Giáo án mầm non lớp Chồi năm 2016 - Chủ đề: Nước và các hiện tượng tự nhiên

Hoạt động tạo hình Vẽ cầu vồng. Xé ,dán vườn cây, ao cá và ông mặt trời. Tô màu các mùa trong năm.

 ( Theo đề tài)

Khám phá khoa học Trò chuyện về sự kì diệu của nước Trò chuyện về không khí và ánh sáng. Trò chuyện về các mùa trong năm.

Làm quen với Toán

 Thêm bớt trong phạm vi 8 Ghép tách trong phạm vi 8

 So sánh trong phạm vi 8.

Phát triển thể chất

 Truyện:

Cô con út của ông mặt trời. Thơ:

Gió Thơ:

Nắng bốn mùa

 VĐCB: Bật liên tục qua 5 vòng – vượt chướng ngại vật

TC: Nhảy lò VĐCB: Chuyền bóng qua đầu ,qua chân và sang hai bên

TC: Mèo đuổi chuột VĐCB: Nhảy chụm ,tach chân 7 ô- Đập và bắt bóng

TC: Cáo và Thỏ

Âm nhạc VĐ: Cho tôi đi làm mưa với

NH: Mưa bóng mây

TC: Bắt trước âm thanh DH: Cô mây yêu thương

NH: Reo vang bình minh

TC: Đi theo tiếng nhạc DH: Mùa hè đến

NH: Vầng trăng cổ tích

TC: Ai nhanh nhất

 

