Giáo án mầm non lớp Chồi - Đề tài: Vận động cơ bản: Bật qua vật cản - Chủ đề: Động vật

MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1/ Kiến thức:

- Trẻ biết tên vận động cơ bản: “ Bật qua vật cản”.

- Trẻ biết cách thực hiện vận động cơ bản: Chân đứng tự nhiên, đầu gối hơi khuỵu, đưa tay từ trước ra sau, dùng sức của chân bật cao về phía trước qua vật cản, chạm đất nhẹ nhàng bằng 2 bàn chân.

- Trẻ biết tên trò chơi “ Ném vòng”, biết cách chơi, luật chơi.

2/ Kỹ năng:

- Rèn trẻ kỹ năng bật, biết phối hợp tay, chân, nhún chân để bật qua vật cản, tiếp đất và giữ thăng bằng.

- Rèn kỹ năng chơi trò chơi, cầm vòng và định hướng ném vòng trúng đích.

- Phát triển tố chất khéo léo, tập trung, chú ý của trẻ.

- Rèn kỹ năng tự phục vụ giúp cô cất dọn đồ dùng.

3/ Thái độ:

- Trẻ hứng thú, tích cực tham gia hoạt động phát triển vận động và trò chơi.

- Đoàn kết và có ý thức tổ chức kỷ luật trong khi chơi, tôn trọng luật chơi.

 

