Giáo án mầm non lớp chồi - Một số con vật nuôi trong gia đình

I Mục đích, yêu cầu:

1. Kiến thức:

 - Trẻ biết gọi tên các con vật và nêu được đặc điểm bên ngoài và chức năng của chúng, ích lợi của các con vật nuôi trong gia đình. Biết phân biệt so sánh các con vật qua những đặc điểm bên ngoài của chúng, nhận biết chúng qua trò chơi

2. Kĩ năng:

 - Nhằm phát triển khả năng quan sát, ghi nhớ có chủ định và mở rộng vốn từ cho trẻ.

3. giáo dục:

 - Giáo dục trẻ biết cách chăm sóc và bảo vệ các con vật nuôi trong gia đình.

 II. Chuẩn bị:

 1. Đồ dùng của cô: Hình ảnh một số con vật nuôi trong nh¬à ( Gà, vịt, chó, mèo) trên máy tính, 4 ngôi nhà có gắn tranh con vật minh họa

 2. Đồ dùng của trẻ: Rổ đựng tranh lô tô về các con vật ( Gà, vịt, chó, mèo), xốp ngồi đủ cho trẻ

 

doc12 trang | Chia sẻ: trunghieu02 | Lượt xem: 1207 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp chồi - Một số con vật nuôi trong gia đình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 20/12/2015
Ngày dạy: T3 /22/12/2015
Lĩnh vực phát triển nhận thức (MTXQ )
Một số con vật nuôi trong gia đình
I Mục đích, yêu cầu:
1. Kiến thức:
 - Trẻ biết gọi tên các con vật và nêu được đặc điểm bên ngoài và chức năng của chúng, ích lợi của các con vật nuôi trong gia đình. Biết phân biệt so sánh các con vật qua những đặc điểm bên ngoài của chúng, nhận biết chúng qua trò chơi
2. Kĩ năng:
 - Nhằm phát triển khả năng quan sát, ghi nhớ có chủ định và mở rộng vốn từ cho trẻ. 
3. giáo dục:
 - Giáo dục trẻ biết cách chăm sóc và bảo vệ các con vật nuôi trong gia đình.
 II. Chuẩn bị:
 1. Đồ dùng của cô: Hình ảnh một số con vật nuôi trong nhà ( Gà, vịt, chó, mèo) trên máy tính, 4 ngôi nhà có gắn tranh con vật minh họa
 2. Đồ dùng của trẻ: Rổ đựng tranh lô tô về các con vật ( Gà, vịt, chó, mèo), xốp ngồi đủ cho trẻ 
I III.Cách tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động trò chuyện:
 - Cô cho trẻ hát bài “ Gà trống, mèo con và cún con”
Cô hỏi trẻ tên những con vật trong bài hát ? Những con vật này được nuôi ở đâu?
 - Cô trò chyện cùng trẻ về các con vật nuôi trong gia đình, giáo dục trẻ. Giới thiệu bài.
2.Hoạt động học tập:
*.Quan sát - Đàm thoại:
 - Cô giả làm tiếng gà gáy “ò ó o” và hỏi trẻ đó
là tiếng gáy của con vật gì?
 - Cô đưa tranh con gà trống trên máy tính ra cho trẻ quan sát và đàm thoại về : Tên gọi, đặc điểm của các bộ phận, màu sắc và chức năng của chúng, nơi sống và ích lợi của gà.
 + Cô có con gì đây? 
 + Gà trống gồm có mấy phần? 
 + Đó là những phần nào?
 + Phần đầu gồm có những gì? 
 + Mỏ gà có màu gì? 
 + Mỏ như thế nào? 
 + Gà dùng mỏ để làm gì? 
 + Mắt gà dùng để làm gì?
 + Phần mình gồm có những gì? 
 + Gà trống có mấy chân?
 + Chân gà màu gì? 
 + Gà dùng chân để làm gì? 
 + Đuôi gà như thế nào?
 + Xung quanh con gà được bao phủ bởi 1 lớp gì ?
