Giáo án mầm non lớp chồi năm 2018 - Chủ đề: Gia đình

I/ Mục tiêu chung:

1.Phát triển thể chất

*Giáo dục dinh dưỡng- sức khỏe:

 Trẻ làm quen với các món ăn trong gia đình và các thực phẩm cần thiết cho gia đình và ích lợi của các thực phẩm đó.

- Nhận biết một số món ăn, thực phẩm thông thường và ích lợi của chúng đối với sức khỏe

+ Nhận biết dạng chế biến đơn giản của một số thực phẩm, món ăn trong gia đình

+ Nhận biết các bữa ăn trong ngày và lợi ích của ăn uống đủ lượng và đủ chất

+ Nhận biết sự liên quan giữa ăn uống với bệnh tật ( ỉa chảy, sâu răng, suy dinh dưỡng )

- Tập làm một số việc tự phục vụ trong sinh hoạt

Tập đánh răng, rèn các thao tác rửa tay bằng xà phòng

-Đi vệ sinh đúng nơi quy định

- Giữ gìn sức khỏe và an toàn: Tập luyện một số thói quen tốt về giữ gìn sức khỏe

Lợi ích của việc giữu gìn vệ sinh thân thể,vệ sinh môi trường đối với sức khỏe con người

 

docx21 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 1756 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp chồi năm 2018 - Chủ đề: Gia đình, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH
 Thời gian thực hiện 3 tuần 
 ( Từ ngày 29/10 – 16/11 năm 2018 )
I/ Mục tiêu chung:
1.Phát triển thể chất
*Giáo dục dinh dưỡng- sức khỏe: 
 Trẻ làm quen với các món ăn trong gia đình và các thực phẩm cần thiết cho gia đình và ích lợi của các thực phẩm đó.
- Nhận biết một số món ăn, thực phẩm thông thường và ích lợi của chúng đối với sức khỏe
+ Nhận biết dạng chế biến đơn giản của một số thực phẩm, món ăn trong gia đình
+ Nhận biết các bữa ăn trong ngày và lợi ích của ăn uống đủ lượng và đủ chất
+ Nhận biết sự liên quan giữa ăn uống với bệnh tật ( ỉa chảy, sâu răng, suy dinh dưỡng)
- Tập làm một số việc tự phục vụ trong sinh hoạt
Tập đánh răng, rèn các thao tác rửa tay bằng xà phòng
-Đi vệ sinh đúng nơi quy định
- Giữ gìn sức khỏe và an toàn: Tập luyện một số thói quen tốt về giữ gìn sức khỏe
Lợi ích của việc giữu gìn vệ sinh thân thể,vệ sinh môi trường đối với sức khỏe con người
*Vận động:
* Tập các động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp
Thực hiện đúng các động tác của bài thể dục theo bản nhạc. Bắt đầu và kết thúc động tác đúng nhịp . 
* Vận động cơ bản:
- Ném trúng đích ngang xa 2m
- Bật xa 35cm
- Đi thăng bằng trên ghế thể dục
- Bật chụm tách chân vào các ô
- Trườn sấp kết hợp trèo qua ghế
- TCVĐ: Mèo và chim sẻ, Ai nhanh nhất, Tung cao hơn nữa,Cáo và Thỏ
2.Phát triển nhận thức
*Khám phá khoa học:
- Trò chuyện về gia đình của bé
- Tìm hiểu về ngôI nhà thân yêu của bé
- Bé chào đón ngày hội của các cô giáo
