Giáo án mầm non lớp Chồi - Lĩnh vực phát triển nhận thức khám phá xã hội - Đề tài: Phân xưởng tái chế rác
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức
- Trẻ hiểu được lợi ích của việc quét dọn và bỏ rác đúng nơi qui định, ích lợi của việc phân loại và tái chế rác
- Trẻ biết được công sức lao động của các bác công nhân vệ sinh môi trường
2. Kỹ năng:
- Phát triển trí tưởng tượng, óc sáng tạo, sự khéo léo thông qua hoạt động tạo hình.
- Trẻ chọn các nguyên vật liệu tái chế thành các món đồ chơi theo ý thích
- Trao đổi, phối hợp với bạn để hoàn thành sản phẩm nhóm
3. Thái độ:
- Trẻ tích cực tham gia hoạt động học. Tự tin khi chia sẻ ý kiến với cô và các bạn
- Trẻ biết bỏ rác đúng nơi quy định và bảo vệ môi trường.
- Biết yêu quý và trân trọng sản phẩm của mình và của bạn làm ra.
v PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠỌ HUYỆN GIA LÂM TRƯỜNG MẦM NON HOA SỮA NÀM GIÁO ÁN LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC KHÁM PHÁ XÃ HỘI ĐỀ TÀI: PHÂN XƯỞNG TÁI CHẾ RÁC Lứa tuổi: 4- 5 tuổi NĂM HỌC: 2020 – 2021 Mục đích yêu cầu: Kiến thức - Trẻ hiểu được lợi ích của việc quét dọn và bỏ rác đúng nơi qui định, ích lợi của việc phân loại và tái chế rác - Trẻ biết được công sức lao động của các bác công nhân vệ sinh môi trường Kỹ năng: - Phát triển trí tưởng tượng, óc sáng tạo, sự khéo léo thông qua hoạt động tạo hình. - Trẻ chọn các nguyên vật liệu tái chế thành các món đồ chơi theo ý thích - Trao đổi, phối hợp với bạn để hoàn thành sản phẩm nhóm Thái độ: - Trẻ tích cực tham gia hoạt động học. Tự tin khi chia sẻ ý kiến với cô và các bạn - Trẻ biết bỏ rác đúng nơi quy định và bảo vệ môi trường. - Biết yêu quý và trân trọng sản phẩm của mình và của bạn làm ra. Chuẩn bị: Đồ dùng của cô: - Nhạc không lời bài: Matsuri, nhạc bài hát: Bé quét nhà - Power point 2. Đồ dùng của trẻ: Các loại phế liệu: chai nhựa, bao ny lông, hộp sữa bằng giấy, các loại giấy báo, tạp chí cũ.... Phương pháp và hình thức tổ chức: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1.Ổn định tổ chức: Cô và trẻ hát và vận động bài hát" Bé quét nhà" - Trong bài hát, em bé dùng chổi để làm gì? - Tại sao chúng ta phải chăm lo quét dọn nhà cửa? - Nếu không quét nhà thì việc gỉ sẽ xẩy ra với ngôi nhà của chúng ta ? - Nếu chúng ta không chăm lo quét dọn giữ gìn vệ sinh đường phố thì việc gì sẽ xẩy ra với đường phố của chúng ta ? Cô mời các bạn xem một số hình ảnh 2. Phương pháp và hình thức tổ chức: * Quan sát tranh và đàm thoại: - Đố các con đây là gì ? Tại sao khắp mọi nơi đều có rác? - Theo các con việc xả rác bừa bãi đã gây nên những tác hại gì? - Bạn nào giúp cô chỉ ra hành động nào đúng và hành động nào sai? tại sao? - Cô đọc câu đố các con đoán xem là ai nhé: " Nghề gì vất vả ai ơi Tay đưa chổi quét sạch nơi phố phường Trong nhà ngoài ngõ tinh tươm Nhờ ơn cô bác sớm hôm chuyên cần?" Giáo dục: các cô chú công nhân vệ sinh môi trường đã rất vất vả, không quản sớm hôm quét dọn cho đường phố sạch sẽ. vậy theo các con chúng ta cần phải làm gì để cho đường phố luôn sạch đẹp? - Sau khi thu gom rác, người ta chở rác đi đâu? - Người ta sẽ làm gì với rác? Cô tóm ý: "Những loại vật liệu có thể tái chế lại như: bao ny lông, giấy, vỏ lon bia, các loại hộp..... người ta sẽ tiến hành phân loại, sau đó đưa vào các nhà máy để tái chế lại thành các sản phẩm mới, còn những loại rác không thể tái chế được thì người ta xử lý bằng hoá chất sau đó đem đi chôn lấp hoặc đốt làm thành các loại phân bón cho đất, cho cây trồng tốt tươi. " Cô và trẻ đọc bài thơ: " Tôi có ở khắp mọi nơi Có ích, có hại từ tay người dùng Phân loại quan trọng vô cùng Môi trường xanh sạch việc chung toàn cầu" *Trò chơi 1: Phân loại rác Cách chơi: Trẻ chia thành 2 nhóm, mỗi nhóm có 1 thùng đựng các loại nguyên vật liệu phế thải. Trẻ xếp hàng trước vạch chuẩn, khi có hiệu lệnh cháu đứng đầu hàng sẽ chọn nhanh 1 loại vật liệu chạy dích dắc qua 3-4 chướng ngại vật, bật qua 3 vòng tròn chạy đến bỏ đúng vào rổ có hình ảnh của loại vật liệu: hộp, giấy, chai nhựa. Luật chơi: Thời gian chơi là 1 bản nhạc, trẻ chơi theo luật tiếp sức, nhóm nào phân loại đúng, nhanh và nhiều là thắng cuộc. Tổ chức cho trẻ chơi * Trò chơi 2: Phân xưởng tái chế rác - Trẻ xem một số đồ dùng, đồ chơi được tái chế từ vỏ hộp, giấy, chai nhựa - Yêu cầu các cháu chọn các nguyên vật liệu tái chế thành các món đồ chơi theo ý thích - Các cháu đi và biểu diễn trên nền nhạc (bài: Matsuri) cùng với sản phẩm của các cháu vòng quanh lớp. 3. Kết thúc. - Cô nhận xét về tiết học, khen động viên trẻ và khuyến khích trẻ cất dọn cùng cô. - Trẻ hát và vận động cùng cô - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe và trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ đọc thơ cùng cô - Trẻ lắng nghe - Trẻ chơi trò chơi - Trẻ xem hình ảnh - Trẻ chọn vật liệu và sáng tạo - Trẻ cùng cô cất đồ dùng
File đính kèm:
- phan_loai_rac_22320217.docx