 + Lớp lông này có tác dụng gì đối với con gà?
 + Gà trống là con vật nuôi ở đâu ?
 - Cô mở rộng: Ngoài ra còn có gà mái đẻ ra trứng, ấp nở thành gà con.....
 - Cô củng cố lại nội dung đàm thoại và giáo dục trẻ biết cách chăm sóc và bảo vệ con gà.
 - Cô đưa con vịt ra giới thiệu và đàm thoại cùng trẻ 
 + Cô hỏi: Đây là con gì?
 + Con vịt có màu gì?
 + Con vịt có những phần gì ?
 +Vịt ăn thức ăn gì? Vịt kêu như thế nào?
 +Vịt có cánh không? Có biết bay không? Con vịt có mấy chân? Chân vịt có gì? 
 +Vịt đẻ trứng hay đẻ con?
 - Cô mở rộng: Ngoài ra còn có vịt mái đẻ ra trứng, ấp nở thành vịt con.....
 - Cô củng cố lại nội dung đàm thoại và giáo dục trẻ biết cách chăm sóc và bảo vệ con vịt.
 - So sánh: Điểm giống và khác nhau “ Gà và vịt’’
 + Gà và vịt giống nhau ở điểm nào?
 + Gà và vịt khác nhau ở điểm nào?
 - Cô củng cố lại
* Tương tự cho trẻ quan sát và đàm thoại lần lượt về: Con chó, con mèo trên máy tính.
 - Cô tóm tắt các nội dung đàm thoại và mở rộng cho trẻ về các con vật khác nuôi trong gia đình.
 - Cho trẻ quan sát và so sánh giữa Chó và Mèo.
 + Chó và Mèo có điểm gì giống nhau?
 + Chó và mèo có điểm gì khác nhau?
 - Cô củng cố lại
*.Luyện tập:
 * Liên hệ : 
 - Các con kể những con vật nuôi trong gia đình mà con biết ?
 - Cô nói cho trẻ biết tất cả những con vật trên đều là con vật sống trong gia đình, những con vật này giúp ích cho chúng ta rất nhiều việc và mang lại cho ta nhiều lợi ích, vì vậy chúng ta phải biết bảo vệ, chăm sóc, vệ sinh chuồng trại cho chúng.
*Trò chơi lô tô “ Tìm tranh theo hiệu lệnh của cô”
 - Cô phát tranh lô tô con vật đã chuẩn bị cho trẻ
 - Khi cô nói đến tranh lô tô con vật nào thì trẻ tìm đúng tranh lô tô đó giơ lên và nói đúng tên con vật đó, sống ở đâu, ăn gì, có mấy chân 
 - Cô cho trẻ thực hiện chơi 4-5 lần
 - Cô quan sát, động viên trẻ chơi, nhận xét tuyên dương trẻ chơi.
*Trò chơi. “ Về đúng nhà của mình ”
 - Cô có 4 ngôi nhà gắn tranh minh họa 
 - Cô nói cách, luật chơi cho trẻ hiểu : Cô cho trẻ vừa đi vừa hát, khi cô nói : Về đúng nhà của mình thì trẻ cầm lô tô trên tay chạy nhanh về nhà có con vật giống lô tô của mình, ai chạy đúng được khen, ai chạy sai nhảy lò cò 
 - Cô cho trẻ thực hiện chơi 2-3 lần, sau mỗi lần chơi cô kiểm tra trẻ, đổi lô tô ở lần chơi sau .Cô quan sát, theo dõi động viên trẻ chơi .
 - Nhận xét, tuyên dương trẻ 
3.Kết thúc:
 - Chuyển sang hoạt động khác
- Trẻ hát.
- Trẻ đàm thoại cùng cô.
- Trẻ nghe.
- Tiếng gáy của Gà trống
- Trẻ quan sát, đàm thoại cùng cô.
- Trẻ trả lời.
-Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
- Mỏ, mắt, mào...
