Giáo án mầm non lớp chồi - Đề tài: Khâu và trang trí áo
I. Mục đích – yêu cầu:
- Trẻ biết luồn dây vào các lỗ, buộc dây để tạo thành chiếc áo và biết trang trí áo bằng các nguyên vật liệu.
- Trẻ biết luồn dây, buộc dây, biết xếp dán nguyên vật liệu để trang trí chiếc áo theo sự sáng tạo của trẻ.
- Giáo dục trẻ yêu quý, biết ơn người thợ may, giữ gìn trang phục sạch đẹp.
II. Chuẩn bị:
- Trò chơi “Ai thông minh hơn?” trên powerpoint có câu đố và hình ảnh về dụng cụ nghề may: kéo, kim, thước dây, bàn ủi; hình ảnh cô thợ may.
- 3 chiếc áo gợi ý mặc trên 3 hình người bằng bìa:
+ Chiếc áo khâu bằng cách luồn dây từ sau ra trước, từ trước ra sau, trang trí hình bông hoa và nơ.
+ Chiếc áo khâu bằng cách luồn dây vòng từ trước ra sau, trang trí hình cành hoa và ống hút quanh cổ áo.
+ Chiếc áo khâu bằng cách luồn dây vòng từ sau ra trước, trang trí hình hai đầu con gấu và hàng nút ở giữa.
- 10 chiếc áo bằng xốp nỉ đã được bấm lỗ, dây đủ màu.
- Một số nguyên vật liệu: Ống hút, hoa cắt từ chai nhựa, nắp ken, đĩa CD hỏng, vỏ xốp bọc trái cây, hũ rau câu, nút chai nhựa đủ màu, nắp hộp sữa bột, hạt kim sa, dây kẽm kim tuyến.
- 10 mũ múa, que chỉ, khăn lau tay, keo hai mặt, 5 cái rổ.
- Nhạc không lời, nhạc cho trẻ biểu diễn thời trang.
PHÒNG GD & ĐT VẠN NINH TRƯỜNG MẦM NON BÌNH MINH & KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH Lĩnh vực : Phát triển thẩm mỹ Chủ điểm : Nghề nghiệp Đề tài : Khâu và trang trí áo Lớp : Nhỡ C Giáo viên : Nguyễn Diệp Ái Trâm Ngày dạy : 13/ 01/ 2016 Năm học: 2015-2016 I. Mục đích – yêu cầu: - Trẻ biết luồn dây vào các lỗ, buộc dây để tạo thành chiếc áo và biết trang trí áo bằng các nguyên vật liệu. - Trẻ biết luồn dây, buộc dây, biết xếp dán nguyên vật liệu để trang trí chiếc áo theo sự sáng tạo của trẻ. - Giáo dục trẻ yêu quý, biết ơn người thợ may, giữ gìn trang phục sạch đẹp. II. Chuẩn bị: - Trò chơi “Ai thông minh hơn?” trên powerpoint có câu đố và hình ảnh về dụng cụ nghề may: kéo, kim, thước dây, bàn ủi; hình ảnh cô thợ may. - 3 chiếc áo gợi ý mặc trên 3 hình người bằng bìa: + Chiếc áo khâu bằng cách luồn dây từ sau ra trước, từ trước ra sau, trang trí hình bông hoa và nơ. + Chiếc áo khâu bằng cách luồn dây vòng từ trước ra sau, trang trí hình cành hoa và ống hút quanh cổ áo. + Chiếc áo khâu bằng cách luồn dây vòng từ sau ra trước, trang trí hình hai đầu con gấu và hàng nút ở giữa. - 10 chiếc áo bằng xốp nỉ đã được bấm lỗ, dây đủ màu. - Một số nguyên vật liệu: Ống hút, hoa cắt từ chai nhựa, nắp ken, đĩa CD hỏng, vỏ xốp bọc trái cây, hũ rau câu, nút chai nhựa đủ màu, nắp hộp sữa bột, hạt kim sa, dây kẽm kim tuyến. - 10 mũ múa, que chỉ, khăn lau tay, keo hai mặt, 5 cái rổ. - Nhạc không lời, nhạc cho trẻ biểu diễn thời trang. III. Phương pháp – biện pháp: 1. Phương pháp: Quan sát, đàm thoại, thực hành, luyện tập. 2. Biện pháp : Trò chơi, gợi ý, chỉ dẫn, động viên, khuyến khích. IV. Tiến