Giáo án mầm non lớp Chồi - Đề tài: Ôn kỹ năng đo độ dài 1 đối tượng bằng một đơn vị đo

MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

KT:

- Nhận biết mục đích của phép đo: biểu diễn độ dài của kích thước một đối tượng qua độ dài của 1 vật chọn làm đơn vị đo.

- Biết sử dụng đơn vị để đo, nhận biết độ dài của đối tượng bằng phép đo và diễn đạt được mối quan hệ giữa kích thước của đối tượng đo và đơn vị đo.

KN:

- Tập đo độ dài của đối tượng bằng 1 đơn vị đo. Làm quen với thao tác đo.

- Phát triển tư duy so sánh tổng hợp, chú ý có chủ định, sử dụng đúng thuật ngữ toán học.

TĐ: Trẻ có nề nếp học tập, yêu thích học toán.

 

doc7 trang | Chia sẻ: thienanh95 | Lượt xem: 1924 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp Chồi - Đề tài: Ôn kỹ năng đo độ dài 1 đối tượng bằng một đơn vị đo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
 Chủ đề: Nghề nghiệp
 Đề tài: Ôn kỹ năng đo độ dài 1 đối tượng bằng một đơn vị đo
 Đối tượng: 4-5 tuổi
 Người dạy: Nguyễn Thị Loan
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
KT: 
- Nhận biết mục đích của phép đo: biểu diễn độ dài của kích thước một đối tượng qua độ dài của 1 vật chọn làm đơn vị đo.
- Biết sử dụng đơn vị để đo, nhận biết độ dài của đối tượng bằng phép đo và diễn đạt được mối quan hệ giữa kích thước của đối tượng đo và đơn vị đo.
KN:
- Tập đo độ dài của đối tượng bằng 1 đơn vị đo. Làm quen với thao tác đo.
- Phát triển tư duy so sánh tổng hợp, chú ý có chủ định, sử dụng đúng thuật ngữ toán học.
TĐ: Trẻ có nề nếp học tập, yêu thích học toán.
II. CHUẨN BỊ :
*Cô:
- Giáo án PP, bút dạ, băng xôp bitis, thước đo.
- Các đoạn đường có số 1, 2, 3, 4
*Trẻ: 
- Mỗi trẻ một băng xốp bitis, một bút dạ màu
- Que tính.
- Tích hợp: Âm nhạc, 
III. TIẾN HÀNH :
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HĐ CỦA TRẺ
1.Ổn định tổ chức : 
Chào mừng các bạn cùng đến với chương trình “Vui chơi học tập” của lớp B3
Để bắt đầu chương trình xin mời các bạn cùng hát 1 bài nào!
- Cho trẻ hát “Cháu yêu cô chú công nhân”
- Bài hát vừa rồi nhắc đến những nghề gì?
- Chú CN xây nhà, cô CN dệt may áo mới, nghề của các cô chú thuộc nhóm nghề gì?
- Có rất nhiều nghề dịch vụ, mỗi nghề lại mang lại cho xã hội những sản phẩm khác nhau, nghề nào cũng rất cần thiết và đáng quý.
2. Phương pháp, hình thức tổ chức : 
Chương trình “Vui chơi học tập” hôm nay xin mời các bạn cùng tham gia phần thứ nhất “Bé nào giỏi hơn”
- Có 4 đoạn đường (Số 1, 2, 3, 4)
- " Bây giờ cô muốn đo các đoạn đường này bằng bàn chân. Đo bằng cách đi nối gót tiến lên, vừa đi vừa 
đếm xem được mấy lần bàn chân !" 
+ Gọi 1 trẻ lên bước thử xem đoạn đường số 1, số2 này dài bằng mấy bước chân của trẻ ...
>Tại sao đoạn đường số 1 lại ít bước chân hơn đoạn đường số 2?
+ À! Vì đoạn đường số 1 ngắn hơn số 2
+ Gọi 1 trẻ khác lên đi đoạn đường số 3,4
> Tại sao đoạn đường số 4 nhiều bước chân hơn số 3?
