Giáo án mầm non lớp Chồi - Đề tài: Thơ Em yêu nhà em - Hoàng Thị Giang

MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:

1. Kiến thức:

- Trẻ nhớ tên bài thơ “Em yêu nhà em”, tên tác giả Đàm Thị Lam Luyến.

- Trẻ hiểu nội dung bài thơ: Nói về khung cảnh đẹp gần gũi trong ngôi nhà ở nông thôn và tình cảm của bạn nhỏ đối với ngôi nhà của mình.

2.Kỹ năng:

- Trẻ có kỹ năng đọc thơ diễn cảm: Âm điệu vui, nhẹ nhàng, tự hào. Trẻ biểu đạt bằng điệu bộ cử chỉ khi đọc diễn cảm bài thơ

- Thông qua các từ ngữ hình ảnh, âm thanh, hương thơm trong bài thơ giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng phong phú.

3.Thái độ:

- Hứng thú tham gia hoạt động, mạnh dạn tự tin.

- Trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của ngôi nhà và biết yêu quý giữ gìn ngôi nhà, yêu quý cảnh vật và con vật trong ngôi nhà của mình.

 

doc6 trang | Chia sẻ: thienanh95 | Lượt xem: 719 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp Chồi - Đề tài: Thơ Em yêu nhà em - Hoàng Thị Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN GIA LÂM
TRƯỜNG MẦM NON BÌNH MINH
*************
GIÁO ÁN
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VĂN HỌC 
Đề tài: Thơ “Em yêu nhà em”
(Dạy trẻ đọc diễn cảm)
 Giáo viên: Hoàng Thị Giang - Nguyễn Thị Điều.
 Lứa tuổi: Mẫu giáo nhỡ (4 - 5 tuổi)
 Số lượng trẻ: 20- 24 trẻ
 Thời gian: 25 – 30 phút 
NĂM HỌC: 2018 – 2019
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên bài thơ “Em yêu nhà em”, tên tác giả Đàm Thị Lam Luyến.
- Trẻ hiểu nội dung bài thơ: Nói về khung cảnh đẹp gần gũi trong ngôi nhà ở nông thôn và tình cảm của bạn nhỏ đối với ngôi nhà của mình. 
2.Kỹ năng:
- Trẻ có kỹ năng đọc thơ diễn cảm: Âm điệu vui, nhẹ nhàng, tự hào. Trẻ biểu đạt bằng điệu bộ cử chỉ khi đọc diễn cảm bài thơ
- Thông qua các từ ngữ hình ảnh, âm thanh, hương thơm trong bài thơ giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng phong phú. 
3.Thái độ:
- Hứng thú tham gia hoạt động, mạnh dạn tự tin.
- Trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của ngôi nhà và biết yêu quý giữ gìn ngôi nhà, yêu quý cảnh vật và con vật trong ngôi nhà của mình.
II. CHUẨN BỊ:
1. Địa điểm tổ chức: Trong lớp
2. Đội hình dạy trẻ: Ngồi theo đội hình vòng cung
3. Xác định giọng đọc thơ: Nhẹ nhàng, tình cảm, tự hào.
3. Đồ dùng dạy trẻ: 
* Đồ dùng của cô:
+ Nhạc cho trẻ đọc zap bài “ Nhà của tôi”
+ Nhạc ngâm thơ.
+ Mô hình tranh có các nhân vật trong bài thơ.
+ Máy tính, máy chiếu, hình ảnh trình chiếu trên PowrPoint minh họa bài thơ.
* Đồ dùng của trẻ:
+ Các hình ảnh trẻ vẽ có trong bài thơ để đọc nối tiếp. 
III. CÁCH TIẾN HÀNH
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.Ổn định tổ chức:
- Cho trẻ biểu diễn bài “ Nhà của tôi” trên nền nhạc zap
- Trò chuyện về ngôi nhà của bé.
2. Phương pháp và hình thức tổ chức:
* Hoạt động 1: Đọc thơ cho trẻ nghe
- Cô nói qua về nội dung bài thơ. Hỏi trẻ tên bài thơ?
- Ai có thể lên đọc lại bài thơ này? (mời 1-2 trẻ lên đọc thơ)
- Các con đã thuộc bài thơ này rồi nhưng hôm nay cô sẽ hướng dẫn các con đọc diễn cảm để bài thơ hay hơn nhé!
Lần 1: Cô đọc diễn cảm bài thơ “Em yêu nhà em” kết hợp trên nền nhạc nhẹ nhàng sâu lắng.
- Bài thơ “Em yêu nhà em” do ai sáng tác?
- Khi nghe bài thơ này con cảm nhận điều gì?
(giọng đọc nhẹ nhàng, cách đọc chậm vừa phải, cảm xúc liên tưởng đến ngôi nhà của ông bà )
