Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Hoạt động: An toàn cho bé

Mục tiêu đánh giá: 37 (Biết và không làm một số việc có thể gây nguy hiểm)

Mục đích yêu cầu:

*Kiến thức:

- Trẻ nhận ra một số việc làm có thể gây nguy hiểm

- Trẻ nhận ra được những hành động nguy hiểm sẽ ảnh hưởng gì đến cơ thể

- Trẻ biết nên chơi ở những chỗ nào? Cần phải tránh xa những nơi nào, biết cách tự bảo vệ bản thân mình.

*Kỹ năng:

- Trẻ nói được một số việc làm có thể gây nguy hiểm

- Trẻ nói được những hành động nguy hiểm sẽ ảnh hưởng gì đến cơ thể

- Rèn cho trẻ kĩ năng tự bảo vệ bản thân mình, biết cách chơi và sử dụng một số loai đồ dùng, đồ chơi sao cho an toàn

 

docx5 trang | Chia sẻ: tranhang91 | Ngày: 22/01/2022 | Lượt xem: 1883 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Hoạt động: An toàn cho bé, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN DẠY TẬP SỰ
Chủ đề: Ngành nghề + 20/11
Lĩnh vực: Phát triển thể chất
Hoạt động: An toàn cho bé
Lứa tuổi: 4 – 5 tuổi
Thời gian: 20 – 25 phút
Ngày dạy: 03/12/2020
Người dạy: Võ Thị Thu Thảo
Mục tiêu đánh giá: 37 (Biết và không làm một số việc có thể gây nguy hiểm)
Mục đích yêu cầu:
*Kiến thức:
- Trẻ nhận ra một số việc làm có thể gây nguy hiểm
- Trẻ nhận ra được những hành động nguy hiểm sẽ ảnh hưởng gì đến cơ thể
- Trẻ biết nên chơi ở những chỗ nào? Cần phải tránh xa những nơi nào, biết cách tự bảo vệ bản thân mình.
*Kỹ năng: 
- Trẻ nói được một số việc làm có thể gây nguy hiểm
- Trẻ nói được những hành động nguy hiểm sẽ ảnh hưởng gì đến cơ thể
- Rèn cho trẻ kĩ năng tự bảo vệ bản thân mình, biết cách chơi và sử dụng một số loai đồ dùng, đồ chơi sao cho an toàn
*Thái độ: 
- Trẻ biết và không làm một số việc có thể gây nguy hiểm (MT 37)
- Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động
2.1: Hình thức tổ chức: Cá nhân, nhóm, cả lớp
2.2. Phương pháp cho hoạt động học: Thực hành, trực quan, quan sát, dùng lời nói, giáo dục, khích lệ. 
2.3. Chuẩn bị môi trường cho trẻ hoạt động:
* Môi trường vật chất: Trong lớp
- Tranh cho 3 nhóm quan sát
+ Tranh 1: Bé sử dụng dao
+ Tranh 2: Bé sử dụng ổ điện
+ Tranh 3: Bé trèo cây
- Một số tranh hành động nguy hiểm và chơi an toàn
- Lô tô các hình ảnh hành động an toàn và nguy hiểm cho trẻ chơi trò chơi
- Nhạc bài hát: “Bác đưa thư vui tính”, “Em bé ngoan”
* Môi trường xã hội: Cô giáo luôn thân thiện giúp trẻ tích cực tham gia hoạt động.
2.4. Tiến trình tổ chức “hoạt động học”:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Giai đoạn 1: Trải nghiệm thực tế
- Cô cùng trẻ hát bài “Bác đưa thư vui tính”
- Các bạn ơi bác đưa thư có gửi đến cho lớp chúng ta 3 bức thư. Cùng xem nội dung trong thư là gì nha.
- Cô cho trẻ về 3 nhóm ngồi thành 3 vòng tròn.
- Mời đại diện từng nhóm lên nhận thư
+ Nhóm 1: Thư có dây màu đỏ
+ Nhóm 2: Thư có dây màu vàng
+ Nhóm 3: Thư có dây màu xanh
* Giai đoạn 2.Chia sẽ kinh nghiệm
Bé thảo luận về 3 bức tranh hành động nguy hiểm
- Cho trẻ chia thành 3 nhóm đi quan sát
+ Nhóm 1: Tranh bé sử dụng dao
+ Nhóm 2: Tranh bé sử dụng ổ điện
+ Nhóm 3: Tranh bé trèo cây
- Cô mời đại diện nhóm lên trình bày về bức tranh nhóm mình quan sát được, hành động này gây nguy hiểm gì? (trẻ trả lời)
- Cô cùng trẻ trò chuyện về từng bức tranh
+ Tranh 1: Bé sử dụng dao
- Bạn trong tranh đang làm gì? (sử dụng dao)
- Con thấy hành động này như thế nào? (nguy hiểm)
- Hành động này có thể xảy ra nguy hiểm gì? (đứt tay, chảy máu, đau)
