Giáo án mầm non lớp Chồi - Nhánh 4: Một số quy định về giao thông đường bộ

- Cô đến sớm mở cửa lớp cho thông thoáng phòng học, chuẩn bị nước và đồ dùng cho trẻ trong ngày.

- Cô đón trẻ vào lớp nhẹ nhàng, trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ.

* TD sáng:

+ Khởi động: Cho trẻ đi vòng tròn kết hợp với các kiểu đi, đi thường, đi nhanh, đi chậm. Kết hợp với nhạc bài hát “Thật đáng yêu” Tập với vòng.

 ĐTHH: Hít vào thở ra

 ĐT tay: Hai tay đưa lên cao rồi hạ xuống ( 2l x 4N)

 ĐT Bụng: Đứng cúi người về phía trước lên cao ( 2L x 4N)

 ĐT Chân: Hai tay chống hông, rồi khuỵu gối ( 2L x 4N)

 ĐT Bật: Bật chụm tách chân ( 2L x 4N)

+ Hồi tĩnh: Trẻ hát bài hát và đi vòng tròn quanh sân trường

-Điều hòa: Hít thở nhẹ nhàng, thả lỏng tay chân

 

docx17 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 1317 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp Chồi - Nhánh 4: Một số quy định về giao thông đường bộ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN
Nhánh 4: Một số quy định về giao thông đường bộ
Thực hiện từ ngày: 21/3-25/3 - Giáo thực hiện:.
Tên hoạt động
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Đón trẻ
TD sáng
- Cô đến sớm mở cửa lớp cho thông thoáng phòng học, chuẩn bị nước và đồ dùng cho trẻ trong ngày.
- Cô đón trẻ vào lớp nhẹ nhàng, trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ. 
* TD sáng: 
+ Khởi động: Cho trẻ đi vòng tròn kết hợp với các kiểu đi, đi thường, đi nhanh, đi chậm... Kết hợp với nhạc bài hát “Thật đáng yêu” Tập với vòng.
 ĐTHH: Hít vào thở ra
 ĐT tay: Hai tay đưa lên cao rồi hạ xuống ( 2l x 4N)
 ĐT Bụng: Đứng cúi người về phía trước lên cao ( 2L x 4N)
 ĐT Chân: Hai tay chống hông, rồi khuỵu gối ( 2L x 4N)
 ĐT Bật: Bật chụm tách chân ( 2L x 4N)
+ Hồi tĩnh: Trẻ hát bài hát và đi vòng tròn quanh sân trường
-Điều hòa: Hít thở nhẹ nhàng, thả lỏng tay chân
Trò chuyện
Cô điểm danh trẻ và báo xuất ăn cho tổ bếp
Hoạt động học
 Âm nhạc
- NDTT: Dạy vận động vỗ tay theo nhịp bài
“ Em đi qua ngã tư đường phố”
Của nhạc Hoàng Văn Hiến
- NDKH: Nghe hát bài
 “ Đi trên vỉa hè bên phải” 
ST : Nguyễn Thị Thanh 
-TC: Đoán tên bạn hát
HĐKP
Tìm hiểu về một số luật lệ và biển báo giao thông (biển cấm, biển báo nguy hiểm
LQVT
Ôn tập nhận biết, phân biệt hình tam giác với hình vuông, hình chữ nhật với hình vuông
Văn Học
Dạy đọc thơ: “Đèn giao thông”
Tác giả: Mỹ Trang
Tạo hình
Vẽ theo ý thích
Hoạt động góc
1.Góc phân vai (TT)
Nội dung chơi: Bán hàng ăn, bán vé máy bay, nấu ăn
- KN: Trẻ biết đóng vai người bán vé máy bay, làm chú phi công lái máy bay, bán nước uống, thức ăn cho khách.
- CB: Đồ dùng nấu ăn, bán hàng nước giải khát, bánh kẹo, một số PTGT và một số đồ chơi khác
2. Góc Nghệ thuật:
Nội dung chơi: + Tô màu, vẽ, dán một số phương tiện giao thông đường hàng không
