Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Đề tài: Nghề nghiệp
I. Mục đích yêu cầu:
1. Thái độ:
- Giáo dục trẻ lòng biết ơn các cô bác thợ may, biết giữ gìn quần áo gọn gàng, sạch sẻ, quý trộng các sản phẩm của nghề thợ may.
- Trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, tư duy, ghi nhớ có chủ định, kỹ năng trả lời câu hỏi rõ ràng mạch lạc.
3. Kiến thức:
- Trẻ biết một số công việc, dụng cụ, sản phẩm của nghề thợ may.
- Biết chơi trò chơi “ Ai nhanh nhất”
II. Chuẩn bị:
- Nhạc bài hát: Cháu yêu cô chú công nhân, Nào mình cùng chơi nhé, Rềnh rềnh ràng ràng.
- 3 hộp quà:
+ Hộp 1: Đựng đồ dùng của nghề may: Thước dây, thước kẻ, kéo, bàn là, máy khâu, hộp phấn vẽ.
+ Hộp 2: Hình ảnh về công việc của nghề thợ may.
+ Hộp 3: Sản phẩm của nghề thợ may: Áo, váy, quần.
- 10 hình áo, váy, quần cắt bằng xốp dạ có đục lỗ theo viền sản phẩm, chỉ.
- 10 hình áo, váy, quần cắt bằng xốp dạ chưa trang trí.
- Cúc áo, nơ, hoa cho trẻ trang trí vào áo váy.
- 10 tờ bìa có in hình áo/váy, bút màu.
- Đồ chơi sản phẩm, dụng cụ của nghề thợ may, lô tô công việc của nghề may.
- Giáo án Power point: Video về số công việc, sản phẩm của nghề thợ may
I. Mục đích yêu cầu: 1. Thái độ: - Giáo dục trẻ lòng biết ơn các cô bác thợ may, biết giữ gìn quần áo gọn gàng, sạch sẻ, quý trộng các sản phẩm của nghề thợ may. - Trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động. 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, tư duy, ghi nhớ có chủ định, kỹ năng trả lời câu hỏi rõ ràng mạch lạc. 3. Kiến thức: - Trẻ biết một số công việc, dụng cụ, sản phẩm của nghề thợ may. - Biết chơi trò chơi “ Ai nhanh nhất” II. Chuẩn bị: - Nhạc bài hát: Cháu yêu cô chú công nhân, Nào mình cùng chơi nhé, Rềnh rềnh ràng ràng. - 3 hộp quà: + Hộp 1: Đựng đồ dùng của nghề may: Thước dây, thước kẻ, kéo, bàn là, máy khâu, hộp phấn vẽ. + Hộp 2: Hình ảnh về công việc của nghề thợ may. + Hộp 3: Sản phẩm của nghề thợ may: Áo, váy, quần. - 10 hình áo, váy, quần cắt bằng xốp dạ có đục lỗ theo viền sản phẩm, chỉ. - 10 hình áo, váy, quần cắt bằng xốp dạ chưa trang trí. - Cúc áo, nơ, hoa cho trẻ trang trí vào áo váy. - 10 tờ bìa có in hình áo/váy, bút màu. - Đồ chơi sản phẩm, dụng cụ của nghề thợ may, lô tô công việc của nghề may. - Giáo án Power point: Video về số công việc, sản phẩm của nghề thợ may III. Tiến hành: * Hoạt động 1: Trình diễn thời trang - Trẻ trình diễn thời trang - Cô thấy các con ai cũng được mặc những bộ trang phục rất đẹp, ai đã làm ra những bộ trang phục này? - Con biết gì về nghề thợ may? ( 2-3 trẻ kể theo vốn hiểu biết) => Các con rất giỏi, cô thợ may đã tặng cho lớp mình món quà, các con hãy mang về, cùng nhau khám phá nhé. - Trẻ về ngồi 3 nhóm cùng khám phá xem trong hộp quà có những gì? + Nhóm 1: Khám phá về dụng cụ nghề thợ may. + Nhóm 2: Khám phá về công việc của nghề thợ may. + Nhóm 3: Khám phá về sản phẩm nghề thợ may. - Cô đến từng nhóm gợi ý cho trẻ khám phá. - Cho trẻ về chổ ngồi *Các con đã được quan sát, thảo luận về hộp quà của mình. Hỏi trẻ nhóm 1, hộp quà