Giáo án mầm non lớp Chồi - Đề tài: Truyện Cáo, Thỏ và Gà trống

MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU

1. Kiến thức:

- Trẻ biết tên truyện “Cáo, Thỏ và Gà trống”, biết tên các nhân vật trong truyện: Cáo, Thỏ, bầy Chó, Gấu và Gà trống.

- Trẻ hiểu nội dung câu chuyện: Cáo có ngôi nhà bằng băng, Thỏ có ngôi nhà bằng gỗ, khi nhà Cáo tan ra thành nước, Cáo xin sang nhà Thỏ sưởi nhờ rồi đuổi luôn Thỏ ra khỏi nhà. Bầy Chó và Gấu đã giúp Thỏ đuổi Cáo, nhưng không đuổi được vì nhút nhát. Còn Gà trống thông minh và dũng cảm nên đã đuổi được Cáo.

2. Kỹ năng:

- Trẻ trả lời câu hỏi của cô to, rõ ràng, mạch lạc

3. Thái độ:

- Trẻ hứng thú nghe cô kể chuyện.

- Trẻ biết tỏ lòng dũng cảm, biết giúp đỡ mọi người.

 

doc4 trang | Chia sẻ: thienanh95 | Lượt xem: 795 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp Chồi - Đề tài: Truyện Cáo, Thỏ và Gà trống, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN
Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ
Chủ đề: Động vật
Đề tài: Truyện “Cáo, Thỏ và Gà trống”
Loại bài: Đa số trẻ chưa biết
Lứa tuổi: Mẫu giáo nhỡ
Số lượng trẻ: 25-30 trẻ
Thời gian dạy: 25-30 phút
Người dạy: Nguyễn ThùyTrang
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
1. Kiến thức:
- Trẻ biết tên truyện “Cáo, Thỏ và Gà trống”, biết tên các nhân vật trong truyện: Cáo, Thỏ, bầy Chó, Gấu và Gà trống.
- Trẻ hiểu nội dung câu chuyện: Cáo có ngôi nhà bằng băng, Thỏ có ngôi nhà bằng gỗ, khi nhà Cáo tan ra thành nước, Cáo xin sang nhà Thỏ sưởi nhờ rồi đuổi luôn Thỏ ra khỏi nhà. Bầy Chó và Gấu đã giúp Thỏ đuổi Cáo, nhưng không đuổi được vì nhút nhát. Còn Gà trống thông minh và dũng cảm nên đã đuổi được Cáo.
2. Kỹ năng:
- Trẻ trả lời câu hỏi của cô to, rõ ràng, mạch lạc
3. Thái độ:
- Trẻ hứng thú nghe cô kể chuyện.
- Trẻ biết tỏ lòng dũng cảm, biết giúp đỡ mọi người.
II. CHUẨN BỊ:
1. Địa điểm:
- Học trong lớp, trẻ ngồi trên ghế hình vòng cung.
2. Đồ dùng dạy học:
2.1. Đồ dùng của giáo viên:
* Xác định cách kể chuyện:
- Giọng người kể chuyện: Giọng nhẹ nhàng, diễn cảm.
* Đồ dùng dạy học:
- Tranh có nội dung của câu chuyện.
- Rối tay: Cáo, Thỏ , Chó, Gấu và Gà trống.
- Que chỉ.
- Bản nhạc không lời hỗ trợ phần kể chuyện.
III. CÁCH TIẾN HÀNH
Thời gian
Nội dung
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
2-3”
20”
2-3”
1.Ổn định tổ chức.
2. Nội dung chính:
2.1. Cô giới thiệu tên truyện
2.2. Giúp trẻ hiểu nội dung câu chuyện.
3. Kết thúc
- Cô và trẻ hát bài hát “chú thỏ con”.
- Cô trò chuyện với trẻ về bài hát, rồi dẫn dắt vào truyện.
- Cô biết 1 câu chuyện nói về chú Thỏ con rất hay. Đó là câu chuyện “Cáo, Thỏ và Gà trống” đấy.
*Cô kể lần 1: Cô kể diễn cảm kết hợp cử chỉ nét mặt, điệu bộ.
- Cô vừa kể cho các con nghe truyện gì?
Cô khái quát: Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện “Cáo, Thỏ và Gà trống”.
*Cô kể lần 2: Cô kể diễn cảm kết hợp tranh.
- Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì?
- Trong truyện có những nhân vật nào?
- Ở trong khu rừng nhà của Cáo và Thỏ làm bằng gì?
- Khi mùa xuân đến điều gì sẽ xảy ra với ngôi nhà của Cáo và Thỏ?
- Không còn nhà để ở Cáo đã đi đâu? Cáo đã làm gì với Thỏ?
(Mùa xuân đếnvừa đi vừa khóc).
- Khi Thỏ đang khóc, có những ai đã đến an ủi Thỏ? 
- Bầy Chó và bác Gấu có đuổi được Cáo ra khỏi nhà không? Vì sao?
(Khi về đến nhà ..chạy đi mất)
- Cuối cùng ai đã đuổi được Cáo và đòi lại nhà cho Thỏ? Vì sao Gà trống lại đuổi được Cáo? 
- Khi về đến nhà Thỏ, Gà trống đã nói gì với Cáo?
- Qua câu chuyện các con đã học tập bạn gà trống đức tính gì?
Giáo dục: Bạn bè khi gặp khó khăn phải biết yêu thương, dũng cảm giúp đỡ nhau, Ở lớp,các con không được tranh giành đồ chơi, đánh bạn. Phải biết yêu thương nhường nhịn bạn thì bạn mới yêu thương mình nhé.
* Cô kể lần 3: Cô kể diễn cảm kết hợp rối tay.
- Cô cho trẻ hát bài “Con Gà trống”
- Cô nhận xét, động viên trẻ.
- Chuyển hoạt động.
-Trẻ hát cùng
-Trẻ lắng nghe
-Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
-Trẻ lắng nghe
-Trẻ lắng nghe
-Trẻ hát cùng cô.

File đính kèm:

  • doc2020033020341311.doc