- Mỏ màu vàng
- Nhỏ, nhọn
- Mổ thức ăn
- Nhìn
- Cánh, chân
- 2 chân
- Chân màu vàng
- Bới thức ăn
- Dài, nhiều màu sắc
- Lông 
- Trẻ trả lời
- Gia đình
- Trẻ lắng nghe
- Quan sát, đàm thoại cùng cô
- Con vịt
-Trẻ trả lời
- Đầu, thân, đuôi
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Vịt đẻ trứng
-Nghe
-Nghe
- Trẻ so sánh.
+ Cùng đẻ trứng, là vật nuôi trong gia đình
+ Gà sống trên cạn, vịt sống 
dưới nước. Mỏ gà nhọn, mỏ vịt dẹt, chân vịt có màng, chân gà thì không, vịt bơi được ở dưới nước, gà thì không
- Nghe
-Trẻ quan sát, đàm thoại cùng cô
- Nghe
-Trẻ so sánh 
+ Giống nhau: Đều là vật nuôi trong gia đình, có 4 chân, đẻ con...
 -+ Khác nhau: Chó để chông 
nhà, mèo bắt chuột... 
- Nghe
- 1-3 trẻ kể 
- Lắng nghe
- Nhận lô tô cô phát
- Hiểu cách chơi
- Tập trung chơi
- Quan sát
-Trẻ hiểu luật, cách chơi 
- Tập trung chơi 
- Chú ý
-Về góc
Ngày soạn: 07/12/ 2015 
 Ngày dạy: T4/09/ 12/ 2015
Lĩnh vực phát triển thẩm mĩ(Âm nhạc)
DH, VĐ: Gà trống, mèo con và cún con( Thế Vinh)
NH: Gà gáy(Dân ca cống khao)
TCAN: Ai nhanh nhất
 I.Mục đích yêu cầu:
 1. Kiến thức:
 - Trẻ nhớ được tên bài hát, hiểu nội dung bài hát, trẻ thuộc bài hát và biết vận động theo lời ca bài “ Gà trống, mèo con và cún con” nhạc và lời: Thế Vinh
 - Trẻ biết vận động vỗ tay theo nhịp cùng cô bài hát, trẻ lắng nghe và cảm nhận giai điệu bài hát. “Gà gáy” dân ca cống dao.Trẻ hứng thú tham gia trò chơi "Ai nhanh nhất"
 2. Kĩ năng:
 - Chú ý nghe cô hát, hưởng ứng hát cùng cô
 - Rèn kỹ năng hát đúng giai điệu, hát đúng cao độ, trường độ của bài hát
 3.Thái độ:
 - Giáo dục trẻ biết yêu quý, chăm sóc và bảo vệ những con vật nuôi trong gia đình. Biết giữ vệ sinh sau khi tiếp xúc với nó.
 II. Chuẩn bị:
 1. Đồ dùng của cô: Bài giảng điện tử, Tranh minh hoạ bài“Gà trống, mèo con và cún con, Gà gáy", nhạc không lời và có lời bài hát"Gà trống, mèo con và cún con, gà gáy" 
 2. Đồ dùng của trẻ: 37cái sắc xô, 12 mũ chó, 12 gà trống, 13 mèo, 6 chiếc vòng thể dục
III.Cách tiến hành: 
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Lời giới thiệu:
+ Lời giới thiệu:(Cô đóng vai là người dẫn chương trình)
- Xin chào tất cả các con, chào mừng tất cả các con đến với chương trình "giai điệu tuổi thơ" hôm nay cô rất vui là người dẫn chương trình và đồng hành cùng 3 đội chơi trong suốt cuộc thi
 - Sau đây cho phép cô giới thiệu các đội chơi về tham dự 
 chương trình ngày hôm nay.
- Chúng ta cùng nổ một tràng pháo tay thật lớn để chào đón 
3 đội chơi
- Đội đầu tiên là đội“Gà trống”
- Tiếp theo là đội “Mèo con”
- - Cuối cùng là đội “Cún con”....Và thành viên không thể
 thiếu trong chương trình ngày hôm nay đó chính là BTC
 các vị giám khảo yêu quý cùng quý vị đại biểu. Xin nhiệt
liệt chào mừng.
