Giáo án mầm non lớp chồi - Lĩnh vực: Phát triển nhận thức - Đề tài: Nhận biết, phân biệt hình tròn, hình tam giác, hình vuông, hình chữ nhật
I. Kết quả mong đợi:
- Trẻ nhận biết, phân biệt và gọi đúng tên các hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật, hình tròn.
- Rèn kỹ năng nhận biết, quan sát, so sánh, tạo nhóm cho trẻ.
- Trẻ biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi, biết kính trọng mọi người.
- Biết chơi trò chơi theo yêu cầu của cô.
II. Chuẩn bị.
- 4 ô cửa có các hình: Hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác.
- Mỗi trẻ có một rổ có các hình: Que tính các màu: Xanh, vàng, hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật, hình tròn.
- Rổ đồ dùng của cô giống của trẻ kích thước các hình to hơn.
- Bảng quay, các mảnh lắp ráp thành ngôi nhà (Hình tam giác, hình chữ nhật, hình vuông, hình tròn)
- Vòng thể dục.
- Nhạc bài hát" Cả nhà thương nhau"
GIÁO ÁN THAO GIẢNG Chủ điểm: Gia đình Chủ đề: Nhu cầu gia đình Lĩnh vực: Phát triển nhận thức Đề tài: Nhận biết, phân biệt hình tròn, hình tam giác, hình vuông, hình chữ nhật Độ tuổi: 4 tuổi C Thời gian: 25 - 30 phút Người dạy: Lê Thị Huyền Trang Ngày dạy: 03/11/2017 I. Kết quả mong đợi: - Trẻ nhận biết, phân biệt và gọi đúng tên các hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật, hình tròn. - Rèn kỹ năng nhận biết, quan sát, so sánh, tạo nhóm cho trẻ. - Trẻ biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi, biết kính trọng mọi người. - Biết chơi trò chơi theo yêu cầu của cô. II. Chuẩn bị. - 4 ô cửa có các hình: Hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác. - Mỗi trẻ có một rổ có các hình: Que tính các màu: Xanh, vàng, hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật, hình tròn. - Rổ đồ dùng của cô giống của trẻ kích thước các hình to hơn. - Bảng quay, các mảnh lắp ráp thành ngôi nhà (Hình tam giác, hình chữ nhật, hình vuông, hình tròn) - Vòng thể dục. - Nhạc bài hát" Cả nhà thương nhau" III. Tiến hành. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Trò chuyện - ôn nhận biết các hình - Cô lắc xắc xô trẻ lại xung quanh cô. Cô giới thiệu trò chơi “Ô cửa bí mật” - Cô nói “Ô cửa” - Cô cho trẻ mở các ô cửa. + Ô cửa số 1 có gì? + Ô cửa số 2 có gì? - Cô giới thiệu nội dung bài học: Cô và các con cùng khám phá điều thú vị về các hình. - Cô cho trẻ hát bài “Cháu yêu bà” đi về ngồi hình chữ U. 2. Nhận biết, phân biệt hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật. - Cho cả lớp chơi trò chơi “Dấu tay” - Cô hỏi về đồ dùng có trong rổ. + Trong rổ con có gì? * Nhận biết hình tròn: - Các con tìm và lấy hình màu trắng ra cho cô nào? + Đây là hình gì? + Cô cho trẻ phát âm cá nhân, nhóm, lớp. + Hình tròn có đặc điểm gì? + Có lăn được không? - Cô cho trẻ lăn thử. - Hình tròn các con đang cầm trên tay có màu gì? - Cô khái quát về hình tròn: Hình tròn có đường bao cong tròn khép kín nên lăn được. * Nhận biết hình tam giác: - Cô yêu cầu trẻ: Chọn cho cô hình có màu đỏ. + Đây là hình gì các con? + Hình giác có những đặc điểm gì? + Cô cho trẻ đếm các góc, các cạnh. - Cô cho trẻ lăn thử và hỏi trẻ có lăn được không? - Vì sao hình tam giác không lăn