Giáo án mầm non lớp Chồi - Hoạt động: Chim và côn trùng
- Nhắc trẻ cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định.
- Trò chuyện về một số loại côn trùng- chim.
- Thứ 2,5: + Tập thể dục cùng toàn trường theo băng nhạc.
+ Thứ 3,4,6: Tập bài tập ptc theo nhạc bài “ con chim non”.
PTTM:
NDTT: Hát & vận động: Con chim non
NDKH: Nghe hát:
Thật là hay
- TCÂN: Tai ai tinh. PTNT:
Ôn: So sánh chiều dài của 2 đối tượng
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG: CHIM VÀ CÔN TRÙNG ( từ ngày 12/01 đến ngày 16/01/2016) Thứ HĐ Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Đón trẻ- TDS - Nhắc trẻ cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định. - Trò chuyện về một số loại côn trùng- chim. - Thứ 2,5: + Tập thể dục cùng toàn trường theo băng nhạc. + Thứ 3,4,6: Tập bài tập ptc theo nhạc bài “ con chim non”. Hoạt động học có chủ đích PTNT: Trò chuyện về một số loại côn trùng PTTM: NDTT: Hát & vận động: Con chim non NDKH: Nghe hát: Thật là hay - TCÂN: Tai ai tinh. PTNT: Ôn: So sánh chiều dài của 2 đối tượng PTNN: - Thơ: “ Ong và bướm” PTTC: - Ném trúng đích thẳng đứng - Trò chơi: chyền bóng Hoạt động ngoài trời - QS: Con Bướm - con cào cào. - TCVĐ: Con cào cào. - Chơi tự do - QS: Thời tiết - TCVĐ: Mèo đuổi chột - Chơi tự do - QS: con chim - con bướm. - TCVĐ: Mèo đuổi chuột - Chơi tự do - QS: Con Bướm - con cào cào - TCVĐ: Bắt bướm trong vườn - Chơi tự do - QS: Vườn rau -Chơi tự do Hoạt động góc - Góc phân vai: Nấu ăn, bác sỹ, cửa hàng thực phẩm. - Góc chơi xây dựng: Trại nuôi ong, nuôi Dế, Giun... - Góc nghệ thuật: Nghe nhạc, sử dụng nhạc cụ gõ đệm bài hát về chủ đề. - Góc tạo hình: Cắt, dán, tô màu, nặn 1 số con côn trùng – chim. - Góc sách: Xem tranh, xem chuyện, nghe kể chuyện, đọc thơ - Góc thiên nhiên: Chơi với nước, cát, tưới cây Hoạt động chiều - Dạy hát: “con chim non - Thực hiện vở toán Nghe kể chuyện: Tiếng hót chim Sơn Ca. - Vẽ theoo ý thích - Biểu diễn văn nghệ - Nêu gương cuối tuần Duyệt tổ Duyệt BGH Người thực hiện Đàm T. Hoàng Ngân Hoàng Thi Nga KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GÓC Nội dung Yêu cầu Cách tiến hành HOẠT ĐỘNG GÓC 1. GÓC PHÂN VAI: Nấu ăn, bác sĩ thú y, cửa hàng bán thức ăn chăn nuôi, cùng gia đình đi xem vườn bác thú 2. GÓC XÂY DỰNG: Xây dựng trại nuôi ong 3. GÓC NGHỆ THUẬT: Nghe nhạc, sử dụng nhạc cụ gõ đệm bài hát, hát múa các bài hát về chủ đề. 4. GÓC TẠO HÌNH: Cắt, dán, tô màu, nặn các con vật sống trong rừng. 5. GÓC SÁCH: Xem tranh, xem chuyện, nghe kể chuyện, đọc thơ 6. GÓC THIÊN NHIÊN: Chơi với nước, cát, tưới cây - Trẻ biết chọn vai phù hợp và thể hiện được nét đặc trưng của vai chơi -Trẻ biết chọn vật liệu phự hợp và xây dựng công trình có bố cục cân đối, hợp lý - Trẻ chơi hứng thú. - Tạo ra sản phẩm đẹp. - Biết phối hợp vai chơi