1/ Hoạt động 1: Trò chuyện 
* Phần thi 1: " Thử Tài".
- Và sau đây chương trình xin được bắt đầu
- Phần thi đầu tiên của ngày hôm nay đó chính là phần thi'"
"Thử tài"
- Ở phần thi này cô sẽ có một số câu hỏi dành cho các con
- Luật chơi: Ba đội sẽ phải nghe thật tinh và giơ tay thật
 nhanh để dành quyền trả lời, đội nào trả lời nhanh và đúng
 đội đó sẽ dành được 2 ngôi sao của chương trình về cho đội của mình, đội nào không trả lời được sẽ không dành được
 ngôi sao nào
- 3 đội cùng suy nghĩ trả lời
- Cho trẻ quan sát tranh
- Giáo dục trẻ
 2/ Hoạt động học tâp: Dạy hát và vận động: Gà trống, mèo con và cún con(Thế Vinh)
* Phần thi" Năng khiếu"
- Về với chương trình “Giai điệu tuổi thơ” hôm nay nhạc 
sĩ “Thế Vinh” đã gửi tặng các thí sinh về tham dự chương 
trình một ca khúc mang tựa đề: “Gà trống, mèo con và cún
 con” cũng là bài hát mà cô rất là yêu thích, xin mời ba đội
 chơi cùng thưởng thức
 - Cô hát lần 1: Hát đúng giai điệu bài hát(Không nhạc)
 - Vừa rồi cô thấy cả ba đội trả lời câu hỏi rất giỏi bây giờ cô có một câu hỏi muốn hỏi các con. Câu hỏi như sau:
 - Bài hát vừa rồi có tên là gì? do ai sáng tác?
 - Cho trẻ quan sát tranh. Đàm thoại về nội dung tranh 
- Bài hát nói về những con vật nào?
- Gà trống thì làm việc gì?
- Mèo con đã làm gì?
- Còn cún con thì sao?
 *Giảng nội dung: Vừa rồi cô đã thể hiện bài hát nói về 
 những con vật nuôi trong gia đình: gà trống, mèo con và 
 cún con. Mỗi con vật đều có một lợi ích riêng: Gà 
trống cất tiếng gáy đánh thức mọi người, mèo con bắt chuột cún con canh giữ nhà. Chúng ta phải biết yêu quý, chăm sóc và bảo vệ những con vật nuôi trong gia đình mình nhé! 
- Để ba đội chơi thi tốt phần thi"Năng khiếu" Bây giờ cô sẽ 
mời 3 đội chơi lắng nghe giai điệu bài hát này một lần nữa
 - Cô hát mẫu 2 lần: Kết hợp nhạc
 - Mời ba đội cùng hát với cô
 - Cô hát cùng trẻ 2 lần(Chú ý sửa sai cho trẻ nếu có)
 - Vừa rồi cô thấy cả 3 đội thể hiện rất tốt bài hát" Gà trống, mèo con và cún con" của nhạc sĩ Thế Vinh
- Mời 3 đội lên thể hiện bài hát này thật to, mỗi đội sẽ dành được 1 ngôi sao về cho đội của mình
- Cô cho trẻ tự hát 2, 3 lần kết hợp nhạc, cô sửa sai cho trẻ
* Dạy trẻ vận động bài: “Gà trống mèo con và cún con(Thế Vinh)"
 - Cô hỏi trẻ để bài hát hay hơn thì chúng mình có những cách gì?(nhún nhảy, lắc lư, vỗ tay)
 - Cô hát, vỗ tay theo nhịp và phân tích cách vỗ tay theo nhịp cho trẻ hiểu 
- Chẳng hạn: Nhà em có con gà trống, mèo con và cún con 
 V v v v 
- Cô phân tích cách vỗ tay theo nhịp 
- Bây giờ cô xin mời 3 đội chơi về tham dự cùng nhau tranh
 tài nào!