được? - Cô cho trẻ gọi tên hình (Cá nhân, nhóm) - Hình tam giác các con đang cầm trên tay có màu gì? - Cô khái quát về hình tam giác: Hình tam giác là hình có 3 cạnh, 3 góc và không lăn được. * Cho trẻ so sánh sự giống và khác nhau của hình tròn và hình vuông. - Hình tròn và hình tam giác có điểm gì giống nhau không? - Khác nhau: Hình tròn có đường bao cong tròn khép kín và lăn được còn hình tam giác có 3 góc, 3 cạnh và không lăn được. * Nhận biết hình vuông: - Cô yêu cầu trẻ: Chọn cho cô những que tính màu vàng. + Có bao nhiêu que tính màu vàng? + Chúng như thế nào? + Con có thể xếp thành hình gì? - Cô cho trẻ xếp và nhận xét về hình vuông. + Các con thấy hình vuông như thế nào? - Cô cho trẻ gọi tên hình (Các nhân, nhóm) - Cô cho trẻ chọn và lấy hình vuông ra và lăn thử, cô hỏi trẻ hình vuông có lăn được không? - Cô khái quát: Hình vuông là hình có 4 cạnh bằng nhau, có 4 góc và không lăn được. * Nhận biết hình chữ nhật: - Cô yêu cầu trẻ: Chọn cho cô những que tính màu xanh. + Có bao nhiêu que tính màu xanh? + Chúng như thế nào? + Con có thể xếp thành hình gì? - Cô cho trẻ xếp và nhận xét về hình chữ nhật. + Các con thấy hình chữ nhật như thế nào? - Cô cho trẻ gọi tên hình (Các nhân, nhóm) - Cho trẻ chọn hình chữ nhật đưa ra và lăn thử, cô hỏi trẻ có lăn được không? - Hình chữ nhật con đang cầm trên tay có màu gì? => Hình chữ nhật có 4 cạnh không bằng nhau, có 2 cạnh dài và 2 cạnh ngắn, có 4 góc và không lăn được. * Cho trẻ so sánh hình chữ nhật, hình vuông. - Giống nhau: Đều có 4 cạnh, 4 góc và không lăn được. - Khác nhau: hình vuông có 4 cạnh bằng nhau còn hình chữ nhật thì có 4 cạnh không bằng nhau. - Cô giáo dục trẻ: Biết giữ gìn đồ dùng, đồ chơi, biết yêu quý tôn trọng người lớn... 3. Luyện tập * Trò chơi 1: “Tìm hình theo yêu cầu của cô” - Cô nói tên hình, đặc điểm của hình trẻ chọn và giơ lên - Cô tả hình trẻ chọn. * Trò chơi 2: “Ghép tranh”. - Cho trẻ chơi trò chơi “Ghép tranh”. - Cô nêu luật: Kết thúc 1 bản nhạc đội nào ghép nhiều tấm hình thành hình ngôi nhà thì đội đó chiến thắng. + Cách chơi: Cô chia 2 đội, mỗi đội có 4 bạn. Khi nghe hiệu lệnh “Bắt đầu” bạn đầu hàng bật qua các vòng rồi lấy 1 tấm hình dán, sau đó chạy về cuối hàng đứng, tiếp tục bạn thứ 2cứ như thế cho khi hoàn thành xong bức tranh ngôi nhà. - Cho trẻ chơi 1 – 2 lần. - Cô kiểm tra kết quả chơi. * Kết thúc. - Cho trẻ hát “Nhà của tôi” đi ra sân. - Trẻ lại quanh cô. - Trẻ nói “Bí mật” - Trẻ mở ô cửa. + Hình tam giác, hình tròn + Hình chữ nhật, hình vuông. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ hát về ngồi theo đội hình chữ “U” - Chơi trò chơi “Dấu tay” + Các que tính và các hình. - Trẻ chọn. + Hình tròn + Trẻ phát âm + Trẻ trả lời - Có - Trẻ lăn - Màu trắng - Trẻ chọn - Hình tam giác - Có 3 góc, 3 cạnh - Trẻ đếm - Trẻ lăn và trả lời - Vì có các góc và các cạnh - Màu đỏ - Không + 4 que + Bằng nhau + Hình vuông - Trẻ xếp + Trẻ nhận xét - Trẻ phát âm - Không lăn được - Trẻ chọn - 4 que - Không bằng nhau - Hình chữ nhật - Trẻ nhận xét. - Trẻ gọi tên - Màu xanh - Trẻ trả lời - Trẻ so sánh - Trẻ chơi. - Trẻ nghe - Trẻ chơi - Ra sân.
File đính kèm:
- lam quen voi toan 4 tuoi_12219150.docx