Giáo án mầm non lớp chồi năm 2018 - Chủ đề: Thế giới thực vật
* Dinh dưỡng sức khỏe
- Trẻ nhận biết được và lựa chọn được một số thực phẩm khi được gọi tên nhóm: Thực phẩm giàu chất đạm: thịt, cá.Thực phẩm giàu vitamin và muối khoáng: rau, quả
- Nhận biết, phân loại một số thực phẩm thông thường theo 4 nhóm thực phẩm. - Hoạt động ăn hằng ngày:
+ Trước khi ăn cô cùng trẻ trò chuyện về món ăn trong ngày.
+ Hỏi trẻ : món ăn cung các chất dinh dưỡng gì?
- Hoạt động chơi : Trò chuyện nhóm thực phẩm, chơi góc bán hàng, góc nấu ăn.
CHỦ ĐỀ : THẾ GIỚI THỰC VẬT Thời gian thực hiện 3 tuần từ 8/01 – 26/01/2018 Sau khi học song chủ đề này trẻ có thể: STT Mục tiêu gd chủ đề Nội dung gd chủ đề Hoạt động giáo dục I. LĨNH VỰC GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT. * Dinh dưỡng sức khỏe 2 - Trẻ nhận biết được và lựa chọn được một số thực phẩm khi được gọi tên nhóm: Thực phẩm giàu chất đạm: thịt, cá...Thực phẩm giàu vitamin và muối khoáng: rau, quả - Nhận biết, phân loại một số thực phẩm thông thường theo 4 nhóm thực phẩm. - Hoạt động ăn hằng ngày: + Trước khi ăn cô cùng trẻ trò chuyện về món ăn trong ngày. + Hỏi trẻ : món ăn cung các chất dinh dưỡng gì? - Hoạt động chơi : Trò chuyện nhóm thực phẩm, chơi góc bán hàng, góc nấu ăn. 3 - Trẻ nói được tên một số món ăn hàng ngày và dạng chế biến đơn giản. - Nói được các món ăn hằng ngày ở lớp, ở nhà. - Làm quen với một số thao tác đơn giản trong chế biến một số món ăn, thức uống : rau có thể luộc, nấu canh; thịt có thể luộc, rán, kho; gạo nấu cơm, nấu cháo... - Hoạt động ăn hằng ngày: + Trước khi ăn cô cùng trẻ trò chuyện về món ăn trong ngày. + Hỏi trẻ : món ăn cung cấp các chất dinh dưỡng gì? - Hoạt động chơi: + Trẻ chơi góc nấu ăn. 4 - Biết: ăn nhiều loại thức ăn, ăn chín, uống nước đun sôi để khỏe mạnh; uống nhiều nước ngọt, nước có gas, ăn nhiều đồ ngọt dễ béo phì không có lợi cho sức khỏe. - Nhận biết sự liên quan giữa ăn uống với bệnh tật (ỉa chảy, sâu răng, suy dinh dưỡng, béo phì) - Hoạt động ăn: Hằng ngày. + Trước khi ăn trò chuyện cùng trẻ các món ăn, biết ăn chín uống sôi - Hoạt động chơi : Trò chuyện, chơi góc nấu ăn, góc bán hàng. 5 - Trẻ có khả năng thực hiện được một số việc đơn giản:Tự rửa tay bằng xà phòng. Tự lau mặt, đánh răng.Tự thay quần, áo khi bị ướt, bẩn và để vào nơi quy định. Tập luyện kĩ năng: đánh răng, lau mặt, rửa tay bằng xà phòng. - Hoạt động lao động tự phục vụ : +Trẻ rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, khi tay bẩn. Rửa mặt sạch sẽ + Thực hiện rửa tay rửa mặt theo các bước. *Phát triển vận động 41 - Các kỹ năng vận động cơ bản và phát triển các tố chất trong vận động. - Tung, ném, bắt: + Ném xa bằng 1 tay, 2 tay. + Tung bóng lên cao và bắt bóng. + Chuyền, bắt bóng qua đầu, qua chân. - HĐ học : + Ném xa bằng 1 tay, 2 tay. + Tung bóng lên cao và bắt bóng. + Chuyền, bắt bóng qua đầu, qua chân. 19 - Trẻ có khả năng thể hiện nhanh, mạnh, khéo trong thực hiện bài tập tổng hợp : Chạy, ném, bò... - Bò, trườn, trèo: + Bò dích dắc qua 7 điểm. - HĐ học : + Bò dích dắc qua 7 điểm. II. LĨNH VỰC GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC 26 - Trẻ biết thu thập thông tin về đối tượng bằng nhiều cách khác nhau: xem sách tranh ảnh, băng hình, trò chuyện và thảo luận. - Xem tranh ảnh, quan sát thực tế, xem video clip, trò chuyện, thảo luận. để biết được về đặc điểm một số mối liên hệ đơn giản giữa các sự vật, hiện tượng. - HĐ đón trẻ : Cô và trẻ cùng trò chuyện về chủ đề. - HĐ học : + Trò chuyện về một số loại rau, củ, quả. + Trò chuyện về một số loại cây. + Trò chuyện về một số loại hoa, quả. 29 - Trẻ biết nhận xét, thảo luận về đặc điểm, sự khác nhau, giống nhau của các đối tượng được quan sát. - Đặc điểm, ích lợi của cây, hoa , quả. - Quá trình phát triển của cây. - So sánh sự khác nhau và giống nhau của một số loại rau, hoa, quả. - Cách chăm sóc và bảo vệ cây, hoa - Hoạt động đón trẻ trò chuyện: + Cô trò chuyện cùng trẻ về chủ đề. - HĐ học : + Trò chuyện về một số loại rau, củ, quả. + Tìm hiểu về sự phát triển của cây. 30 - Thể hiện hiểu biết về đối tượng qua hoạt động chơi, âm nhạc và tạo hình... như: Thể hiện vai chơi, vẽ, xé dán, hát các bài hát - Thể hiện vai chơi trong hoạt động góc, Các sản phẩm tạo hình, theo chủ đề. - HĐ chơi : + Trẻ chơi góc phân vai : bác sỹ, gia đình, nấu ăn. + Chơi góc nghệ thuật 31 - Trẻ biết quan tâm đến các con số như thích nói về số lượng và đếm;Trẻ biết so sánh số lượng của ba nhóm đối tượng trong phạm vi 10 bằng các cách khác nhau và nói được kết quả: bằng nhau, nhiều nhất, ít hơn, ít nhất. - Đếm trong phạm vi 10 và đếm theo khả năng. hỏi: bao nhiêu? đây là mấy?... Trẻ biết đếm trên đối tượng trong phạm vi 10 và đếm theo khả năng. -Nhận biết các chữ số, số lượng và số thứ tự trong phạm vi 9. - So sánh giữa các nhóm đối tượng trong phạm vi 9 bằng các cách khác nhau và nói được kết quả: bằng nhau, nhiều nhất, ít hơn, ít nhất. - HĐ chơi : + Trẻ đếm số lượng đồ dùng đồ chơi trong phạm vi 10 + Trẻ tìm và đếm số lượng các đồ vật xung quanh lớp có số lượng 8. HĐ học : + Dạy trẻ “ Đếm đến 9, nhận biết nhóm có 9 đối tượng, nhận biết số 9 ”. 32 - Trẻ biết gộp, tách các nhóm đối tượng trong phạm vi 9 và đếm. - Gộp, tách các nhóm đối tượng bằng các cách khác nhau và đếm. - HĐ học: + Tách gộp nhómđối tượng có số lượng là 9. - HĐ chơi : + Trẻ ôn cách tách gộp trong các buổi chiều, trong các trò chơi III. LĨNH VỰC GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ *. Nghe hiểu lời nói 49 - Trẻ hiểu được nghĩa từ khái quát: phương tiện giao thông, động vật, thực vật, đồ dùng (đồ dùng gia đình, đồ dùng học tập,..). - Nghe hiểu nội dung các câu đơn, câu mở rộng, câu phức. - Đón trả trẻ, trò chuyện hằng ngày. + Trò chuyện với trẻ về đặc điểm, ích lợi của một số loại cây, hoa và quả 51 - Trẻ nghe hiểu nội dung câu chuyện, thơ, đồng dao, ca dao dành cho lứa tuổi của trẻ. - Nghe hiểu nội dung truyện kể, truyện đọc phù hợp