Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Đề tài: Làm thí nghiệm trứng chìm trứng nổi; TCVĐ: Chuyền bóng bằng chân, kéo mo cau; Chơi TD: Chơi với đồ chơi ngoài trời - Tống Thị Quỳnh
1. Mục đích yêu cầu
a. Kiến thức
- Trẻ biết tự làm thí nghiệm và đưa ra những nhận xét: Trứng thả vào trong nước sẽ chìm, trứng thả trong nước muối sẽ nổi. Nguyên nhân tại sao?
- Tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên, được trải nghiệm và khám phá theo ý thích.
- Được chơi với những đồ chơi và trò chơi theo ý thích; Chơi đúng luật.
b. Kĩ năng
- Giúp trẻ phát triển khả năng quan sát, dự đoán và đưa ra kết luận.
- Phát triển ở trẻ sự nhanh nhẹn, khéo léo, bền bỉ, dẻo dai qua trò chơi.
c. Thái độ
- Trẻ hứng thú tích cực khi tham gia trò chơi, thoả mãn nhu cầu vui chơi của trẻ.
- Trẻ chơi đoàn kết, chơi theo nhóm.
2. Chuẩn bị
a. Đồ dùng cho trẻ chơi ngoài trời
- Chai đựng nước, một số vật làn thí nghiệm: Trứng vịt ( gà ); muối, thìa, cốc .
- Bể câu cá, cần câu, cá.
- Đồ chơi với cát, hạt muồng
- Giỏ nhựa, sỏi hoặc hạt gấc.
- Hạt gỗ, dây
- Lá mít, bèo, dây buộc, kéo
- Bóng bay, bút lông, bút sáp, giấy vẽ
- Đồ chơi ngoài trời, bóng, rổ nhựa, mo cau
b. Địa điểm
- Sân rộng, sạch sẽ, an toàn
3. Tiến hành hoạt động
HOẠT ĐỘNG: CHƠI NGOÀI TRỜI Nội dung: - Làm thí nghiệm trứng chìm trứng nổi - TCVĐ: Chuyền bóng bằng chân, kéo mo cau - Chơi TD: Chơi với đồ chơi ngoài trời Độ tuổi: 3 – 4 tuổi Giáo viên thực hiện: Tống Thị Quỳnh 1. Mục đích yêu cầu a. Kiến thức - Trẻ biết tự làm thí nghiệm và đưa ra những nhận xét: Trứng thả vào trong nước sẽ chìm, trứng thả trong nước muối sẽ nổi. Nguyên nhân tại sao? - Tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên, được trải nghiệm và khám phá theo ý thích. - Được chơi với những đồ chơi và trò chơi theo ý thích; Chơi đúng luật. b. Kĩ năng - Giúp trẻ phát triển khả năng quan sát, dự đoán và đưa ra kết luận. - Phát triển ở trẻ sự nhanh nhẹn, khéo léo, bền bỉ, dẻo dai qua trò chơi. c. Thái độ - Trẻ hứng thú tích cực khi tham gia trò chơi, thoả mãn nhu cầu vui chơi của trẻ. - Trẻ chơi đoàn kết, chơi theo nhóm. 2. Chuẩn bị a. Đồ dùng cho trẻ chơi ngoài trời - Chai đựng nước, một số vật làn thí nghiệm: Trứng vịt ( gà ); muối, thìa, cốc. - Bể câu cá, cần câu, cá. - Đồ chơi với cát, hạt muồng - Giỏ nhựa, sỏi hoặc hạt gấc. - Hạt gỗ, dây - Lá mít, bèo, dây buộc, kéo - Bóng bay, bút lông, bút sáp, giấy vẽ - Đồ chơi ngoài trời, bóng, rổ nhựa, mo cau b. Địa điểm - Sân rộng, sạch sẽ, an toàn 3. Tiến hành hoạt động D/K Hoạt động của cô D/K Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Ổn định tổ chức, thu hút trẻ - Các con hãy nhận xét về thời tiết hôm nay? - Rất phù hợp cho một buổi dạo chơi ngoài trời phải không? - Khi chơi ngoài trời còn cần điều gì nữa? (Có thể gợi ý: sức khoẻ, thái độ) - Chơi trò chơi :” Tạo dáng các con vật ”, dẫn dắt đến các góc chơi 2. Hoạt động 2: - Cho trẻ di chuyển để khám phá đồ dùng đồ chơi ở các góc chơi (Lần lượt từng góc: Thí nghiệm trứng chìm nổi; Chơi trò chơi vận động; Chơi với đồ chơi ngoài trời) - Các con ơi! chúng mình cùng tìm hiểu đồ dùng đồ chơi ở các góc chơi nào! * Góc chơi với trứng chìm nổi: - Hỏi: + Tên đồ dùng đồ chơi của góc chơi? + Ai thích khám phá những đồ dùng đồ chơi ở góc chơi này? - Chúng ta còn rất nhiều góc chơi khác cũng vô cùng thú vị nữa, cùng đi tiếp để khám phá. Lát nữa bạn nào thích chơi ở góc này sẽ quay lại để chơi nhé! * Góc chơi với TCVĐ: Chuyền bóng bằng chân, kéo mo cau: + Tên đồ dùng đồ chơi? + Gợi ý cho trẻ biết tên trò chơi? + Cách chơi, luật chơi? + Bạn nào thích chơi ở góc này? * Góc chơi với đồ chơi ngoài trời + Tên đồ đùng đồ chơi? - Củng cố và gợi ý trẻ thích chơi với loại đồ chơi nào sẽ tìm đến đồ chơi đó. * Góc chơi vẽ tự do + Con hãy kể tên đồ dùng đồ chơi ở góc chơi này ? + Với đồ dùng này các con sẽ chơi gì ? * Góc chơi với thiên nhiên: chơi với lá cây, sỏi, hạt gấc + Trẻ kể tên đồ dùng đồ chơi ? * Góc chơi trò chơi dân gian : Ô ăn quan, gắp cua bỏ giỏ. + Trẻ kể tên đồ dùng đồ chơi ? + Con biết các trò chơi dân gian nào ? + Chơi như thế nào ? - Cho trẻ về nhóm chơi trẻ thích. - Cô bao quát các nhóm chơi; Chú ý gợi ý nhóm chơi thí nghiệm và giúp trẻ đưa ra kết luận: Trứng khi thả vào nước sẽ chìm, nhưng khi thả vào nước muối sẽ nổi - Cô quan sát trẻ chơi, gợi ý đổi góc chơi nếu trẻ có biểu hiện không hứng thú. 3. Hoạt động 3: Kết thúc - Tập trung trẻ, nhận xét buổi chơi, rửa tay, xếp hàng vào lớp. - Trẻ nói lên cảm nhận của trẻ - Trẻ trả lời theo hiểu biết của trẻ. - Trẻ hứng thú chơi - Trẻ cùng cô lần lượt khám phá các đồ chơi, trò chơi ở các góc khác nhau - Trẻ trả lời theo hiểu biết. - Trẻ xung phong theo ý thích. - Trẻ nêu ý tưởng chơi - Trẻ trả lời các câu hỏi của cô theo hiểu biết - Trẻ quan sát và trả lời - Trẻ nêu ý tưởng - Trẻ quan sát và kể tên đồ dùng. - Trẻ kể tên các trò chơi và ý tưởng chơi - Trẻ về góc chơi trẻ thích - Trẻ thực hành làm các thí nghiệm và đưa ra kết luận - Trẻ vệ sinh chân tay vào lớp
File đính kèm:
giao_an_mam_non_lop_choi_de_tai_lam_thi_nghiem_trung_chim_tr.docx