doc36 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 2500 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp Chồi năm 2016 - Chủ đề: Nước và các hiện tượng tự nhiên, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÒNG GD- ĐT QUẬN NAM TỪ LIÊM
 MẦM NON HOA SEN
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG THÁNG 5/2016
Chủ đề: Nước và các hiện tượng tự nhiên,
Lứa tuổi: MGN (4 – 5 tuổi)
Thời gian thực hiện: 2/5/2016 đến 20/5/2016
Giáo viên: Nguyễn Thị Yến
Thứ
Lĩnh vực
Tuần 1
Tiết kiệm nước
Tuần 2
Không khí và ánh sáng
Tuần 3
Các mùa trong năm
Thứ 2
Hoạt động tạo hình
Vẽ cầu vồng.
Xé ,dán vườn cây, ao cá và ông mặt trời.
Tô màu các mùa trong năm.
 ( Theo đề tài)
Thứ 3 
Khám phá khoa học
 Trò chuyện về sự kì diệu của nước
Trò chuyện về không khí và ánh sáng.
 Trò chuyện về các mùa trong năm.
Thứ 4 
Làm quen với Toán
Thêm bớt trong phạm vi 8
Ghép tách trong phạm vi 8
So sánh trong phạm vi 8.
Thứ 5
Phát triển thể chất
Truyện:
Cô con út của ông mặt trời. 
Thơ: 
Gió
Thơ:
Nắng bốn mùa
VĐCB: Bật liên tục qua 5 vòng – vượt chướng ngại vật
TC: Nhảy lò
VĐCB: Chuyền bóng qua đầu ,qua chân và sang hai bên
TC: Mèo đuổi chuột 
VĐCB: Nhảy chụm ,tach chân 7 ô- Đập và bắt bóng
TC: Cáo và Thỏ
Thứ 6
Âm nhạc
VĐ: Cho tôi đi làm mưa với 
NH: Mưa bóng mây
TC: Bắt trước âm thanh
DH: Cô mây yêu thương
NH: Reo vang bình minh
TC: Đi theo tiếng nhạc
DH: Mùa hè đến
NH: Vầng trăng cổ tích
TC: Ai nhanh nhất
PHÒNG GD- ĐT QUẬN NAM TỪ LIÊM
 MẦM NON HOA SEN
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG TUẦN 1 THÁNG 5/ 2016 ( từ 2/5 đến 6/5/2016)
Nhánh 1: Nước – thật kì diệu
 	 Lứa tuổi MGN ( 4 – 5 tuổi )
 Chủ đề: Nước và các hiện tượng tự nhiên
Thời gian
 HĐ
 Nội dung
 Thứ 2
 Thứ 3
 Thứ 4
 Thứ 5
 Thứ 6
Mục đích
7h – 7h30
Đón trẻ
Đón trẻ vào lớp, nhắc trẻ cất đồ dùng cá nhân
7h30 – 8h30
 Ăn sáng 
8h30 – 8h45
 Thể dục sáng
8h45 – 9h
 Điểm danh – Đi vệ sinh cá nhân – Uống sữa
9h – 9h30
9h35’- 10h05
HĐ có chủ đích
Hoạt động khác
Tạo hình:
Vẽ cầu vồng.
KPKH
Trò chuyện về sự kì diệu của nước
LQVT:
Thêm bớt trong phạm vi 8
LQVH;
Truyện:
Giọt sương
Âm nhạc
DH: Cho tôi đi làm mưa với 
NH: Mưa bóng mây
TC: Bắt trước âm thanh
Phát triển khả ngăng quan sát , tư duy và ngôn ngữ cho trẻ 
* Thể dục:
VĐCB: Bật liên tục qua 5 vòng – vượt chướng ngại vật
TC: Nhảy lò cò
Học múa
PTTM:
Vẽ cảnh vật dưới trời mưa.
PTTC:
 Bò theo đường zich zăc
TC: Mèo đuổi chuột
Học Tiếng Anh
Học máy tính
10h05 – 10h20
HĐ góc
- Góc Siêu thị Fivi Mart: mua đồ dùng cần thiết khi trời mưa.
- Góc học tập: Vẽ ,nặn ,xé dán dụng cụ sử dụng khi trời mưa.
- Góc Khám phá: Những hiện tượng báo trời sắp mưa..
Bé được tự mình đóng vai, thể hiện mình trong trò chơi
10h 20– 10h40
HĐ ngoài trời
- HĐCMĐ: Quan sát trang phục mọi người khi đi dưới trời mưa.
- TC: Kéo co, tìm đúng nhà
- HĐCMĐ: Giải câu đố về nước
- TC: Trời nắng trời mưa
HĐCMĐ: 
Nước cần cho sự sống như thé nào?
- TC: Mèo đuổi chuột 
 HĐCMĐ: 
Xem video về ích lợi của nước.
- Chơi với đồ chơi ngoài sân 
HĐCMĐ:
 Quan sát một số dạng tồn tại của nước.
- TC: Rồng rắn lên mây 
Củng cố lại kiến thức, kĩ năng mới cho trẻ
10h40-11h30
 Ăn trưa
11h30-11h45
 Vệ sinh cá nhân – Chơi nhẹ trước khi ngủ
11h45-14h30
 Ngủ trưa
14h30 – 15h
 Vệ sinh cá nhân – Ăn quà chiều
15h – 16h
HĐ chiều
Mỹ thuật 
Xé, dán biển 
Chơi phân 2 nhóm các trò chơi về nước và con vật sống dưới nước.
Làm bài tập tư duy
- Học NK Tiếng Anh
Trò Chơi Mưa xuân
- Nhận xét.Bình bầu bé ngoan
Phát triển các giác quan của bé
16h – 17h30
 Uống sữa – Vệ sinh cá nhân – Chơi tự do – Trả trẻ
 GIÁO ÁN TUẦN 1 THÁNG 5 NĂM 2016- LỚP MGN ( 4 - 5 Tuổi )
(Từ ngày 2/5 đến 6/5/2016)
 Chủ đề : Nước và các hiện tượng tự nhiên 
 Nhánh 1: Nước – Thật kì diệu
 GV: Nguyễn Thị Yến
Thứ hai, ngày 2/5/2016
Nội dung hoạt động
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Chú ý
Tạo hình:
Vẽ cầu vồng.
1. Kiến thức:
- Trẻ nhận biết được khi trời tạnh mưa, ánh nắng chiếu thì sẽ xuất hiện cầu vồng.
- Trẻ biết cầu vồng có nhiều máu sắc sặc sỡ, với hình dạng đặc biệt.
.
 2. Kỹ năng:
- Trẻ biết vẽ, tô màu đẹp, đúng
- Vẽ thêm cảnh xung quanh.
* Phát triển: Rèn phát triển ngôn ngữ qua gọi tên màu, hiện tượng cầu vồng.
3. Thái độ:
- Yêu quý 
thiên nhiên.
- Video về cầu vồng.
- Tranh vẽ.
- Màu, giấy.
. 
1. Ôn định tổ chức:
Cô cháu nói chuyện về trời nắng, trời mưa.
2. Nội dung
2.1. Quan sát mẫu và đàm thoại.
- Màn hình của cô chiếu gì? (cầu vồng).
- Con thấy cầu vồng có gì đặc biệt? (nhiều màu sắc).
- Cầu vồng có hình gì? (cong cong như chiếu cầu).
- Cầu vồng xuất hiện khi nào? (khi trời tạnh mưa, ánh nắng chiếu thì sẽ xuất hiện cầu vồng.).
* Hoạt động 2: Bé xem tranh mẫu và xem hướng dẫn.
- Bức tranh của cô vẽ gì? (Cầu vồng)
- Màu sắc thế nào? (nhiều màu: Đỏ, cam, xanh...)
* Đây là chiếc áo màu sắc rất đẹp của bạn cầu vồng. Chúng ta cùng vẽ và tô màu áo cho bạn ấy nhé!
- Cô hướng dẫn trẻ vẽ và tô màu cầu vồng.
* Hoạt động 3: Trẻ thực hiện
- Hình cầu vồng trong tranh của bạn tô màu rất là đẹp, còn các con làm những chú hoạ sĩ tí hon hảy tô màu cho bạn cầu vồng của mình những chiếc áo cho đúng và cho đẹp giống như bạn nhé.
- Cô cho trẻ mô phỏng lại cách ngồi, cầm sáp màu tô.
- Cô nhắc tư thế ngồi cho trẻ.
* Hoạt động 4: Tranh nào đẹp.
- Cô cho trẻ nhận xét tranh của bạn của mình, cô nhận xét chung cả lớp.
- * Cầu vồng là một hiện tượng tự nhiên rất đặc biệt. Khi mưa tạnh, các giọt nước và không khí ngưng đọng trong không trung khi có ánh nắng chiếu vào sẽ phản chiếu trên bầu trời một hiện tượng đặc biệt gọi là cầu vồng. Chúng ta phải giữ gìn môi trường luôn trong sạch để các hiện tượng tự nhiên luôn ở bên cuộc sống ta.
3. Kết thúc:
- Khuyến khích, động viên trẻ.
 Thứ ba, ngày 3/5/2016 
Nội dung hoạt động
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Chú ý
KPKH:
Trò chuyện về sự kì diệu của nước 