- Cho trẻ hát, vỗ tay cùng cô 2 - 3 lần(Chú ý sửa sai cho trẻ)
 - Vừa rồi cô thấy các đội chơi đã thể hiện phần thi"Năng 
 khiếu" của mình rất xuất sắc. Xin quý vị và các bạn cho một
 tràng vỗ tay thật giòn dã nào!
 - Các đội đã thể hiện xong phần thi của mình rồi, bây giờ
 Côxin mời những thí sinh nào giỏi nhất của 3 đội lên trổ 
 tài nào
 - Mời tổ, nhóm nam và nữ, nhóm nam, nhóm nữ
 - Các con ơi cô Đôi đến với cuộc thi ngày hôm
 nay không chỉ hát và biểu diễn cùng các đội chơi mà cô còn
 có nhiệm vụ rất quan trọng dành cho 3 đội chơi. Ba đội chơi
 sẽ bình chọn cho đội của mình một giọng ca xuất sắc nhất 
để biểu diễn tranh tài với đội bạn
- Mời cá nhân của 3 đội lên biểu diễn
- Đánh giá tiết mục biểu diễn của 3 đội và trao phần thưởng của phần thi này
- Cô quan sát động viên khuyến khích, tuyên dương trẻ 
- Củng cố, giáo dục.
 * Nghe hát: “Gà gáy” ( Dân ca cống khao )
 - Cho trẻ quan sát tranh đàm thoại nội dung tranh giới thiệu tên bái hát.
- Để làm dịu không khí căng thẳng, cô sẽ hát tặng khán giả và 3 đội chơi bài hát" Gà gáy" làn điệu dân ca Cống Khao
+ Cô hát lần 1: Hát đúng giai điệu bài hát(Kết hợp nhạc)
- Vừa rồi cô đã thể hiện bài hát có tên là gì? 
- Mang làn điệu dân ca nào? 
 * Giảng nội dung: Bài hát "Gà gáy"mang làn điệu dân ca 
 Cống Khao đã thể hiện rộn ràng ngày mới với tiếng gà gáy 
 vang gọi mọi người lên nương rẫy để làm việc đấy!
 - Các con nghe cô hát có hay không nào?
- Bây giờ cô sẽ thể hiện lại bài hát một lần nữa đấy!
- Cô hát lần 2: Kết hợp động tác minh họa
- Lần 3: Cô mở nhạc cho trẻ hát cùng ca sĩ
- Nhận xét, tuyên dương trẻ 
- Gíao dục: Yêu quý những con vật nuôi trong gia đình
3. Hoạt động 3: Trò chơi “Ai nhanh nhất”
* Phần thi: Về đích
- Và để chương trình gây nhiều ấn tượng nhất ngày hôm nay chúng ta hãy cùng tham gia vào phần thi "Về đích"
+ Cách chơi:
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi: Cô có 6 vòng nhựa để thành vòng tròn, cô mời 7 trẻ lên chơi, cô bật nhạc cho trẻ vừa đi vừa hát bài “Một con vịt”, khi kết thúc bài hát cô nói “Ai nhanh nhất” trẻ nhảy thật nhanh vào vòng
- Luật chơi: Ai không có vòng thì người đó bị thua và phải nhảy lò cò 1 vòng
- Cô cho trẻ chơi 3, 4 lần, cô quan sát, động viên trẻ chơi 
- Nhận xét, tuyên dương trẻ 
* Kết thúc:
 -Vì thời lượng của chương trình đến đây đã hết rồi hẹn gặp 
 lại các thí sinh vào thứ 4 tuần sau. Xin cảm ơn.
- Chương trình "Giai điệu tuổi thơ" của chúng tôi đến đây 
đã khép lại rồi. Xin BGK quý vị khán giả hãy bình chọn cho tất cả các thí sinh đến từ tập thể lớp 5 tuổi thôn Tiên Quang qua địa chỉ email: lop5tuôiTiên Quang.Truong MN Vinh Quang@yahoo. com. vn
- Hoạt động chuyển tiếp
- Lắng nghe
- Trẻ lắng nghe..
