Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ - Đề tài: Thơ: “Nàng tiên ốc”

I. Mục đích yêu cầu:

1. Kiến thức:

-Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả, hiểu nội dung bài thơ, cảm nhận được âm điệu, nhịp điệu của bài thơ “ Nàng tiên ốc”.

2. Kỹ năng:

- Luyện kỹ năng trẻ thuộc thơ,thể hiện điệu bộ bài thơ, đọc thơ mạch lạc.

- Luyện kỹ năng phát triển ngôn ngữ,phát triển khả năng ghi nhớ có chủ định.

3. Thái độ:

- Trẻ hứng thú đọc thơ và thích được giúp đỡ cô giáo, bạn bè những công việc nhỏ.

 

docx3 trang | Chia sẻ: tranhang91 | Lượt xem: 1096 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ - Đề tài: Thơ: “Nàng tiên ốc”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 * Hoạt động học: Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ: Làm quen văn học
Đề tài: Thơ: “Nàng tiên ốc”
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức: 
-Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả, hiểu nội dung bài thơ, cảm nhận được âm điệu, nhịp điệu của bài thơ “ Nàng tiên ốc”.
2. Kỹ năng:
- Luyện kỹ năng trẻ thuộc thơ,thể hiện điệu bộ bài thơ, đọc thơ mạch lạc.
- Luyện kỹ năng phát triển ngôn ngữ,phát triển khả năng ghi nhớ có chủ định.
3. Thái độ:
- Trẻ hứng thú đọc thơ và thích được giúp đỡ cô giáo, bạn bè những công việc nhỏ.
II. Chuẩn bị:
Đồ dùng của cô
Đồ dùng của trẻ
- Sa bàn minh họa bài thơ
- Sân khấu cho trẻ đóng kịch
- Nhạc 
- Thảm trải cho trẻ ngồi
- Trang phục gọn gàng
III. Tiến trình hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Ổn định tổ chức gây hứng thú (1-2phút)
- Trẻ hát cùng cô bài hát “ Vườn cổ tích”
- Cô Huyền chào đã các con đến với vườn cổ tích ngày hôm nay.
- Đến với vườn cổ tích hôm nay cô có một câu chuyện nói về một nàng tiên rất là siêng năng chăm chỉ làm việc nhà cho một bà già có hoàn cảnh rất đặc biệt các con có biết đó cũng là nội dung của bài thơ nào không?
2. Nội dung: (23- 26 phút )
2.1 Hoạt động 1: Đọc diễn cảm ( 3- 4 phút)
- Có bạn nào thuộc bài thơ “ Nàng tiên ốc” do cô 
“ Phan Thị Thanh Nhàn” sáng tác thì lên đọc cho các bạn nghe nào.
- Lần 1: Mời trẻ đọc.
+ Bạn vừa đọc bài thơ gì? Do ai sáng tác?
- Lần 2: Cô đọc kết hợp mô hình trên sân khấu.
2.2 Hoạt động 2: Đàm thoại - trích dẫn ( 5- 6 phút)
- Cô vừa đọc bài thơ gì? Của nhà thơ nào?
- Bài thơ có những nhân vật nào?
- Bà già trong bài thơ có hoàn cảnh như thế nào?
- Bà làm công việc gì?
- Bà đã bắt được con gì?
*Trích:
- Xưa cố một bà già nghèo chuyên mò cua bắt ốc đấy các con ah, một hôm thì bà đã bắt được một con ốc rất là kỳ lạ đấy.
+ Con ốc đó như thế nào các con?
- Rồi bà thương không muốn bán và bà đã làm gì với con ốc đó nhỉ ? vì sao?
- Rồi từ khi bà nuôi con ốc chuyện gì đã xảy ra trong nhà bà? 
*Trích: 
- Rồi bà lại đi làm và đến lúc về bà đã thấy thấy thấy chuyện rất lạ kỳ đấy.
- Bà đã làm gì khi thấy chuyện lạ như vậy? Và bà đã thấy gì?
- Khi bà thấy chuyện lạ như vậy thì trong suy nghĩ của bà, bà đã nghĩ gì nào?
- Vì sao nàng tiên không chui vào vỏ ốc được nữa?
- Bà và nàng tiên ốc từ đó sống với nhau như thế nào ?
- Vậy các bạn biết vì sao nàng tiên ốc lại giúp bà già không?
=> Các con ạ bà già trong câu chuyện là một người rất siêng năng, chăm chỉ và tốt bụng nên được nàng tiên ốc giúp đỡ đấy. Vậy nên các con cũng phải thật siêng năng chăm chỉ học tập thật giỏi, biết yêu thương, giúp đỡ người nghèo khó hơn mình giống như bà già trong bài thơ được không nào?
2.3 Hoạt động 3: Dạy trẻ đọc thơ ( 15- 16 phút)
- Cho trẻ đọc thơ cùng cô 1- 2 lần
- Tổ, nhóm, cá nhân trẻ đọc 
- Chú ý sửa sai cho trẻ
- Cho trẻ đọc nâng cao
- Hỏi lại tên bài thơ? Tên tác giả?
- Cho trẻ đóng kịch theo nội dung bài thơ.
3. Kết thúc: .(1-2p)
- Tuyên dương khen ngợi trẻ
- Trẻ đọc thơ “Nàng tiên ốc” và đi ra
- Trẻ đi từ ngoài vào
- Cả lớp cùng đi câu cá
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ mạnh dạn xung phong
- Trẻ đọc thơ
- Trẻ trả lời
- Trẻ chú ý lắng nghe và quan sát
- Trẻ trả lời
- Trẻ quan sát sa bàn 
- Trẻ trả lời và- Trẻ trả lời và quan sát 
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ đọc thi đua các tổ, nhóm
- Trẻ đọc thơ theo hình thức cô tổ chức
- Trẻ đóng kịch
- Trẻ đọc thơ, đi ra ngoài.

File đính kèm:

  • docxphat trien ngon ngu 5 tuoi_13023164.docx
Giáo Án Liên Quan