"Cô nhận xét: đoạn đường có dài hơn sẽ đi được nhiều bước chân hơn; đoạn đường ngắn hơn thì đi được ít bước chân hơn=>Đây chính là cách đo đạc đơn giản ứng dụng trong thực tế, tại sao các thợ may, thợ xây, kỹ sưlại có thể đo được chính xác như vậy; Ngay bây giờ mời các bạn bước sang phần 2 của chương trình “Trổ tài của bé”
Phần thứ 2: “Trổ tài của bé” 
 Cô cho trẻ chơi trò chơi: “Thi ai bật xa” Cô nói cách chơi mỗi lần chơi cô mời 2 bạn, các bạn đứng sát vạch chuẩn khi có hiệu lệnh của cô thì các bạn bật mạnh về phía trước, cô kiểm tra kết quả bằng cách mời một bạn lên đếm xem các bạn đã bật nhảy qua được bao nhiêu ô vuông cô đã vẽ trên tấm thảm, bạn nào bật qua được nhiều ô vuông là thắng cuộc. Cô cho trẻ chơi 3 – 4 lần cô động viên trẻ.
* Hoạt động 3: Đo chiều dài của đối tượng bằng các đơn vị đo
* Cô làm mẫu cho trẻ xem vừa đo cô vừa nói cách đo:
+ Cô đặt thước đo sao cho cạnh dưới của thước đo sát với mép dưới của băng giấy, đầu phía bên trái của thước đo sát với đầu trái của băng giấy.
+ Cô lấy bút kẻ lên băng giấy sát mép phải của thước để đánh dấu rồi nhấc thước ra.
+ Tiếp tục cô đặt thước sao cho  đầu phía bên trái của thước sát với vạch bút cô vừa kẻ.
+ Cô kẻ lên băng giấy sát mép phải của thước rồi nhấc thước ra. Cứ làm như thế cô tiếp tục đo cho đến hết chiều dài của băng giấy.
+ Cô đã đo xong băng giấy bằng thước đo, cả lớp đếm xem có bao nhiêu đoạn trên băng giấy?
Băng giấy dài bằng mấy làn chiều dài của thước
đo.
- Cô cho một trẻ lên thực hiện lại thao tác đo cho cả lớp xem và cho trẻ nhắc lại cách đo.
* Trẻ thực hiện: Cô cho trẻ về chỗ ngồi và lấy đồ dùng ở trong rổ của mình để thực hành thao tác đo.
- Các con nhìn xem trong rổcó gì? Hôm nay chúng mình đo chiều dài của băng giấy bằng thước đo, que tính và sợi dây nhé.
- Trẻ đo cô quan sát gợi ý và hướng dẫn trẻ cách đo
+ Con đang làm gì?
+ Đo cái gì?
+ Đo như thế nào?
+ kết quả ra sao?
+ Dùng thẻ số nào cho tương ứng/
- Cô hỏi trẻ: Tại sao cùng một băng giấy mà khi đo bằng các vật đo khác nhau thì được kết quả khác nhau.
* Trò chơi :
- Cho trẻ chơi trò chơi “Thi xem tổ nào nhanh” 
- Cô nói cách chơi, luật chơi.Cô tặng  chúng mình rất nhiều quà  và muôn lấy được những món quà đó các con sẽ cùng đo khoảng cách từ vạch xuất phát đến giỏ quà là mấy bàn chân bằng cách các con đi nối bàn chân. Khi bạn đi lấy quà các con ở phía sau sẽ đếm to số bàn chân mà bạn bước khi đi. Mỗi bạn lên sẽ nhận lây 1 phần quà mang về cho đội mình, nếu bạn nào đi không đúng phần quà đó sẽ không được tính, trong cùng một thời gian nếu đội nào lấy được nhiều quà thì đội đó giành chiến thắng.
- Cô cho trẻ chơi và sau khi trẻ nhận quà xong hỏi trẻ đã đo được mấy bàn chân và đo như thế nào ( đi nối gót tiến lên)
-
3. Kết thúc: 
- Hát cùng cô
- CNXD, nghề May
- Nghề dịch vụ
- Trẻ thực hành đi nối gót
- Trẻ trả lời
- Trẻ so sánh và nói kết quả
-Quan sát
- Đếm nói KQ
- Thực hành đo
- Đo bàn của trẻ
- Trả lời theo ý hiểu
- Cùng tham gia đo theo đội
GIÁO ÁN
Giáo viên dạy: ..............