- Lắng nghe.
-Trẻ hưởng ứng
- Hiểu cách chơi, luật chơi 
- Trẻ suy nghĩ và trả lời
- Trẻ quan sát
- Trẻ quan sát
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- Trẻ nghe cô hát
- Trẻ trả lời
- Trẻ quan sát
- Trẻ trả lời
- Gáy đánh thức mọi người
- Mèo con thì bắt chuột
- Chăm canh gác nhà
- Lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ hát cùng cô
- Trẻ tự hát
- Trẻ trả lời
- Quan sát, lắng nghe
- Trẻ vận động theo nhịp
- Tổ, nhóm biểu diễn .
- Lắng nghe.
- Cá nhân biểu diễn
- Hưởng ứng cùng cô
- Lắng nghe
- Trẻ quan sát
- Nghe cô hát
- Gà gáy
- Dân ca Cống Khao
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- Biểu diễn cùng cô
- Lắng nghe
- Hiểu cách chơi
- Hiểu luật chơi
- Trẻ chơi trò chơi
- Lắng nghe.
- Lắng nghe
-Trẻ về góc
 Ngày soạn: 29/10/2014
 Ngày dạy: T5/ 30/10/2014
Phát triển thẩm mỹ ( Tạo hình)
Vẽ con gà trống (Mẫu )
I. Mục đích, yêu cầu:
 - Phát triển sự khéo léo các cơ cổ tay, bàn tay, ngón tay của trẻ. 
 - Trẻ thực đúng thao tác vẽ để vẽ được con gà trống, đồng thời biết phối hợp màu để tạo cho con gà trống thêm sinh động. Biết tác dụng và cách sử dụng của từng sản phẩm.
 - Giáo dục tính thẩm mỹ, biết yêu cái đẹp, biết giữ gìn sản phẩm của mình và biết Rèn kỹ năng cầm bút đúng thao tác và luyện cách ngồi cho trẻ. Phát triển sự khéo léo và trí tưởng tượng cho trẻ.tạo ra sản phẩm. Biết cách chăm sóc, bảo vệ vật nuôi trong gia đình
 - 75 % trẻ đạt yêu cầu
 II.Chuẩn bị
 - Đồ dùng của cô: 
 + Mẫu : Vẽ con gà trống 
 + Giấy A3, bút sáp màu để cô vẽ mẫu .Giá treo tranh, kẹp tranh
 - Đồ dùng của trẻ: Giấy A4, bút sáp màu
 III.Cách tiến hành:
 Hoạt động của cô
 Hoạt động của trẻ 
1. Hoạt động trò chuyện
 - Cô cho trẻ hát bài “Gà trống , mèo con và cún con ”, trò chuyện với trẻ theo chủ đề. Hướng trẻ vào bài.
2.Hoạt động học tập
* Làm quen với kiến thức mới: “Vẽ con gà trống”
Hoạt động 1: Dạy nội dung mới.
 - Cô dùng thủ thuật cho trẻ quan sát tranh mẫu “ Vẽ con gà trống ”, đàm thoại theo nội dung bức tranh.
 + Cô có bức tranh vẽ gì ?
 + Gà trống cô vẽ có những phần nào?
 + Gà trống có lông màu gì? Đầu gà có những gì? 
 + Mình gà có gì? đuôi gà cô vẽ như thế nào? 
 + Con gà trống được cô tô màu như thế nào? Bố cục ra sao?
 - Để có tranh con gà trống đẹp để sử dụng thì chúng ta phải làm gì?
 + Cô làm mẫu: Vừa vẽ cô vừa nói cách vẽ, cách cầm bút cho trẻ hiểu.
 - Trước tiên cô vẽ đầu gà là một hình tròn nhỏ rồi vẽ mỏ gà nhọn ở phía trước, mắt gà có chấm một chấm tròn, màu gà cô vẽ các hình tam giác ở trên đầu, cổ gà là các nét thẳng, mình gà cô vẽ hình tròn bầu dục, đuôi gà là những nét cong dài, ở mình gà cô vẽ cánh gà là những nét cong hai chân gà có các ngón xoè ra.
