Giáo án mầm non lớp Chồi - Khám phá khoa học - Đề tài: Gió có ở đâu

Mục đích yêu cầu:

1. Kiến thức:

- Trẻ biết gió có ở khắp mọi nơi, biết tạo ra gió

- Trẻ biết được gió tự nhiên và gió nhân tạo

- Trẻ biết ích lợi và tác hại của gió đối với môi trường

- Biết luật chơi, các chơi một số trò chơi

2. Kỹ năng:

- Trẻ, trả lời rõ ràng, mạch lạc và mạnh dạn tham gia cùng cô và bạn

- Rèn và phát triển khả năng quan sát, sự suy đoán, tính tư duy, tìm tòi.

- Trẻ nhận biết, so sánh, phân biệt các loại gió tự nhiên và gió nhân tạo

- Chơi trò chơi thành thạo.

3. Thái độ:

- Trẻ biết trồng nhiều cây xanh ngăn ngừa gió mạnh thành bão.

- Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động.

 

docx6 trang | Chia sẻ: thienanh95 | Lượt xem: 646 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp Chồi - Khám phá khoa học - Đề tài: Gió có ở đâu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC &ĐÀO TẠO HUYỆN GIA LÂM
TRƯỜNG MẦM NON HOA SỮA
*************************
GIÁO ÁN
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
KHÁM PHÁ KHOA HỌC
 Đề tài: Gió có ở đâu
 	Lứa tuổi: 4 - 5 tuổi
 	Thời gian: 25 - 30  phút
NĂM HỌC: 2020 - 2021
I.Mục đích yêu cầu: 
1. Kiến thức:
- Trẻ biết gió có ở khắp mọi nơi, biết tạo ra gió
- Trẻ biết được gió tự nhiên và gió nhân tạo
- Trẻ biết ích lợi và tác hại của gió đối với môi trường 
- Biết luật chơi, các chơi một số trò chơi
2. Kỹ năng: 
- Trẻ, trả lời rõ ràng, mạch lạc và mạnh dạn tham gia cùng cô và bạn
- Rèn và phát triển khả năng quan sát, sự suy đoán, tính tư duy, tìm tòi.
- Trẻ nhận biết, so sánh, phân biệt các loại gió tự nhiên và gió nhân tạo
- Chơi trò chơi thành thạo.
3. Thái độ:
- Trẻ biết trồng nhiều cây xanh ngăn ngừa gió mạnh thành bão..
- Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động.
II. Chuẩn bị:
1. Môi trường học tập : Lớp học sạch sẽ, trang trí bóng bay, chóng chóng trong và ngoài lớp
2. Đội hình của trẻ: trẻ ngồi hình chữ U, ngồi nhóm 
3. Đồ dùng của cô:
- Trang phục, mũ Bướm vàng, cuốn sách.
- Giáo án điện tử
- Video về gió tự nhiên, gió nhân tạo
- Máy tính, ti vi
- Nhạc không lời bài hát “Điều kỳ diệu quanh ta”, “Mây và gió”
4. Đồ dùng trẻ
- 4 chiếc quạt trần, 4 bàn gấp, 4 rổ đựng các vật để trẻ thử nghiệm (khăn bông bay, khối gỗ, quả bóng, chong chóng)
- Mỗi trẻ một chiếc quạt giấy
- 4 xắc xô, 10 lọ bong bóng xà phòng
* Tâm thế trẻ: Trẻ thoải mái, trang phục gọn gàng
III. Tiến hành hoạt động:
Nôi dung
Phương pháp, cách thức tiến hành và các hoạt động tương ứng
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.Ổn định tổ chức:
2.PP, cách thức tiến hành
a. Hoạt động Khám phá
b. Trò chơi củng cố
3. Kết thúc
1.ổn định tổ chức, gây hứng thú .
- Cô và trẻ hát bài: “Điều kỳ diệu quanh ta”
- Các con vừa hát bài hát gì?
 Chị Bướm vàng xuất hiện thổi bong bóng khắp nơi.
 - Bong bóng đi đâu mất rồi.?
- Vì sao bóng bóng lại bay được? 
- Chị Bướm vàng có biết gì về gió không? Gió có ở những đâu ạ?
- Gió rất là kỳ diệu đấy các em ạ, muốn biết gió kỳ diệu như thế nào chị và các em cùng khám phá nào!
2. Phương pháp, hình thức tổ chức
* Khám phá gió tự nhiên
- Các em có nhận xét gì về thời tiết hôm nay? 
Chị mời các em cùng nhắm mắt và cảm nhận nào!
- Các em nhìn xem quang cảnh, cây cối xung quanh lớp có gì thay đổi nào?
- Vì sao tóc các bạn lại bay ( lá cây lại rung, bóng bay lại chuyển động được, chong chóng lại quay được)?
Cô Dương thấy câu trả lời của các bạn nhỏ ra sao?
 Đúng rồi các em ạ, mọi vật chuyển động được là vì có gió đấy.
- Vậy gió là gì, các em có nhìn thấy gió không?
- Các em đoán xem gió từ đâu đến nào? Vì sao lại có gió nhỉ?
( Chị Bướm vàng đọc sách để có câu trả lời)
 Gió là một hiện tượng tự nhiên hình thành do sự chuyển động của không khí đã tạo ra gió. 
- Chị đố các em biết đây là gió gì?
Cô cho trẻ xem video một số loại gió tự nhiên: Sóng biển, chong chóng ngoài bãi biển, thả diều
