Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Đề tài: Tách gộp trong phạm vi 4
1/ Kiến thức:
- Trẻ biết tách nhóm có 4 đối tượng thành 2 nhóm nhỏ hơn bằng nhiều cách khác nhau và nêu kết quả ( 1-3,2-2,3-1,1-2-1,2-1-1).
- Trẻ biết gộp 2 nhóm thành 1 nhóm có số lượng bằng 4 và nêu kết quả.
- Trẻ biết số lượng và chữ số tương ứng trong phạm vi 4.
2/ Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng đếm thành thạo đến 4 và đếm theo khả năng của trẻ.
- Rèn luyện và phát triển kỹ năng tách, gộp, kĩ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định, kỹ năng phân nhóm.
- Phát triển ngôn ngữ toán học cho trẻ: 1 gộp 3 là 4, 2 gộp 2 là 4, 3 gộp 1 là 4,1 gộp 1 gộp 2 là 4,2 gộp 1 gộp 1 là 4.
3/ Thái độ:
- Trẻ hứng thú, tích cực tham gia vào các hoạt động.
- Trẻ biết hợp tác các bạn trong nhóm hoàn thành trò chơi hoặc bài tập.
- Giáo dục trẻ biết yêu quý kính trọng các nghề, trân trọng và giữ gìn sản phẩm của nghề .
II/ Chuẩn bị:
1/ Đồ dùng của cô:
- 4 cái bình, 4 cái ly, thẻ chữ số.
- Các thẻ số để trẻ chơi trò chơi.
- 4 cai chén,4 cái đĩa,4 cái tô.
- Bài vè tách gộp.
- Nhạc theo chủ đề.
2. Đồ dùng của trẻ:
- 4 cái bình, 4 cái ly, - Các chữ số 1,2,3
- Các ô màu để trẻ chơi trò chơi.
TÁCH GOP TRONG PHAM VI 4 I/ Mục đích yêu cầu: 1/ Kiến thức: - Trẻ biết tách nhóm có 4 đối tượng thành 2 nhóm nhỏ hơn bằng nhiều cách khác nhau và nêu kết quả ( 1-3,2-2,3-1,1-2-1,2-1-1). - Trẻ biết gộp 2 nhóm thành 1 nhóm có số lượng bằng 4 và nêu kết quả. - Trẻ biết số lượng và chữ số tương ứng trong phạm vi 4. 2/ Kỹ năng: - Rèn kỹ năng đếm thành thạo đến 4 và đếm theo khả năng của trẻ. - Rèn luyện và phát triển kỹ năng tách, gộp, kĩ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định, kỹ năng phân nhóm. - Phát triển ngôn ngữ toán học cho trẻ: 1 gộp 3 là 4, 2 gộp 2 là 4, 3 gộp 1 là 4,1 gộp 1 gộp 2 là 4,2 gộp 1 gộp 1 là 4. 3/ Thái độ: - Trẻ hứng thú, tích cực tham gia vào các hoạt động. - Trẻ biết hợp tác các bạn trong nhóm hoàn thành trò chơi hoặc bài tập. - Giáo dục trẻ biết yêu quý kính trọng các nghề, trân trọng và giữ gìn sản phẩm của nghề . II/ Chuẩn bị: 1/ Đồ dùng của cô: - 4 cái bình, 4 cái ly, thẻ chữ số. - Các thẻ số để trẻ chơi trò chơi. - 4 cai chén,4 cái đĩa,4 cái tô. - Bài vè tách gộp. - Nhạc theo chủ đề. 2. Đồ dùng của trẻ: - 4 cái bình, 4 cái ly, - Các chữ số 1,2,3 - Các ô màu để trẻ chơi trò chơi. III. Tiến trình hoạt động: * Hoạt động 1: Ổn định dẫn dắt vào bài - Cô tạo tình huống: Cô có một bất ngờ dành tặng cho các con: Nhà tài trợ vinamiu sẽ tài trợ cho các con một chuyến tham quan, dã ngoại thật thú vị các con có thích không? - Đường đến điểm tham quan rất xa, khi đi thì các con phải như thế nào? * Giáo dục: Trẻ biết không thò đầu thò tay ra ngoài cửa sổ, đi theo sự hướng dẫn của cô( LGATGT) - Vận động theo bài “Hành khách cuối cùng” - Đã đến nơi rồi, các con có biết đây là nơi nào không? * Ôn đếm , nhận biết nhóm có 4 đối tượng. - Điểm dừng đầu tiên của chúng ta là xưởng sản xuất đồ gốm - Đây là những sản phẩm gì? - Sáng nay các cô chú đã chuẩn bị rất nhiều chén,bát,đĩa đấy, giờ lớp mình cùng đếm xem có bao nhiêu đồ dùng nhé. - Cho trẻ đếm. + Tương ứng với 4 cái chén, con gắng thẻ chữ số mấy? + Tương ứng với 4 cái đĩa, con sẽ gắng thẻ chữ số mấy? + + Tương ứng với 4 cái tô, con sẽ gắng thẻ chữ số mấy? => Giáo dục: Trẻ biết yêu quý và tự hào về các nghề biết giữ gìn, trân trọng và bảo quản những sản phẩm của nghề. => Cô giới thiệu bài mới: Hôm trước cô đã dạy cho lớp mình đếm đến 4, giờ học hôm nay cô và các con cùng tách gộp nhóm có 4 đối tượng nhé. - Đọc thơ “bé làm bao nhiêu nghề” lấy rỗ đồ dùng. - Điểm đến thứ 2 là chuyến tham quan xưởng sản xuất bình ly quế. * Hoạt động 2: Tách, gộp trong phạm vi 4. * Cách tách gộp 1-3: - Cô chú công nhân đã sản xuất ra bao được bao nhiêu cái bình? (Cô xếp 4 cái bình theo thứ tự từ trái sang phải, cô và trẻ cùng đếm) - Cô sẽ chọn một cái bình để trưng bày ( Cô tách 1 cái bình ra) - Cô tách 4 cái bình làm 2 nhóm, giờ các con đếm xem mỗi nhóm có bao nhiêu cái bình. + Nhóm thứ nhất có 1 cái bình, nhóm thứ 2 có 3 cái bình. - Chọn chữ số tương ứng gắn vào 2 nhóm. - Cho lớp, nhóm, cá nhân đọc: 4 tách 1 còn 3 - Giờ cô sẽ trả cái bình này cho xưởng để đóng hộp. - Các bạn đếm xem có bao nhiêu cái bình ( 4 cái bình) - Cô khái quát: Vây 1 gộp 3 là 4. - Cho cả lớp, tổ, cá nhân đọc. * Cách tách gộp 2-2: - Ngoài những chiếc bình ra thì cô chú công nhân còn sản xuất ra những cái ly thật đẹp. - Cô chú công nhân đã sản xuất ra bao được bao nhiêu cái ly? (Cô xếp 4 cái ly theo thứ tự từ trái sang phải, cô và trẻ cùng đếm) - Cô sẽ chọn hai cái ly để trưng bày ( Cô tách 2 cái ly ra) - Cô tách 4 cái ly làm 2 nhóm, giờ các con đếm xem mỗi nhóm có bao nhiêu cái ly + Nhóm thứ nhất có 2 cái ly, nhóm thứ 2 có 2 cái ly. - Chọn chữ số tương ứng gắng vào 2 nhóm. - Cho lớp, nhóm, cá nhân đọc: 4 tách 2 còn 2 - Giờ cô sẽ trả 2 cái ly này cho xưởng để đóng hộp. - Các bạn đếm xem có bao nhiêu cái ly ( 4 cái ly) - Cô khái quát: Vây 2 gộp 2 là 4. - Cho cả lớp, tổ, cá nhân đọc. * Luyện tập: - Trong rỗ các con có gì? - các con hãy xếp 4 cái bình ra phía trước. - Cho trẻ tách gộp theo ý thích - Cô quan sát, sửa sai, đặt câu hỏi gợi mở cho trẻ trả lời. * Mở rộng: 3-1;1-2-1;2-1-1 => Cô khái quát: Cùng là 4 đối tượng cô có thể tách bằng nhiều cách khác nhau Nhưng khi cô gộp lại vẫn bằng số lượng ban đầu là 4. * Hoạt động 3: Trò chơi Điểm đến cuối cùng của chúng ta là khu vui chơi “ Thiên thần tí hon”. Cô và các con cùng tham gia một số trò chơi trong khu vui chơi này nhé. Trò chơi 1: Đối đáp vè tách gộp. - Cho trẻ chơi: “ Nghe vẻ nghe ve Nghe vè tách gộp Trong phạm vi 4 Có nhiều cách chơi Nếu tôi tách 3 Thì mình còn 1 Nếu tôi tách 2 Thì 2 còn lại Nếu mà tách 1 Còn 3 bạn ơi Dù nhiều cách tách Tách như thế nào Khi ta gộp vào Cũng đều đủ 4 Đủ 4 ấy mà đủ 4” * Trò chơi 2: Khắc nhập – khắc xuất - Cách chơi: Cô nói “khắc nhập” trẻ phải tìm đúng 4 bạn cùng nắm tay nhau đứng vào ô chữ nhật màu xanh, cô nói” khắc xuất” nhóm 4 bạn sẽ chia làm 2 đứng vào 2 ô chữ nhật màu đỏ, sau đó cô nói “ khắc nhập” 2 nhóm đó lại nhập vào ô màu xanh thành 1 nhóm 4 bạn. - Luật chơi: Bạn nào không làm đúng sẽ bị nhảy lò cò. - Cho trẻ chơi 2 – 3 lần - Cô nhận xét, khen trẻ * Kết thúc: Hôm nay cô đã dạy cho các con tách gộp trong phạm vi mấy? Buổi tham quan dạo chơi nghề của chúng ta đến đây đã kết thúc. Nào chúng mình cùng lên xe buýt về lớp nhé. - Hát vận động nhẹ nhàng bài hát “ Em muốn làm” kết thúc tiết học. KIỂM TRA CHUYÊN MÔN CHƠI NGOÀI TRỜI - Quan sát thời tiết - Trò chơi : Kẹp bóng - Chơi tự do. I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 1. Kiến thức - Trẻ biết quan sát và nói được một số hiện tượng thời tiết hôm nay, biết ăn mặt phù hợp theo mùa theo thời tiết - Trẻ biết tên trò chơi “ kẹp bóng”, nhớ cách chơi, luật chơi. 