 - Để có con gà đẹp cô tô màu, tô không chờm ra ngoài.
 - Cho trẻ quan sát mẫu vẽ.
Hoạt động 2: Trẻ vẽ con gà trống 
 - Cô hỏi trẻ cách vẽ, cách cầm bút, tư thế ngồi, cách tô màu 
 - Cô cho trẻ thực hiện vẽ
 - Cô quan sát chung, giải thích, hướng dẫn cho những trẻ chưa biết cách làm. Khuyến khích những trẻ làm thạo.
Hoạt động 3: Nhận xét sản phẩm.
 - Cô treo tranh lên giá, gọi 1- 3 trẻ lên nhận xét sản phẩm( Các con thấy tranh vẽ của bạn như thế nào, có giống tranh mẫu của cô không, cách tô màu như thế nào?)
 - Cô nhận xét chung, tuyên dương, động viên khuyến khích trẻ.
 - Giáo dục trẻ chăm ngoan học giỏi, biết giữ gìn sản phẩm. Chăm sóc, bảo vệ vật nuôi trong gia đình
3. Kết thúc:
 - Cô cho trẻ chuyển sang hoạt động khác
- Hát, trò chuyện cùng cô
- Quan sát tranh mẫu, trả lời cô
- Vẽ gà trống
- Trẻ kể 
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Quan sát, trả lời cô
- Trả lời cô
- Quan sát và hiểu cách vẽ con gà trống 
-Trẻ trả lời
-Tập trung vẽ
- Chú ý đến cách vẽ
- 1- 2 trẻ
- Chú ý
- Lắng nghe
-Về hoạt động góc.
 Ngày soạn: 29/10/2014
 Ngày dạy: T5/ 30/10/2014
Phát triển thẩm mỹ ( Tạo hình)
Vẽ con gà trống (Mẫu )
I. Mục đích, yêu cầu:
 - Phát triển sự khéo léo các cơ cổ tay, bàn tay, ngón tay của trẻ. 
 - Trẻ thực đúng thao tác vẽ để vẽ được con gà trống, đồng thời biết phối hợp màu để tạo cho con gà trống thêm sinh động. Biết tác dụng và cách sử dụng của từng sản phẩm.
 - Giáo dục tính thẩm mỹ, biết yêu cái đẹp, biết giữ gìn sản phẩm của mình và biết Rèn kỹ năng cầm bút đúng thao tác và luyện cách ngồi cho trẻ. Phát triển sự khéo léo và trí tưởng tượng cho trẻ.tạo ra sản phẩm. Biết cách chăm sóc, bảo vệ vật nuôi trong gia đình
 - 75 % trẻ đạt yêu cầu
 II.Chuẩn bị
 - Đồ dùng của cô: 
 + Mẫu : Vẽ con gà trống 
 + Giấy A3, bút sáp màu để cô vẽ mẫu .Giá treo tranh, kẹp tranh
 - Đồ dùng của trẻ: Giấy A4, bút sáp màu
 III.Cách tiến hành:
 Hoạt động của cô
 Hoạt động của trẻ 
1. Hoạt động trò chuyện
 - Cô cho trẻ hát bài “Gà trống , mèo con và cún con ”, trò chuyện với trẻ theo chủ đề. Hướng trẻ vào bài.
2.Hoạt động học tập
* Làm quen với kiến thức mới: “Vẽ con gà trống”
Hoạt động 1: Dạy nội dung mới.
 - Cô dùng thủ thuật cho trẻ quan sát tranh mẫu “ Vẽ con gà trống ”, đàm thoại theo nội dung bức tranh.
 + Cô có bức tranh vẽ gì ?
 + Gà trống cô vẽ có những phần nào?
 + Gà trống có lông màu gì? Đầu gà có những gì? 
