Giáo án mầm non lớp chồi - Đề tài: Phân biệt hình vuông và hình chữ nhật

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

 1. Kiến thức:

- Ôn nhận biết hình vuông, hình chữ nhật thông qua các hoạt động trò chơi

- Trẻ biết phân được sự giống và khác nhau giữa hình vuông và hình chữ nhật.

 + Hình vuông và hình chữ nhật đều có 4 cạnh.

 + Hình vuông có 4 cạnh dài bằng nhau.

 + Hình chữ nhật có 2 cạnh dài bằng nhau và 2 cạnh ngắn hơn cũng dài bằng nhau.

- Trẻ biết chơi các trò chơi.

 2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng quan sát, so sánh.

- Rèn kỹ năng đếm cho trẻ.

- Rèn kỹ năng sắp xếp các hình bằng que tính.

 3. Giáo dục:

- Biết yêu qúy các nghề trong xã hội, biết qúy trọng và bảo vệ đồ dùng do các nghề làm ra

II. CHUẨN BỊ:

- Mỗi trẻ một rổ đồ dùng đựng que tính. Mỗi trẻ 8 que tính (6 que ngắn bằng nhau và 2 que dài bằng nhau).

- Đồ dùng của cô giống của trẻ nhưng có kích thước lớn hơn.

- Bài giảng điện tử có các Slide chứa hình ảnh về đồ dùng có dạng hình vuông, chữ nhật.

 - Các hình vuông, chữ nhật lớn, nhỏ để trẻ ôn tập và chơi trò chơi.

 