1. Kiến thức:
- Trẻ nhận biết được một số đặc điểm và tính chất, trạng thái của nước
- Trẻ biết được một số lợi ích, tác dụng của mình đối với đời sống con người
 2. Kỹ năng:
* Phát triển: - Rèn kỹ năng phát triển vốn từ cho trẻ.
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn nguồn nước sạch, biết dùng tiết kiệm không lãng phí nước 
 - Tranh vẽ một số hoạt động cần nước
 -Cốc đựng nước, xô, chậu ( nước nóng, đá, nước lạnh) 
. 
1. Ôn định tổ chức:
- Cho trẻ hát bài: “ Cho tôi đi làm mưa với” và về ngồi theo hình chữ u.
- Cô trò chuyện về bài hát và giáo dục trẻ
2. Nội dung
Hoạt động 1. Nước uống.
- Các con nhìn xem trên bàn cô có gì?
 - Ai có nhận xét gì về các cốc nước ( Màu sắc,hình dạng và mùi vị) ?
 - Chúng ta đựng nước vào cốc có màu sắc,hình dáng khác nhau thì nước vẫn trong suốt,không màu,không mùi và không vị.
 - Cô lắc cốc nước đá và hỏi trẻ:
 + Các con đoán xem trong cốc có gì?
 + Cô cho trẻ sờ tay vào cốc nước đá.
 + Các con có biết vì sao lại lạnh vậy không?
 + Nước đá dùng để làm gì?
 - Nước đá dùng để uống cho mát vào mùa hè nhưng các con còn nhỏ không nên uống nhiều,uống nhiều sẽ bị viêm họng 
=> Cô giáo dục trẻ
 Cho trẻ chơi TC: Pha nước cam
 + Cô còn có 1 cốc nước nữa các con hãy sờ vào cốc.Các con thấy cốc thế nào?
 + Các con nhìn xem điều gì xảy ra khi mở nắp cốc?
 + Nước nóng dùng để uống vào mùa nào?
 + Nước nóng còn dùng làm gì nữa?....
* Hoạt động 2: Nước trong sinh hoạt
- Nước còn dùng làm gì? (tắm, giặt, rửa).
- Nếu không có nước thì điều gì xảy ra? (không rử đồ sạch sẽ được, không tắm được).
- Cây cối có cần nước không? (có)
* Nước rất cần cho đời sống con người và mọi vật xung quanh. Nếu không có nước thì thế giới không thể tồn tại.
3. Kết thúc: 
- Cô nhận xét chung giờ học.
- Khuyến khích, động viên trẻ.
 Thứ 4 (Ngày 4/5/2016)
Nội dung hoạt động
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Lưu ý
LQVT:
Ôn: Thêm bớt trong phạm vi 8.
1.Kiến thức:
Trẻ ôn tập thêm bớt một nhóm đối tượng trong phạm vi 8. Tạo nhóm có số lượng là 8. Ôn các số trong phạm vi 8
  2. Kỹ năng:
- Trẻ hứng thú học, củng cố kỹ năng xếp tương ứng, thêm bớt.
- Phát triển khả năng chú ý, ghi nhớ, quan sát có chủ định 
3. Giáo dục : 
- Giáo dục trẻ biết tư duy logic
* Đồ dùng của trẻ
 8 giỏ quả .8 rổ số (các thẻ số 3,5,4,2,6,7,8) 
- Mối trẻ một cái giỏ, mỗi cái giỏ có 8 cái đĩa 
* Đồ dùng của cô
- Máy tính ,đèn chiếu
- Giỏ quả cho cô 
- Câu đố 
- Đồ dùng của cô lớn hơn của trẻ ( 8 cái đĩa ,8 quả táo, các thẻ số 3,5,4,2,6,7,8) 
- 2 bảng ( có hoa và số 3,4,5,6,8
1.Ổn định tổ chức:
- cả lớp hát bài “Tập đếm”
2 Bài mới : 
Hoạt động 1 : Luyện đếm đến 8. Nhận biết các số trong phạm vi 7
-Trò chơi : Chọn số theo yêu cầu của cô 
Hãy chọn số 3,5,4,2,6,7,8 ( sau mỗi lần trẻ chọn cô cho trẻ giơ số lên và đọc to, cô kiểm tra số trẻ chọn )
* Hoạt động 2 : So sánh, thêm bớt trong phạm vi 8
