Giáo án mầm non lớp Chồi - Lĩnh vực: Phát triển thẩm mĩ - Đề tài: Vẽ tranh sáng tạo chấm màu bằng tay

MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Kiến thức

- Trẻ biết được bức tranh vẽ gì và tham gia đặt tên cho bức tranh của mình.

- Trẻ nói được đặc điểm của bức tranh.

- Trẻ biết được bức tranh được tạo bằng ngón tay.

- Trẻ nói được ý tưởng làm tranh của mình.

2.Kĩ năng

- Trẻ thực hiện được kĩ năng chấm và in màu bằng ngón tay .

- Trẻ có kĩ năng phối hợp nhiều màu sắc cho bức tranh.

- Trẻ thực hiện được kĩ năng khó sử dụng phối hợp ngón tay của các ngón tay trong một bức tranh.

3. Thái độ

- Trẻ biết yêu quý sản phẩm của mình làm ra.

- Trẻ hào hứng tham gia tiết học.

 

doc5 trang | Chia sẻ: thienanh95 | Lượt xem: 789 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp Chồi - Lĩnh vực: Phát triển thẩm mĩ - Đề tài: Vẽ tranh sáng tạo chấm màu bằng tay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN : HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH
 Lĩnh vực : Phát triển thẩm mĩ.
 Đề tài: Vẽ tranh sáng tạo chấm màu bằng tay
(Đề tài)
 Lứa tuổi: Mẫu giáo Nhỡ (4-5 tuổi)
 Số trẻ: 28 trẻ.
 Thời gian: 25-30 phút.
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức
- Trẻ biết được bức tranh vẽ gì và tham gia đặt tên cho bức tranh của mình.
- Trẻ nói được đặc điểm của bức tranh.
- Trẻ biết được bức tranh được tạo bằng ngón tay.
- Trẻ nói được ý tưởng làm tranh của mình.
2.Kĩ năng
- Trẻ thực hiện được kĩ năng chấm và in màu bằng ngón tay .
- Trẻ có kĩ năng phối hợp nhiều màu sắc cho bức tranh.
- Trẻ thực hiện được kĩ năng khó sử dụng phối hợp ngón tay của các ngón tay trong một bức tranh.
3. Thái độ
- Trẻ biết yêu quý sản phẩm của mình làm ra.
- Trẻ hào hứng tham gia tiết học.
II) CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng của cô
- 3 tranh mẫu 
- 1 tranh thực hiên hướng dẫn kĩ năng khó.
- Phòng học sạch sẽ thoáng mát.
- Nhạc không lời.
2. Đồ dùng của trẻ
- Mỗi trẻ một khung giấy.
- Mỗi bàn 1 khay đồ dùng gồm: Màu nước, bút màu, khăn lau tay.
- Trang phục gọn gàng.
III) CÁCH TIẾN HÀNH
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Ổn định tổ chức
- Cô và trẻ cùng hát vận động “Những ngón tay xinh” .
- Các con hát và vận động bài hát gì?
- Bài hát nhắc đến gì? 
- Ngón tay của chúng mình có thể làm gì?
- Ngón tay xinh để chơi ngoắc tay, để tô màu, còn tạo nên những bức tranh đẹp nữa đấy. 
- Các con hãy nhìn xem cô Xoan tạo bức tranh như thế nào nhé. (cô vẽ tranh bằng ngón tay trong 1 phút).
- Ai đoán đây là bức tranh vẽ gì nào?
- Cô vẽ những quả bóng bay đấy. 
- Chúng mình có muốn được thử sức vẽ sáng tạo tranh bằng những ngón tay xinh của mình không?
2. Phương pháp và hình thức tổ chức
* Quan sát đàm thọai
- Cô cho trẻ khám phá các tranh mẫu sau khi đếm 1-2-3 mở.
+ Tranh 1:
- Bức tranh vẽ gì nào?
- Cô vẽ những bức tranh này như thế nào?
- Cô dùng ngón tay chấm màu rồi in lên giấy để tạo thành cây.
- Thân cây cô sẽ in màu gì?
- Tán lá cây có màu gì ?
- Muốn có nhiều lá cây thì cô phải làm gì ?
=> Cô chốt: Cô dùng ngón tay chấm màu và in để làm cây, thân cây cô dùng màu nâu, lá cây cô chấm bằng màu xanh, để có nhiều lá cô chấm và in nhiều lần.
- Để bức tranh đẹp hơn cô còn dùng tay in thêm mặt trời, đám mây để bức tranh thêm đa dạng.
- Con có nhận xét gì về bố cục, màu sắc của bức tranh?