àCô chốt lại: Đây là gió tự nhiên, gió tự nhiên có ở khắp mọi nơi, do sự chuyển động của không khí tạo ra gió. 
* Khám phá gió nhân tạo
Đến với lớp mình ngày hôm nay, chị đã chuẩn bị rất nhiều món quà cho các em đấy. Các em cùng về nhóm và nhắm mắt vào nào !
( Chị tặng cho mỗi nhóm một rổ quà có nhiều vật để thử nghiệm)
- Các em thử đoán xem điều gì sẽ xảy ra khi bật quạt? 
- Quạt quay được là nhờ gì?
Cô Dương có ý kiến gì nào? (Quạt quay được là nhờ điện và động cơ trong quạt)
- Các em thử đặt những đồ vật trong rổ lên mặt bàn và bật quạt lên xem điều gì xảy ra?
- Vì sao quả bóng lại lăn, khăn bông bay lại bay, chong chóng lại quay?
- Vì sao khối gỗ lại đứng yên?
Khi bật quạt, gió từ quạt điện làm một số vật nhẹ bay và đung đưa, còn một số vật nặng thì không chuyển động
- Chị Bướm vàng ơi, Quạt điện quay tạo ra gió nhưng khi sử dụng điện các em cần lưu ý điều gì vậy? (Không được cắm quạt điện khi tay ướt và phải cầm đúng vào phần nhựa bọc bên ngoài phích cắm)
- Vậy gió do quạt điện tạo ra gọi là gió gì?
Đó là gió nhân tạo vì do con người tạo ra và tác động vào.
Cô Dương: - Chị Bướm vàng ơi, hôm trước các bạn lớp mình đã tự tay gấp được rất nhiều chiếc quạt giấy xinh xắn đấy. 
Chị Bướm vàng mời các em đi lấy quạt nào?
- Các em thử đoán xem khi các em cầm quạt giấy và quạt sẽ có cảm giác gì? Vì sao?
- Gió từ quạt giấy là gió gì vậy các em?
Cô cho trẻ xem video một số gió nhân tạo: Quạt giấy, quạt tay, máy sấy tóc
àCô chốt lại: Gió nhân tạo là gió do con người tạo ra và tác động vào: như gió quạt điện, gió từ quạt giấy, 
* Cho trẻ vận động nhẹ nhàng bài hát: “Mây và gió”
 * So sánh gió tự nhiên và gió nhân tạo
- Gió tự nhiên và gió nhân tạo có điểm gì khác và giống nhau?
+ Khác nhau: — Gió tự nhiên là do sự chuyển động của không khí tạo ra, có ở khắp mọi nơi.
 — Gió nhân tạo là gió do con người tạo ra và tác động vào, chỉ có gió theo hướng tác động, không có ở khắp mọi nơi.
+ Giống nhau: Đều là gió, đều làm chuyển động hoặc đung đưa một số vật nhẹ, còn vật nặng thì không chuyển động.
 * Ích lợi và tác hại của gió.
- Theo các em gió có những ích lợi gì?
Làm mát cho mọi người làm mọi người thấy thoải mái, giúp thông thoáng nhà cửa, giúp khô quần áo
- Vậy gió có tác hại gì?
Gió tự nhiên mạnh sẽ thành bão, gây thiệt hại lớn về nhà cửa và tính mạng con người: 
GD: Các em biết làm gì để giảm tác hại của gió mạnh gây nên: Trồng nhiều cây xanh, mưa bão không nên ra ngoài
* Trò chơi củng cố
Trò chơi 1: “ Bé thi tài”
- Cách chơi: Cô chia trẻ thành 4 nhóm. Trên màn hình xuất hiện video về các các loại gió. Yêu cầu các đội thảo luận và chọn đúng video về gió tự nhiên. ?
- Luật chơi: Các bạn trong đội cùng thảo luận và giải thích được đâu là video về gió tự nhiên. Đội nào có nhiều câu trả lời đúng dành chiến thắng.
 - Cô tổ chức cho trẻ chơi
 + Vì sao đội con chọn video đó?
 + Đó là gió gì?
Trò chơi 2: “Vui với tuổi thơ”
- Cách chơi: Cô chuẩn bị rất nhiều đồ chơi: Bong bóng xà phòng, quạt giấy, chong chóng. Cô cho trẻ tự chọn đồ chơi mình thích để chơi.
- Luật chơi: Thời gian chơi là 1 bản nhạc. Các bạn chơi chơi với đồ chơi mình thích và giải thích được sự chuyển động của bong bóng và chong chóng là do đâu, đó là gió gì?
- Cô tổ chức cho trẻ chơi.
+ Con vừa chơi trò chơi gì?
+ Vì sao bong bóng lại bay ( chóng chóng lại quay được)?
+ Đó là gió gì?
3) Kết thúc
Cô cho trẻ chơi với chong chóng
Trẻ hát và vận động.
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Cả lớp tnghe chị đọc sách
- Trẻ trả lời
Cả lớp về nhóm
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ đặt các vật lên và thử nghiệm
- Trẻ nghe cô giáo dục
- Trẻ trả lời
- Trẻ lấy quạt
- Trẻ vận động theo bài hát
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
-Trẻ nghe cô phổ biến cách chơi, luật chơi
- Trẻ chơi TC 
- Trẻ trả lời
-Trẻ nghe cô phổ biến cách chơi, luật chơi
- Trẻ chơi
- Trẻ chơi

File đính kèm:

  • docxga_mtxq_gio_co_tu_dau_trong_lop_181220208.docx
Giáo Án Liên Quan