- Bé tìm hiểu về đồ dùng gia đình
- Tìm hiểu 1 số món ăn trong gia đình
* Làm quen với một số khái niệm sơ đẳng về toán
- So sánh, sắp xếp thứ tự chiều cao của 3 đối tượng
- Nhận biết, phân biệt hình vuông, hình chữ nhật
-Thêm bớt, tạo sự bằng nhau trong phạm vi 3.
- Nhận biết phân biệt hình vuông, hình tròn, hình tam giác
- Xếp theo quy tắc 1- 2.
3. Phát triển ngôn ngữ và giao tiếp 
* Nghe : Hiểu các từ chỉ đặc điểm, tính chất , công dụng và các từ biểu cảm
Hiểu và làm theo được 2-3 yêu cầu
Nghe hiểu nội dung một số câu truyện kể trong chủ đề: Tích chu, gấu con chia quà, Cây khế.
Nghe các bài hát, bài thơ, ca dao, tục ngữ, câu đố, hò vè trong chủ đề gia đình
* Nói: Phát âm các tiếng có chứa các từ khó
Bày tỏ tình cảm, nhu cầu và hiểu biết của bản thân bằng các câu đơn giản, câu ghép
Trả lời và đặt câu hỏi: “Tại sao?” “Ai?”
Sử dụng các từ biểu thị sự lễ phép..
*Làm quen với Văn học:
 - Truyện: Tích Chu
- Thơ: Em yêu nhà em
- Truyện: Gấu con chia quà
- Thơ: lấy tăm cho bà
- Truyện: 
4. Phát triển thẩm mỹ 
* Tạo hình:
- Vẽ chân dung người thân trong gia đình
- Vẽ ngôi nhà
- Cắt dán đồ dùng gia đình từ tranh ảnh gia đình
- Vẽ về gia đình bé
* Âm nhạc:
- Dạy hát:Cả nhà thương nhau, Nhà của tôi, , Mẹ đi vắng, Cả tuần đều ngoan
- Nghe hát: Em là bông hồng nhỏ, Niềm vui gia đình, Mùa xuân cô nuôi dạy trẻ, Lý dĩa bánh bò, Lời ru của mẹ
- TCÂN: Đoán tên bạn hát, Ai nhanh nhất, Nhìn hình đoán tên bài hát, Hát theo tranh vẽ (người thân trong gia đình)
5. Phát triển tình cảm - xã hội 
1, Phát triển tình cảm
Trẻ nói sở thích và khả năng của mình
Nhận biết một số trạng thái tình cảm : cảm xúc vui buồn, sợ hãi, tức giận..
Nhận biết thể hiện cảm xúc, tình cảm của mình với người thân trong gia đình, với sự vật và hiện tượng xung quanh
2, Phất triển kỹ năng xã hội
Một số quy định của gia đình( Để đồ dùng, đồ chơi đúng chỗ, trật tự khi ăn ngủ..)
Hành vi và quy tắc ứng xử xã hội : Lắng nghe ý kiến của người khác
- Yêu mến, quan tâm đến người thân trong gia đình, phân biệt hành vi “đúng”,” sai”, “tốt” “xấu”..
 II. MẠNG NỘI DUNG
- Các thành viên gia đình: Tôi, bố mẹ, anh chị em ( Họ tên, sở thích.)
- Công việc của các thành viên trong gia đình
- Họ hàng ( Ông. Bà, cô dì, chú bác.)
- Những thay đổi trong gia đình (có người chuyển đến, chuyển đi, có người sinh ra, có người mất đi). 
Gia đình Của Bé
GIA ĐÌNH
Đồ dùng trong gia đình
Ngôi nhà bé ở 
-Đồ dùng gia đình, phương tiện đi lại của gia đình.
- Gia đình là nơi vui vẻ, hạnh phúc: sự quan tâm lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình, các ngày kỉ niệm của gia đình.
- Các loại thực phẩm cần cho gia đình