- Cô sẽ đặt tên cho bức tranh này là cây xanh quanh nhà.
+ Tranh 2:
- Các con nhìn bên cạnh là bức tranh vẽ gì?
- Cô giới thiệu với cả lớp bức tranh này có tên là “ Hoa trường em”.
- Các con thấy bức tranh này như thế nào?
- Trong bức tranh này có những bông hoa màu gì?
- Bức tranh này có những bông hoa với nhiều màu sắc.
- Làm như thế nào để có những bông hoa đẹp như thế này?
=> Cô dùng kĩ năng chấm màu bằng tay và in màu trên giấy để tạo hình hoa và lá cây, con phần cành hoa cô dùng bút màu vẽ cho mềm mại.
- Ngoài. ra để bức tranh thêm đẹp cô đã vẽ thêm những gì?
+ Tranh 3:
 - Và bức tranh cuối cùng rất đặc biệt, ai có nhận xét gì về bức tranh này?
- Bức tranh vẽ gì?
- Các con thấy có những con vật nào? 
- Con gì đây? (ếch – cua)
- Và con này là con gì vậy?
- Để tạo thành chú hươu cao cổ này cô phải kết hợp các ngón tay đấy.
* Hướng dẫn kỹ năng khó
- Các con cùng chú ý xem cô hướng dẫn kĩ năng khó khi phối hợp các ngón tay để chấm màu tạo thành con hươu nhé.
- Để tạo thành con hươu trước tiên cô dùng ngón cái cô in một dấu vân tay nằm ngang để làm thân con huơu, sau đó cô chấm màu vào ngón chỏ cô in dọc để tạo cái cổ, tiếp đó cô in một dấu nằm ngang phía trên để tạo thành cái đầu con hươu.
 Các con nhìn thấy chưa?
- Sau đó cô lấy bút chì màu vẽ thêm chi tiết phụ để vẽ cho bạn hươu của chúng mình hiện ra.
- Cả 3 bức tranh trên đều được sử dụng kĩ năng gì để vẽ?
- Cô chốt: 3 bức tranh được dử dụng kĩ năng chấm màu và in bằng bằng tay.
* Hỏi ý định thực hiện của trẻ
- Con sẽ chấm màu bằng các ngón tay để tạo thành bức tranh gì?
- Cô cho trẻ cùng nhắm mắt lại tưởng tượng ý định vẽ?
- Cô hỏi ý tưởng của 2-3 trẻ: Con sẽ làm bức tranh của mình như thế nào?
- Khi sử dụng màu để không bị bẩn các con phải làm gì?
- Giáo dục kỹ năng vệ sinh: Các con phải lau tay vào khăn ẩm khi sau khi sử dụng, dùng màu thật khéo không để rơi vãi ra bàn, để tránh lẫn màu các con lau tay khi chuyển màu sang màu khác.
* Trẻ thực hiện
- Cô cho trẻ về 5 nhóm để tạo ra sản phẩm. 
- Cô quan sát giúp đỡ trẻ thực hiện.
* Trưng bày và nhận xét sản phẩm
- Cô cho 1-2 trẻ nhận xét bài của bạn.
- Cô cho 1-2 trẻ giới thiệu bài của mình.
- Cô nhận xét bài của trẻ khen ngợi trẻ làm tốt và động viên trẻ chưa làm tốt cố gắng hơn.
3. Kết thúc
- Cô và trẻ hát bài hát: Ra chơi vườn hoa
- Trẻ cùng hát vận động cùng cô.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe và quan sát.
-Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ quan sát, thích thú.
- Trẻ quan sát tranh mẫu.
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời.
- 1 trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ quan sát.
- 1-2 trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ quan sát cô thực hiện.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ nói ý định của mình
- Trẻ về bàn thực hiện
- 2 -3 trẻ nhận xét bài
Trẻ hát và vận động theo nhạc.
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN HOÀNG MAI
TRƯỜNG MẦM NON NON HOÀNG VĂN THỤ
----------– & —----------
GIÁO ÁN 
 HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH
 Lĩnh vực : Phát triển thẩm mĩ.
 Hoạt động: Vẽ tranh sáng tạo chấm màu bằng tay.
 Loại tiết: Đề tài
 Lứa tuổi: Mẫu giáo bé ( 3- 4 tuổi).
 Số trẻ: 20 – 22 trẻ.
 Thời gian: 18 – 22 phút.
 Giáo viên: Nguyễn Thị Mai.
 Năm học 2016 - 2017

File đính kèm:

  • docgiao_an_van_tay_ban_nop_910202012.doc
Giáo Án Liên Quan