Giáo án mầm non lớp Chồi - Hoạt động: Làm quen văn học - Đề tài: Đồng dao làng chim (thể loại 2)

I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

- Trẻ nhớ tên, hiểu nội dung bài đồng dao “Làng chim”, biết được một số đặc điểm đặc trưng của các con vật (vịt bơi dưới ao, gà trống có mào, hay la hét là con bồ chao, biết bay nhào là con chim bói cá, .) biết đọc diễn cảm bài đồng dao theo nhiều hình thức: Đối đáp, tiếp sức, đọc thi đua, biết sử dụng các dụng cụ gõ đúng khi đọc đồng dao, trẻ chơi tốt trò chơi “Con gì biết bay”.

- Phát triển kỹ năng đọc diễn cảm, ngôn ngữ mạch lạc, khả năng ghi nhớ, khéo léo linh hoạt khi chơi trò chơi.

- Giáo dục: Trẻ yêu mến các con vật nuôi trong gia đình, yêu thích đọc đồng

 

docx5 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 3707 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp Chồi - Hoạt động: Làm quen văn học - Đề tài: Đồng dao làng chim (thể loại 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH 
DỰ THI GIÁO VIÊN GIỎI GIẢI THƯỞNG VÕ MINH ĐỨC
Năm học: 2015-2016
HOẠT ĐỘNG: LQVH
 Đề tài: Đồng dao Làng chim (thể loại 2)
LÀNG CHIM
Hay chạy lon ton
Là gà mới nở
Cái mặt hay đỏ
Là con gà mào
Hay bơi dưới ao
Mẹ con nhà vịt
Hay la hay hét
Là con bồ chao
Hay bay hay nhào
Mẹ con bói cá
Tiếng con chim ri
Gọi dì gọi cậu
Tiếng con sáo sậu
Gọi cậu gọi cô
Tiếng con cồ cồ
Gọi cô gọi chú
Tiếng con tu hú
Gọi chú gọi dì
Mau mau tỉnh dậy
Mà đi ra đồng ....
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Trẻ nhớ tên, hiểu nội dung bài đồng dao “Làng chim”, biết được một số đặc điểm đặc trưng của các con vật (vịt bơi dưới ao, gà trống có mào, hay la hét là con bồ chao, biết bay nhào là con chim bói cá,.) biết đọc diễn cảm bài đồng dao theo nhiều hình thức: Đối đáp, tiếp sức, đọc thi đua, biết sử dụng các dụng cụ gõ đúng khi đọc đồng dao, trẻ chơi tốt trò chơi “Con gì biết bay”.
- Phát triển kỹ năng đọc diễn cảm, ngôn ngữ mạch lạc, khả năng ghi nhớ, khéo léo linh hoạt khi chơi trò chơi.
- Giáo dục: Trẻ yêu mến các con vật nuôi trong gia đình, yêu thích đọc đồng dao
 II/ CHUẨN BỊ
 Cô và trẻ mặc trang phục áo bà ba, áo dài 
 Dụng cụ: Song loan, trống lắc, thanh gõ, hoa, áo bà ba cô và trẻ, nhạc.
 III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
 * Ổn định trẻ, Cô giới thiệu chương trình “Vui khúc đồng dao”
Mở đầu chương trình là bài hát “Cùng hát khúc đồng dao” do lớp chồi 1 trình bày.
Tiếp theo chương trình là trò chơi “Con gì biết bay”
 + Cách chơi: Cả lớp nghe cô nói tên những con vật biết bay, các con sẽ dang đôi tay giả làm con chim dang cánh bay.
 + Luật chơi: Trẻ phải vừa bay vừa nói tên con chim
Tổ chức cho trẻ chơi.
Cô nhận xét, tuyên dương trẻ
Cô liên hệ giới thiệu và đọc vài câu trích dẫn có trong bài đồng dao làng chim.
+ Cô vừa đọc đoạn đồng dao có trong bài đồng dao nào?
Cô đọc 1 lần, kết hợp gõ song loan ( khuyến khích trẻ đọc theo cô)
* Đàm thoại:
 + Con hãy kể tên những con vật có trong bài đồng dao?