Lớp: Chồi 3
Ngày dạy: ...................
Chủ đề: Ngành nghề
Lĩnh vực phát triển: nhận thức
Đề tài: Toán:ĐO ĐỘ DÀI CÁC VẬT BẰNG 1 ĐƠN VỊ ĐO
I.      MỤC TIÊU:
-     Kiến thức: Trẻ nhận ra và thực hiện được thao tác “đo độ dài các vật bằng 1 đơn vị đo” (đo từ trái sang phải, đặt đầu trái của thước đo trùng sát với đầu trái của vật cần đo, dùng bút chì đặt sát đầu phải của thước đo để đánh dấu lên vật cần đo, nhấc thước đo lên đặt tiếp đầu trái của thước vào điểm vừa đánh dấu và đánh dấu đầu phải thước, cứ tiếp tục như thế cho đến hết chiều dài của vật đo) và đặt chữ số tương ứng cho kết quả đo.
-     Kỹ năng: Rèn cho trẻ kỹ năng đo các vật, quan sát và ghi nhớ
-     Thái độ:Trẻ có ý thức tích cực tham gia các hoạt động và biết vâng lời và kính trọng thầy cô giáo
II.  CHUẨN BỊ
* Phương pháp theo dõi: quan sát, trò chuyện, thực hành
* Phương tiện thực hiện
- Đồ dùng của cô:
+ 2 băng giấy, thước đo, bút chì, thẻ chữ số 2, 3.
+ Máy vi tính
- Đồ dùng của trẻ:
+ Mỗi trẻ 2 băng giấy, 1 thước đo
+ 10 hộp quà, 10 bông hoa
+ Mỗi trẻ 1 cái rổ
+ 1 cái bàn, 1 cái ghế để trẻ đo
+ Mỗi trẻ 3 thẻ chữ số.
* Nội dung tích hợp:KPXH: Trò chuyện về ngày 20/11
                                  Đồng dao: Dung dăng dung dẻ
                                   Thể dục: Ồ sao bé không lắc
III.   CÁCH TIẾN HÀNH
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Ổn định.
Cô đố, cô đố
- Cô đố con biết ngày 20/11 là ngày gì?
- Thế ngày này giành cho ai?
Giáo dục trẻ biết vâng lời và kính trọng thầy cô giáo
- Ngày 20/11 thì cô giáo và các bạn học sinh sẽ chuẩn bị gì nè?
* Hôm nay cô có chuẩn bị những băng giấy để đến ngày 20/11chúng ta cùng mang đến và thắt thành những chiếc nơ xinh xắn trang trí cho sân khấu lễ nhé!
- Con thấy các băng giấy này có độ dài như thế nào?
- Con làm thế nào để phân biệt được sự khác nhau của các băng giấy này?
- Bạn nào có thể đo được?
* Để xem cách đo của bạn có giống cô không nhé, hôm nay cô dạy con cách “Đo độ dài các vật bằng 1 đơn vị đo”.
2. Dạy trẻ thao tác đo độ dài các vật bằng 1 thước đo, nhận biết kết quả đo.
* Cô thực hành đo băng giấy thứ nhất cho trẻ quan sát và nhận xét
- Các con thấy cô đo như thế nào?
- Băng giấy thứ nhất này cô đo được bao nhiêu thước đo?
- Cô tiếp tục đo băng giấy thứ 2, vừa đo cô vừa giải thích: Khi đo thì các con bắt đầu đo từ trái sang phải; tay trái cầm thước đo, tay phải cầm bút chì; đặt đầu trái của thước đo trùng với đầu trái của băng giấy, sau đó đặt bút chì sát đầu phải của thước vạch 1 vạch vào băng giấy để đánh dấu; sau đó nhấc thước đo đặt tiếp đầu trái thước trùng với nét vừa vạch và dùng viết đặt vào đầu phải để đánh dấu lên băng giấy, cứ tiếp tục làm như thế cho đến hết chiều dài của băng giấy; sau đó đếm số lần đo được và tìm chữ số tương ứng  cho kết quả (3 thước đo)
* So sánh kết quả đo
- Con thấy kết quả đo của 2 băng giấy này như thế nào?
- Con thấy băng giấy nào có số đo ít hơn?
- Băng giấy nào có số đo nhiều hơn?