doc6 trang | Chia sẻ: trunghieu02 | Lượt xem: 9245 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp chồi - Đề tài: Phân biệt hình vuông và hình chữ nhật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO HUYỆN BUÔN ĐÔN
HỘI THI 
GIÁO VIÊN DẠY GIỎI BẬC HỌC MẦM NON 
HUYỆN BUÔN ĐÔN
NĂM HỌC 2015 – 2016 
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
LÀM QUEN VỚI TOÁN
Đề tài: Phân biệt hình vuông và hình chữ nhật
Đối tượng: Lớp mẫu giáo nhỡ
Số lượng: 37 trẻ
Chủ điểm: Nghề nghiệp.
Người dạy: Đinh Thị Thu Huyền
Đơn vị: Trường MN Hoa Thiên Lý.
Ngày dạy: 04/12/2015
Địa điểm: Lớp chồi 2 – Trường MN Hoa Sen
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
 1. Kiến thức:
- Ôn nhận biết hình vuông, hình chữ nhật thông qua các hoạt động trò chơi
- Trẻ biết phân được sự giống và khác nhau giữa hình vuông và hình chữ nhật.
 + Hình vuông và hình chữ nhật đều có 4 cạnh.
 + Hình vuông có 4 cạnh dài bằng nhau.
 + Hình chữ nhật có 2 cạnh dài bằng nhau và 2 cạnh ngắn hơn cũng dài bằng nhau.
- Trẻ biết chơi các trò chơi.
 2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát, so sánh.
- Rèn kỹ năng đếm cho trẻ.
- Rèn kỹ năng sắp xếp các hình bằng que tính.
 3. Giáo dục:
- Biết yêu qúy các nghề trong xã hội, biết qúy trọng và bảo vệ đồ dùng do các nghề làm ra
II. CHUẨN BỊ:
- Mỗi trẻ một rổ đồ dùng đựng que tính. Mỗi trẻ 8 que tính (6 que ngắn bằng nhau và 2 que dài bằng nhau).
- Đồ dùng của cô giống của trẻ nhưng có kích thước lớn hơn.
- Bài giảng điện tử có các Slide chứa hình ảnh về đồ dùng có dạng hình vuông, chữ nhật.
 - Các hình vuông, chữ nhật lớn, nhỏ để trẻ ôn tập và chơi trò chơi.
 - 3 ngôi nhà có dán các đoạn thẳng tượng trưng cho các cạnh của hình.
III. TIẾN HÀNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Ổn định: 
Trẻ vận động theo nhạc bài hát “Cháu yêu cô chú công nhân”, di chuyển lên đội hình 3 hàng ngang.
Trò chuyện: 
Bài hát nói về nghề gì?
Con còn biết những nghề nào nữa?
Trong xã hội, mỗi người lớn đều làm rất nhiều những nghề khác nhau, tuy công việc khác nhau nhưng đều làm ra những sản phẩm có ích cho xã hội.
	2. Nội dung:
Hoạt động 1: Ôn nhận biết hình vuông và hình chữ nhật.
- Trò chơi : Bí mật trong chiếc hộp.
- Các con ơi, nghe nói lớp mình học rất ngoan và giỏi, một cô công nhân đã gửi tặng lớp mình một món quà bí mật, không biết đó là món quà gì nhỉ. Các con có muốn khám phá xem trong hộp quà có gì không? 
Mời 1 trẻ lên lấy từ trong hộp ra 1 hình, cho trẻ sờ đường bao của hình rồi hỏi cảm giác của trẻ. Hỏi trẻ đó là hình gì? Cho cả lớp nhắc lại tên hình.
- Các con tìm quanh lớp xem có những đồ vật nào có dạng hình vuông /hình chữ nhật.
Mời trẻ thứ hai lên lấy hình còn lại và làm các bước tương tự.
Lần lượt 2-3 trẻ lên tìm, gọi tên và nói dạng hình: Ví dụ : cái bảng có dạng hình chữ nhật, màn hình ti vi hình chữ nhật, viên gạch lát sàn hình vuông
- Mời các con xem hình ảnh một số sản phẩm do các cô chú công nhân làm ra. (Cô cho trẻ xem trên màn hình).
	- Cô cho trẻ xem các hình ảnh: Bàn ghế, tủ, gương soi, đồng hồ treo tường, thảm, khăn
	 Hỏi trẻ : Đây là cái gì? Có dạng hình gì?
 - Các con biết không những đồ dùng con vừa quan sát là do những bàn tay khéo léo của các cô các chú công nhân ngày đêm vất vả làm ra đấy. Khi sử dụng những đồ dùng này con phải biết giữ gìn cẩn thận và phải biết ơn cô chú công nhân nhé! 
- Cô công nhân còn gửi cho các con 1 bức thư nữa, để cô đọc cho các con nghe xem trong thư cô ấy đã viết gì nhé. “các cháu lớp chồi 2 yêu quý, cô thấy các cháu rất giỏi, cô còn có một món quà tặng các cháu nữa, đó là những que tính nhiệm màu, từ những que tính này, các cháu có thể xếp thành các hình mà cháu thích. Từ đó các cháu sẽ hiểu ra rất nhiều điều thú vị đấy, và sau buổi học này, các cháu hãy cho cô biết hình vuông và hình chữ nhật giống và khác nhau như thế nào nhé”.
- Bây giờ các con cùng về chỗ ngồi của mình và nhận món quà của cô công nhân nhé.(Trẻ về đội hình chữ U)
Hoạt động 2: Phân biệt hình vuông và hình chữ nhật qua đặc điểm của đường bao hình.
 	*Cho trẻ xếp hình vuông và hình chữ nhật bằng que tính. 
- Gió thổi! Gió thổi! Thổi món quà của cô công nhân (cái rổ đựng que tính) ra phía trước nào! Bây giờ chúng mình cùng dùng những que tính để xếp thành 1 hình vuông và một hình chữ nhật.