 + Mình gà có gì? đuôi gà cô vẽ như thế nào? 
 + Con gà trống được cô tô màu như thế nào? Bố cục ra sao?
 - Để có tranh con gà trống đẹp để sử dụng thì chúng ta phải làm gì?
 + Cô làm mẫu: Vừa vẽ cô vừa nói cách vẽ, cách cầm bút cho trẻ hiểu.
 - Trước tiên cô vẽ đầu gà là một hình tròn nhỏ rồi vẽ mỏ gà nhọn ở phía trước, mắt gà có chấm một chấm tròn, màu gà cô vẽ các hình tam giác ở trên đầu, cổ gà là các nét thẳng, mình gà cô vẽ hình tròn bầu dục, đuôi gà là những nét cong dài, ở mình gà cô vẽ cánh gà là những nét cong hai chân gà có các ngón xoè ra.
 - Để có con gà đẹp cô tô màu, tô không chờm ra ngoài.
 - Cho trẻ quan sát mẫu vẽ.
Hoạt động 2: Trẻ vẽ con gà trống 
 - Cô hỏi trẻ cách vẽ, cách cầm bút, tư thế ngồi, cách tô màu 
 - Cô cho trẻ thực hiện vẽ
 - Cô quan sát chung, giải thích, hướng dẫn cho những trẻ chưa biết cách làm. Khuyến khích những trẻ làm thạo.
Hoạt động 3: Nhận xét sản phẩm.
 - Cô treo tranh lên giá, gọi 1- 3 trẻ lên nhận xét sản phẩm( Các con thấy tranh vẽ của bạn như thế nào, có giống tranh mẫu của cô không, cách tô màu như thế nào?)
 - Cô nhận xét chung, tuyên dương, động viên khuyến khích trẻ.
 - Giáo dục trẻ chăm ngoan học giỏi, biết giữ gìn sản phẩm. Chăm sóc, bảo vệ vật nuôi trong gia đình
3. Kết thúc:
 - Cô cho trẻ chuyển sang hoạt động khác
- Hát, trò chuyện cùng cô
- Quan sát tranh mẫu, trả lời cô
- Vẽ gà trống
- Trẻ kể 
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Quan sát, trả lời cô
- Trả lời cô
- Quan sát và hiểu cách vẽ con gà trống 
-Trẻ trả lời
-Tập trung vẽ
- Chú ý đến cách vẽ
- 1- 2 trẻ
- Chú ý
- Lắng nghe
-Về hoạt động góc.
Ngày soạn: 30/10/2014
 Ngày dạy :T6/ 31/10/2014
 Phát triển ngôn ngữ (Văn học )
Thơ :Mèo đi câu cá
Tác giả : Thái Hoàng Linh 
I. Mục đích, yêu cầu 
 - Phát triển ngôn ngữ mạch lạc khả năng tưởng tượng sáng tạo nói đủ câu thành phần, làm phong phú vốn từ cho trẻ.
 - Trẻ nhớ tên bài thơ, hiểu nội dung bài thơ . Biết trả lời đúng câu hỏi của cô đưa ra, trẻ thuộc thơ 
 - Giáo dục trẻ chăm chỉ, không lười biếng, ỷ lại vào người khác.
 - 70 % trẻ nắm được bài 
II. Chuẩn bị:
 - Tranh minh họa nội dung bài thơ trên máy .Cô thuộc bài thơ, chiếu ngồi đủ cho trẻ 
III. Cách tiến hành
 Hoạt động của cô
 Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động trò chuyện
 - Cô trò chuyện về chủ đề động vật. Hướng vào bài.
2. Hoạt động học tập: 
* Làm quen với kiến thức mới: Thơ “ Mèo đi câu cá” của Thái Hoàng Linh 
- Cô giới thiệu tên bài thơ,tên tác giả.
Hoạt động 1: Dạy nội dung bài mới
- Cô đọc thơ lần 1:Diễ

File đính kèm:

  • docgiao_an_du_gio.doc
Giáo Án Liên Quan