- Trang phục và cách giữ gìn quần áo sạch sẽ
- Địa chỉ gia đình: Tên đường, số nhà, xóm.
- Trẻ biết giữ gìn vệ sinh nhà cửa và nhận biết có nhiều kiểu nhà khác nhau (nhà một / nhiều tầng, khu tập thể....)
- Những vật liệu làm ra nhà và một số nghề làm ra nhà
 III/ MẠNG HOẠT ĐỘNG
- Đàm thoại về gia đình,các thành viên trong gia đình, công việc của mỗi người. Tình cảm của mọi người dành cho nhau.
- Nghe đọc thơ, ca dao, kể chuyện về gia đình.
- Kể lại 1 buổi đi chơi của gia đình, sưu tầm ảnh để làm sách, tranh về các hoạt động của gia đình.
- Trò chơi; Đò dùng ở đâu? Kể đủ 3 thứ.
* Khám phá khoa học:
- Trò chuyện về tên và nghề nghiệp của bố, mẹ, các thành viên trong gia đình. Địa chỉ gia đình.
- Thảo luận về công dụng và cách sử dụng một số đồ dùng gia đình.
- Thảo luận về một số nhu cầu của gia đình. 
* LQVT: 
- Đếm, so sánh 2 nhóm, nhận biết số lượng trong phạm vi 3.
- So sánh kích thước dài, ngăn, cao thấp ĐDGĐ.
- So sánh kích thước về chiều cao của 3 đối tượng.
- Trò chơi: Tìm vật theo hình; Chơi sổ số; Tìm người láng giềng.
Phát triển ngôn ngữ
Phát triển nhận thức
Gia đình
Phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội
Phát triển thẩm mỹ
Phát triển thể chất
- Biết tự thực hiện một số thao tác vệ sinh cá nhân; Đnhs răng, rửa mặt, rửa tay bằng xà phòng.
* Vận động: 
- Thực hiện các vận động bò thấp chui qua cổng, ném trúng đích, ném xa
- Thực hiện một số vận đọng khéo léo của đôi bàn tay, ngón tay.
- Chơi; mèo đuổi chuột; lăn bóng; bánh xe quay; về đúng nhà.
* Âm nhạc: 
- Hát, nghe hát và vận động theo nhạc, vỗ tay theo phách, nhịp, tiết tấu chậm những bài hát về gia đình.
- Biểu lộ cảm xúc với tính chất giai điệu của bài hát.
* Tạo hình: Vẽ, năn, tô màu, cắt, dáncác thành viên trong gia đình, các món ăn, hoa quả gia đình hay ăn, đồ dùng, phương tiện GĐ sử dụng.Xếp hình ngôi nhà, hàng rào, ao cá, cắt, trang trí khăn cho Mẹ.
- Chơi đóng ai “mẹ- con”; Cửa hàng thực phẩm, cửa hàng đồ gia dụng; phòng khám bệnh.
- Vui vẻ, mạnh dạn trong sinh hạt hàng ngày.
- Thực hiện một số quy tắc đơn giản trong gia đình( những việc được phép, không được phép làm).
- Quan tâm, cư xử, lễ phép với các thành viên trong gia đình.
- Giữ gìn đồ dùng, đò chơi trong gia đình, sắp xếp gòn gàng, ngăn nắp. 
KẾ HOẠCH CHĂM SÓC GIÁO DỤC TUẦN
Chủ đề : GIA ĐÌNH
Chủ đề nhánh: GIA ĐÌNH CỦA BÉ
Từ ngày 29/10/2018 đến ngày 02/11/2018
Lớp: Chồi 	 
I. Kế hoạch tuần:
Hoạt động
Thứ 2
29/10
Thứ 3
30/10
Thứ 4
31/10
Thứ 5
1/11
Thứ 6
02/11
Đón trẻ
Thể dục:
- Hướng trẻ đến sự thay đổi trong lớp(có bức tranh lớn về gia đình, có nhiều đồ dùng, đồ chơi về gia đình)