doc9 trang | Chia sẻ: thienanh95 | Lượt xem: 2828 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp Chồi - Đề tài: Vận động cơ bản: Bật qua vật cản - Chủ đề: Động vật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN GIA LÂM
 TRƯỜNG MẦM NON KIM SƠN
GIÁO ÁN
GIÁO DỤC THỂ CHẤT
 Đề tài : 
 VĐCB: “ Bật qua vật cản”
 TCVĐ: “ Ném vòng ”
 Chủ đề : Động vật
 Đối tượng : Trẻ MG nhỡ (4 - 5 tuổi)
 Số lượng : 30 - 32 trẻ
 Thời gian : 25 - 30 phút
 Giáo viên : Nguyễn Thị Miền
NĂM HỌC: 2015 – 2016
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1/ Kiến thức: 
- Trẻ biết tên vận động cơ bản: “ Bật qua vật cản”. 
- Trẻ biết cách thực hiện vận động cơ bản: Chân đứng tự nhiên, đầu gối hơi khuỵu, đưa tay từ trước ra sau, dùng sức của chân bật cao về phía trước qua vật cản, chạm đất nhẹ nhàng bằng 2 bàn chân.
- Trẻ biết tên trò chơi “ Ném vòng”, biết cách chơi, luật chơi.
2/ Kỹ năng:
- Rèn trẻ kỹ năng bật, biết phối hợp tay, chân, nhún chân để bật qua vật cản, tiếp đất và giữ thăng bằng.
- Rèn kỹ năng chơi trò chơi, cầm vòng và định hướng ném vòng trúng đích.
- Phát triển tố chất khéo léo, tập trung, chú ý của trẻ.
- Rèn kỹ năng tự phục vụ giúp cô cất dọn đồ dùng.
3/ Thái độ:
- Trẻ hứng thú, tích cực tham gia hoạt động phát triển vận động và trò chơi.
- Đoàn kết và có ý thức tổ chức kỷ luật trong khi chơi, tôn trọng luật chơi.
II/ CHUẨN BỊ:
1/ Địa điểm: Phòng giáo dục thể chất của trường
2/ Đội hình: 
	- Khởi động: vòng tròn
- BTPTC: 4 hàng ngang, chữ V, hình vuông, 4 hàng dọc.
- VĐCB: 2 hàng đứng đối diện. 
3/ Đồ dùng: 
* Đồ dùng của cô:
- Nhạc bài hát: 
+ Ổn định tổ chức: Bài hát: “ Ta đi vào rừng xanh” 
+ Nhạc khởi động: Bài hát “ Gà trống thổi kèn, Chú ếch con, Hội đồng chuột”.
+ Nhạc BTPTC: Bài hát “ Gấu vào rừng xanh” 
+ Nhạc tập vận động cơ bản lần 3: Bài hát “ Gà trống thổi kèn”
+ Nhạc trò chơi vận động: Bài hát về con vật
+ Nhạc hồi tĩnh: Bài hát “ Chú thỏ con”
- Dụng cụ tập: 4 sắc xô, 4 nơ tay.
- Vật cản: Khúc gỗ có kích thước rộng 5- 6cm, dài 50cm, chiều cao10cm. Mỏm đá có kích thước rộng 5- 6cm, dài 50cm, chiều cao 12cm. Bụi cây có kích thước rộng 5- 6cm, dài 50cm, chiều cao 15cm. 
- 1 Vòng quay đường kính 80cm.
- Vòng ném đường kính 15cm: 60 vòng màu đỏ, 60 vòng màu xanh.
- Rổ đựng đồ dùng.
- 4 Luống rau: cà rốt và măng.
* Đồ dùng của trẻ:
- Dụng cụ tập: Mỗi trẻ 2 nơ đeo tay, mỗi trẻ 2 sắc xô (dư 2 cái so với số trẻ).
4/ Trang phục: 
	- Trang phục của cô: 
 + Trang phục của cô 1: 1 bộ thỏ trắng, 1 mũ thỏ trắng, 
 + Trang phục của cô 2: 1 bộ gấu nâu, 1 mũ gấu nâu.
	- Trang phục của trẻ: 16 bộ thỏ hồng, 16 mũ thỏ hồng, 16 bộ gấu nâu, 16 mũ gấu nâu.
III/ CÁCH TIẾN HÀNH:
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
1. ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC:
(2-3 phút)
2. NỘI DUNG:
(23-25 phút)
3. KẾT THÚC:
(1-2 phút)
 (Cô 1 đóng vai Thỏ trắng, Cô 2 đóng vai Gấu nâu)
- Cô 2: Cô và trẻ hát bài “ Ta đi vào rừng xanh”.
- Cô 1: Thỏ trắng xuất hiện vừa đi vừa khóc.
- Cô 2: Thỏ trắng ơi! Tại sao bạn khóc vậy?
- Cô 1: Hu Hu...Thỏ trắng buồn quá, hôm nay thỏ trằng được mời đến dự hội nhưng vì ngủ dậy muộn nên gia đình thỏ trắng đã đi dự hội hết rồi. 
- Cô 2: Thỏ trắng có biết gia đình đi dự hội ở đâu không?