- Con hãy xếp 8 cái đĩa có trong rổ ra 
- Xếp 7 quả ra, các con xếp tương ứng cứ 1 cái đĩa xếp 1 quả . 
- Đếm số đĩa (8 cái đĩa ) đặt số 8
- Đếm số quả (7 quả ) đặt số 7
-Số đĩa và số quả như thế nào với nhau ?(số đĩa và số quả không bằng nhau ,số đĩa nhiều hơn số quả là 1 )
-Vì sao cháu biết ? ( vì có 1 cái đĩa không có quả ) 
Còn ý kiến nào khác ? ( số đĩa và số quả không bằng nhau ,số quả ít hơn số đĩa là 1 ) .Vì sao cháu biết ?( Vì thừa ra một cái đĩa ) 
-Muốn số đĩa và số quả bằng nhau ta phải làm gì ?(thêm một quả hoặc bớt đi một cái đĩa ) cả hai ý kiến đều đúng. Nhưng cô muốn đĩa nào cũng đều có quả ,vậy các cháu hãy thêm 1 quả .( trẻ cùng cô thêm 1 quả )
-Số đĩa và số quả lúc này như thế nào với nhau ? (bằng nhau ) cùng bằng mấy ? ( bằng 8 )
-Các cháu đếm số đĩa và số quả 
-Có 2 quả cô đã chia cho bạn lớp bên cạnh ( trẻ cất 2 quả ) vậy 8 quả bớt 2 quả còn lại mấy quả ? (6 quả )
-Số đĩa và số quả như thế nào với nhau ? số đĩa và số quả số nào nhiều hơn? nhiều hơn là mấy ? ( cô và trẻ đếm số đĩa và số quả : 8 đĩa ,6 quả )
-Muốn số quả bằng số đĩa ta phải làm sao ?( thêm 2 quả )
-Có 6 quả thêm 2 quả , vậy có tất cả là bao nhiêu quả ? (8 quả )
-Bây giờ lại cho các em lớp bé 3 quả , còn lại mấy quả ? (5 quả )
-Có 8 cái đĩa nhưng chỉ có 5 quả, số nào ít hơn? ít hơn là mấy ? (3 )
-Muốn 8 cái đĩa đều có quả ta phải làm gì? ( thêm 3 quả )
-Bây giờ các bạn đã dùng hết 4 quả rồi, còn lại mấy quả ? (4)
-Để số đĩa và số quả bằng nhau và cùng bằng 8 ta phải làm gì ? ( thêm 4 quả )
-Có 4 quả thêm 4 quả , là mấy quả ? (8 quả )
-Lần này các bạn đã chia cho bạn 5 quả, còn lại mấy quả ? (3 quả )
-Tiếp tục chia cho bạn 1 quả nũa, còn lại mấy quả ? (2 quả )
Tương tự như vậy cất dần cho đến hết quả 
-Các đĩa không còn đựng quả nữa, các cháu cũng cất hết vào giỏ. 
* Hoạt động 3 : Chơi luyện tập 
* Chơi : Giải câu đố qua hình ảnh ( 2 hình ảnh : hoa, quả )
- Trẻ chọn hoa, hay quả tùy ý thích của mình, trẻ chọn loại gì ,cô cho trẻ xem hình ảnh và đố loại đó 
* Chơi :Giải câu đố không có hình ảnh 
Nghe vẻ ,nghe ve ,nghe vè câu đố
Vườn ta cây trái tốt tươi
Tìm ra 3 mít 5 xoài để ăn
Bây giờ xoài mít chín rồi
Ta cùng nhau đếm, hát cùng bao nhiêu?(8 quả )
*Chơi: Trẻ tự đặt câu đố cho bạn trong lớp trả lời ( 1 bạn ) 
3.Kết thúc.
 Thứ 5 (Ngày 5/5/2016)
Nội dung hoạt động
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Lưu ý
Tiết 1
Truyện: 
 Giọt sương
1. Kiến thức:
- Cháu hiếu nội dung câu chuyện: Giọt sương muốn đi ra biển và nhờ bạn gió đưa mình ra. Trên đường đi giọt sương đã nhìn thấy biển, nhưng lại nhìn thấy một cây con khát nước. Giọt sương đã đến bên cây va nhận ra cây rất cần mình. Bạn để cho cây uống mình và cây đã ra bông hoa trắng rất đẹp
2.Kỹ năng:
- Trẻ trả lời câu hỏi rõ ràng, tham gia đàm thoại tốt, biết kể chuyện sáng tạo theo tranh.
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ biết thương người, thương mọi vật xung quanh.