 + Trẻ hát múa các bài hát trong chủ điểm
3. Góc học tập: 
Nội dung chơi: + Xem sách, tranh, truyện về các loại phương tiện giao thông và một số biển báo giao thông
 + Ghép hình các phương tiện giao thông
 + Chơi lô tô, phân loại PTGT
 + Làm một số bài tập về sắp xếp theo quy tắc 1-1
4. Góc xây dựng, ghép hình: 
Nội dung chơi: Xây dựng sân bay có nhiều máy bay đậu. 
5. Góc kỹ năng tự phục vụ : Gắp hạt bằng gắp loại nhỡ, cho trẻ tập rót nước
Hoạt động ngoài trời
- HĐMĐ: 
Vẽ đèn xanh, đèn đỏ
- TCVĐ : Đèn xanh, đèn đỏ	
- Chơi với cát và nước
- HĐMĐ:
Quan sát cột đèn giao thông
- TCVĐ:
Trèo thuyền
- Chơi với đồ chơi ngoài trời
- HĐMĐ: Quan sát một số biển báo giao thông
- TCVĐ: 
Ô tô và chim sẻ
- Chơi với nước và cát.
- HĐMĐ: 
 - Lao động nhổ cỏ vườn rau
- T/CVĐ : Máy bay
- Chơi với đồ chơi ngoài trời
 HĐMĐ: 
- Quan sát nhà xe
- TCVĐ: Thuyền về bến
- Chơi với nước và cát.
Hoạt động chiều
- Cho trẻ xem các PTGT trên ti vi
- Cô hướng dẫn trẻ cách gấp máy bay, thuyền giấy
 - Cho trẻ chơi ở các góc.
- Cho trẻ xem tranh về một số biển báo giao thông
- Cô và trẻ chuẩn bị các đồ dùng cho tiết toán.
- Cho trẻ chơi ở góc nấu ăn, tạo hình
- Cho trẻ làm quen với bài thơ “Đèn giao thông”.
- Cho trẻ xem ti vi, băng đĩa về các loại PTGT.
- Cho trẻ chơi ở góc xây dựng
- Cho trẻ đọc thơ:
 “ Đèn giao thông”.
- Hướng dẫn trẻ cách xử lý khi ho.
- Cho trẻ vệ sinh các góc cùng cô.
- Cho trẻ lau dọn đồ dùng ở các góc
- Biểu dương cuối tuần.
- Chơi tự chọn ở các góc.
Giáo viên thực hiện
Duyệt kế hoạch tuần
.
.
Kim An, ngày  tháng  năm 2016
Hiệu phó CM
Thứngày.thángnăm.
Tên hoạt động
Mục đích - yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
TẠO HÌNH
Vẽ theo ý thích
1. Kiến thức
- Trẻ biết cách vẽ các nét cong, thẳng, xiên, các hình cơ bản để tạo nên các phương tiện giao thông.
- Trẻ biết cách bố cục tranh hợp lí.
- Trẻ biết được lợi ích của các PTGT
2. Kỹ năng
- Trẻ sử dụng các kĩ năng vẽ đã học như: vẽ nét cong tròn, nét thẳng, nét xiên để tạo nên các PTGT
- Trẻ sử dụng phối hợp nhiều màu sắc khác nhau cho bức tranh của mình.
3. Thái độ: 
- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động.
- Trẻ có ý thức khi ngồi trên tàu xe.
- Địa điểm tổchức: Tại lớp học
- Đội hình: Ngồi theo nhóm
- Môi trường họctập: Trang trí môi trường nhóm lớp phù hợp với chủ đề “Một số phương tiện và quy định giao thông”
- Đồ dùng của cô: 
+ Chuẩn bị tâm thế cho trẻ (quan sát ngã tư đường phố, các loại biển báo, phương tiện giao thông) từ những hoạt động trước
- Đồ dùng của trẻ:
+ Giấy A4, sáp màu, bút màu các loại.
1.Ổn định tổ chức : 
Cô và cả lớp cùng đọc bài thơ “Cô dạy con”.Cô trò chuyện và dẫn dắt vào bài.
2. Nội dung.
a. Cô đàm thoại cùng trẻ:
- Cho trẻ kể về những ấn tượng của mình khi đi qua các ngã tư đường phố và nhìn thấy các phương tiện giao thông gì? Ngoài các phương tiện giao thông các con còn nhìn thấy gì khác?( Cô mời trẻ lên trả lời ) 