- Con có được tự ý dùng dao không? (không) Nếu dùng thì phải thế nào? (có sự hướng dẫn của người lớn và phải hết sức cẩn thận)
- Khi thấy bạn mình sử dụng dao con sẽ làm gì? (ngăn cản bạn, gọi người lớn)
à Cô chốt lại: Trẻ em sử dụng dao là một hành động rất nguy hiểm, rất dễ bị đứt tay chảy máu rất đau. Khi các con muốn dùng dao thì phải có người lớn trông chừng và hướng dẫn chứ không được tự ý nhé.
+ Tranh 2: Bé sử dụng ổ điện
- Bạn nhỏ trong tranh đang làm gì? (cắm ổ điện)
- Con thấy hành động này như thế nào? (rất nguy hiểm ạ). Trẻ nhỏ có được lại gần ổ điện không? (không, phải tránh xa)
- Hành động này có thể xảy ra nguy hiểm gì? (điện giật, chết)
- Con có được tự ý cắm điện không? (không). Việc này phải để ai làm (ba, mẹ, cô, người lớn)
- Khi thấy bạn mình sử dụng ổ điện con sẽ làm gì? (báo ngay cho người lớn)
à Cô chốt lại: Việc cắm điện chỉ có người lớn mới được làm, trẻ nhỏ không được làm và không được lại gần ổ điện vì điện rất nguy hiểm. Nếu bị điện giật mạnh sẽ dẫn đến tử vong. Khi thấy bạn mình hoặc trẻ nhỏ lại gần nghịch phá ổ điện thì con phải nhanh gọi người lớn đến để ngăn cản.
+ Tranh 3: Bé trèo cây
- Bạn trong tranh đang làm gì vậy con? (trèo cây, đu cây)
- Con thấy hành động này như thế nào? (rất nguy hiểm)
- Việc làm này sẽ xảy ra nguy hiểm gì? (bị té). Nếu té sẽ thế nào? (chảy máu, gãy tay,...)
- Các bạn có được trèo cây không? (không ạ)
- Khi thấy bạn mình hoặc các em nhỏ trèo cây thì con sẽ làm gì? (kêu bạn xuống, gọi người lớn tới)
à Cô chốt lại: Hành động trèo cây, đu cây đùa nghịch này rất nguy hiểm đó các bạn. Nếu bị té có thể dẫn đến gãy tay, gãy chân, chảy máu, còn nếu nặng hơn sẽ bị chấn thương đầu, nguy hiểm hơn nữa sẽ là tử vong. Vì vậy các con không được trèo cây, khi gặp bạn mình trèo thì phải ngăn cản bạn nhé!
* Mở rộng: 
Cô chuyển góc cho trẻ đến máy tính và xem thêm một số hình ảnh bé chơi, làm những việc gây nguy hiểm
- Ngoài những việc làm nguy hiểm chúng ta vừa xem ở trên con còn biết những việc làm nào gây nguy hiểm nữa. Ví dụ như ở trong lớp mình? (chơi kéo, ống hút uống sữa)
- Những việc làm đó gây nguy hiểm gì? (đứt tay, ống hút cứng đâm vào mắt)
à Cô giáo dục trẻ không chơi nguy hiểm, phải biết giữ an toàn cho bản thân
Cho trẻ xem thêm một số hình ảnh bé chơi an toàn
* Giai đoạn 3: Rút ra kinh nghiệm cho bản thân
- Qua bài học hôm nay con học được điều gì? (trẻ trả lời)
- Để bảo vệ an toàn cho bản thân con phải làm gì? (không chơi những trò nguy hiểm,)
- Khi thấy bạn sử dụng hay làm việc gì có thể gây nguy hiểm, hay sử dụng các loại đồ dùng gây nguy hiểm cho bạn, cho người khác thì chúng ta phải làm gì? (Nhắc nhở bạn và nói với người lớn, cô giáo).
à Giáo dục: 
- Bác Hồ là một người hết sức cẩn thận và biết cách bảo vệ an toàn cho bản thân cũng như mọi người xung quanh. Các bạn là cháu ngoan Bác Hồ thì phải học tập theo Bác, chúng ta phải biết giữ an toàn cho bản thân, không được chơi hoặc làm những việc gây nguy hiểm cho mình và mọi người nhé (Lồng ghép tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh)
- Trong lớp thì bạn trai là phái mạnh, bạn gái là phái yếu. Vì vậy bạn trai phải luôn giúp đỡ bạn gái những việc nặng, không giành giật đồ chơi sẽ làm bạn dễ bị té ngã và khiến bạn bị đau đó. (Lồng ghép giới)
* Giai đoạn 4: Vận dụng kinh nghiệm vào cuộc sống 
Trò chơi: “Ai tài hơn”
- Cách chơi: Cô có những hình ảnh các hành động đúng và sai. Hành động đúng tương ứng với mặt cười, hành động sai tương ứng với mặt mếu.