với độ tuổi. - Nghe các bài hát, bài thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ, câu đố, hò, vè phù hợp với độ tuổi. - Đón trả trẻ, trò chuyện hằng ngày. + Cô mở đĩa CD cho trẻ nghe các câu chuyện, bài thơ - HĐ học : * Thơ: Rau ngót, rau đay. “ Cây bàng”; " Lời chào của hoa". *Truyện: Quả bầu tiên; cây khế; sự tích hoa hồng. 70 - Trẻ nhận dạng được các chữ trong bảng chữ cái tiếng Việt. - Nhận dạng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt. - HĐ học : + Làm quen chữ cái “ l, m, n”. + Làm quen chữ cái h, k. IV. LĨNH VỰC GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN THẨM MĨ Cảm nhận và thể hiện cảm xúc trước vẻ đẹp của các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên, cuộc sống và nghệ thuật (âm nhạc, tạo hình). 76 - Trẻ chăm chú lắng nghe và hưởng ứng cảm xúc (hát theo, nhún nhảy, lắc lư, thể hiện động tác minh họa phù hợp ) theo bài hát, bản nhạc. - Nghe và nhận biết các thể loại âm nhạc khác nhau (nhạc thiếu nhi, dân ca, nhạc cổ điển). - HĐ đón trả trẻ : + Cô mở các bài hát, giai điệu dân cacho trẻ nghe. - HĐ học : + Nghe hát “ Quả, Màu hoa, Em yêu cây xanh” + Nghe hát : “ lý cây bông :“ Cây trúc xinh”, “ Hoa thơm bướm lượn ; + Trẻ hứng thú, hưởng ứng theo lắc lư, múa theo giai điệu dung bài hát. Một số kĩ năng trong hoạt động âm nhạc, tạo hình 78 - Trẻ hát được đúng giai điệu, lời ca, hát diễn cảm phù hợp với sắc thái, tình cảm của bài hát qua giọng hát, nét mặt, điệu bộ, cử chỉ... - Hát đúng giai điệu, lời ca và thể hiện sắc thái, tình cảm của bài hát qua giọng hát, nét mặt, điệu bộ, cử chỉ... - HĐ đón, trả trẻ : + Cô cho trẻ hát các bài hát theo chủ đề - HĐ học : + Hát “ Quả” + Hát “ Em yêu cây xanh”. + Hát “ Màu hoa”. 79 - Trẻ biết vận động nhịp nhàng phù hợp với sắc thái, nhịp điệu bài hát, bản nhạc với các hình thức (vỗ tay theo các loại tiết tấu, múa). - Vận động nhịp nhàng theo giai điệu, nhịp điệu và thể hiện sắc thái phù hợp với các bài hát, bản nhạc. - Sử dụng các dụng cụ gõ đệm theo nhịp, tiết tấu (nhanh, chậm, phối hợp). - HĐ học : + Vận động theo giai điệu bài hát “Quả”. + Vận động theo giai điệu bài hát “Em yêu cây xanh” + Vận động theo giai điệu bài hát “ Màu hoa” - HĐ chơi : + Trẻ chơi hoạt động góc : góc âm nhạc + Trẻ dạo chơi ngoài trời. 80 - Trẻ có khả năng phối hợp và lựa chọn các nguyên vật liệu tạo hình, vật liệu thiên nhiên để tạo ra sản phẩm. - Lựa chọn, phối hợp các nguyên vật liệu tạo hình, vật liệu trong thiên nhiên, phế liệu để tạo ra các sản phẩm. Hoạt động học: + Vẽ theo ý thích. 81 - Trẻ biết phối hợp các kĩ năng vẽ để tạo thành bức tranh có màu sắc hài hoà, bố cục cân đối. - Phối hợp các kĩ năng vẽ để tạo ra sản phẩm có màu sắc, kích thước, hình dáng/ đường nét và bố cục. - HĐ học : + “ Vẽ hoa theo ý thích ”. - HĐ chơi : + Trẻ chơi trong hoạt động góc : góc nghệ thuật. 