- Vì sao cùng 1 thước đo mà kết quả đo của 2 băng giấy lại khác nhau.
- Cô mời 1 – 2 trẻ lên thực hành đo lại. Cả lớp nhắc lại cách đo.
* Cho trẻ tập “ồ sao bé không lắc”
- Cô cho trẻ lấy đồ dùng về chỗ thực hành đo 2 băng giấy có độ dài khác nhau bằng 1 thước đo. Tìm chữ số tương ứng đặt bên cạnh từng băng giấy.
- Cô cho trẻ nêu kết quả đo của trẻ
+ Băng giấy nào dài?
+ Băng giấy nào ngắn?
+ Vì sao kết quả đo 2 băng giấy khác nhau khi đo cùng 1 thước đo?
 - Khi đo các vật có độ dài khác nhau trên cùng 1 thước đo thì vật nào dài hơn sẽ cho ta số lần đo nhiều hơn và ngược lại.
Con hãy mang những băng giấy vừa đo được để vào rổ phù hợp (rổ lớn để băng giấy dài, rổ nhỏ để băng giấy ngắn), khi đến ngày 20/11 cô và các con cùng thắt những chiếc nơ thật đẹp để trang trí sân khấu nhé!
Ngoài việc trang trí sân khấu, chúng ta cần chuẩn bị những gì cho thầy cô, các bậc cha mẹ, học sinh ngồi dự lễ.
3. Trò chơi:
Trò chơi 1: “Tìm người tài giỏi”
 Nhìn xem, nhìn xem
- Con nhìn xem đây là cái gì?
- Muốn biết cái băng ghế này dài bao nhiêu thì con làm sao?
* Ai có thể trở thành người tài giỏi trong trò chơi “tìm người tài giỏi” này?
- Cô cho vài trẻ lên đo
- Con đo được mấy thước đo?
- Còn đây là gì?
- Muốn biết chiều dài của cái bàn này dài bao nhiêu con làm như thế nào?
- Cho trẻ lên đo và nêu kết quả?
- Vì sao kết quả đo của cái bàn và cái ghế khác nhau khi đo cùng 1 thước đo?
* Cô mở rộng: Trong thực có những vật có những vật có thể đo từ trái sang phải như đo chiều dài cái bàn, ghế, băng giấy cũng có những đồ vật đo từ dưới lên trên như đo chiều cao của cái cây, chiều cao của cái tủ..
Với những cái bàn, cái ghế này đến ngày 20/11 chúng ta sẽ mang đến mời các thầy cô, cha mẹ và các bạn học sinh cùng ngồi nhé!
 - Để nhớ ơn các thầy cô giáo con sẽ làm như thế nào để tỏ lòng thành kính của mình đến thầy cô nhân ngày 20/11 nè!
Gió thổi, gió thổi chia trẻ thành 3 đội
Trò chơi 2: “Ai nhanh hơn”
- Chia trẻ thành 3 tổ, mỗi trẻ 1 hộp quà hoặc 1 bông hoa. Trẻ dùng  thước đo để đo độ dài hộp quà, hoặc bông hoa này và dán chữ số tương ứng. Đội nào đo đúng nhiều nhất sẽ chiến thắng.
Củng cố:
+ Các con vừa thực hành thao tác gì cùng cô?
+Các con đo như thế nào?
- Kết thúc: Cho trẻ mang những hộp quà và hoa của mình đến tặng cô giáo và đọc đồng dao “Dung dăng dung dẻ”
- Đố gì, đố gì?
- Ngày Nhà giáo Việt nam
- Thầy cô giáo
- Trẻ chú ý  lắng nghe
- Trang trí sân lễ, xếp bàn ghế.
- Khác nhau
- Đo các băng giấy
- Trẻ quan sát
- Trẻ trả lời theo suy nghĩ
- 2 thước đo
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Không bằng nhau
- Trẻ nêu kết quả đo
- Vì số lần đo khác nhau
- Trẻ thực hành đo
-Trẻ nêu kết quả
- Bàn ghế
- Cái ghế
- Đo
- Trẻ đo
- Trẻ nêu
- Cái bàn
- Đo
- Trẻ nêu kết quả
- Tặng quà, hoa
- Trẻ tích cực tham gia
- Đo độ dài các vật bằng 1 thước đo
- Trẻ trả lời
- Trẻ thu dọn đồ dùng

File đính kèm:

  • docon-ky-nang-do-do-dai-1-doi-tuong-bang-1-don-vi-doppt_03122020.doc