Giáo án mầm non lớp Chồi - Đề tài: “Làm quen chữ cái s,x” - Chủ đề: Nước và các hiện tượng tự nhiên

I. Mục đích yêu cầu

1. Kiến thức:

- Trẻ nhận biết và biết cách phát âm chữ cái s, x

- Trẻ biết cấu tạo và nhận ra điểm khác nhau giữa các chữ cái s, x

- Trẻ hiểu cách chơi và luật chơi các trò chơi nhận biết và phát âm chữ cái s, x

2. Kỹ năng:

- Luyện kỹ năng nhận biết chính xác và phát âm rõ ràng các chữ s, x

- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ, dạy trẻ nói trọn câu, rõ ý.

- Luyện kỹ năng chú ý, ghi nhớ, so sánh, phân biệt chữ cái

 

docx4 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 16263 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp Chồi - Đề tài: “Làm quen chữ cái s,x” - Chủ đề: Nước và các hiện tượng tự nhiên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
Đề tài: “Làm quen chữ cái s,x”
Chủ đề: Nước và các hiện tượng tự nhiên
Đối tượng: MG nhỡ (Lớp 4 tuổi A)
Thời gian: 25-30 phút
Mục đích yêu cầu
Kiến thức:
Trẻ nhận biết và biết cách phát âm chữ cái s, x
Trẻ biết cấu tạo và nhận ra điểm khác nhau giữa các chữ cái s, x
Trẻ hiểu cách chơi và luật chơi các trò chơi nhận biết và phát âm chữ cái s, x
Kỹ năng:
Luyện kỹ năng nhận biết chính xác và phát âm rõ ràng các chữ s, x
Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ, dạy trẻ nói trọn câu, rõ ý.
Luyện kỹ năng chú ý, ghi nhớ, so sánh, phân biệt chữ cái
Thái độ:
Trẻ tích cực, hứng thú tham gia vào các hoạt động
Giáo dục trẻ biết bảo vệ nguồn nước (Sử dụng tiết kiểm nước, không vứt rác vào nước)
Chuẩn bị:
Đồ dùng của cô
Đồ dùng của trẻ
-Slide quy trình dạy trẻ làm quen với chữ cái s,x:
 + Slide 1: Quy trình làm quen chữ s với hình ảnh “Dòng sông”
 + Slide 2: Quy trình làm quen chữ x với hình ảnh “Lốc xoáy”
 + Slide 3: Sự khác nhau giữa chữ cái s và x
-Đàn ghi bài “Cho tôi đi làm mưa với”
- Giấy bản to ghi bài thơ “Nước ơi”
-Thẻ chữ cái s và x
-Rổ nhựa
- Vòng thể dục
Tiến trình hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.Ổn định: (2-3 phút)
- Cô cho trẻ hát và vận động bài hát “Cho tôi đi làm mưa với”
- Hỏi trẻ:
 + Các con vừa hát bài gì?
 + Trong bài hát có nhắc đến hiện tượng gì?
 + Mưa có ích lợi gì đối với cuộc sống chúng ta?
 + Các con thường thấy nước ở đâu?
-Bây giờ các con hãy nhìn lên màn hình xem cô có hình ảnh gì đây nhé!
2. Nội dung: (20-25 phút)
2.1. Hoạt động 1: Làm quen chữ cái s,x (10-15p)
* Làm quen chữ cái s
- Cô mở hình ảnh “dòng sông”
- Cô hỏi trẻ:
 + Cô có hình ảnh gì?
Cô giới thiệu: Dưới hình ảnh có từ “Dòng sông”
-Cô đọc và cho trẻ đọc từ “dòng sông”
- Cô ghép từ “Dòng sông” từ các thẻ chữ cái rời.
 + Ai có thể lên tìm cho cô chữ cái mình đã học?
-Hôm nay cô sẽ cho các con làm quen chữ cái s có trong từ “Dòng sông”
- Xuất hiện hình ảnh thẻ chữ cái
- Cô phát âm mẫu: to, rõ ràng cho trẻ nghe
- Cho trẻ phát âm chữ s