85 - Trẻ biết nhận xét các sản phẩm tạo hình về màu sắc,hình dáng, bố cục. - Nhận xét sản phẩm tạo hình về màu sắc, hình dáng/ đường nét và bố cục. - HĐ học : + Trẻ được nhận xét sản phẩm của bạn và bản thân. Thể hiện sự sáng tạo khi tham gia các hoạt động nghệ thuật (âm nhạc, tạo hình). 88 - Trẻ biết nói lên ý tưởng và tạo ra các sản phẩm tạo hình theo ý thích. - Nói lên được ý tưởng và tìm kiếm, lựa chọn các dụng cụ, nguyên vật liệu phù hợp để tạo ra sản phẩm theo ý thích . - Nói lên ý tưởng tạo hình của mình. - HĐ học : + Trẻ nói được ý tưởng để trang trí bưu thiếp tặng chú bộ đội“ ”. + Trẻ nói được ý tưởng để vẽ “ hoa theo ý thích ”. V. LĨNH VỰC GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM KN XÃ HỘI Thể hiện sự tự tin, tự lực 93 - Trẻ biết tự làm một số việc đơn giản hằng ngày (vệ sinh cá nhân, trực nhật chơi...). - Thực hiện công việc được giao (vệ sinh cá nhân, trực nhật, xếp dọn đồ chơi...). - HĐ lao động tự phục vụ, vệ sinh: + Trẻ tự lấy ghế ngồi, tự thay quần áo. - HĐ chơi : + Tự lấy cất dọn, đồ chơi. + Tự lấy, cất dọn đồ dùng học tập. 94 - Trẻ biết cố gắng tự hoàn thành công việc được giao. - Chủ động và độc lập trong một số hoạt động. - Mạnh dạn, tự tin bày tỏ ý kiến. Hoạt động học: + Trẻ biết cố gắng hoàn thành sản phẩm tạo hình giống cô. + Trẻ biết nhận xét, đưa ra y kiến về sản phẩm tạo hình của mình và của bạn. Quan tâm đến môi trường 105 - Trẻ thích chăm sóc cây. - Bảo vệ chăm sóc cây, hoa... Hoạt động học: + Giáo dục trẻ biết yêu quí, chăm sóc và bảo vệ cây, hoa 107 - Trẻ biết nhắc nhở người khác giữ gìn, bảo vệ môi trường (không xả rác bừa bãi, bẻ cành, hái hoa...). - Giữ gìn vệ sinh môi trường. nhắc nhở người khác giữ gìn, bảo vệ môi trường (không xả rác bừa bãi, bẻ cành, hái hoa...). Hoạt động học: + Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh môi trường, bỏ rác đúng nơi qui định 108 - Trẻ biết kiệm trong sinh hoạt: tắt điện, tắt quạt khi ra khỏi phòng, khoá vòi nước sau khi dùng, không để thừa thức ăn. - Tiết kiệm điện, nước: tắt điện, tắt quạt khi ra khỏi phòng, khoá vòi nước sau khi dùng, không để thừa thức ăn. - Hoạt động lao động tự phục vụ : - Trẻ biết tiết kiệm nước khi rửa tay - Trẻ ăn hết xuất, không bỏ thừa thức ăn. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY CHỦ ĐỀ NHÁNH 1: VƯỜN RAU BÉ THÍCH. Thời gian thực hiện 1 tuần từ : 8- 12/01/2018. Thứ T.gian / HĐ Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Đón trẻ, chơi Cô đón trẻ vào lớp với thái độ ân cần niềm nở, cho trẻ chơi theo ý thích, trò chuyện về chủ đề Thể dục sáng I. Mục đích yêu cầu: - Trẻ tập thành thạo các động tác, kết hợp với lời ca nhịp nhàng. - Luyện kỹ năng phát triển các cơ. - Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động. II. Chuẩn bị: - Sân tập sạch sẽ, an toàn. III. Tổ chức hoạt động: 1. Khởi động: - Cho trẻ đi chạy 1,2 vòng theo các kiểu đi, sau đi đứng về tổ. 2. Trọng động: - HH: Hít thở sâu, 2 tay dang ngang, đưa 2 hai tay ra phía trước, giơ lên cao. - Đt tay: Hai tay dang ngang, đưa lên cao. - Đt chân: Hai tay giơ lên cao, khụy gối. - Đt Bụng: Hai tay giơ lên cao, cúi gập thân. - ĐT bật: Bật chụm tách chân 3. Hồi tĩnh: Nhẹ nhàng đi lại 1, 2 vòng. Hoạt động học. GDPTTC: Ném xa bằng 1 tay; TC: Kéo co GDPTNN: Thơ: Rau ngót, rau đay. GDPTNT: Trò chuyện về một số rau, củ, quả. GDPTNN: Truyện: Quả bầu tiên. GDPTTM: Dạy hát: Quả. - Nghe: Lý cây bông. -TC: Tai ai tinh. Chơi, hoạt động ở các góc Góc xây dựng: Công viên xanh. Góc phân vai: Chơi bán hàng, nấu ăn Góc nghệ thuật: + Hát vận động các bài hát trong chủ đề. + Vẽ, nặn, xé dán theo chủ đề. Góc học tập: Xem tranh ảnh về thế giới thực vật, tìm chữ cái đã học trong tranh, kể chuyện theo tranh. Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây, lau lá cho cây. I. Mục đích yêu cầu: - Biết nhận nhóm chơi, vai chơi và thể hiện được vai chơi. - Giáo dục trẻ yêu quí, chăm sóc, bảo vệ cây xanh. II. Chuẩn bị: - Đầy đủ đồ dựng cho trẻ theo đúng chủ đề. III. Tổ chức hoạt động: * ổn định: - Cho trẻ ngồi xung quanh cô hát bài “ Em yêu cây xanh” - Cô trò chuyện với trẻ về chủ đề. 1.Thỏa thuận chơi: - Bạn nào cho cô và cả lớp biết lớp mình có những góc chơi nào? - Các bạn có muốn chơi ở các góc không? - Ai thích chơi ở góc xây dựng? Vì sao? - Bạn nào thích chơi ở góc phân vai,góc học tập, góc góc nghệ thuật, góc tạo hình? Vì sao? - Cô gợi cho trẻ chơi 3 góc, hướng trẻ vào góc chơi chính. - Ai thích chơi ở góc nào rủ bạn về góc đó chơi nào. 2. Qúa trình chơi: - Cô mời 1 bạn làm người điều khiển buổi chơi. - Mời các bạn về nhóm cùng thảo luận vai chơi tại các góc mà mình đã chọn. - Cô đi từng góc gợi mở và chơi cùng trẻ. - Tạo cơ hội để trẻ thể hiện khả năng của mình. - Tạo một số tình huống để trẻ được giao lưu các nhóm chơi với nhau. - Trong quá trình chơi cô bao quát chung, xử lí các tình huống và chú ý góc chơi chính( xây dựng) giúp trẻ liên kết các nhóm chơi, gợi ý mở rộng nội dung chơi cho trẻ. - Cô khen và động viên kịp thời khi trẻ có những hành vi tốt. 3. Nhận xét chơi: - Cô mời bạn điều khiển đến từng góc chơi nhận xét . - Cô nhận xét chung khen động viên khuyến khích, gợi hỏi ý định chơi lần sau. * Kết thúc: Giáo dục - dặn dò - Cô cho trẻ cất dọn đồ chơi vào đúng nơi quy định. Chơi ngoài trời QS vườn hoa - TCVĐ: Gieo hạt - Chơi TD QS cây lộc vừng. - TCVĐ : Gieo hạt - Chơi TD QS vườn rau. - TCVĐ: Bịt Mắt bắt dê - Chơi tư do Vẽ phấn dưới sân các loại củ, quả. -TC: Dung dăng dung dẻ. - Chơi TD QS vườn rau. - TCVĐ: Gieo hạt. - chơi TD Vệ sinh cá nhân - Rèn trẻ kĩ năng rửa tay, ra mặt trước khi ăn, sau khi ăn và sau khi đi vệ sinh, lau mồm, xúc miệng sau khi ăn. Ăn chính / phụ - Kê đủ bàn ăn cho trẻ ngồi - Cô giới thiệu tên món ăn, nhắc trẻ ăn hết xuất, không làm rơi vãi cơm - Rèn các thói quen văn minh trong ăn uống cho trẻ Ngủ - Trẻ ngủ đúng giờ, đủ giấc. Hoạt động chiều Ôn lại bài cũ. Làm quen bài mới. Cô cho trẻ về góc chơi tự do. Biểu diễn văn nghệ. Bình cờ nêu gương cuối tuần. Vệ sinh trả trẻ. Người lập kế hoạch Ký duyệt của BGH KẾ HOẠCH HOẠT DỘNG NGÀY Thứ 2 ngày 8 tháng 01 năm 2018. HĐH: Lĩnh vực thể chất. NÉM XA BẰNG 1 TAY TC: Kéo co I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU. 1. Kiến thức: - Biết tên vận động " Ném xa bằng một tay ", biết dùng sức của tay ném mạnh về phía trước. - Trẻ biết trò chơi: “kéo co”. 