- Tranh minh họa
- Que chỉ
1. Ổn định tổ chức:
- Trò chuyện về biển cả.
2. Bài mới:
 - Cô giới thiệu câu truyện (tên bài, tác giả...).
 - Cô kể chuyện lần 1
- Cô kể lần 2 sử dụng tranh minh họa.
* Đàm thoại :
- Cô vừa đọc cho các con nghe câu chuyện gì? (Giọt sương)
- Trong bài thơ có những nhân vật nào? (Giọt sương, bạn Gió, cây non)
- Bạn Giọt sương đậu ở đâu? (Trên ngọn cánh của bông hoa)
- Giọt sương mơ gì? (mình là phần nhỏ của biển)
- Ai đưa Giọt Sương đi? (gió)
- Giọt Sương thấy gì trên đường đi? (Cây con khát nước).
-Giọt Sương lại nghĩ gì? (muốn đến giúp cây.)
- Giọt Sương đã làm gì? (van nài Gió dừng lại để giúp cây non).
- Giọt Sương đã có quyết định gì? (để cho cây non uống mình) 
- Sau khi uống sương, cây non thay đổi thế nào? (Tươi hơn và ra hoa đẹp với cánh trắng, nhụy vàng.)
* Giáo dục trẻ: 
- Sương có phải một dạng tòn tại của nước hông? (có)
- Cây có cần nước khong? (Có)
- Nước rất càn cho sự phát triển của mọi sinh vật trên Trái Đất. Không có nước thì mọi vạt không thể tồn tại.
- Cho trẻ xem video “Giọt Sương”
3. Kết thúc:
- Nhận xét giờ học.
- Khen động viên trẻ.tranh minh họa.
 Thứ 5 (Ngày 5/5/2016)
Nội dung hoạt động
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Lưu ý
(Tiết 2)
PTVĐ:
VĐCB: Bật liên tục qua 5 vòng – vượt chướng ngại vật
TC: Nhảy lò cò
1. Kiến thức:
- Trẻ Bật liên tục qua 5 vòng – vượt chướng ngại vật
đúng kĩ thuật.
2. Kĩ năng:
- Phát triển cơ tay, vai, chân.
   - Rèn luyện sự khéo léo mạnh dạn tự tin trong luyện tập.
3. Giáo dục :
- Giáo dục trẻ trật tự trong giờ học,chú ý lắng nghe cô.
- Sân tập bằng phẳng. 
- Xắc xô.
- Vòng
1. Ôn định tổ chức:
2: Bài mới: 
a. Khởi động
- Cho trẻ đi vòng tròn ,kết hợp đi các kiểu chân
b. Trọng động
*Bài tập phát triển chung:
- Động tác tay : Xoay cổ tay (4 lần x 2 nhịp)
- Động tác chân : Giậm chân tại chỗ (6 lần x 2 nhịp)
- Động tác lườn : Gió thổi cây nghiêng (4 lần x 2 nhịp).
- Động tác bật : Tiến tại chỗ (2 lần x 4 nhịp)
* Vận động cơ bản:
 - Hôm nay cô sẽ dạy các con vận động: Bật liên tục qua 5 vòng – vượt chướng ngại vật
     * Cô làm mẫu:
       - Lần 1: Không giải thích.
       - Lần 2: Giải thích.
       - TTCB: Cô chuẩn bị ở vạch xuất phát, bàn chân đứng sát vạch xuất phát, khi có hiệu lệnh thì bật liên tục qua 5 chiếc vòng và không được chạm vào các chướng ngại vật trên đường.
     - Mời 2 trẻ khá thực hiện cho cả lớp xem.
- Mỗi trẻ tập 2 lần nối nhau.
      - Hỏi lại tên vận động: Cô vừa thực hiện xong vận động gì? (Bật liên tục qua 5 vòng – vượt chướng ngại vật
.)
     * Trẻ thực hiện:
       - Cho mỗi trẻ thực hiện 2-3 lần.
      => Trong quá trình trẻ thực hiện cô vừa hướng dẫn vừa quan sát sửa sai cho trẻ, khích lệ trẻ.
c.TC: Nhảy lò cò
-Cô giới thiệu tên trò chơi
-Cô nhắc cách chơi,luật chơi.
- Cho trẻ chơi 2 -3 lần .
3.Kết thúc :
- Nhận xét giờ học.
 Thứ 6 (Ngày 6/5/2016)
Nội dung hoạt động