- Đàm thoại trẻ kể về gia đình: Gia đình cháu có những ai? Buổi sáng mọi người trong
 gia đình cháu làm gì?Trong gia đình mọi người sống với nhau như thế nào?
-Thể dục buổi sáng :
* Thể dục sáng: 
+ Khởi động: Tập theo nhạc bài hát “ Bé khỏe bé ngoan “
+Trọng động: tập trên nền nhạc bài “Chú ếch con”
Động tác tay, vai (3l/8n): đưa tay thẳng trước mặt 2 tay song song, đưa tay sang ngang.
Động tác chân(3l/8n): : đưa 2 tay ra trước 1 chân co vuông góc.
Động tác lườn(3l/8n): : đưa tay sang ngang nghiên người.
Động tác bật nhảy: bật tách chụm chân và tay vỗ.
*Hồi tĩnh: cho trẻ tập theo bài “Rữa tay”
Hoạt động học
KPKH:
Trò chuyện về người thân
trong gia đình bé
THỂ DỤC: 
Bò qua đường zích zắc.
LQVT
Tách gộp trong phạm vi 3
ÂM NHẠC:
Hát: Cả nhà thương nhau.
Nghe hát: Con yêu ai hơn
LQVH
Truyện: Tích chu
Hoạt động ngoài trời
- Trò chuyện về gia đình của bé
- TC: tung bóng, chơi tự do.
- Giới thiệu cho cô và các bạn từng thành viên trong gai đinhg bé.
- TC:Ném còn.
- Vẽ các thành viên trong gia đình bé.
- trò chơi :tung bóng lên cao rồi bắt bóng.
- quan sát thời tiết.
- TC: tìm bạn, chơi tự do..
- Đi dạo, tham quan các khu vực trong trường .
- TC: Cáo và thỏ.
TCDG: mèo đuổi chuột, chơi tự do.
Hoạt động góc
Tên góc
-Góc phân vai 
-Góc xây dựng
-Góc nghệ thuật
-Góc thư viện
Nội dung
-Cô giáo , Mẹ.
-Xây nhà của bé 
-Tô vẽ, dán, hát
-Xem tranh, truyện.
Yêu cầu
-Trẻ biết thể hiện vai chơi của mình
-Hoàn thành công trình, đẹp hợp lí
-Tô vẽ, xé dán đồ dùng đồ chơi trong gia đình . hát các bài hát về chủ đề.
- Xem tranh truyện về chủ đề gia đình
Chuẩn bị
-Một số đồ dùng đồ chơi, dụng cụ học tập
-Gạch, khối gỗ các khung làm hàng rào, cây xanh, thảm cỏ
-Giấy màu, hồ dán, keo, đất nặn,bảng con, phách gỗ
-sách, truyện
Tổ chức thực hiện
-Thỏa thuận trước khi chơi: Cô cho trẻ chọn góc chơi, sau đó ổ chức cho trẻ chơi – cho trẻ tự thỏa thuận vai chơi với nhau.
*Tổ chức chơi: trong lúc trẻ chơi cô đi từng góc chơi giúp trẻ thể hiện tốt góc chơi của mình và tạo tình huống cho trẻ xử lí.
*Nhận xét: Kết thúc cô đi từng góc chơi nhận xét các góc chơi và nhắc trẻ cất đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định và gọn gàng.
Vệ sinh ăn trưa, ngủ trưa.
Trẻ làm vệ sinh cá nhân trước khi ăn
Cô giới thiệu món ăn cho trẻ
Trẻ ăn hết xuất của mình, ăn biết mời cô và các bạn
Cho trẻ ngủ đủ giấc, phòng thoáng mát
Giới thiệu món ăn xế, động viên trẻ ăn hết khẩu phần
Hoạt động chiều
Ôn lại bài đã học buổi sáng 
Làm quen bài mới
Dạy kỹ năng sống cho trẻ 
Cho trẻ hát, múa theo chủ đề. 
Trả trẻ
- Vệ sinh cá nhân cho trẻ, chuẩn bị đồ dùng cá nhân cho trẻ.
