanh giải trí: Tiếng của 1 số nhạc cụ âm nhạc, lời nói, tiếng hát

+ Âm thanh trong tự nhiên: Tiếng sấm, sét, sóng biển, gió, suối chảy

+ Âm thanh quen thuộc: tiếng một số con vật, còi xe

+ Âm thanh báo hiệu: tiếng còi tàu, trống trường, chuông cứu hỏa

- Biết được ý nghĩa, vai trò của âm thanh nói chung trong đời sống và tác hại của nó.

2. Kĩ năng:

- Nghe và gọi đúng tên một số âm thanh thuộc các nhóm trên.

- Hiểu và nêu được ý nghĩa của âm thanh với cuộc sống của con người.

- Lựa chọn đúng các lô tô âm thanh giải trí, âm thanh tự nhiên, âm thanh quen thuộc, báo hiệu.

- Rèn luyện cho trẻ ngôn ngữ mạch lạc, mạnh dạn tự tin phát biểu ý kiến.

3. Thái độ:

- Hứng thú khi tham gia hoạt động cùng cô và bạn.

- Giáo dục trẻ hành vi văn minh khi sử dụng âm thanh.

 

docx6 trang | Chia sẻ: thienanh95 | Lượt xem: 5365 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp Chồi - Đề tài: Khám phá về âm thanh trong cuộc sống, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN LONG BIÊN
TRƯỜNG MẦM NON TRÀNG AN
GIÁO ÁN
KHÁM PHÁ KHOA HỌC
Đề tài: Khám phá về âm thanh trong cuộc sống 
Đối tượng: MGN (4 – 5 tuổi)
Số lượng: 20 – 25 trẻ
Thời gian: 25 – 30 phút
Giáo viên: Vũ Minh Hồng
Ngày dạy: 01/02/2018
Năm học 2017- 2018
GIÁO ÁN
KHÁM PHÁ KHOA HỌC
Đề tài: Khám phá về âm thanh trong cuộc sống 
Đối tượng: MGN (4 – 5 tuổi)
Số lượng: 20 – 25 trẻ
Thời gian: 25 – 30 phút
Giáo viên: Vũ Minh Hồng
Ngày dạy: 01/02/2018
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU :
1. Kiến thức: 
- Trẻ biết tên gọi 1 số loại âm thanh trong cuộc sống: 
+ Âm thanh giải trí: Tiếng của 1 số nhạc cụ âm nhạc, lời nói, tiếng hát
+ Âm thanh trong tự nhiên: Tiếng sấm, sét, sóng biển, gió, suối chảy
+ Âm thanh quen thuộc: tiếng một số con vật, còi xe
+ Âm thanh báo hiệu: tiếng còi tàu, trống trường, chuông cứu hỏa
- Biết được ý nghĩa, vai trò của âm thanh nói chung trong đời sống và tác hại của nó.
2. Kĩ năng:
- Nghe và gọi đúng tên một số âm thanh thuộc các nhóm trên.
- Hiểu và nêu được ý nghĩa của âm thanh với cuộc sống của con người.
- Lựa chọn đúng các lô tô âm thanh giải trí, âm thanh tự nhiên, âm thanh quen thuộc, báo hiệu.
- Rèn luyện cho trẻ ngôn ngữ mạch lạc, mạnh dạn tự tin phát biểu ý kiến.
3. Thái độ:
- Hứng thú khi tham gia hoạt động cùng cô và bạn.
- Giáo dục trẻ hành vi văn minh khi sử dụng âm thanh.
II. CHUẨN BỊ :
1. Đồ dùng của cô:
- Địa điểm: Trong lớp học
- Các đoạn âm thanh và lô tô hình ảnh minh họa âm thanh thuộc 4 nhóm đã nêu.
- Nhạc các bài hát
- Trống, xắc xô, 1 hộp bọc ni lông trên miệng và hạt xốp biển.
- 4 cái bàn nhỏ, bảng chơi trò chơi
- Bài giảng điện tử. 
2. Đồ dùng của trẻ:
+ Lô tô minh họa các âm thanh
+ Trang phục thỏa mái
+ Ghế ngồi
III. CÁCH TIẾN HÀNH :
HĐ của cô
HĐ của trẻ
1.Ổn định tồ chức
- Cô cho trẻ chơi trò chơi “Vũ điệu sôi động”
+ Cách chơi: nhạc nhanh trẻ vận động nhanh, nhạc chậm trẻ vận động chậm.
- Các con cảm thấy vũ điệu vừa rồi như thế nào?
- Nhờ bộ phận nào trên cơ thể mà các con nghe được tiếng nhạc?
- Ngoài tiếng nhạc, các con còn nghe thấy những âm thanh gì trong cuộc sống hàng ngày?
2.Phương pháp, hình thức tổ chức
*HĐ1: Nhận biết các nhóm âm thanh thường gặp