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Lưu ý
Âm Nhạc
DH: Cho tôi đi làm mưa với 
NH: Mưa bóng mây
TC: Bắt chước âm thanh 
1. Kiến thức:
- Trẻ thuộc lời bài hát và vận động tự nhiên theo lời bài hát..
- Qua nội dung bài hát trẻ hiểu thêm về mưa
2.Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng cảm thụ âm nhạc.của trẻ
- Phát triển tai nghe cho trẻ
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ chăm ngoan ,học giỏi.
Đĩa nhạc 
1. Ổn định tổ chức:
 - Trò chuyện về các dạng tồn tại của nước trong tự nhên.
2. Bài mới:
a. DH : “Cho tôi đi làm mưa với.”
- Cô giới thiệu tên bài hát .
- Cô hát cho trẻ nghe 2 lần cùng nhạc
- Cô đọc chậm lời bài hát cho trẻ nghe.
- Cô vận động theo nhạc và lời bài hát cho trẻ nhìn.
- Cô cùng trẻ vận động theo lời bài hát.
- Cho trẻ vận động cả lớp, nhóm, cá nhân.
- Cho trẻ xung phong lên biểu diễn cá nhân trước lớp.
* Giáo dục trẻ biết ước mơ và thực hiện ước mơ của mình có ích cho xã hội.
b. Nghe hát : “Mưa bóng mây”
- Cô giới thiệu tên bài hát
- Cô hát cho trẻ nghe 2 lân, Khuyến khích trẻ vận động cùng cô.
- Cô vừa hát tặng cả lớp bài hát gì?
- Giai điệu của bài hát này như thế nào?
- Cô mở đĩa nhạc cho trẻ nghe.
c.TCÂN: Bắt chước âm thanh.
- Gợi ý cho trẻ nói cách chơi ,luật chơi
- Cho trẻ chơi 3-4 lần ,
- Nhận xét sau mỗi lần chơi
3. Kết thúc:
- Cô nhận xét giờ học
PHÒNG GD- ĐT QUẬN NAM TỪ LIÊM
MẦM NON HOA SEN
 NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG TUẦN 2 THÁNG 5/ 2016 ( từ 9/5 đến 13/5/2016)
Nhánh 2: Không khí và ánh sáng
Lứa tuổi MGN ( 4 – 5 tuổi )
Chủ đề: Nước và các hiện tượng tự nhiên
Thời gian
 HĐ
 Nội dung
 Thứ 2
 Thứ 3
 Thứ 4
 Thứ 5
 Thứ 6
Mục đích
7h – 7h30
Đón trẻ
Đón trẻ vào lớp, nhắc trẻ cất đồ dùng cá nhân
7h30 – 8h30
 Ăn sáng 
8h30 – 8h45
 Thể dục sáng
8h45 – 9h
 Điểm danh – Đi vệ sinh cá nhân – Uống sữa
9h – 9h30
9h35’- 10h05
HĐ có chủ đích
Hoạt động khác
Tạo hình:
Xé ,dán vườn cây, ao cá và ông mặt trời.
KPKH
Trò chuyện về không khí và ánh sáng.
LQVT:
Đo dung tích các vật .so sánh ,diễn đạt kết quả đo
LQVH:
Truyện: Cô con út của ông mặt trời.
Âm nhạc
DH: Cô mây yêu thương
NH: Reo vang bình minh
TC: Đi theo tiếng nhạc
Phát triển khả ngăng quan sát , tư duy và ngôn ngữ cho trẻ 
* Thể dục:
VĐCB: Chuyền bóng qua đầu ,qua chân và sang hai bên
TC: Mèo đuổi chuột
Học Tiếng Anh
PTTM:
Hát: Nắng sớm
Vẽ: Nắng trên biển
PTTC:
- Chạy nhanh 15m. 
TC : chuyền bóng.
Học múa
LQVT :
Ôn tập: Ghép, tách trong phạm vi 8.
10h05 – 10h20
HĐ góc
-Góc khám phá: Quan sát sự thay đổi của ánh sáng trong một ngày..
-Góc Tạo hình: Vẽ ánh nắng mùa hè.
Bé được tự mình đóng vai, thể hiện mình trong trò chơi
10h 20– 10h40
HĐ ngoài trời
HĐCMĐ 
- Quan sát sự thay đổi của ánh sáng trong một ngày.
- Trò chơi: Gieo hạt
HĐCMĐ 
- Quan sát : Các loại cây quanh trường.
- Chơi : 
 Nhặt lá 
HĐCMĐ: 
- Trò chơi: Tưới cây xanh
- Chơi : vẽ phấn.
 HĐCMĐ: 