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng ném xa bằng một tay.. - Rèn sức mạnh của bàn tay và định hứng trong không gian. - Phát triển ở trẻ tố chất nhanh, mạnh, khéo. - Rèn kỹ năng cho trẻ chơi trò chơi đúng luật, đúng cách chơi. 3. Thái độ: - Trẻ hứng thú tham gia hoạt động. II. CHUẨN BỊ - Túi cát, rổ đựng, dây thừng. Sân tập sạch sẽ. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG. 1. HĐ1: Khởi động - Cô và trẻ hát bài “ Cá vàng bơi”, đàm thoại về nội dung bài hát. - Cô cho trẻ làm đoàn tầu và ra sân kết hợp với các kiểu đi, nhanh ,chậm, nghiêng, kiễng 2. HĐ2: Trọng động: BTPTC - Động tác tay: hai tay dang ngang, đưa lên cao. - Động tác chân: hai tay dang ngang, khuỵu gối. - Động tác bụng: hai tay giơ lên cao, cúi gập thân. - Động tác bật: bật nhảy tại chỗ. * VĐCB: NÉM XA BẰNG 1 TAY. - Cô cho trẻ đứng thành 2 hàng ngang đối diện nhau - Cô làm mẫu cho trẻ quan sát - Cô làm mẫu lần 1: Giới thiệu tên vận động. không phân tích - Cô làm mẫu lần 2 kết hợp với lời giải thích. - Đứng chân trước chân sau, tay cầm túi cát cùng phía với chân sau, đưa từ trước xuống dưới, ra sau, lên cao rồi ném mạnh túi cát đi xa về phía trước ở điểm tay đưa cao nhất. - Hỏi trẻ tên vận động? - Cô mời 2 trẻ khá lên thực hiện - Cô cho cả lớp thực hiện vận động 3 - 4 lần - Cô tổ chức dưới hình thức thi đua - Cô quan sát và sửa sai cho trẻ - Cho 2 trẻ khá lên tập mẫu lại - Hỏi trẻ tên vận động? - Nhận xét :Tuyên dương , động viên trẻ . * TC: Kéo co. - Cô phổ biến cách chơi, luật chơi. - Trẻ chơi 2, 3 lần. - Cô quan sát động viên, khuyến khích trẻ. 3. HĐ3: Hồi tĩnh. - Cô cho trẻ đi lại nhẹ nhàng 1-2 vòng sân thể dục. * Kết thúc: Củng cố - giáo dục. HOẠT ĐỘNG CHIỀU. - Vận động - vệ sinh - ăn bữa phụ. -Hoạt động học: - Ôn bài cũ . - Làm quen bài mới. -Vệ sinh - nêu gương - trả trẻ ĐÁNH GIÁ TRẺ Thứ 3 ngày 9 tháng 01 năm 2018. HĐH: Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ. Thơ: RAU NGÓT, RAU ĐAY I. Mục đích- yêu cầu: 1. Kiến thức: - Trẻ thuộc thơ, nhớ tên bài thơ,tên tác giả. - Trẻ hiểu nội dung bài thơ, biết thể hiện động tác minh họa phù hợp với bài thơ. - Biết chơi trò chơi. 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng đọc thơ cho trẻ. - Rèn kỹ năng chú ý lắng nghe, quan sát, nhận xét, ghi nhớ. - Thông qua trò chơi rèn kỹ năng nhanh nhẹn cho trẻ. 3. Thái độ: - Giáo dục trẻ biết yêu quý, chăm sóc, bảo vệ cây hoa. II. Chuẩn bị: 1. Đồ dùng của cô: - Xắc xô - Ti vi. - Giáo án điện tử được thiết kế trên phần mềm Powerpoint. - Vòng thể dục. 2.