- Ngoài những âm thanh mà các con vừa kể, mời các con hãy cùng tham gia trải nghiệm với các thiết bị điện tử để xem còn có những âm thanh gì trong cuộc sống của chúng ta nhé!
- Tổ chức cho trẻ thành 4 nhóm, mỗi nhóm sử dụng một thiết bị tai nghe. Các thành viên lần lượt nghe và phán đoán tên âm thanh đã nghe. Chọn lô tô minh họa.
- Cho các nhóm trao đổi, giới thiệu, kể tên các âm thanh mình đã nghe
- Kiểm tra kết quả của các đội.
- Kết luận về tên gọi các nhóm âm thanh 
*Sự lan chuyền âm thanh
- Tổ chức cho trẻ tham gia trải nghiệm thí nghiệm hạt xốp vui vẻ: Dùng 1 hộp sắt được bọc ni lông trên miệng. Rắc xốp biển lên bề mặt nilon.
- Mời trẻ lên tạo âm thanh (bật nhạc, vỗ tay, gõ trống, gõ sắc xô,..) và quan sát, nhận xét kết quả.
Tiếng trống phát ra, các hạt xốp chuyển động.
=>Cô chốt: khi gõ dùi vào trống, mặt trống rung lên, không khí cũng rung lên lan truyền tác động tới tấm ni lông làm cho các hạt xốp chuyển động. Vậy âm thanh lan truyền trong không khí. Đó là một hành trình kỳ diệu các con ạ.
- Khi chúng ta giao tiếp với nhau, âm thanh được lan truyền qua không khí tới tai, nhờ đó mà chúng ta có thể nghe được mọi âm thanh trong cuộc sống.
*HĐ2: Ý nghĩa của âm thanh với cuộc sống của con người
- Âm thanh trong cuộc sống muôn màu muôn vẻ và nếu như không có âm thanh thì điều gì sẽ xảy ra?
=>Không có âm thanh con người giao tiếp với nhau khó khăn hơn, không được thưởng thức các tiết mục giải trí, không biết được những nguy hiểm nếu xảy ra (không nghe tiếng còi báo cháy...)
- Âm thanh giúp ích rất nhiều với đời sống con người. Nhưng nó cũng trở thành vô ích, có hại nếu sử dụng không đúng. 
Vì vậy, mỗi người trong chúng ta cần có ý thức sử dụng âm thanh sao cho hợp lý.
Giáo dục
- Điều gì sẽ xảy ra nếu các con nghe âm thanh quá nhỏ?
Còn âm thanh quá lớn?
- Các con phải biết bảo vệ đôi tai của mình bằng cách vệ sinh sạch sẽ hàng ngày, nghe âm lượng vừa đủ.
- Sử dụng âm thanh đúng lúc để không làm phiền người khác.
*HĐ3: Luyện tập, củng cố.
Trò chơi 1: Thi xem ai nhanh
+ Luật chơi và cách chơi như sau: Trên màn hình cô có 5 câu hỏi. Cả lớp chia làm hai đội. Nhiệm vụ của mỗi đội là phải lắc sắc xô dành quyền trả lời. Thời gian suy nghĩ là 5 giây, sau 5 giây đội nào có đáp án thì lắc xắc xô giành quyền trả lời trước. Nếu câu trả lời đúng sẽ được tặng 1 bông hoa. Nếu câu trả lời sai sẽ nhường quyền trả lời cho đội còn lại. Kết thúc trò chơi, đội nào được nhiều hoa hơn đội đó thắng cuộc.
- Tổ chức cho trẻ chơi với 5 – 6 lượt nghe âm thanh. Nhận xét kết quả sau khi chơi.
Trò chơi 2: Thử tài của bé
+ Cách chơi: Trò chơi gồm 2 đội. Nhiệm vụ của các đội là lên lấy lô tô âm thanh. Đội 1: tìm và phân loại âm thanh giải trí và âm thanh báo hiệu. Đội 2: tìm và phân loại âm thanh tự nhiên và âm thanh quen thuộc.
+ Luật chơi: Chơi theo luật tiếp sức. Trong thời gian 1 bản nhạc, đội nào phân loại đúng và lấy được nhiều âm thanh, đội đó sẽ dành chiến thắng. Nhận xét kết quả sau khi chơi.
3.Kết thúc
- Hát bài “oẳn tù tì”.
- Trẻ vận động theo nhạc.
- Trẻ trả lời 
- Trẻ kể tên 
- Trẻ trả lời
- Trẻ về nhóm
- Trẻ trả lời
- Trẻ thực hiện thí nghiệm
- Nhận xét kết quả
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe và chơi.
- Trẻ lắng nghe và chơi.
- Trẻ hát

File đính kèm:

  • docxhong-_b2_kham_pha_am_thanh_trong_cuoc_song_7520188.docx
Giáo Án Liên Quan