	- Cho trẻ lấy que tính và thực hành. Cô xếp lên bảng rồi bao quát trẻ.
	+ Chúng ta sẽ xếp hình vuông trước sau đó mới đến hình chữ nhật. 
	+ Các con hãy chọn các que tính và xếp chúng lên mặt sàn để tạo thành 1 hình vuông.
	+ Các con đã xếp xong hình vuông chưa? Các bạn nhìn hình của nhau xem bạn mình đã xếp đúng chưa nhé! Bạn nào xếp được hình không phải là hình vuông thì chọn que tính khác để xếp.
	+ Các con đã xếp xong hình vuông, các con xếp tiếp hình chữ nhật.
Cô để cho trẻ tự xếp.
	+ Tất cả các con đã xếp xong hình vuông và hình chữ nhật rồi. Bây giờ các con hãy nhìn vào hình vuông các con vừa xếp được và nói cho cô biết, các con đã xếp hình vuông bằng mấy que tính? (Trẻ đếm và nói: 4 que tính).
Cùng đếm số que tính để xếp hình vuông xem có đúng là 4 que không nhé: 1-2-3-4, tất cả là 4 que tính.
	+ Hình chữ nhật được xếp bằng mấy que tính? (Trẻ đếm và nói: 4 que tính).
Cùng đếm số que tính để xếp hình chữ nhật xem có đúng là 4 que không nhé: 1-2-3-4, tất cả là 4 que tính.
	+ Vậy hình vuông và hình chữ nhật cùng xếp bằng mấy que tính? (Cùng xếp bằng 4 que tính). 
	+ Mời 1 bạn nhắc lại cho cô và cả lớp cùng nghe: “hình vuông và hình chữ nhật đều được xếp bằng 4 que tính”.
	+ Cô cho cả lớp nhắc lại: “hình vuông và hình chữ nhật đều được xếp bằng 4 que tính”.
	+ Các que tính để xếp hình vuông như thế nào với nhau? (Dài bằng nhau)
	+ Các con cầm các que tính này lên so xem có đúng là dài bằng nhau không? Trẻ so sánh và nói : dài bằng nhau.
	+ Các que tính để xếp hình chữ nhật có có dài bằng nhau không?
Các con cầm các que tính này lên so sánh mới biết được: có 2 que dài bằng nhau và 2 que ngắn hơn cũng bằng nhau. 
	+ Mời 1 bạn nhắc lại cho cô và các bạn biết 4 que tính để xếp hình chữ nhật như thế nào với nhau? (4 que tính để xếp hình chữ nhật không bằng nhau, có 2 que dài hơn dài bằng nhau và 2 que ngắn hơn cũng bằng nhau). 
*So sánh sự giống và khác nhau giữa 2 hình:
 Vậy hình vuông và hình chữ nhật có gì giống và khác nhau?
 - Giống nhau: Hình vuông và hình chữ nhật đều được xếp bằng 4 que tính. 
 - Khác nhau:
 + 4 que tính để xếp hình vuông dài bằng nhau.
 + 4 que tính dể xếp hình chữ nhật có 2 que dài bằng nhau và 2 que ngắn bằng nhau.
 Cô khái quát: Hình vuông và hình chữ nhật giống nhau là cùng xếp bằng 4 que tính, nhưng khác nhau ở chỗ 4 que tính để xếp hình vuông dài bằng nhau còn 4 que tính dể xếp hình chữ nhật có 2 que dài bằng nhau và 2 que ngắn bằng nhau. Hay nói cách khác, hình vuông và hình chữ nhật giống nhau ở chỗ đều có 4 cạnh, Khác nhau ở chỗ: Hình vuông có 4 cạnh dài bằng nhau còn hình chữ nhật có 2 cạnh dài bằng nhau và 2 cạnh ngắn hơn cũng dài bằng nhau.
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập củng cố.
Vừa rồi cô công nhân theo dõi lớp mình học qua camera, thấy các con học rất giỏi, bây giờ cô công nhân muốn tặng cho lớp mình một số trò chơi. 
	Trò chơi 1: “Về đúng nhà”
	Đầu tiên là trò chơi về đúng nhà. 
Ở đây cô có 3 ngôi nhà, thay cho số nhà là các đoạn thẳng tượng trưng cho các cạnh của hình. Cô sẽ đặt 3 ngôi nhà này ở 3 góc trong lớp. Các con sẽ đi thành vòng tròn trong lớp. Đến chỗ có rổ đồ dùng, mỗi bạn sẽ nhặt một hình bất kỳ, sau đó vừa đi tiếp vừa quan sát và ghi nhớ xem hình trên tay mình là hình gì, khi có hiệu lệnh “Về nhà! Về nhà!” thì các con phải chạy về phía ngôi nhà có các cạnh tương ứng với hình mình đang cầm.
	Lần 2 : trẻ tiếp tục đi vòng tròn, bỏ hình đang cầm vào 1 cái rổ khác rồi lấy tiếp 1 hình khác và tiếp tục chơi.
	Cho trẻ chơi 2-3 lần. Sau mỗi lần chơi, cô nhận xét tuyên dương trẻ.
	Trò chơi 2: “Tinh mắt, nhanh tay”
 Chia trẻ thành 3 nhóm. Các nhóm có nhiệm vụ nối các đồ vật có hình dạng tương ứng với các cạnh của hình đó. 
 VD : Khăn vuông, gạch vuông sẽ nối với 4 cạnh bằng nhau.
	 Khăn hình chữ nhật, gạch ốp tường hình chữ nhật nối với 2 cạnh dài bằng nhau và 2 cạnh ngắn bằng nhau.
	3. Kết thúc
	Cô nhận xét giờ học và giáo dục trẻ.
	Các con đa hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà cô công nhân giao cho rồi, cô ấy gửi lời khen ngợi các con, chúc các con ngày càng học giỏi để sau này lớn lên sẽ trở thành những người làm nghề có ích cho mọi người, cho xã hội.

File đính kèm:

  • docLQVT_Phan_biet_hinh_vuong_va_hinh_chu_nhat.doc
Giáo Án Liên Quan