trong góc và với góc khác. - Trẻ hứng thú với vai chơi và thể hiện tốt vai chơi - Trẻ biết làm việc đến nơi đến chốn. - Biết làm việc cùng nhau I. Chuẩn bị: - Xắc xô, bút sáp màu, ,.... - Đồ chơi lắp ghép Giấy A4, bút sáp màu. -Nguyên vật liệu thiên nhiên : cành cây. len, hột ,hạt. II. Tiến hành: 1. Thoả thuận trước khi chơi: - Cô giới thiệu nội dung chơi ở góc. + Góc phân vai các con sẽ đóng vai nhân viên của cửa hàng bán thức ăn chăn nuôi, bác sĩ thú y, kĩ sư chăn nuôi + Góc xây dựng các con sẽ chọn đồ chơi để lắp ghép mô hình, Xây dựng trại nuôi ong + Góc nghệ thuật: Các con sẽ nghe nhạc, sử dụng nhạc cụ gõ đệm bài hát, làm ca sĩ nhí,biểu diễn các bài hát về chủ đề + Góc học tập, sách các con sẽ xem tranh ảnh Kể chuyện sáng tạo theo tranh. + Góc thiên nhiên các con sẽ chăm sóc cây cảnh và chơi in hình trên lá với cát, nước. - Cho trẻ về góc chơi của mình. 2. Quá trình chơi: - Cô bao quát, hướng dẩn, gợi ý cho trẻ chơi, khuyến khích, động viên trẻ thể hiện đúng vai chơi của mình. 3. Nhận xét sau khi chơi: - Cô nhận xét từng nhóm chơi. - Nhận xét chung cả lớp. - Động viên, khen ngợi những nhóm chơi, những trẻ thể hiện tốt vai chơi, nhắc nhở những trẻ chưa ngoan cần cố gắng hơn. - Nhắc nhở trẻ cất dọn đồ dùng, đồ chơi gọn gang vào góc chơi THỂ DỤC SÁNG TẬP THEO BÀI TẬP PHÁT TRIỂN CHUNG Thứ 2. 5 tập cùng toàn trường Thứ 3, 4, 6 tập với bài: “ Con chim non” 1.Mục đích – Yêu cầu: * Kiến thức: - Trẻ biết tập các động tác nhịp nhàng theo cô - Trẻ xếp hàng thẳng, biết dãn cách đề nhau, biết vận động theo nhạc và đúng nhịp. - Tập đều và tập đúng các động * Kĩ năng: Rèn tính tự giác tập luyện, tác phong nhanh nhẹn cho trẻ Trẻ phát triển cơ tay, vai, chân ,vận động linh hoạt * Giáo dục: có thái độ tích cực khi luyện tập. Tinh thần sảng khoái 2. Chuẩn bị Không gian tập: sạch, rộng, sắc xô, ... 3. Tổ chức I, Chuẩn bị: Sân bãi sạch sẽ, đĩa bài hát,... II, Tiến hành 1.HĐ1. Khởi động: - Tổ chức cho trẻ đi, chạy vòng tròn, kết hợp các kiểu đi, chạy. Sau đó chuyển thành 2 hàng ngang. 2. HĐ2. Trọng động: Tập với bài: “ Con chim non” - Động tác hô hấp: gà gáy 4 lần - ĐT1: Chân rộng bằng vai Đưa tay lên cao [[ơ - ĐT2: Chân rộng bằng vai, đưa tay lên cao cúi ngập người - ĐT3: Chân rộng bằng vai, đưa tay lên cao Nghiêng người sang trái- phải - ĐT4: Bật nhảy tại chỗ 3. HĐ3: Trò chơi “trời nắng trời mưa” - Tổ chức cho trẻ chơi 3- 4 lần - kết thúc: Nhận xét- khen trẻ HĐ4: hồi tĩnh: trẻ đi nhẹ nhàng hít thở sâu 1- 2 vòng sân. Thứ 2 ngày 12 tháng 1 năm 2016 ĐÓN TRẺ - ĐIỂM DANH - THỂ DỤC SÁNG KPKH: TRÒ CHUYỆN VỀ MỘT SỐ LOÀI CÔN TRÙNG 1. Mục đích yêu cầu: a. Kiến thức - Trẻ biết tên gọi và nhận biết 1 số đặc điểm nổi bật, môi trường sống của một số con côn trùng. - So sánh những điểm giống và khác nhau của 2 con vật. b. Kĩ năng - Rèn luyện và phát triển khả năng quan sát, chú ý, ghi nhớ có chủ định cho trẻ - Rèn cách diễn đạt phát âm, cung cấp và làm giàu vốn từ. c. Thái độ - Trẻ hứng thú và thích tham gia vào hoạt động - Giáo dục trẻ biết ích lợi hay tác hại của các loài côn trùng, biết chăm sóc bảo vệ môi trường sống của chúng. 