- Cho trẻ chơi tự do trong lớp, kết hợp trò chuyện với trẻ trong khi đợi người thân đến đón.
- trao đổi với phụ huynh về tình hình của cháu .
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG MỘT NGÀY
Thứ hai ngày 29 tháng 10 năm 2018
Hoạt động có chủ đích: 
KPKH : Trò chuyện về những người thân yêu trong gia đình bé
I. Các hoạt động trong ngày :
1. Đón trẻ, trò chuyện, điểm danh:
2.Thể dục buổi sáng: 
3. Hoạt động ngoài trời:
- Dạo chơi ngoài trời và dự báo thời tiết.
- Xem tranh ảnh về gia đình.
- Trò chơi vận động: Tìm đúng nhà .
- Trò chơi dân gian: Lộn cầu vồng .
- Chơi tự do theo nhóm.
II. Hoạt động chung có chủ đích:
** KPKH : Trò chuyện về những người thân yêu trong gia đình bé**
1. Mục đích, yêu cầu:
* Kiến thức:
 -Trẻ biết được địa chỉ, nơi ở, quan hệ thành viên trong gia đình đối với trẻ (Ông, bà,cha, mẹ, anh chị ) và các mối quan hệ trong gia đình.
 -Trẻ biết trách nhiệm của bố mẹ đối với con cái và ngược lại.
 -Trẻ biết gia đình có 1 đến hai 2 con là gia đình ít con, gia đình có từ 3 con trở lên là gia đình đông con.
+ Biết số lượng thành viên trong gia đình.
* Kỹ năng: 
 Biết miêu tả các thành viên trong gia đìmh của mình qua các hoạt động khác:Vẽ, nặn dùng lời nói.
- Rèn kỹ năng khéo léo của đôi tay.
* Thái độ:
- Biết yêu quý gia đình của mình, yêu quý và kính trọng ông, bà, cha, mẹ, yêu quý và nhường nhịn các em nhỏ.
2. Chuẩn bị:
* Không gian tổ chức: Trong lớp
* Phương pháp: Quan sát, đàm thoại,
* Nội dung tích hợp: Âm nhạc, tạo hình.
* Đồ dùng phương tiện:
- Cô có 3 bức tranh: Bố mẹ và 1 con, bố mẹ và 2 con, bố mẹ và 3 con.
- Mỗi trẻ một lô tô dan số.
- Mỗi trẻ mang một ảnh chup gia đình của mình hoặc sưu tầm tranh ảnh trên hoạ báo.
- Cô cũng mang ảnh của gia đình mình.
- Máy và băng cat sét.
3. Tiến trình các hoạt động 
* Hoạt động 1:
- Hát : Niềm vui gia đình.
- Cùng xem mái ấm gia đình và trò chuyện về mái ấm sau đó cùng trò chuyện về các thành viên trong gia đình trẻ.
* Hoạt động 2:
- Trẻ sẽ giới thiệu về gia đình của mình và số lượng người trong gia đình trẻ.
- Cô cũng cho trẻ xem các bức ảnh về gia đình của cô và trẻ nêu lên ý kiến của mình.
- Cho trẻ xem các bức ảnh đã chuản bị và nói về các bức ảnh đó.
- Trẻ gắn ảnh gia đình của mình có số lượng người tương ứng với số người trong bức tranh.
- So sánh sự giống và khác nhau giữa các bức ảnh.
- Cô cung cấp cho trẻ mô hình gia đình đông con và gia đình ít con.
- Trẻ tự đếm số thành viên trong gia đình của mình và nhận xét xem gia đình mình đông con hay ít con.
* Hoạt động 3:
- Chơi : Xếp thứ tự các thành viên trong gia đình.