Cô chú ý sửa sai cho trẻ
 + Ai có nhận xét gì về chữ s? 
Chữ cái s gồm một nét cong uốn lượn từ phải sang trái.
Ngoài chữ s in thường ra còn có chữ “s” viết thường và chữ “S” in hoa. Chúng có cách viết khác nhau nhưng cách phát âm giống nhau.
-Cho trẻ phát âm lại chữ cái s
* Làm quen chữ cái x:
- Cô mở hình ảnh “Lốc xoáy”
- Hỏi trẻ:
 + Đây là hình ảnh gì đây các con?
Cô giới thiệu: dưới hình ảnh có từ “Lốc xoáy”
-Cô đọc và cho trẻ đọc từ “Lốc xoáy”
- Cô ghép các thẻ chữ rời thành từ “Lốc xoáy”
- Cho trẻ tìm chữ cái khác màu với những chữ còn lại
- Chữ cái tiếp theo mà cô muốn giới thiệu với các con đó là chữ cái x
- Cô phát âm to, rõ ràng cho trẻ nghe.
- Cho trẻ phát âm chữ x
Cô chú ý sửa sai cho trẻ
 + Ai có nhận xét gì về chữ x?
Chữ x gồm hai nét, một nét xiên trái và một nét xiên phải 
-Cho trẻ phát âm lại chữ x
* So sánh chữ
- Hỏi trẻ:
 + Ai có nhận xét gì về chữ cái s và x?
 + Chữ s và x giống và khác nhau như thế nào?
-Cô củng cô lại:
 + Chữ s và x khác nhau ở cách phát âm.
 + Chữ s gồm một nét cong uốn lượn từ phải sang trái. Còn chữ x có hai nét xiên móc lại với nhau.
2.2. Hoạt động 2: Trò chơi với chữ cái s và x (8-10p)
* Trò chơi 1: Tìm chữ cái theo hiệu lệnh của cô.
- Cách chơi: Cô phát cho mỗi trẻ 1 rổ trong đó có 2 thẻ chữ s và x. Khi cô yêu cầu tìm chữ cái nào thì trẻ tìm chữ cái đó giơ lên và phát âm.
- Luật chơi: Khi có hiệu lệnh của cô thì trẻ mới giơ thẻ chữ lên
- Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần.
* Trò chơi 2: Đội nào nhanh hơn
- Cách chơi: Cô chia lớp thành hai đội bằng nhau, dán lên bảng 2 tờ giấy to có in nội dung bài thơ “Nước ơi” (Sưu tầm). Cô cũng chuẩn bị 2 rổ hoa xanh, hoa đỏ tương ứng với 2 đội. Khi có hiệu lệnh của cô, các đội sẽ lần lượt nhảy qua 3 vòng thể dục lên lấy hoa của đội mình gắn dưới chữ cái s, x trong bài thơ. Trong vòng một bản nhạc, đội nào gắn được nhiều hoa hơn thì đội đó sẽ thắng.
- Luật chơi: Mỗi lần lên chỉ được gắn 1 bông hoa dưới chữ cái s và x
- Cô tổ chức cho trẻ chơi.
3. Kết thúc: (1-2p)
-Cho trẻ hát và vận đông bài hát “Cho tôi đi làm mưa với”
-Trẻ hát và vận động
-“Cho tôi đi làm mưa với ” ạ
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
-Trẻ quan sát
-Hình ảnh dòng sông
- Trẻ lắng nghe
-Trẻ đọc từ “Dòng sông”
- Trẻ quan sát
-Một trẻ lên tìm và phát âm
-Trẻ quan sát
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ phát âm (Cả lớp, tổ nhóm, cá nhân phát âm)
- Trẻ nhận xét
- Trẻ lắng nghe
-Cả lớp phát âm
-Trẻ quan sát
-Hình ảnh lốc xoáy
- Trẻ lắng nghe
-Trẻ đọc từ “Lốc xoáy”
- Trẻ quan sát
- Một trẻ lên tìm
-Trẻ lắng nghe
- Trẻ phát âm (Cả lớp, tổ, nhóm , cá nhân phát âm)
- Trẻ nhận xét
- Trẻ lắng nghe
-Trẻ phát âm
-Trẻ nhận xét
-Trẻ lắng nghe
-Trẻ lắng nghe
-Trẻ tham gia chơi
-Trẻ lắng nghe
-Trẻ chơi
-Trẻ hát và vận động

File đính kèm:

  • docxLQCC.docx