2. Chuẩn bị: - Mô hình 1 số con côn trùng (bướm, ong, cào cào) - Đàn, bài hát, câu đố. 3. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ * Hoạt động 1: Hát “Con chuồn chuồn” - Cho trẻ cùng xem đĩa hình về các con côn trùng. Cùng quan sát có những con gì? Nơi sống của những con côn trùng đó ở đâu? Cho trẻ ngồi xung quanh lớp. * Hoạt động 2: Trò chuyện về các con côn trùng: - Mỗi đội sẽ có 1 hộp quà, các đội sẽ cùng mang về và mở ra cùng xem trong hộp quà có gì? - Chia trẻ thành 4 đội : Cho từng đội đưa ra câu đố, để đội bạn sẽ không nhìn và lấy từ trong hộp ra con côn trùng cho các đội kia xem có đúng hay không? + Quan sát con ong: - Đọc câu đố về con ong - Trẻ trả lời. - Cho trẻ quan sát con ong: Các con có nhận xét gì về con ong? Nó sống ở đâu? ong thường ăn thức ăn gì? + Quan sát con cào cào: - Đây là con gì? - Con có nhận xét gì về con cào cào? (các bộ phận, thức ăn, nơi sống.) Cô cho trẻ biết con cào cào ăn cây lúa phá hoại mùa màng là loại côn trùng có hại. + Cô đọc câu đố về con bướm - Theo các bạn đó là con gì? - Ai có nhận xét gì về con bướm? + Vậy ngoài những con vật vừa học còn có những con nào cũng thuộc côn trùng? Cho trẻ kể tên. - Cho trẻ quan sát hình ảnh những con vật vừa kể tên. (Nếu có) + Khái quát: con cào cào, con ong, con bướm, có những đặc điểm khác nhau nhưng chúng đều được gọi là côn trùng. Có loại côn trùng có ích như Ong. có loại lại có hại như cào cào + So sánh: So sánh sự khác và giống nhau giữa con ong và con cào cào - Khác nhau: ong ăn phấn hoa-cào cào ăn thực vật ( rau cỏ) con ong có ích còn con cào cào có hại. - Giống nhau: Đều là côn trùng. + So sánh con cào cào và con bướm. - Khác nhau: Bướm màu sắc hơn, vừa có ích ( thụ phấn cho cây), vừa có hại ( ăn lá cây). Cào cào thường có màu xanh, có hại... - Giống nhau: Đều là côn trùng, sống trong tự nhiên. * Hoạt động 3: Phân nhóm các con vật có lợi- không có lợi. - Cho trẻ chọn tranh lô tô phân nhóm con vật theo yêu cầu. - Hát múa “con chuồn chuồn” - Trẻ hát, cùng quan sát tìm hiểu. - Trẻ về chỗ ngồi theo tổ. - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Tẻ quan sỏt và nhận xột. - Trẻ thực hiện HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI QS: CON BƯỚM - CON CÀO CÀO 1. Mục đích yêu cầu. a. Kiến thức - Trẻ được quan sát và đưa ra nhận xét về con bướm, con cào cào, biết một số đặc điểm cơ bản, biết thức ăn, cách vận động của con bướm, con cào cào biết được con bướm, con cào cào là con côn trùng có lợi hay có hại. b. Kĩ năng. - Rén luyện và phát triển ngôn ngữ cho trẻ - Phát triển thể chất. c. Thái độ - Biết chơi trò chơi, đoàn kết khi tham gia chơi cùng các bạn. 2. Chuẩn bị - Xắc xô, mũ bướm. 3. Tổ chức thực hiện. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ * Chơi trò chơi vận động: Con cào cào + Chúng mình vừa chơi trò chơi gì? + Trò chơi đó nói về con gì? * Quan sát có mục đích: - Hỏi trẻ: + Con gì đây? Ai có thể nhắc lại những đặc điểm của con Bướm? + Chúng mình quan sát xem con gì đây? + Con cào cào thường sống ở đâu? + Con cào cào là con vật như thế nào? + Thức ăn ưa thích của con cào cào là gì? + Con cào cào còn có 1 đặc điểm nữa đó là gì? + Chúng mình phải làm gì để bảo vệ những con vật đó? - So sánh con bướm và con cào cào: + Khác nhau: Cánh bướm to hơn cánh cào cào Cào cào thường màu xanh, bướm nhiều màu sắc + giống nhau: đều là côn trùng, ăn lá cây * Chơi theo ý thích - Cho trẻ chơi tự do. - Cô quan sát và chơi cùng trẻ. - Trẻ chơi - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ chơi HOẠT ĐỘNG CHIỀU DẠY HÁT “CON CHIM NON” 1. Mục đích yêu cầu. a. Kiến thức - Trẻ thuộc bài hát, hát đúng nhạc điệu. b. Kĩ năng - Phát triển thẩm mỹ, tai nghe âm nhạc. c. Thái độ - Giáo dục trẻ yêu quý và bảo vệ động vật hoang dã. 2. Chuẩn bị - Hình ảnh một số loại chim. - Nhạc bài hát, đàn ... 3. Tiến hành. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ - Lần 1 : cô hát toàn bộ giai điệu của bài hát + Giới thiệu tên bài hát và tên tác giả . - Lần 2 : Cô hát và giảng giải nội dung bài hát. + Chúng mình vừa nghe cô hát bài gì ? của tác giả nào ? + trong bài hát nhắc tới con vật nào ? - Cô và trẻ cùng hát, dạy trẻ học thuộc từng câu. - Cho trẻ hát theo nhạc. + Hát theo tổ + Hát theo nhóm + Cá nhân trẻ hát. - Kết thúc : Nhận xét- khen trẻ. * Chơi tự chọn - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ thực hiện - Trẻ chơi ĐÁNH GIÁ CUÔI NGÀY Thứ 3 ngày 13 tháng 01 năm 2016 ĐÓN TRẺ - ĐIỂM DANH - THỂ DỤC SÁNG NDTT: HÁT& VẬN ĐỘNG: CON CHIM NON NDKH : Nghe hát “Thật là hay” TCÂN: Tai ai tinh. 1. Mục đích yêu cầu: a. Kiến thức - Trẻ thuộc lời ca, hát đúng giai điệu, biểu diễn tự nhiên. - Thích nghe cô hát, làm 1 số động tác minh hoạ theo. b. Kĩ năng - Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua nội dung bài hát. c. Thái độ - Giáo dục trẻ yêu quí, bảo vệ môi trường sống của con côn trùng. 2. Chuẩn bị: - Xắc xô, phách tre, - Đàn ghi âm 1 số bài hát. - Cô thuộc lời bài hát. 3. Tiến hành hoạt động: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ *Hoạt động 1: Trò chuyện gây hứng thú + Bạn nào kể cho cô về các bạn cùng nghe về các loại chim? + Những chú chim sống ở đâu? Ăn thức ăn gì? + chúng ta nuôi chim để làm gì? + Nhà bạn nào nuôi chim? * Hoạt động 2: Hát và vận động “ con chim non” Cho trẻ trò