- Chơi : Về đúng nhà(cô để 3 bức tranh 3 gia đình ở 3 nơi khác nhau, trẻ chạy về đúng với số nhà có số người bằng số người trong gia đình của mình, nếu sai thì tìm về cho đúng.
- Vẽ người thân trong gia đình.
* Kết thúc : 
- Hát: Cả nhà thương nhau .
III. Hoạt động góc :
* Góc phân vai:
-Trải nghiệm cuộc sống: Làm quà tặng cho những người thân trong gia đình.
- Đóng vai các thành viên trong gia đình
* Góc xây dựng:
- Xây nhà của bé.
* Góc nghệ thuật:
- Hát, múa về gia đình
- Vẽ người thân trong gia đình.
IV. Vệ sinh ,ăn trưa ,ăn phụ chiều :
* Giáo dục trẻ biết vệ sinh trước và sau khi ăn
- Nhắc nhở , động viên trẻ ăn hết xuất của mình, không làm đổ
- Giới thiệu món ăn trong ngày cho trẻ biết gia trị dinh dưỡng của từng món ăn đo.
V. Hoạt động chiều .
- Ôn bài cũ : Trò Chuyện về gia đình . 
- Làm quen bài mới: Bò qua đường zích zắc.
- Chơi trò chơi học tập
- Chơi ở các góc .
- Nêu gương bình cờ
- Vệ sinh, trả trẻ.
VI. Đánh giá nhận xét :
 .
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG MỘT NGÀY 
Thứ ba ngày 30 tháng 10 năm 2018
Hoạt động có chủ đích: 
GDTC: Bò qua đường zích zắc
 I.Các hoạt động trong ngày 
1. Đón trẻ, trò chuyện, điểm danh:
2. Thể dục buổi sáng.
3. Hoạt động ngoài trời:
- Dạo chơi ngoài trời và hít thở không khí trong lành.
- Xem tranh ảnh về gia đình và nêu nhận xét các bức ảnh đó.
- Hát : Nhà của tôi,cả nhà thương nhau, ông bà của cháu,
- Ôn bài cũ : Trò chuyện về người thân trong gia đình
- Làm quen bài mới: VĐ : Bò qua đường zích zắc .
- Trò chơi vận động:Nhảy tiếp sức.
- Trò chơi: dân gian: Dệt vải.
 Chơi tự do theo nhóm.
II. Hoạt động có chủ đích:
 ********** GDTC: Bò qua đường zích zắc*************
1.Mục đích yêu cầu: 	
a. Kiến thức:- Trể biết tên vận động “Bò bằng bàn tay và cẳng chân trong đường dich dắc”
- Trẻ biết cần phải có sự phối hợp tay, chân, mắt và định hướng để bò theo đường dích dắc.
b. Kỹ năng:- Trẻ đứng vào vạch xuất phát, 2 bàn tay sát sàn, 2 cẳng chân sát sàn và bò phối hợp tay nọ chân kia tới hết con đường.
- Trẻ có kỹ năng phối hợp tay, chân, mắt nhịp nhàng.- Trẻ sử dụng linh hoạt các cử động của bàn tay, cổ tay trong trò chơi: “ Némbóng vào rổ”
- Rèn kỹ năng cất đồ dùng gọn gang
c.Thái độ:- Trẻ hứng thú, tích cực, đoàn kết tham gia vào hoạt động, tham gia vào trò chơi.
2. Chuẩn bị:
2.1Chuẩn bị môi trường hoạt động: “Hoạt độngcó chủ đích”
* Không gian tổ chức: Ngoài sân trường
* Đồ dùng ,Phương tiện:
Máy catsets, nhạc, sân trường sạch sẽ chọn nơi bằng phẳng, 2 con đường zich zăc màu xanh và màu đỏ.
2.2. Phương pháp: Cho “hoạt động có chủ đích”