- Giảng giải nội dung: Bài thơ nói về tình cảm của bạn nhỏ đối với ngôi nhà của mình.Ở nơi đó có những hình ảnh gần gũi thân quen. Bạn nhỏ cảm thấy rất yêu quý ngôi nhà của mình, chẳng nơi nào có thể hơn được. Vì thế khi đọc bài thơ chúng ta đọc với giọng nhẹ nhàng vui vẻ pha thêm chút tự hào nhé.
*Hoạt động 2: Đàm thoại về cách đọc bài thơ diễn cảm.
- Mở đầu bài thơ bạn nhỏ đã nói về ngôi nhà của mình như thế nào?
+ Dạy trẻ đọc nhấn mạnh vào từ “ Chẳng đâu”.
- Những câu thơ nào nói lên khung cảnh xung quanh ngôi nhà của bạn nhỏ?
+ Dạy trẻ đọc nhấn vào từ “ có đàn”, “ có nàng”
+ Cho trẻ lên lấy hình ảnh tương ứng với câu thơ.
- Còn câu thơ nào nói về cảnh đẹp của ngôi nhà?
+ Tại sao bạn nhỏ lại nói “Có bà chuối mật. Có ông ngô bắp” ?
+ Dạy trẻ đọc nhấn vào từ “ có bà”, “ có ông”.
+ Cho trẻ lên lấy hình ảnh tương ứng với câu thơ.
- Xung quanh ngôi nhà của bạn nhỏ còn hình ảnh nào nữa?
+ Dạy trẻ đọc với giọng nhẹ nhàng tình cảm.
- Câu thơ nào trong bài thơ thể hiện tình cảm yêu mến và tự hào của bạn nhỏ về ngôi nhà của mình? 
- Khi đọc câu thơ này con sẽ đọc như thế nào?
+ Dạy trẻ đọc rõ ràng dứt khoát thể hiện niềm vui, niềm tự hào về ngôi nhà của mình.
+ Dạy trẻ nhấn vào từ “ xa”, “ chẳng đâu”.
( Cả lớp đọc 2 câu cuối)
Lần 2: Cô cho trẻ nghe giọng đọc diễn cảm kết hợp cho trẻ xem hình ảnh, âm nhạc trên PowrPoint. 
- Các con vừa được nghe cô và bạn nhỏ đọc diễn cảm bài thơ này rồi, bây giờ các con sẽ thể hiện bài thơ thật diễn cảm nhé!
* Hoạt động 3: Dạy trẻ đọc thơ diễn cảm
- Cô tổ chức cả lớp đọc thơ diễn cảm lần 1- 2 lần + nền nhạc nhẹ (sửa sai cho trẻ nếu có)
- Mời nhóm bạn trai lên đọc diễn cảm.
- Mời nhóm bạn gái lên đọc diễn cảm.
- Mời một nhóm lên đọc thơ nối tiếp với hình thức đọc đến câu thơ nào đưa hình ảnh phù hợp với câu thơ đó.
- Mời nhóm có 2-3 trẻ lên đọc diễn cảm
- Mời 1 trẻ lên đọc diễn cảm + nền nhạc nhẹ.
- Cả lớp hóa thân thành các nhân vật đọc thơ diễn cảm.
(Trẻ nhận nhóm, nhận vai nhân vật mình yêu thích và đọc diễn cảm bài thơ.)
Lần 3: Cô ngâm thơ cho trẻ nghe trên nền nhạc 
* Giáo dục: Trẻ biết yêu quý, giữ gìn ngôi nhà của mình, biết quan tâm chăm sóc cảnh vật và con vật xung quanh ngôi nhà của mình.
3. Kết thúc:
 - Nhận xét tuyên dương trẻ. 
- Trẻ biểu diễn
 - Trẻ trả lời.
- Trẻ đọc thơ.
- Trẻ nghe cô đọc thơ
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
“Chẳng đâu bằng chính nhà em”
“ Có đàn chim sẻ bên thềm líu lo, có nàng gà mái hoa mơ cục ta cục tác khi vừa đẻ xong”.
Trẻ lấy hình ảnh tương ứng
“Có bà chuối mật lưng ong, có ông ngô bắp râu hồng như tơ”
Trẻ trả lời.
Trẻ lên lấy hình ảnh tương ứng với câu thơ
 “Có ao muống với cá cờ, em là chị tấm đợi chờ bống lên.Có đầm ngào ngạt hoa sen, Ếch con học nhạc dế mèn ngâm thơ”
“Dù đi xa thật là xa. Chẳng đâu vui được như nhà của em”
- Trẻ trả lời 
- Trẻ đọc 2 câu cuối của bài thơ
- Trẻ xem hình ảnh và lắng nghe 
- Cả lớp đọc thơ
- Nhóm đọc thơ
- Cá nhân đọc thơ + minh họa động tác.
- Cả lớp biểu diễn cùng mô hình các nhân vật trong bài thơ
- Trẻ lắng nghe cô ngâm thơ.
Trẻ lắng nghe.
THƠ: EM YÊU NHÀ EM
Chẳng đâu bằng chính nhà em
Có đàn chim sẻ bên thềm líu lo,
Có nàng gà mái hoa mơ
Cục ta cục tác khi vừa đẻ xong.
Có bà chuối mật lưng ong,
Có ông ngô bắp râu hồng như tơ.
Có ao muống với cá cờ,
Em là chị tấm đợi chờ bống lên.
Có đầm ngào ngạt hoa sen,
Ếch con học nhạc dế mèn ngâm thơ.
Dù đi xa thật là xa,
Chẳng đâu vui được như nhà của em.
 (Tuyển tập trò chơi, bài hát, thơ, truyện, câu đố trẻ Mẫu giáo 4-5 tuổi)

File đính kèm:

  • doc2_lqvh_tho_em_yeu_nha_em_2611202017.doc
Giáo Án Liên Quan