Giáo án Mầm non lớp Chồi - Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ - Bài: Đồng dao “Gánh gánh, gồng gồng”
1. Mục đích yêu cầu
*Kiến thức
- Trẻ biết tên bài đồng dao, biết đọc bài đồng dao theo kiểu sáng tạo.
- Biết được nội dung của bài đồng dao “Gánh gánh gồng gồng”: Nói về trò chơi gánh củi nấu cơm của các bạn nhỏ và tình cảm của các bạn đồi với những người thân trong gia đình.
*Kỹ năng
- Rèn kỹ năng đọc đồng dao, khả năng chuẩn từ lời đồng sang lời bài hát.
- Phát triển khả năng cảm thụ tác phẩm văn học dân gian, phát triển ngôn ngữ mở rộng vốn từ cho trẻ.
*Thái độ
- Trẻ tích cực, hứng thú tham gia các hoạt động cùng cô và các bạn.
- Giáo dục: Tình cảm trong gia đình, lòng yêu thương, quan tâm đến những người thân trong gia đình.
GIÁO ÁN THAO GIẢNG CHỦ ĐỀ: BẢN THÂN LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ Tên hoạt động: Đồng dao “Gánh gánh, gồng gồng” Lứa tuổi: MGN Tân Lập Thời gian: 25 - 30 phút Giáo viên: Lục Thị Phương 1. Mục đích yêu cầu *Kiến thức - Trẻ biết tên bài đồng dao, biết đọc bài đồng dao theo kiểu sáng tạo. - Biết được nội dung của bài đồng dao “Gánh gánh gồng gồng”: Nói về trò chơi gánh củi nấu cơm của các bạn nhỏ và tình cảm của các bạn đồi với những người thân trong gia đình. *Kỹ năng - Rèn kỹ năng đọc đồng dao, khả năng chuẩn từ lời đồng sang lời bài hát. - Phát triển khả năng cảm thụ tác phẩm văn học dân gian, phát triển ngôn ngữ mở rộng vốn từ cho trẻ. *Thái độ - Trẻ tích cực, hứng thú tham gia các hoạt động cùng cô và các bạn. - Giáo dục: Tình cảm trong gia đình, lòng yêu thương, quan tâm đến những người thân trong gia đình. 2. Chuẩn bị - Giáo án điện tử - Trò chơi dân gian, nhạc bài hát “Gánh gánh gồng gồng” - Sắc xô, trống, phách tre, song loan. 3. Tiến hành Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ *Hoạt động 1: Gây hứng thú, giới thiệu bài - Chào mừng các bé đến với ngày hội “Bé với đồng dao” - Ngày hội hôm nay có rất nhiều điều thú vị chúng mình cùng chờ đón nhé. Nào chúng mình cùng hướng lên màn hình xem điều thú vị gì nào? - Cho trẻ quan sát tranh một số trò chơi dân gian. + Chúng mình cùng quan sát những hình ảnh xem các bạn đang làm gì? Các bạn đang chơi những trò chơi gì? + Các con có thích chơi những trò chơi này không? Vì sao? - Cô tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “Chi chi chành chành” - Các con vừa chơi trò chơi gì? - Trò chơi “Chi chi chành chành” còn được gọi là trò chơi dân gian đấy. - Trò chơi dân gian là những trò chơi thường được gắn với các bài đồng dao, nó được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Thể loại đồng dao rất được các bạn nhỏ yêu thích bởi nó có vần, có điệu rất dễ đọc và luôn có những hình ảnh gần gũi, đáng yêu. Hôm nay cô sẽ dạy các con một dài đồng dao thật dễ thương. Đó là bài đồng dao “ Gánh gánh, gồng gồng” *Hoạt động 2: Nội dung - Lần 1: Cô đọc diễn cảm bài đồng dao kết hợp tranh minh hoạ + Cô vừa đọc cho chúng mình nghe bài đồng dao gì? - Nội dung bài đồng dao nói về các bạn nhỏ chơi trò chơi gánh củi gánh cành để về xây nhà bếp nấu cơm để chia cho mọi người trong gia đình mình. - Lần 2: Cô đọc đồng dao kết hợp nhịp đệm đàn và động tác minh hoạ. - Bây