- Vậy hôm nay các con có muốn vẽ những gì các con đã nhìn thấy trên ngã tư đường phố thành bức tranh đẹp không?
b. Trao đổi ý tưởng của trẻ:
- Cô hỏi cá nhân trẻ? (4- 5 trẻ)
- Con sẽ vẽ gì? Vẽ như thế nào?
- Con vẽ bằng chất liệu bút gì?
c. Trẻ thực hiện
* Với trẻ nhanh, tích cực:
- Cô hướng dẫn trẻ nhanh, tích cực để trẻ định hướng đúng nhiệm vụ của mình
- Cô khuyến khích trẻ hoạt động, gợi mở để trẻ bổ xung thêm chi tiết 
* Với trẻ chậm, khó khăn:
- Cô hướng dẫn, gợi mở trẻ thực hiện nhiệm vụ 
(Cô hướng dẫn lại cho trẻ yếu kém)
d. Trưng bày và chia sẻ sản phẩm
- Cho cùng trẻ treo tranh lên giá.
- Mời cá nhân trẻ đưa ra ý kiến nhận xét của mình. 
- Mời trẻ giới thiệu sản phẩm của mình. Cô khuyến khích trẻ đặt tên cho sản phẩm.
- Cho trẻ chọn sản phẩm yêu thích.
- Cô cùng trẻ trao đổi cách sửa chữa sản phẩm.
- Cô và trẻ cùng nhau hát bạn “bạn ơi có biết”
3. Kết thúc: 
Củng cố, nhận xét, khen trẻ
 Nhận xét trẻ cuối ngày
....
Thứngày.thángnăm.
Tên hoạt động
Mục đích - yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
KPXH
Trò chuyện với trẻ về một số biển báo giao thông (biển báo cấm, biển báo nguy hiểm)
1 Kiến thức:
- Trẻ biết hình dáng, màu sắc và hiểu nội dung của hai nhóm biển báo: Biển báo cấm, biển báo nguy hiểm.
- Trẻ biết tên trò chơi, hiểu cách chơi trò chơi.
2. Kỹ năng:
- Trẻ diễn đạt được đặc điểm của từng biển báo.
- Trẻ chơi trò chơi thành thạo và đúng luật 
3. Thái độ:
- Trẻ có ý thức chấp hành luật giao thông.
- Địa điểm tổ chức: Tại lớp học
- Đội hình: ngồi hình chữ U
-Môi trường học tập: Trang trí môi trường nhóm lớp phù hợp với chủ đề “Một số phương tiện và quy định giao thông”.
- Đồ dùng của cô:
Giáo án điện tử về 1 số tình huống của người tham gia giao thông.
Một số bài hát về giao thông.
Đồ dùng của trẻ: Một số biển báo giao thông phổ biến dành cho trẻ, bảng con.
1. Ổn định : 
- Cô cùng trẻ hát bài “ Đường em đi” trò chuyện với trẻ về bài hát về chủ đề và giới thiệu vào bài.
2. Nội dung 
- Cho trẻ xem vi deo cảnh trên đường phố.
- Yêu cầu trẻ kể tên các PTGT và biển báo mà trẻ nhìn thấy
* Tìm hiểu về biển báo giao thông:
- Biển báo cấm: Cho trẻ quan sát và nêu đặc điểm của 1 số biển báo cấm thường gặp.
- Cô chốt: Biển báo cấm có dạng hình tròn, đều có viền màu đỏ, nền màu trắng, trên nền có hình vẽ màu đen. Riêng biển báo “ Cấm đi ngược chiều” có nền màu đỏ và vạch trắng ở giữa.
Cô hỏi trẻ nội dung của biển báo là gì? ( Cấm hoặc hạn chế sự đi lại của của các PTGT)
- Biển báo nguy hiểm: Cô cho trẻ nêu đặc điểm của biển báo nguy hiểm thường gặp.. Biển báo nguy hiểm có dạng hình tam giác đều, viền màu đỏ, nền màu vàng, trên nền có hình vẽ màu đen mô tả sự việc
- Biển hiệu lệnh:
+ Cho trẻ quan sát và nêu đặc điểm của 1 số biển hiệu lệnh thường gặp.