 Quan sát, trải nghiệm ,Thực hành.
3. Tiến hành hoạt động: “Hoạt động có chủ đích”
a. Mở đầu hoạt động:
Hoạt động 1: * Khởi động
Trò chuyện: Các con ơi ! chúng ta phải thường xuyên tập thể dục để cho cơ thể khỏe mạnh và phát triển cân đối hài hòa. Hôm nay các con hãy thử sức mình xem có dẻo dai không nhé !
- Cho trẻ nối đuôi nhau vừa đi vừa hát bài cả nhà thương nhau, cho trẻ đi xen kẻ các kiểu đi khác nhau đi bình thường, đi bằng mũi bàn chân, đi bằng gót chân, chạy nhanh, chạy chậm đi thường sau đó dãn cách đều thành 3 hàng ngang.
*Trọng động: Bài tập phát triển chung: 
- Động tác cơ tay vai : 4l x 4n
- Động tác cơ chân : 6lx4n
- Động tác cơ bụng- lườn : 4lx 4n
 - Động tác bật : Bật tại chỗ
B.Hoạt động trọng tâm:
Hoạt động 2: * Vận động cơ bản: “ Bò theo đường dich dăc”.
- Cho trẻ hát bài hát“ Nhà của tôi ”sau đó chuyển đội hình thành 2 hàng ngang đối diện nhau cô nói nội dung bài học hôm nay.
 - Cô giới thiệu tên bài vận động hôm nay trẻ sẽ học “bò theo đường dich dắc” 
 x x x x x x x x x x x x
 x
 x
 x x x x x x x x x x x x
 - Cô làm mẫu lần 1cho trẻ quan sát
- Cô làm mẫu lần 2, kết hợp phân tích cách thực hiện( Tư thế chuẩn bị: Cô bước đến trước con đường, đặt 2 bàn tay và cẳng chân sát sàn Khi có hiệu lệnh “ Bò” Cô bò phối hợp chân nọ tay kia, đầu không cúi, mắt nhìn về phía trước bò vòng qua các điểm dích dắc không chệch ra ngoài, khi bò đến hết đường cô đứng lên và nhẹ nhàngđi về cuối hàng)- Mời 2 trẻ lên tập thử- Tổ chức cho cả lớp luyện tập. 
Hoạt động 3: Trẻ luyện tập 
Lần 1: Lần lượt 2 trẻ một lượt tập- Cô chú ý sửa kỹ năng cho trẻ.
Lần 2: đẩy nhanh tốc độ tập của trẻ- Cổ vũ, động viên trẻ.
L ần 3: Tùy vào khả năng của trẻ.- Cô tăng thêm điểm dích dắc+ Những bạn nào thật tự tin có thể bò hết đoạn đường dích dắc màu đỏ thì các con đứng lên đây với cô.+ Những bạn nào chưa được tự tin thì các con sẽ đứng Trẻ lên cất dụng cụ và về chố di chuyển thành 2 hàng ngang đối diệnTrẻ chú ý quan sátTrẻ thực hiện bài tậpTrẻ chọn đường theo khả năng 
 - Nhận xét tuyên dương trẻ, nhắc nhở những trẻ chưa làm được lần sau cố gắng lên
* Hồi tỉnh: Cho trẻ hát bài: Cả nhà thương nhau
 Cho trẻ thả lỏng cơ thể, đi lại nhẹ nhàng.
III. Hoạt động góc 
* Góc phân vai: 
- Trải nghiệm cuộc sống: Làm quà tặng người thân trong gia đình.
- Đóng vai các thành viên trong gia đình và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên. 
* Góc xây dựng: Xây nhà của bé.
* Góc thiên nhiên: Tưới nước cho cây, lau lá, chăm sóc cá. Chơi với cát, nước
IV.Vệ sinh ăn trưa,ăn phụ chiều .
* Giáo dục trẻ biết vệ sinh trước và sau khi ăn
- Nhắc nhở , động viên trẻ ăn hết xuất của mình, không làm đổ