giờ các con hãy cùng lắng nghe và quan sát cô đọc lại bài đồng dao kết hợp với nhịp đệm đàn và động tác minh hoạ nhé. + Các con thấy cô đọc bài đồng dao này như thế nào? Các con hãy lắng nghe cô đọc lại một lần nữa nhé. *Đàm thoại + Cô vừa đọc bài đồng dao gì? - Cô vừa đọc cho chúng mình nghe bài đồng dao gánh gánh gồng gồng. + Vậy các bạn nhỏ trong bài đồng dao đang gánh những gì? “Gánh sông gánh núi Gánh củi gánh cành Ta chạy cho nhanh” + Về để làm gì? “Về xây nhà bếp Nấu nồi cơm nếp Chia ra năm phần” + Chia năm phần cho những ai? Một phần cho mẹ Một phần cho cha Một phần cho bà Môt phần cho chị Một phần cho anh + Vậy tình cảm của các bạn nhỏ giành cho những người thân trong gia đình như thế nào? - Yêu quý và quan tâm tới các thành viên trong gia đình, vậy các con sẽ làm gì để thể hiện tình cảm với người thân của mình? *Giáo dục: Các con ạ, ai cũng có một gia đình chúng mình phải biết quan tâm, thương yêu quý trọng và giúp đỡ lẫn nhau, các con còn nhỏ thì giúp gia đình những công việc nhỏ phù hợp với sức của chúng mình nhé. - Các con biết không bài đồng dao “Gánh gánh gồng gồng” được viết theo thể thơ 4 chữ. Khi đọc bài đồng dao này phải ngắt theo nhịp 2- 2, phải thể hiện sự vui tươi hồn nhiên đấy. *Trẻ đọc thơ - Bây giờ cả lớp mình cùng đọc bài đồng dao với cô nhé. - Lần 2: Cho cả lớp đọc kết hợp với nhịp đệm đàn và động tác minh hoạ. - Cho trẻ đọc theo tổ, nhóm, cá nhân trẻ đọc. - Tổ 1: Đọc đồng kết hợp với nhịp đệm đàn + Các bạn tổ 1 ơi các con đọc bài đồng dao theo nhịp bao nhiêu? Các con sẽ đọc đồng dao kết hợp với gì? - Tổ 2: Đọc đồng dao kết hợp với nhịp vỗ tay + Các bạn tổ 2 sẽ đọc đồng dao kết hợp với gì? Đọc theo nhịp bao nhiêu? - Tổ 3: Đọc đồng dao kết hợp với nhịp phách + Các bạn sẽ đọc đồng dao kết hợp với gì? (Nhận xét trẻ mỗi khi đọc xong) - Cho trẻ đọc đồng dao theo nhóm bạn trai, bạn gái kết hợp với dụng cụ gõ đệm. - Mời cá nhân trẻ đọc. *Hoạt động 3: Kết thúc - Các con ạ bài đồng dao “Gánh gánh gồng gồng” còn được phổ nhạc thành một bài hát rất hay đấy. - Cô mời các con cùng đứng dậy và vận động theo lời bài hát này với cô nào. + Hôm nay cô và các con được đọc bài đồng dao gì? - Nhận xét, tuyên dương trẻ: Cô thấy ở hội thi hôm nay các bạn ai cũng rất là ngoan, rất là giỏi cô tặng cho tất cả các bạn một tràng pháo tay thật to nào. - Trẻ lắng nghe - Trẻ quan sát tranh - Đang chơi trò chơi, trò chi chi chành chành, nu na nu nống, kéo co, nhảy lò cò, - Có ạ, vì rất vui - Trẻ chơi trò chơi cùng cô - Trò chơi chi chi chành chành ạ - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe cô đọc đồng dao - Gánh gánh gồng gồng - Trẻ lắng nghe nội dung bài đồng dao - Trẻ quan sát và lắng nghe cô đọc bài đồng dao - Rất là hay ạ - Gánh gánh gồng gồng - Gánh sông, gánh núi, gánh củi, gánh cành - Xây nhà bếp - Cho mẹ, cha, bà, chị, anh - Biết quan tâm và yêu thương - Yêu quý mọi người, giúp làm việc nhà - Trẻ lắng nghe - Trẻ thể hiện đọc bài đồng dao - Nhịp 2/2, kết hợp nhịp đệm đàn - Kết hợp nhịp vỗ tay - Nhịp phách tre - Trẻ nghe - Trẻ nghe nhạc và vận động theo lời bài hát - Gánh gánh gồng gồng - Trẻ ghe
File đính kèm:
- Giao an thao giang Dong dao Ganh ganh gong gong_12921134.docx