+ Lượt 1: 2 đội thi đua chọn tranh có hành động sai gắn lên bảng (thời gian 1 phút)
+ Lượt 2: 2 đội thi đua chọn tranh có hành động đúng gắn lên bảng (thời gian 1 phút)
- Luật chơi: Phải gắn tranh đúng với mặt cười hoặc mặt mếu mà cô yêu cầu. Đội nào có nhiều tranh đúng hơn đội đó sẽ chiến thắng.
- Cô cho lớp chơi
- Cô quan sát, nhận xét
- Kết thúc: Cho trẻ hát “Bác đưa thư vui tính” và ra ngoài uống nước.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI GIỜ DẠY GIÁO VIÊN MẦM NON
Nội dung đánh giá
	Các yêu cầu
Đạt
Không đạt
1.Chuẩn bị
-Giáo án đầy đủ, rõ ràng đúng nội dung, phương pháp, đảm bảo yêu cầu giáo dục theo độ tuổi
- Có đủ đồ dùng cho cô và trẻ, đảm bảo tính sư phạm, thuận tiện trong việc sử dụng.
- Tổ chức hợp lý về: thời gian, sắp xếp bàn ghế, ánh sáng, chổ ngồi học
2. Nội dung
- Nắm chắc yêu cầu của tiết học, các kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu của tiết dạy.
- Đảm bảo yêu cầu tiết dạy về kiến thức, kỹ năng theo đặc điểm môn học, tiết học.
- Hình thành kiến thức cho trẻ có hệ thống, chính xác, đáp ứng yêu cầu chăm sóc giáo dục trẻ, phù hợp với sự phát triển của trẻ và với thực tiển của địa phương.
3.Phương pháp
- Thể hiện đúng phương pháp đặc trưng của bộ môn.
- Lựa chọn và sử dụng các phương pháp khác phù hợp với đặc điểm môn học, phù hợp với độ tuổi, phát huy được tính tích cực của trẻ, tận dụng được mọi cơ hội để cho trẻ phát triển về ngôn ngữ, trí tuệ, tình cảm.
- Bao quát lớp, tổ chức tiến trình tiết học hợp lý, giải quyết tốt các tình huống sư phạm trong tiết học.
- Sử dụng đồ dùng và các phương tiện trực quan đúng lúc, có hiệu quả.
- Phong cách của giáo viên đảm bảo tính sư phạm : giọng nói, điệu bộ hấp dẫn, lôi cuốn sự tập trung chú ý của trẻ, thái độ nhẹ nhàng gần gũi, thương yêu, tôn trọng trẻ.
4. Kết quả thể hiện trên trẻ
- Trẻ hứng thú tham gia giờ học.
- Đạt yêu cầu của tiết học về kiến thức, kỹ năng thể hiện qua việc thực hiện và trả lời của trẻ.
Cách xếp lọai :
Tốt
Nắm vững các yêu cầu của tiết dạy, các kiến thức, kỹ năng của tiết học; chuẩn bị chu đáo các điều kiện cho tiết học, thực hiện đầy đủ các nội dung, sử dụng các phương pháp linh họat, sáng tạo, tận dụng mọi cơ hội phát triển tình cảm, trí tuệ, ngôn ngữ cho trẻ; 90% trở lên số trẻ hứng htú tham gia họat động, trẻ nắm được nội dung, được rèn kỹ năng.
Khá
Nắm chắc các yêu cầu của tiết học, các kiến thức, kỹ năng của tiết học; chuẩn bị đủ các điều kiện cho tiết học, thực hiện đầy đủ các nội dung, sử dụng các phương pháp phù hợp và sáng tạo, có chú ý phát triển tình cảm, trí tuệ, ngôn ngữ cho trẻ; 80% đến dưới 90% số trẻ hứng thú tham gia họat động và nắm được nội dung kiến thức, được rèn kỹ năng.
Đạt yêu cầu
Nắm được những yêu cầu cơ bản của tiết học, các kiến thức, kỹ năng của tiết học. Có ý thức chuẩn bị cho tiết dạy. Trong việc thực hiện các nội dung, sử dụng phương pháp có thể có những sai sót nhưng không đáng kể, 70% đến dưới 80% số trẻ hứng thú tham gia họat động và nắm được nội dung kiến thức, được rèn kỹ năng.
Chưa đạt yêu cầu
Nếu phạm một trong các thiếu xót sau : Không nắm được yêu cầu của tiết học, các kiến thức, kỹ năng cần hình thành cho trẻ. Về phương phápcòn lúng túng. Kết quả trên trẻ còn hạn chế.
 Xếp loại :.
	 Phong Mỹ, ngày tháng năm 2020 
 Giáo viên được đánh giá	 Người đánh giá

File đính kèm:

  • docxkham pha khoa hoc 4 tuoi_12989963.docx
Giáo Án Liên Quan