- Cô 1: Đi dự “ Lễ hội rừng xanh” . 
- Cô 2: Chúng tớ cũng đang chuẩn bị để đi dự lễ hội của rừng xanh đây, Thỏ trắng hãy đi cùng với chúng tớ nhé.
- Cô 1: Các bạn ơi, chúng ta cùng đi dự hội nào.
a/ HĐ1: Khởi động: 
- Trẻ đi khởi động trên nền nhạc: “ Gà trống thổi kèn, Chú ếch con, Hội đồng chuột”
- Cho trẻ đi thành vòng tròn, kết hợp đi các kiểu chân: đi thường 4m, đi bằng mũi chân 2m, đi thường 4m, đi bằng gót 2m, đi thường 4m, đi cúi người 2m, đi thường 4m, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm, đi thường. Về 4 hàng dọc
b/ HĐ2: Trọng động:
* Phần thi thứ nhất: “ Đồng diễn thể dục” – Bài tập phát triển chung
- Cô 1: Chào mừng tất cả các bạn đến với “ Lễ hội rừng xanh” . Đến với lễ hội rừng xanh ngày hôm nay các bạn phải tham gia vào 3 phần thi:
 + Phần thi thứ nhất: “ Đồng diễn thể dục”
 + Phần thi thứ 2: “ Vượt qua thử thách”
 + Phần thi thứ 3: “ Ai nhanh, ai khéo”
 Tham gia vào các phần thi của “ Lễ hội rừng xanh” gồm có 2 đội chơi: Đội Thỏ hồng và Đội Gấu nâu
Xin mời các đội đến với phần thi thứ nhất: “ Đồng diễn thể dục” trên nền nhạc “ Gấu vào rừng xanh”.
(Đội hình 4 hàng ngang) 
 + Động tác tay: Hai tay sang ngang, đưa ra trước. ( 4 lần x 4 nhịp)
 CB,4 1,3 2 
(Chuyển đội hình chữ V kép)
 + Động tác bụng lườn: Đứng cúi người về phía trước( 4 lần x 4 nhịp)
 CB,4 1,3 2
 + Động tác chân: Đứng, một chân đưa lên trước, khuỵu gối ( 4lần x 4 nhịp) 
 CB,4 1,3 2
(Chuyển đội hình 4 hàng dọc).
 + Động tác bật: Bật chụm tách chân ( 6 lần x 4 nhịp)
 CB,4 1,3 2
- Cô 1: nhận xét, động viên khen trẻ.
Cho trẻ đi cất đồ dùng trên nền nhạc bài “ Con cào cào” và về 2 hàng dọc quay mặt vào nhau
Trải qua phần thi thứ nhất Thỏ trắng thấy các bạn Gấu nâu và Thỏ hồng bạn nào cũng tập khỏe, tập đều, đẹp giống như họ nhà Thỏ trắng chúng tớ.
 + Đố các bạn biết họ nhà thỏ giỏi nhất là gì?
Đúng rồi, gia đình nhà Thỏ không những khỏe, chạy nhanh, mà chúng tớ vất vả lắm hàng ngày còn phải vào rừng hái nấm, nhổ rau giúp bố mẹ, đường đi rất khó phải vượt qua nhiều chướng ngại vật nhưng chúng tớ vẫn vượt qua để hái nấm, nhổ rau về cho bố mẹ đấy.
* Phần thi thứ 2: “ Vượt qua thử thách” – Vận động cơ bản “Bật qua vật cản”
Trẻ trải nghiệm:
 - Cô 1: Theo các bạn nếu gặp những chướng ngại vật này, các bạn sẽ vượt qua như thế nào?
(Mời 1-2 trẻ lên khám phá đồ dùng).
Với những cách vượt qua chướng ngại vật mà các bạn vừa thực hiện đó cũng chính là nội dung của phần thi thứ 2, phần thi “ Vượt qua thử thách” với bài tập “ Bật qua vật cản”. 
Để tham gia thi tốt hơn phần thi này thì 2 đội chú ý quan sát Thỏ trắng tập mẫu nhé.
Cô tập mẫu:
- Tập mẫu lần 1: Không phân tích
- Tập mẫu lần 2: Phân tích: 
 + TTCB: Chân đứng tự nhiên, mắt nhìn thẳng.
 + Khi có hiệu lệnh: “ Bật” đưa 2 tay từ trước ra sau, đầu gối hơi khuỵu, dùng sức của chân nhún mạnh bật cao về phía trước qua vật cản, chạm đất nhẹ nhàng bằng 2 bàn chân.
- Mời 2 trẻ trung bình lên tập mẫu
Trẻ thực hiện:
- Lần 1: 2 trẻ tập ( Vật cản là khúc gỗ có kích thước rộng 5-6 cm, dài 50cm, chiều cao10cm).
Sơ đồ tập: 
- Lần 2: 4 trẻ tập ( Tăng thêm vật cản là mỏm đá có kích thước rộng 5-6 cm, dài 50cm, chiều cao12cm).
Sơ đồ tập: 