- Quan sát: Không khí trong cong viên và ngoài đường phố.
- Trò chơi: Trồng cây
HĐCMĐ: 
- Quan sát: Sự vận động của không khí và ánh sáng.
-Trò chơi: Chồng nụ, chồng hoa.
Củng cố lại kiến thức, kĩ năng mới cho trẻ
10h40-11h30
 Ăn trưa
11h30-11h45
 Vệ sinh cá nhân – Chơi nhẹ trước khi ngủ
11h45-14h30
 Ngủ trưa
14h30 – 15h
 Vệ sinh cá nhân – Ăn quà chiều
15h – 16h
HĐ chiều
Mỹ thuật 
 Hoàn thành bài xé dán vườn cây dưới trời nắng.
- Hoạt động theo ý thích ở góc.
- Làm quen với bài : Gà gáy.
- Chơi tự chọn với đồ chơi trẻ thích.
- Hát các bài về cây xanh 
- Chơi trò chơi dân gian: Mèo đuổi chuột.
Học Tiếng Anh
- Trò Chơi : Nhốt không khí vào túi.
VH:
Thơ: Ong vàng và kiến lửa. 
- Nhận xét.Bình bầu bé ngoan
Phát triển các giác quan của bé
16h – 17h30
 Uống sữa – Vệ sinh cá nhân – Chơi tự do – Trả trẻ
 GIÁO ÁN TUẦN 2 THÁNG 5 NĂM 2016 - LỚP MGN ( 4 - 5 Tuổi )
(Từ ngày 9/5 đến 13/5/2016)
Chủ đề : Nước và các hiện tượng tự nhiên 
Nhánh 2: Không khí và ánh sáng
GV: Nguyễn Thị Yến
Thứ hai, ngày 9/5/2016
Nội dung hoạt động
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Lưu ý
Tạo hình:
Xé ,dán vườn cây, ao cá và ông mặt trời.
1. Kiến thức:
- Trẻ biết xé, dán theo đúng yêu cầu.
.
 2. Kỹ năng:
- Trẻ biết xé, dán đẹp, đúng
- Vẽ, xé thêm cảnh xung quanh.
* Phát triển: Rèn phát triển ngôn ngữ.
3. Thái độ:
- Yêu quý thiên nhiên.
- Video vườn cây, ao cá trong ngày nắng.
- Tranh vẽ mẫu.
- Giấy màu, keo dán.
1. Ôn định tổ chức:
Cô cháu nói chuyện về trời nắng, trời mưa.
2. Nội dung
2.1. Quan sát mẫu và đàm thoại.
- Màn hình của cô chiếu gì? (vườn cây, ao cá trong ngày nắng.)
- Con thấy hình ảnh có gì đặc biệt? (nhiều cây, có ao cá và ông mặt trời đang chiếu sáng).
- Ao cá người ta làm những gì vậy? (nuôi cá và lấy nước tưới cây)
- Ánh sáng mặt trời chiếu sáng giúp cây phát triển.
* Hoạt động 2: Bé xem tranh mẫu và xem hướng dẫn.
- Bức tranh của cô là tranh gì? (vườn cây, ao cá trong ngày nắng.)
- Sao con biết? (có cây, ao có cá, ông mặt trời)
- Cô thể hiện tranh theo hình thức nào? (xé và dán)
- Cô hướng dẫn trẻ xé và dán 
* Hoạt động 3: Trẻ thực hiện
- Hình vườn cây, ao cá trong ngày nắng trong tranh của bạn xé, dán rất là đẹp, còn các con làm những nhà tạo hình tí hon hãy xé dán tranh của mình đúng và cho đẹp giống như bạn nhé.
- Cô cho trẻ mô phỏng lại cách ngồi, cách xé dán.
- Cô nhắc tư thế ngồi cho trẻ.
* Hoạt động 4: Tranh nào đẹp.
- Cô cho trẻ nhận xét tranh của bạn của mình, cô nhận xét chung cả lớp.
3. Kết thúc:
- Khuyến khích, động viên trẻ.
 Thứ ba, ngày 10/5/2016
Nội dung hoạt động
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Lưu ý
KPKH:
Trò chuyện về không khí và ánh sáng..
1. Kiến thức:
- Trẻ nhận biết được một số đặc điểm của không khí và ánh sáng.
- Trẻ biết được một số lợi ích của không khí và ánh sáng đối với đời sống.
 2. Kỹ năng:

File đính kèm:

  • docKH_GA_CD_Nuoc_va_cac_hien_tuong_tu_nhien.doc
Giáo Án Liên Quan