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng vẽ quan sát trả lời câu hỏi mạch lạc. - Rèn luyện và phát triển các nhóm cơ. - Phát triển khả năng suy luận, phán đoán. 3. Thái độ: - Trẻ mạnh dạn tham gia ý kiến. - Trẻ chơi hòa đồng với bạn. - Trẻ được thỏa mãn nhu cầu vui chơi, chạy nhảy trong không gian rộng rãi, giúp rèn luyện thể lực, tăng cường sức đề kháng của cơ thể. II. CHUẨN BỊ: 1. Địa điểm: sân trường sạch sẽ, mát mẻ, an toàn cho trẻ hoạt động. 2. Đồ dùng: bóng bay, xắc xô, các đồ chơi ngoài sân III. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN: 1. Hoạt động 1: Ổn định tổ chức, giới thiệu nội dung hoạt động: - Hôm nay cô và các con sẽ cùng nhau quan sát thời tiết nhé. - Khi ra ngoài sân thì các con phải như thế nào? * Giáo dục: Khi chơi phải đảm bảo an toàn, giữ vệ sinh môi trường, chơi hòa thuân không xô đẩy bạn, chơi trong khu vực quy định. - Cô và trẻ hát “ Cháu yêu cô chú công nhân” ra sân cùng cô. 2. Hoạt động 2: a. HĐCCĐ : Quan sát thời tiết - Cô cho trẻ tự do quan sát thời tiết và trò chuyện + Các con đang quan sát gì đây? + Thời tiết hôm nay như thế nào? Vì sao con biết hôm nay trời mưa( nắng)? + Vậy mùa này là mùa gì? + Các con có nghe lạnh không? + Các con cần làm gì để giữ ấm cho cơ thể? + Các con sẽ chọn những trang phục gì để phù hợp với thời tiết? => Cô khái quát lại và giáo dục trẻ: Biết chọn trang phục và ăn mặt phù hợp với thời tiết, không chơi ngoài mưa hay trời nắng, luôn giữ gìn cơ thể khi thời tiết thay đổi. - Cô nhận xét và tuyên dương trẻ. b. Chơi trò chơi: - Trò chơi : “ Kẹp bóng” - Cô giới thiệu tên trò chơi, nêu cách chơi và luật chơi. + Cách chơi: Cô đã chuẩn bị nhiều quả bóng bay, nhiệm vụ của các con là từng đôi bạn sẽ cùng nhau kịp bóng bằng bụng, hai tay dang ngang nắm vào nhau và đi ngang bước dồn trên con đường thẳng, đến đích các con cầm bóng và thả vào rổ của đội mình + Luật chơi: Khi di chuyển các con không được dùng tay giữ bóng, nếu bóng bị vỡ thì các con quây lại lấy quả bóng khác, còn nếu bóng rơi xuống đất các con phải nhặt bóng quây về để lại vào rổ của đội mình về đứng cuối hàng đôi bạn khác lên chơi. - Cô cho trẻ chơi 2-3 lần, cô quan sát theo dõi, xử lý tình huống xảy ra. - Cô tuyên dương nhận xét, chuyển hoạt động. c. Chơi tự do: - Cô gợi ý trẻ tự chọn đồ chơi theo ý thích của mình.(Cầu tuột,xích đu,) - Cô theo dõi, hướng dẫn trẻ chơi với đồ chơi, xử lý tình huống xảy ra. 3. Hoạt động 3: Kết thúc: - Cô tập trung trẻ, hỏi trẻ: các con thấy buổi hoạt động hôm nay thế nào? Bạn nào chơi giỏi, bạn nào chưa ngoan? Cô nhận xét chung. - Cô nhắc trẻ thu dọn đồ chơi cũng cố. - Cho trẻ vệ sinh rửa tay bằng xà phòng vào lớp.
File đính kèm:
- giao_an_mam_non_lop_choi_de_tai_tach_gop_trong_pham_vi_4.docx