chuyện về một số loài chim. - Cô giới thiệu tên bài hát- tác giả. - Cô hát mẫu 1 lần- Giảng nội dung bài hát. - Cho trẻ hát 2 lần- Đội hình vòng tròn. - Cho từng tổ hát. - Nhóm nam, nữ hát. ( Cô theo dõi trẻ sửa sai cho những cháu hát ngọng, hát chênh, hát chưa đúng lời để uốn nắn trẻ kịp thời) - Tốp 5-3-1 hát (Sửa sai) - Hát nối tiếp theo tay chỉ của cô. - Cả lớp cùng hát minh hoạ 1 lần. * Hoạt động 3: Nghe hát “Thật là hay” - Cô hát 1 lần- Cô hát diễn cảm, thể hiện nội dung bài hát. - Lần 2 cho trẻ nghe băng ca sỹ hát. - Lần 3 cô hát trẻ cùng làm động tác ngẫu hứng. * Hoạt động 4: Chơi TC “ tai ai tinh” - Cô phổ biến luật chơi và cách chơi - Cho trẻ đoán xem ai hát. Tiếng hát phát ra từ đâu?.. - Tổ chức cho trẻ chơi: 3- 4 lần - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ hát - Tổ hát - Trẻ hát - Trẻ lắng nghe - Trẻ làm động tác ngẫu hứng theo cô - Trẻ chơi HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI QS: THỜI TIẾT 1. Mục đích yêu cầu. a. Kiến thức. - Trẻ biết quan sát và đưa ra ý kiến nhận xét về thời tiết hôm nay. b. Kĩ năng - Giúp trẻ phát triển kỹ năng quan sát, so sánh, ghi nhớ có chủ đích. c. Thái độ - Trẻ hứng thú tham gia vào các trò chơi vận động tập thể 2. Chuẩn bị - Xắc xô, sân bãi sạch sẽ 3. Tổ chức thực hiện. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ *HĐ1: Gợi mở gây hứng thú - Quan sát thời tiết - Con thấy thời tiết hôm nay thế nào? - Giờ đang là mùa nào trong năm? - Thời tiết này chúng mình phải mặc trang phục như thế nào? - Vì sao con phải măc trang phục này *HĐ2. TCVĐ:" Mèo đuổi chuột" Cô phổ biến cách chơi luât chơi. Tổ chức cho trẻ chơi 3 đến 4 lần , cô động viên khuyến khích trẻ chơi đúng luật. *HĐ3. Chơi tự do: - Cho trẻ chơi tự do với đồ chơi. - Cô bao quát trẻ chơi, nhắc nhở trẻ chơi đoàn kết, biết giữ gìn đồ chơi. - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ chơi - Trẻ chơi HOẠT ĐỘNG CHIỀU THỰC HIỆN VỞ TOÁN 1. Mục đích yêu cầu. A. Kiến thức - Củng cố kiến thứ cho trẻ. b. KĨ năng - Rèn và phát triển tư duy, thẩm mỹ cho trẻ. c. Thái độ - Giáo dục trẻ ngồi học ý thức trong giờ học. 2. Chuẩn bị - Kê bàn ghế cho trẻ ngồi. - Vở toỏn, màu vẽ... 3. Tổ chức hoạt động. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ * Hoạt động 1: Giới thiệu bài - Chúng mình nhìn xem trên bức tranh có những gì? - Đó là những hình gì? - Cho trẻ nhắc lại đặc điểm của các hình - Cô nói yêu cầu của bài và làm mẫu cho trẻ quan sát. * Hoạt động 2: Trẻ thực hiện với vở BLQVT - Hỏi trẻ cách cầm bút, cách ngồi - Trẻ làm cô bao quát trẻ. - Những trẻ khá cô khuyến khích trẻ - Những trẻ kém cô động viên và hướng dẫn trẻ. - Kết thúc: Nhận xét- khen trẻ. - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ thực hiện - Trẻ thực hiện ĐÁNH GIÁ CUÔI NGÀY
File đính kèm:
- giao_an.docx