 + Trong bài đồng dao, con nào hay bơi dưới ao?
 + Còn con chim bói cá thì sao?
 + Những con chim gọi cô, dì, chú bác mau mau tỉnh dậy để làm gì?
 + Những con gà, con vịt...này được nuôi ở đâu vậy các con? Cô giáo dục trẻ 
 Và tiếp theo chương trình là phần biểu diễn đọc đồng dao do lớp chồi 1 trình bày.
 Cô tổ chức cho cả lớp đọc đồng dao theo hình thức (cả lớp, 2 hàng ngang kết hợp ca hát vận động bài “Vì sao con chim hay hót”)
Cô tổ chức đọc đối đáp 1 lần (khuyến khích trẻ làm động tác minh họa)
Cô mời nhóm Chú Cuội (bạn trai), nhóm Hằng Nga (bạn gái) lên chọn nhạc cụ gõ và đọc theo khả năng trẻ
Cô chú ý trẻ đọc, nhắc trẻ đọc diễn cảm, đúng nhịp.
* Cô tổ chức cho trẻ ca hát vận động1 khổ đồng dao trong bài làng chim do Chú nhạc sĩ Nguyễn Thập Nhất phổ nhạc
* Cô nhận xét tuyên dương
IV/KẾT THÚC
 BGH DUYỆT GIÁO VIÊN THỰC HIỆN
 Nguyễn Mộng Thu Nguyễn Thị Phương
KẾ HOẠCH 
DỰ THI GIÁO VIÊN GIỎI GIẢI THƯỞNG VÕ MINH ĐỨC
Năm học: 2015-2016
HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI
CHỦ ĐỀ: Động vật nuôi trong gia đình
- Góc phân vai: Cửa hàng thức ăn cho gia cầm, gia súc
- Góc xây dựng: Xây trang trại 
- Góc học tập: Chơi bảng quay chọn nhà cho con vật
Chơi lô tô, nối đúng số thứ tự (1-5)
- Góc nghệ thuật: Vẽ in, tô màu các con vật làm anlbum
Làm các con vật từ nguyên vật liệu phế thải
- Góc thiên nhiên: Xếp hình các con vật trẻ thích từ hột hạt, lá cây, cây lục bình. chơi bó rau
* Mục đích – yêu cầu chung:
Cháu biết môi trường sống của các con vật, biết tên và đặc điểm một số con vật nuôi trong gia đình, cháu biết tên các góc chơi, và nắm được yêu cầu của các góc chơi, biết thỏa thuận vai chơi, trẻ biết lấy đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho góc chơi của mình
- Phát triển kỹ năng giao tiếp, nói rõ ràng, mạch lạc, phát triển ngôn ngữ, khả năng phối hợp hành động chơi, sự sáng tạo cho trẻ.
Giáo dục cháu biết chăm sóc các con vật nuôi trong gia đình, lấy cất đồ dùng đồ chơi đúng quy định
* Mục đích yêu cầu riêng
Góc phân vai: 
- Trẻ biết tự tay sản xuất ra các thức ăn để bán. biết công việc của người bán hàng, tính tiền, nhận tiền, giao hàng cho người mua; người mua biết chọn hàng, biết trả tiền cho người bán hàng, biết cám ơn khi nhận hàng.
- Phát kỹ năng giao tiếp, nói rõ ràng, mạch lạc, phát triển ngôn ngữ, khả nàng phối hợp hành động chơi.
- Giáo dục trẻ biết nhường nhịn nhau khi chơi, tỏ thái độ biết ơn, vui vẻ trong quá trình chơi
Góc xây dựng:
- Trẻ biết mô hình trại chăn nuôi là có các chuồng gà, chuồng vịt, chuồng chim, lợn trâu bò, ngoài ra có cây ăn quả, cây xanh, vườn rau, ao cá. sắp xếp bố cục sáng tạo, hợp lí và theo sự gợi ý của cô. Trẻ biết phân vai trong khi chơi.
- Phát kỹ năng sắp xếp, phối hợp giữa các đồ dùng đồ chơi, tạo bố cục cân đối cho mô hình; phát triển trí tưởng tượng, khả năng vận động.
- Giáo dục trẻ chơi đoàn kết với bạn, giữ gìn đồ chơi cẩn thận.
Góc học tập:
- Trẻ biết chơi bảng quay và chọn nơi ở, môi trường sống phù hợp cho các con vật, biết cách chơi lô tô, chơi nối đúng số thứ tự
- Phát triển tư duy, trí nhớ, sắp xếp theo trình tự; rèn kĩ năng quan sát, sắp xếp, so sánh.
- Giáo dục trẻ ý thức trong giờ vui chơi, không tranh giành với bạn.
Góc nghệ thuật: 
-Trẻ biết cách vẽ, in,cắt, dán các hình con vật để làm anbum, trẻ biết sử dụng các nguyên vật liệu phế thải để làm thành các con vật
- Phát triển kỹ năng tạo hình, khả năng tưởng tượng, sáng tạo, khéo léo trong nghệ thuật; kỹ năng cầm bút và tô màu, kỹ năng vẽ, khảm.
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn sản phẩm tạo ra.
Góc thiên nhiên:
-Trẻ biết xếp hình các con vật từcác loại hột, hạt, các loại lá cây, biết bó rau mang đến góc phân vai để bán
- Rèn cho trẻ tính kiên nhẫn, khả năng tưởng tưởng và sáng tạo.
- Giáo dục trẻ giữ vệ sinh khi chơi, đoàn kết, giúp đỡ bạn khi chơi.
* Chuẩn bị:
 - Góc PV: Đồ bán hàng: bắp, đậu, thung,cám, cân, tiền,
- Góc XD: Đồ chơi xây dựng( cổng, hoa, hàng rào,con vật, cây xanh, chuồng trại, nhà)
- Góc NT: Giấy họa báo, kéo,màu sáp, bút chì, bút màu, hũ sữa chua, hũ rau câu, tăm bông
- Góc HT:Bảng quay, tranh loto con vật, các con vật nuôi trong gia đình, tranh nối đúng sốthứ tự (1-5)
- Góc TN:Hột, hạt, keo. Kéo, rau, dây chuối, rổ, lá bàng, lá sa kê, dây chuối
* Tổ chức hoạt động:
Cô giới thiệu trò chơi lùa vịt
Cô cho trẻ chơi: Lùa vịt
 +Cách chơi: Vẽ 1 vòng làm chuồng vịt, chọn 1 bạn đứng ngoài vòng tròn làm bác nông dân, các bạn còn lại đứng trong vòng tròn, khi nghe bác nông dân lùa vịt ra khỏi chuồng đi kiếm ăn các bạn chạy ra khỏi vòng tròn vừa đi vừa kêu “cạp, cạp”, khi nghe bác nông dân hô lùa vịt về chuồng các bạn nhanh chân chạy vào vòng tròn( chuồng) nếu không nhanh chân sẽ bị bắt
+ Luật chơi: Bạn nào bị bắt sẽ làm bác nông dân
Tổ chức cho trẻ chơi, nhận xét
Cô giới thiệu và mời trẻ đi đến thăm quan các trang trại nuôi các con vật
Dẫn trẻ đến xem parabol cô cùng giao lưu đàm thoại với trẻ khi xem.
+ Các con vừa được xem những gì trong trang trại?
+ Nhà các con nuôi những con gì?
+ Con làm gì để cho nó mau lớn? Cô giáo dục tư tưởng
+ Các con có muốn xây được trang trại giống như các con vừa xem không?
Giờ hoạt động vui chơi hôm nay cô cho các con chơi với chủ đề “ động vật nuôi trong gia đình”
- Cho trẻ phát hiện góc chơi mới
+Con phát hiện xem hôm nay góc nào có nhiều đồ chơi mới?
Dẫn trẻ đến góc đó. 
+ Góc này có những đồ chơi gì?
+ Khi chơi với những đồ chơi đó thì các con sẽ phân vai chơi như thế nào?
+ Ngoài ra thì còn có góc chơi nào nữa?
- Cô giáo dục cháu khi chơi không tranh giành đồ chơi với bạn, lấy cất đồ dùng đúng nơi quy định.
 Cô cho trẻ thảo luận chọn góc chơi trẻ thích.
Cho trẻ vào góc chơi, cô bao quát trẻ chơi, gợi ý phát triển hành động của vai chơi
Nhận xét, thu dọn đồ dùng - đồ chơi
* Kết thúc:
 BGH DUYỆT GIÁO VIÊN THỰC HIỆN
 Nguyễn Mộng Thu Nguyễn Thị Phương

File đính kèm:

  • docxLQVH Phuong.docx
Giáo Án Liên Quan