Cô chốt lại: Biển hiệu lệnh có dạng hình tròn, nền màu xanh và hình màu trắng.
Cô hỏi trẻ nội dung của biển hiệu lệnh là gì?( Biển hiệu lệnh để báo các hiệu lệnh cho người tham gia giao thông sử dụng đường bộ phải thi hành.
* Tác dụng của các biển báo : 
- Cho trẻ xem tình huống về biển báo “ Cấm đi ngược chiều”
Chuyện gì xảy ra ở tình huống này?.... Cô cùng trẻ trò chuyện qua nội dung đoạn vi deo vừa rồi.
- Cô cho trẻ biết người tham gia giao thông phải thực hiện theo chỉ dẫn của các biển báo giao thông.
Các con phải làm gì để cùng gia đình thực hiện tốt luật an toàn giao thông.
- Mọi người cần phải chấp hành đúng luật giao thông để hạn chế tai nạn, ảnh hưởng đến sức khoẻ và tính mạng của người tham gia giao thông.
- Các con nhớ rằng: Khi cùng bố mẹ đi trên đường phố, nhìn thấy các biển báo mà mình không hiểu hãy nhờ bố mẹ hoặc chú CSGT hướng dẫn nhé!
Trò chơi:
* TC: Thử trí thông minh: Cô nói đặc điểm, màu sắc, hình dáng của các biển báo giao thông trẻ nói tác dụng của các biển báo đó và cho trẻ giơ biển báo đó nên. 
* TC: Em đi qua ngã tư
- Cách chơi: Trẻ là người tham gia giao thông trên ngã tư ( Trẻ đóng làm tài xế ô tô, người điều khiển xe máy, người đi xe đạp, người đi bộ) trẻ phải chú ý quan sát các biển báo giao thông và phải chấp hành luật giao thông, nếu ai không chấp hành sẽ bị phạm luật.
( Trẻ có thể đổi vai chơi cho nhau)
3. Kết thúc: Củng cố, nhận xét, khen trẻ.
 Nhận xét trẻ cuối ngày
...........................................................
Thứngày.thángnăm.
Tên hoạt động
Mục đích - yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Âm nhạc
- NDTT: Dạy vận động vỗ tay theo nhịp bài “ Em đi qua ngã tư đường phố” nhạc Hoàng Văn Hiến
- NDKH: Nghe hát bài 
“ Đi trên vỉa hè bên phải” tg Nguyễn Thị Thanh
-TC: Đoán tên bạn hát
1. Kiến thức:
- Trẻ biết cách vỗ tay theo nhịp bài hát “Em đi qua ngã tư đường phố”
-Trẻ biết tên bài hát “ Em đi qua ngã tư đường phố” bài “Đi trên vỉa hè”
- Biết được nội dung bài hát “ Em đi qua ngã tư đường phố” và bài “ Đi trên vỉa hè bên phải”
2.Kỹ năng:
-Trẻ biết vỗ tay theo nhịp bài hát một cách nhẹ nhàng.
-Làm được một số động tác, vận động minh họa trên cơ thể theo nhịp một cách phù hợp.
-Thực hiện tốt trò chơi
3. Giáo dục:
- Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động 
* Không gian tổ chức
- Trẻ ngồi hình chữ u, hàng ngang
* Đồ dùng của cô:
 Đài, đĩa có các bài hát trong chủ điểm “Em đi qua ngã tư đường phố” , “Đi trên vỉa hè bên phải” 
* Đồ dùng của trẻ:
- Mũ âm nhạc
.
1: Ôn định tổ chức – gây hứng thú:
- Các con đã bao giờ được Bố, mẹ cho đi ra phố chưa? Các con đã nhìn thấy đèn tín hiệu giao thông bao giờ chưa? Gặp đèn đỏ thì phải làm thế nào?...Cô có một bài hát rất hay các con lắng nghe xem đó là giai điệu của bài hát nào nhé.
2: Nội dung: 
*Dạy vận động vỗ tay theo nhịp bài hát 