- Giới thiệu món ăn trong ngày cho trẻ biết gia trị dinh dưỡng của từng món ăn đo.
V. Hoạt động chiều :
- Ôn bài cũ : Chơi ném xa bằng 1 tay
- Làm quen bài mới: PTNT : Nhận biết nhóm có 3 đối tượng
- Chơi trò chơi học tập
- Chơi ở các góc .
- Nêu gương bé ngoan cuối ngày.
- Chơi tự do, trả trẻ.
VI. Đánh gia nhận xét cuối ngày :
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG MỘT NGÀY
Thứ tư ngày 31 tháng 10 năm 2018
Hoạt động có chủ đích: LQVT “Tách gộp trong phạm vi 3”
I. Các hoạt động trong ngày:
1. Đón trẻ, trò chuyện đầu giờ, Điểm danh, thể dục buổi sáng:
Thể dục buổi sáng: 
Hoạt động ngoài trời
Hoạt động có chủ đích: Cho trẻ đi dạo tham quan các khu vực của trường .chơi quanh sân trường .Trò chuyện về gia đình
+ Ôn cũ: Bò qua đường zích zắc.
+ LQKT mới: Tách gộp trong phạm vi 3. 
* Trò chơi vận động Tìm đúng nhà
* Trò chơi dân gian : Lộn cầu vồng
* Chơi tự do các góc : cát , nước , đồ dùng có sẵn trong sân trường 
II.. Hoạt động có chủ đích:
***** LQVT “Tách gộp trong phạm vi 3”*****
1.Mục đích yêu cầu: 
* Kiến thức : 
- Củng cố đếm đến 3, nhận biết chữ số 3.
- Trẻ biết tách - gộp nhóm đồ dùng đồ chơi có số lượng 3 thành 2 phần (1 - 2; ) và biết gộp 2 nhóm đồ dùng đồ chơi lại với nhau có số lượng 3. Biết diễn đạt kết quả của mình.
* Kỹ năng: 
- Rèn kỹ năng đếm
- Rèn kỹ năng tách và gộp nhóm có 3 đối tượng. Biết so sánh và nói kết quả sau khi tách, gộp.
- Phát triển tư duy, ngôn ngữ cho trẻ.
- Rèn kỹ năng chơi các trò chơi theo cô tổ chức.
*Thái độ: 
- Trẻ có nề nếp và thói quen, hứng thú, chú ý trong giờ học, tích cực tham gia hoạt động, biết phối hợp cùng bạn khi chơi.
2. Chuẩn bị:
* Không gian tổ chức :Trong lớp học.
* Phương pháp : Quan sát, tìm và phát hiện. luyện tập.
* Nội dung tích hợp : Âm nhạc, môi trường xung quanh, văn học.
* Đồ dùng phương tiện:
* Đồ dùng của cô:
- Bài giảng PowerPoint, máy tính, máy chiếu.
- Một số câu hỏi đàm thoại.
* Đồ dùng của trẻ:
- Bàn ghế cho trẻ chơi trò chơi.
- Mỗi trẻ một rổ có 
- Đồ dùng đồ chơi có số lượng là 3
- 3 bông hoa hồng, các thẻ số từ 1 - 3
- 10 - 15 tấm bưu thiếp, một số bông hoa để cho trẻ dán.
3. Tiến hành hoạt động:
*Hoạt động 1: Gợi mở:
Cho trẻ hát bài: Nhà của tôi. Cô và trẻ trò chuyện về nội dung bài hát. Cô cho trẻ nhìn lên màn hình thăm nhà bạn My.
(Cô xuất hiện tranh cho trẻ nhận xét về bức tranh)
- Nhà bạn có những đồ dùng gì ? Dùng để làm gì?
 ð Cô chốt lại và giáo dục trẻ. 
 * Hoạt động 2: Ôn đếm đến 3, nhận biết số 3.
- Với đôi bàn tay khéo léo 

File đính kèm:

  • docxchu de gia dinh_12558786.docx
Giáo Án Liên Quan