Đồ dùng của trẻ. - Củ, quả bằng nhựa, rổ nhựa. III. Tiến trình tổ chức hoạt động. 1. Hoạt động 1: Ổn định gây hứng thú. - Cô đọc câu đố về rau: “ Tôi mọc trong vườn Tàu lá xanh xanh Tôi để nấu canh Để xào, để luộc”? - Đó là rau gì? - Cho trẻ quan sát một số loại rau, củ => Giáo dục trẻ: Ăn rau, củ, quả để cung cấp chất vitamin cho cơ thể khỏe mạnh. - Biết chăm sóc, bảo vệ ra, yêu quý người trồng rau 2. Hoạt động 2. Nội dung * Đọc thơ cho trẻ nghe. - Cô đọc lần 1: Đọc diễn cảm với nét mặt vui tươi, thể hiện tình cảm yêu thiên nhiên. - Giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả. * Cô đọc lần 2 kèm hình ảnh trình chiếu minh họa. - Hỏi trẻ tên bài thơ,tác giả? - Bài thơ nói về rau ngót và rau đay, khi nấu với cá tôm thì rất ngon và ngọt nên trẻ nào cũng thích đấy các con ạ! * Trích dẫn. - Nấu canh ăn mát.Là mớ rau ngót -> Hai loại rau đều dùng để nấu canh cung cấp cho cơ thể nhiều chất vitamin, ăn rất mát, rất tốt cho sức khoẻ. + Giải thích từ khó: nắm, mớ: là 1 bó. - Muốn có vị ngọt.Trẻ nào cũng thích -> Rất thích hợp nấu với cá, tôm và trẻ nào cũng thích ăn đấy. * Đàm thoại: - Cô vừa đọc cho cả lớp nghe bài thơ gì? Do ai sáng tác? - Trong bài thơ nói về rau gì ? - Rau đó ăn như thế nào ? - Rau này nấu hợp với gì ? - Các con có thích ăn những loại rau này không? - Ở nhà các con thường được mẹ nấu cho ăn những món gì từ các loại rau này? - Ngoài các loại rau trong bài thơ còn còn biết các loại rau nào khác nữa. => Giáo dục trẻ: Ăn rau, củ, quả để cung cấp chất vitamin cho cơ thể khỏe mạnh. - Biết chăm sóc, bảo vệ ra, yêu quý người trồng rau * Hoạt động 2: Dạy trẻ đọc thơ: + Cho cả lớp đọc cùng cô 2, 3 lần. + Mời bạn nữ, bạn nam, tổ, nhóm, cá nhân: - Cô chú ý sửa sai cho trẻ. - Cho cả lớp đọc thơ nối tiếp theo hiệu lệnh của cô. - Hỏi tên bài thơ, tên tác giả? * Trò chơi: “Thi xem ai nhanh” - Cô nêu cách chơi, luật chơi: - Cô cho trẻ chơi 1-2 lần. - Cô quan sát, nhận xét và động viên trẻ. 3. Hoạt động 3. Kết thúc - Cô và trẻ hát bài hát: “ Quả”. HOẠT ĐỘNG CHIỀU. - Vận động – vệ sinh – Ăn bữa phụ. - Hoạt động học tập: Ôn Bài cũ. Làm quên với bài mới. - Vệ sinh – trả trẻ. ĐÁNH GIÁ TRẺ ... . . ***************************************** Thứ 4 ngày 10 tháng 01 năm 2018 HĐH: PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC. KPKH: MỘT SỐ LOÀI RAU, CỦ, QUẢ. I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU 1. Kiến thức: - Trẻ biết gọi tên của nhiều loại rau khác nhau: rau ăn lá, rau ăn củ,rau ăn quả. - Biết một số đặc điểm về màu sắc, hình dạng, công dụng, ích lợi của 1 số rau củ quả đó - Biết chơi trò chơi. 2. Kĩ năng: - Phát triển khả năng chú ý ghi nhớ có chủ định. - Cung cấp vốn từ cho trẻ. - Rèn luyện phát âm đúng. 3. Giáo dục: -Giáo dục trẻ thích ăn rau và cách chăm sóc, bảo vệ rau II. CHUẨN BỊ - Bài giảng trên phần mềm Powerpoint về một số loại rau, các món ăn được chế biến từ rau. - Một số loại rau thật: Rau ăn lá, rau ăn củ, rau ăn quả. - Rổ, các đồ dùng về rau - Vòng thể dục. III. CÁCH TIẾN HÀNH * Hoạt động 1: Ổn định - Cô cùng trẻ hát bài “Bầu và bí”
File đính kèm:
- chu de The gioi thuc vat_12252176.doc