con có những gì? ( Trẻ kể: Máy may, thước, ké, phấn vẽ, kéo) - Cô cho 1 trẻ mang hộp quà lên, lấy đồ dùng ra và gọi tên những đồ dùng đó và xếp lên bàn. - Đây là những đồ dùng của nghề gì? - Cô đưa từng đồ dùng lên: Thước dây: Hỏi trẻ đây là gì? Thước dây cô thợ may dùng để làm gì? - Cô giới thiệu cho trẻ: Thước dây cô thợ may dùng để đo số đo trên cơ thể người may, để may áo quần cho vừa với người mặc. - Cô chỉ vào cái bàn là hỏi trẻ đây là cái gì? Con có nhận xét gì về cái bàn là? Cô thợ may dùng bàn là để làm gì? khi là bàn là rất nống nếu đụng vào thì sẻ như thế nào? Giáo dục trẻ tránh xa khi thấy thấy là áo quàn) - Cô cho trẻ gọi tên, nêu công dụng của các dụng cụ của nghề may: Kéo, phấn.. - Ngoài những đồ dùng dụng cụ trên con biết có những dụng cụ nào nữa? ( 2-3 trẻ kể) * Món quà của nhóm 2 có những gì? Trẻ kể công việc nghề thợ may ( Đo, vẽ trên vải, cắt, may, là) - Cho 1 trẻ mang hình ảnh công việc nghề thợ may, trẻ gọi tên lấy hình ảnh, cô gắn hình ảnh lên bảng, cho trẻ nêu công việc của cô thợ may ở hình ảnh. - Để biết rõ hơn công việc của nghề thợ may, cô sẻ cho các con xem video về 1 số công việc của nghề thợ may. ( Trẻ hát “Cháu yêu cô chú công nhân” lên ngồi 3 hàng ngang, xem vdeo, cô kết hợp hỏi trẻ công việc cô thợ may đang làm, dụng cụ cần cho công việc đó). => Cô thợ may làm việc rất vất vả, con sẻ thể hiện tình cảm gì với các cô bác thợ may? ( yêu thương, kính trọng, biết ơn) * Nhóm 3 được tặng món quà gì? - Trẻ kể: Áo, váy, quần, ... - Con hãy lấy món quà của mình lên cho các bạn cùng xem nào? ( 1 trẻ đem hộp quà lên, lấy các món quà ra, gọi tên, cô giúp trẻ treo sản phẩm lên giá, hỏi trẻ đây là cái gì? Trang phục của ai?. - Ngoài các sản phẩm áo, quần, váy, nghề thợ may còn làm ra những sản phẩm nào những nữa? - Cho trẻ xem hình ảnh 1 số sản phẩm khác ở máy: Chăn, gối, gấu bông, cặp, mủ - Con sẻ sử dụng sản phẩm nghề may như thế nào? ( Giữ áo quần sạch sẻ, cẩn thận) => Cô giáo dục trẻ mặc áo quần sạch sẻ, giữ dìn cẩn thận, biết ơn các cô bác thợ may. * Hoạt động 3: Bé thông minh TC1: Ai nhanh nhất. Cô nêu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi: - Cách chơi: Ở xung quanh lớp có rất nhiều đồ dùng, sản phẩm và hình ảnh về công việc của nghề thợ may, các con vừa đi vừa hát theo nhạc và chọn cho mình 1 đồ dùng sản phẩm hay hình ảnh mình yêu thích của nghề thợ may. Khi nghe hiệu lệnh của cô thì nhanh chân nhảy vào vòng. - Luật chơi: Nếu ai không làm đúng theo hiệu lệnh của cô thì sẻ làm theo yêu cầu của lớp. - Tổ chức cho trẻ chơi: + Lần 1: Đồ dùng của nghề thợ may + Lần 2: Sản phẩm của nghề thợ may + Lần 3: Công việc của nghề thợ may Sau mỗi lần chơi cô cùng trẻ kiểm tra kết quả. Hoạt động nhóm: Bé khéo tay + Nhóm 1: Tô màu trang phục + Nhóm 2: Khâu váy, quần, áo + Nhóm 3: Hoàn thiện đính hoa, trang trí vào sản phẩm áo quần. - Sau khi trẻ hoàn thành, giáo viên nhận xét kết quả của trẻ.ở từng nhóm. - Cho trẻ hát “ Rềnh rềnh ràng ràng” cất đồ dùng dụng cụ.
File đính kèm:
- giao_an_mam_non_lop_choi_de_tai_nghe_nghiep.doc