“ Em đi qua ngã tư đường phố”
-Cô cho trẻ nghe giai điệu của bài hát “ Em đi qua ngã tư đường phố”
-Các con vừa được nghe giai điệu của bài hát nào?
- Ai sáng tác?
- Các con hát lại cùng cô nào
- Trẻ hát cùng cô 2 lần (kết hợp nhạc)
- Để bài hát hay hơn và sinh động hơn thì chúng mình có những cách nào nhỉ? Nào chúng mình thử nghĩ xem có những cách nào? làm thế nào nhỉ? Có ai nghĩ ra cách gì không?
-Cô có thể vừa hát vừa lắc người có được không?
- Cô có thể vừa hát vừa dậm chân có được không?) thế có ai nghĩ ra cách khác?
- Cô có thể vừa hát vừa vỗ tay được không?
- Cô sẽ thử hát và kết hợp với vỗ tay nhé
- Cô làm mẫu cho trẻ quan sát 2 lần và hướng dẫn trẻ cách vỗ tay theo nhịp
-Cho cả lớp tập cùng cô 3,4 lần, luân phiên tổ, nhóm, cá nhân trẻ, cô chú ý sửa sai động tác cho trẻ
-Cho trẻ lên chọn những nhạc cụ mà mình thích lên kết hợp gõ đệm.
* Nghe hát “ Đi trên vỉa hè bên phải”
- Vừa rồi cô thấy các con biểu diễn rất hay cô cũng có một tiết mục muốn tham gia.
Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả
Cô hát lần 1 cho trẻ nghe
Hỏi trẻ tên bài hát
Cô hát lần 2 kết hợp với vận động theo nhạc
- Lần 3 cho trẻ nghe đĩa
* T/C: « Đoán tên bạn hát »
-Cách chơi: Cô mời một bạn lên đội chiếc mũ chóp kín và mời một bạn lên hát, khi bạn hát xong thì bạn đội mũ chóp kín sẽ đoán xem vừa rồi là tiếng hát của bạn nào
-Luật chơi: Khi nào bạn hát về chỗ ngồi thì bạn đội mũ mới được bỏ mũ ra 
3. Kết thúc.
Cô nhận xét và khen động viên trẻ.
Nhận xét trẻ cuối ngày
.
Thứngày.thángnăm.
Tên hoạt động
Mục đích - yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
 Văn học:
 Dạy đọc thơ: “Đèn giao thông”
Tác giả: Mỹ Trang
1.Kiến thức:
Trẻ biết tên bài thơ “đèn giao thông”, biết tên tác giả “Mỹ Trang”, 
- Trẻ hiểu nội dung bài thơ nói về 3 đèn tín hiệu giao thông, tín hiệu đèn xanh báo hiệu cho các phương tiện giao thông được phép đi qua, tín hiệu đèn vàng thì các phương tiện giao thông đi chậm lại....
2.Kĩ năng:
- Trẻ đọc thuộc bài thơ.
- Trẻ biết ngắt nhịp khi đọc
- Trẻ trả lời câu hỏi rõ ràng, đủ câu.
3.Thái độ:
- Hứng thú tham gia vào hoạt động.
-Trẻ biết chấp hành luật lệ giao thông.
* Không gian tổ chức
- Trong lớp, trẻ ngồi hình chữ u
* Đồ dùng của cô:
- Máy tính, đầu, đĩa
- Hình ảnh minh hoạ nội dung bài thơ.
- Bài hát : “ Em đi qua ngã tư đường phố, Đi trên vỉa hè bên phải”
* Đồ dùng của trẻ
Đèn giao thông cho trẻ chơi trò chơi
 1: Ổn định tổ chức:
- Cô cho cả lớp hát bài “Em đi qua ngã tư đường phố”
- Các con vừa hát bài hát gì?
- ở ngã tư đường phố thì có đèn gì?
- Đèn giao thông có mấy màu?
- Đèn xanh thì như thế nào?
- Đèn đỏ thì như thế nào?
- Đèn vàng thì như thế nào?
- Để hiểu thêm tác dụng của đèn xanh, đèn đỏ, đèn vàng thì hôm nay cô cháu mình cùng đọc cho thuộc bài thơ nhé
 2: Nội dung .
* Cô đọc cho trẻ nhe:
- Cô đọc lần 1 không tranh
- Cô đọc lần 2 kết hợp hình ảnh minh họa
-Trích dẫn giảng nội dung bài thơ ( bài thơ nói về 3 đèn tín hiệu giao thông, tín hiệu đèn xanh báo hiệu cho các phương tiện giao thông được phép đi qua, tín hiệu đèn vàng thì các phương tiện giao thông đi chậm lại thôi, nếu gặp đèn đỏ thì các xe phải dừng lại kẻo tai nạn đấy, các bé ngoan hãy cùng nhau học thuộc bài thơ này để chấp hành đúng luật lê giao thông nhé..) và đàm thoại
- Cô vừa đọc bài thơ gì?
- Do ai sáng tác?
- Có mấy đèn giao thông?
- Đèn xanh thì như thế nào?
*Trích dẫn nội dung bài thơ: “Đèn xanh tín hiệu đã thông đường rồi”
- Đèn vàng thì như thế nào?
 “Đèn vàng đi chậm lại thôi”
- Đèn đỏ thì như thế nào?
 “Đèn đỏ dừng lại, kẻo rồi đâm nhau”
=> Giáo dục trẻ biết chấp hành luật lệ giao thông
- Cô đọc lần 3 kết hợp mô hình.
* Dạy trẻ đọc thơ.
- Cô cho trẻ đọc cùng cô nhiều lần, sau đó cho trẻ đọc theo tổ, nhóm, cá nhân khi trẻ đọc cô chú ý sửa sai, sửa ngọng cho trẻ, động viên những trẻ đọc bé, đọc kém.
- Cô cho trẻ đọc nối tiếp, đọc luân phiên giữa các tổ.
- Các nhóm, cá nhân đọc thi đua.
 3 : Kết thúc:
- Cô cho trẻ chơi trò chơi “ Đèn xanh đèn đỏ”
Nhận xét trẻ cuối ngày
....
 Thứngày.thángnăm.
Tên hoạt động
Mục đích - yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Toán
Ôn tập nhận biết , phân biệt hình tam giác với hình vuông, hình chữ nhật với hình vuông.
1. Kiến thức:
- Trẻ nhận biết, gọi đúng tên hình tam giác, hình vuông, hình chữ nhật. 
- Trẻ biết đặc điểm của hình tam giác, hình vuông, hình CN
- Trẻ biết so sánh điểm giống và khác nhau giữa hình tam giác với hình vuông; hình chữ nhật với hình vuông
- Trẻ hiểu được luật chơi và cách chơi của các trò chơi: Ai nhanh hơn, về đúng bến.
2. Kĩ năng
- Trẻ diễn đạt rõ ràng, chính xác đặc điểm của hình tam giác, hình vuông, hình chữ nhật.
- Trẻ tìm được các hình dựa vào đặc điểm đường bao của hình
- Trẻ chơi trò chơi: “Ai nhanh hơn, về đúng bến” thành thạo.
3. Thái độ: 
- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động học.
- Địa điểm tổ chức: Tại lớp
- Đội hình: ngồi
hình chữ U
- Môi trường học tập: sắp xếp đồ dùng theo chủ đề giao thông
 Đồ dùng của cô:
- rổ đựng những đồ dùng các loại hình
- Giấy màu
Đồ dùng của trẻ:
- Mỗi trẻ một rổ đựng hinh vuông, chữ nhật, tam giác
1.Ổn định :
- Cho trẻ hát bài “Em đi qua ngã tư đường phố”, trò chuyện về chủ đề và dẫn dắt vào bài
2. Nội dung
a. Ôn tập nhận biết hình chữ nhật, hình vuông, hình tam giác
- Cô cho 3 đội tìm theo yêu cầu của cô: một đội tìm hình vuông, 1 đội tìm hình chữ nhật, một đội tìm hình tam giác và gắn lên bảng.
- Cho trẻ đọc to tên các hình đã tìm được gắn ở trên bảng.
- Cô nhận xét và khen trẻ
- Cho trẻ lấy đồ dùng và đi về chỗ ngồi..
b. Dạy trẻ phân biệt hình tam giác với hình vuông, hình chữ nhật với hình vuông
- Cô hỏi trẻ trong rổ đồ dùng có những hình gì? 