hành: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ HĐ1: Trò chơi “Ai thông minh hơn?” - Cô tập trung trẻ, giới thiệu trò chơi “Ai thông minh hơn?” + Cô nói cách chơi: Trên màn hình là bốn ô số từ 1 đến 4, đằng sau mỗi ô số là câu đố về dụng cụ của một nghề, giải được câu đố thì ô số sẽ mở ra, cả lớp cùng đoán xem hình ảnh nghề gì đằng sau các ô số đó. + Cô cho trẻ chơi, nhận xét. - Hỏi trẻ: + Nghề may tạo ra sản phẩm gì? + Khi mặc những bộ trang phục đẹp hoặc sử dụng các đồ dùng: mũ, giỏ con phải như thế nào? - Cô khái quát và giáo dục trẻ yêu quý, biết ơn người thợ may, giữ gìn đồ dùng, trang phục sạch đẹp. - Dẫn dắt cho trẻ đi xem các chiếc áo gợi ý - Tập trung theo cô, nghe cô giới thiệu và nói cách chơi. - Trẻ chơi trò chơi. - Trả lời các câu hỏi của cô. - Trẻ nghe cô nói. HĐ2: Khâu và trang trí áo *Quan sát các chiếc áo gợi ý: Cô dẫn trẻ đến lần lượt từng chiếc áo cho trẻ quan sát và đàm thoại với trẻ: - Áo 1: Chiếc áo khâu bằng cách luồn dây từ sau ra trước, từ trước ra sau, trang trí hình bông hoa và nơ: + Chiếc áo này được khâu bằng cách nào? + Để khâu phần vai áo, bạn đã luồn dây bắt đầu từ đâu? Còn phần thân áo thì sao? + Bạn đã trang trí áo như thế nào? - Áo 2: Chiếc áo khâu bằng cách luồn dây vòng từ trước ra sau, trang trí hình cành hoa và ống hút quanh cổ áo: + Cách khâu chiếc áo này có gì khác? + Bạn dùng nguyên vật liệu gì để trang trí áo? - Áo 3: Chiếc áo khâu bằng cách luồn dây vòng từ sau ra trước, trang trí hình hai đầu con gấu và hàng nút ở giữa: + Con có nhận xét gì về cách khâu chiếc áo này? + Áo được trang trí như thế nào? *Định hướng nội dung hoạt động: - Con thấy những chiếc áo vừa rồi như thế nào? - Cô chia lớp mình thành 5 nhóm thực hiện, các con hãy về nhóm cùng thảo luận để chọn cách khâu và trang trí áo thật đẹp. *Trẻ thực hiện: - Cô cho trẻ tự lấy đồ dùng về nhóm ngồi thực hiện, mở nhạc không lời. - Cô bao quát, động viên và giúp đỡ trẻ khi cần thiết, gợi ý trẻ cách trang trí để chiếc áo trông đẹp hơn. - Gần hết giờ, cô nhắc các nhóm nhanh chóng hoàn thành sản phẩm. - Trẻ làm xong, cô cho trẻ mặc áo và đội mũ múa hình ký hiệu nhóm vào cho bạn trong nhóm mình. *Nhaän xeùt saûn phaåm: - Tập trung trẻ, cho trẻ chọn sản phẩm trẻ thích, hỏi trẻ: + Vì sao con thích? (gợi ý trẻ nhận xét về kỹ năng khâu, kỹ năng trang trí). - Cô nhận xét chung sản phẩm, chú ý sản phẩm đẹp, sản phẩm mang tính sáng tạo. - Tuyên dương trẻ. * Trẻ chơi biểu diễn thời trang: - Cô mở nhạc cho trẻ chơi biểu diễn thời trang. - Khen ngợi trẻ. * Nhận xét chung buổi hoạt động - Cho trẻ thu dọn đồ dùng học liệu cùng cô. - Quan sát lần lượt từng chiếc áo và trả lời các câu hỏi của cô. - Trả lời câu hỏi của cô. - Nghe cô nói. - Trẻ ngồi theo nhóm, thực hiện khâu và trang trí áo. - Trẻ mặc áo & đội mũ múa vào cho bạn nhóm mình - Trẻ nhận xét sản phẩm -Trẻ chơi biểu diễn thời trang. - Trẻ thu dọn đồ dùng học liệu.
File đính kèm:
- Khau_va_trang_tri_ao.doc