- Lần 3: 4 trẻ tập, thi đua bật , nâng cao vật cản và lấy thức ăn theo yêu cầu: ( Bật qua 3 vật cản có kích thước khác nhau: 10cm, 12cm, 15cm)
 Cách chơi: 2 đội chơi sẽ bật qua 3 vật cản và lấy thức ăn theo yêu cầu của đội mình . (Đội Thỏ Hồng lấy cà rốt, Đội Gấu nâu lấy măng)
 Luật chơi: Bạn đầu tiên bật đến vật cản thứ 3 thì bạn tiếp theo mới được bật tiếp. Thời gian chơi là một bản nhạc, kết thúc trò chơi đội nào bật đúng, lấy được nhiều thức ăn hơn theo yêu cầu thì đội đó chiến thắng.
Sơ đồ tập:
 Tổ chức cho trẻ thi đua,cô bật nhạc: “ Gà trống thổi kèn”
 Nhận xét kỹ năng bật và đếm số thức ăn các đội lấy được.
Củng cố vận động: 
- Cho trẻ nhắc lại tên bài tập.
- Mời 1 trẻ khá thực hiện lại bài tập.
- Cô 1: Trải qua phần thi thứ 2 Thỏ trắng thấy các bạn bật rất giỏi như họ nhà thỏ chúng tớ. Xin chúc mừng các bạn. 
Thỏ trắng mời các bạn đến với một khu vực rất đặc biệt của “ Lễ hội rừng xanh” đó chính là khu bể cá với những chú cá heo có biệt tài làm xiếc điêu luyện. Các con có muốn cùng thử tài với những chú cá heo này không?
Vậy xin mời các bạn cùng đến với phần thi thứ 3 có tên gọi: “ Ai nhanh, ai khéo”.
* Phần thi thứ 3: “Ai nhanh, ai khéo” – Trò chơi vận động “ Ném vòng”
Bạn nào còn nhớ cách chơi và luật chơi?
Thỏ trắng nhắc lại cách chơi, luật chơi:
+ Cách chơi: Có 2 đội chơi, mỗi đội chơi sẽ chia làm 2 nhóm. Nhiệm vụ của các bạn trong đội là ném vòng trúng vào cá heo. 
+ Luật chơi: Khi bạn đầu tiên ném vòng cho cá heo, sau đó quay về cuối hàng thì bạn tiếp theo mới được lên ném tiếp, mỗi lượt lên ném chỉ được ném 1 vòng. Thời gian chơi là 1 bản nhạc. Kết thúc các lần chơi đội nào có số vòng ném trúng vào cá heo nhiều hơn là đội chiến thắng.
 Đội Thỏ hồng ném vòng màu xanh.
 Đội Gấu nâu ném vòng màu đỏ.
Sơ đồ: 
- Tổ chức cho trẻ chơi 2 lần:
 + Lần 1: Đích ném đứng yên
 + Lần 2: Đích ném quay nhanh chậm theo nhạc
- Cô 1: Nhận xét và đếm số vòng của 2 đội sau 2 lần chơi.
Qua 3 phần thi mình thấy các bạn Gấu và các bạn Thỏ hồng đều nhanh nhẹn, khỏe mạnh, khéo léo, vậy chiến thắng thuộc về cả 2 đội chơi. Thỏ trắng quyết định thưởng cho 2 đội 1 bài hát rất hay mà họ hàng nhà thỏ rất thích.
 c/ HĐ 3: Hồi tĩnh: 
Cho trẻ thư giãn theo nhạc “ Chú thỏ con” 2 phút ( trẻ đi lại nhẹ nhàng thả lỏng cơ thể.
 - Nhận xét tuyên dương.
- Chuyển hoạt động 
- Trẻ hát
- Trẻ quan sát và tham gia trò chuyện cùng Thỏ trắng
- Trẻ đi về vòng tròn và thực hiện các kiểu đi
- Trẻ lấy sắc xô về 4 hàng dọc
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ hưởng ứng theo đội
- Trẻ chuyển đội hình 4 hàng ngang
- Trẻ thực hiện bài tập theo nhạc
- Trẻ chuyển đội hình V kép
- Trẻ thực hiện bài tập theo nhạc
- Trẻ thực hiện bài tập theo nhạc
- Chuyển đội hình hàng dọc
- Trẻ thực hiện bài tập theo nhạc
- Trẻ cất đồ dùng về 2 hàng dọc
- Trẻ nêu ý kiến
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ phán đoán
- 1- 2 trẻ thực hiện
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ quan sát cô tập mẫu
- 2 trẻ tập mẫu
- Lần lượt trẻ bật
- Trẻ thực hiện
- Trẻ bật qua vật cản và lấy thức ăn theo yêu cầu
- Trẻ nhắc lại tên vận động và tập lại
- Có ạ
- Trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ đi lại nhẹ nhàng, thả lỏng cơ thể

File đính kèm:

  • docgiao_an_gdtc_23620209.doc
Giáo Án Liên Quan