( gọi 2 -3 trẻ)
- Các bé hãy tìm cho cô hình màu đỏ giơ lên và đọc to.
- Cô cho trẻ nhận xét đặc điểm của HCN.
+ Hình chữ nhật có mấy cạnh? Mấy góc? Có lăn được không? Vì sao?
+ Ai có nhận xét gì về chiều dài các cạnh của hình chữ nhật?
- Cô củng cố trên màn hình: HCN có 4 cạnh, 4 góc, có 2 cạnh dài bằng nhau, và 2 cạnh ngắn bằng nhau. HCN không lăn được vì đường bao quanh của hình là đường thẳng.
- Sau khi nhận xét HCN cô cho trẻ xếp HCN xuống bảng bên tay trái 
* Cô cho trẻ tìm hình màu vàng:
- Đây là hình gì? (Hình tam giác)
- Cô cho trẻ nhận xét đặc điểm của hình tam giác.
- Cô cho trẻ sờ và quan sát đường bao của hình tam giác và các góc của hình tam giác. Cô mời 3-4 trẻ nhận xét.
- Cô cho trẻ xếp hình xuống bảng
Cô củng cố lại trên màn hình: Hình tam giác có 3 cạnh và 3 góc. Hình tam giác có đường bao là các đoạn thẳng nên không lăn được, các đoạn thẳng chính là các cạnh của tam giác. 
* Cô cho trẻ nhận biết đặc điểm của hình vuông.
- Hình vuông có đặc điểm gì? Hình vuông có mấy cạnh?
- Cô cho trẻ đếm số cạnh của hình vuông.
- Các cạnh của hình vuông ntn?
- Cô cho trẻ lên đo cạnh của một hình vuông bằng 1 thước đo
- Cô mời 2-3 trẻ lên đo.
- Cô củng cố lại trên màn hình: Hình vuông có 4 cạnh và 4 góc. Các cạnh của hình vuông đều bằng nhau. Hình vuông không lăn được vì đường bao của hình vuông là các đoạn thẳng
- Cô cho trẻ xếp hình xuống dưới bảng
* So sánh hình vuông, hình chữ nhật với hình tam giác.
- Giống nhau ở điểm nào?
- Khác nhau ở điểm nào?
Cô củng cố: Hình tam giác với hình chữ nhật, hình vuông giống nhau: đều có đường bao là các đoạn thẳng
+ Khác nhau: Hình tam giác có 3 cạnh, 3 góc. Hình vuông và hình chữ nhật có 4 cạnh 4 góc.
* So sánh HCN với HV
Hcn và hv có điểm gì giống nhau? 
Hcn và hv có điểm gì khác nhau?
Cô khái quát: Hcn và hv đều có 4 cạnh và 4 góc. Khác nhau là hình vuông có tất cả 4 cạnh bằng nhau. Hcn có 2 cạnh dài bằng nhau và 2 cạnh ngắn bằng nhau
*: Luyện tập
* T/C 1: Ai nhanh hơn
- Cách chơi: Cô nói đặc điểm các hình trẻ giơ hình lên và nói tên hình đó và ngược lại cô nói tên hình thì trẻ nói đặc điểm các hình đó xếp ra theo yêu cầu của cô.
* T/C 2: Về đúng bến.
Cô cho mỗi trẻ cầm 1 hình mà mình yêu thích
Cô phổ biến cách chơi: Cô chia lớp ra làm 3 đội, cô dán 3 góc lớp mỗi góc 1 hình (hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật). Trẻ đi vòng tròn quanh lớp và hát khi nghe hiệu lệnh “về đúng bến” trẻ có đang cầm trên tay là hình gì thì phải chạy thật nhanh về bến có hình giống hình đang cầm trên tay
Luật chơi: Bạn nào mà về sai bến thì phải nhảy lò cò xung quanh lớp. 
- Cô tổ chức cho trẻ chơi sôi nổi
- Cô nhận xét và khen trẻ
3. Kết thúc:
- Củng cố- nhận xét- tuyên dương
 Nhận xét trẻ cuối ngày
....

File đính kèm:

  • docxquy_dinh_giao_thong.docx
Giáo Án Liên Quan