Giáo án mầm non lớp Chồi - Phát triển ngôn ngữ - Chủ điểm: Thực vật - Tết và mùa xuân - Đề tài: Truyên “Sự tích mùa xuân”
I.Mục đích,yêu cầu
1.Kiến thức:
-Trẻ biết tên chuyện “Sự tích mùa xuân”
- Trẻ hiểu nội dung câu chuyện, nắm bắt được diễn biến và trình tự câu chuyện: Thỏ con thương mẹ, biết đoàn kết để cùng nhau làm việc.
2.Kỹ năng:
-Trẻ nhớ tên truyện, nhân vật trong chuyện
- Trẻ thể hiện được thái độ và cảm xúc cá nhân một cách tự nhiên.
- Phát triển ngôn ngữ, khả năng tưởng tượng, sáng tạo, nói câu đủ thành phần.
3.Thái độ:
-Trẻ biết yêu quý, kính trọng ông bà, biết quan tâm tới mọi người trong gia đình.
II.Chuẩn bị
1.Cho cô
Powerpoint truyện“ Sự tích mùa xuân”
Nhạc bài hát: Mùa xuân đến rồi, Mùa xuân
Cô thuộc truyện “Sự tích mùa xuân”
Giáo án Phát triển ngôn ngữ Chủ điểm:Thực vật- Tết và mùa xuân Đề tài:Truyên “Sự tích mùa xuân” Đối tượng :MGN:4-5 tuổi Số lượng:20-25 trẻ Thời gian:25-30 phút Người soạn: Nguyễn Thị Phượng Người dạy: Nguyễn Ngày dạy:26/02/2016 I.Mục đích,yêu cầu 1.Kiến thức: -Trẻ biết tên chuyện “Sự tích mùa xuân” - Trẻ hiểu nội dung câu chuyện, nắm bắt được diễn biến và trình tự câu chuyện: Thỏ con thương mẹ, biết đoàn kết để cùng nhau làm việc. 2.Kỹ năng: -Trẻ nhớ tên truyện, nhân vật trong chuyện - Trẻ thể hiện được thái độ và cảm xúc cá nhân một cách tự nhiên. - Phát triển ngôn ngữ, khả năng tưởng tượng, sáng tạo, nói câu đủ thành phần. 3.Thái độ: -Trẻ biết yêu quý, kính trọng ông bà, biết quan tâm tới mọi người trong gia đình. II.Chuẩn bị 1.Cho cô Powerpoint truyện“ Sự tích mùa xuân” Nhạc bài hát: Mùa xuân đến rồi, Mùa xuân Cô thuộc truyện “Sự tích mùa xuân” 2.Cho trẻ -Trẻ thuộc bài hát: Mùa xuân đến rồi, Mùa xuân III.Cách tiến hành Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1.Ổn định tổ chức Nghe tin các con học giỏi lại rất ngoan nên hôm nay có các cô giáo trong trường đến dự các con học bài đấy.Các con khoanh tay chào các cô nào (Cho trẻ hát bài “Mùa xuân” về chỗ ngồi) Các con ơi cô và các con vừa hát bài hát gì? Bài hát nói về mùa gì? + Các con có biết một năm có bao nhiêu mùa không? ( Một năm có 4 mùa) + Gồm có những mùa nào? ( Mùa xuân, mùa hè, mùa thu, mùa đông) + Trong các mùa đó mùa nào đẹp nhất? ( Mùa xuân là mùa đẹp nhất) + Mùa xuân là mùa đẹp nhất vì mùa xuân có nhiều hoa nở, thời tiết ấm áp, cây cối thì đâm chồi nẩy lộc, mùa xuân có Tết nguyên đán và có các lễ hội - Mùa xuân thì ai cũng thích nhưng ngày xưa chỉ có 3 mùa: mùa hè, mùa thu và mùa đông mà không có mùa xuân. Muốn biết vì sao ngày nay lại có mùa xuân thì các con hãy ngồi ngoan và cô sẽ kể cho các con nghe câu chuyện “Sự tích mùa xuân” 2.Nội dung * Cô kể chuyện: “ Sự tích mùa xuân ” - Cô kể lần 1 + cử chỉ, điệu bộ. Các con vừa nghe cô kể câu chuyện gì nhỉ? Trong truyện có những nhân vật nào? - Cô kể lần 2 + tranh minh họa câu chuyện +Giảng nội dung: Ngày xưa trên trái đất chỉ có 3 mùa đó là mùa hạ, mùa thu và mùa đông. Nhờ Thỏ con có lòng hiếu thảo, đã biết doàn kết các bạn muông thú và các loài hoa đã đón được mùa xuân về mà ngày nay có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông *Trích dẫn: -Các con ạ trong câu chuyện thì ngày xưa chỉ có 3 mùa đó là mùa hạ, mùa đông và mùa thu. Bạn Thỏ có lòng hiếu thảo với mẹ lên đã ngĩ ra cách để đón mùa xuân. “Ngày xưacầu vồng nhiều màu sắc” Nhờ có sự giúp đỡ của muông thú và các loại hoa lên bạn Thỏ đã đón được mùa xuân về. “Tin nan truyền khắp nơi.Nàng mùa xuân xinh đẹp đã đến với trái đất” -Thế là từ đó trên trái đất có đủ 4 mùa: Xuân, hạ, thu, đông và bạn thỏ thì được nàng mùa xuân tặng cho chiếc áo trắng tinh. “Từ đó.đón mùa xuân về” *Giảng từ khó Các con có biết “lòng hiếu thảo” là như thế nào không? Lòng hiếu thảo là sự kính trọng, lòng yêu thương ông, bà, cha, mẹ *Đàm thoại Ngày xưa trong câu chuyện có mấy mùa? Đó là những mùa nào? Thiếu mùa nào? Mùa xuân chỉ xuất hiện khi nào? Ai đã nghĩ ra cách để đón mùa Xuân? Vì sao bạn Thỏ lại có ý nghĩ đó? Còn bạn Thỏ thì làm gì? Nhờ sự cố gắng của muông thú và các loài hoa đã tạo nên điều kỳ diệu gì? Cô mùa xuân đã tặng món quà gì cho bạn Thỏ? *Giáo dục:Các con ạ, nhờ có lòng hiếu thảo của bạn Thỏ và sự đoàn kết cố gắng của muông thú và các loài hoa mà các bạn đã đón được mùa Xuân về đấy. Vì vậy các con phải biết yêu thương, giúp đỡ mọi người. *Cho trẻ xem video truyện “Sự tích mùa xuân” *Các con ạ mùa Xuân rất đẹp: có trăm hoa đua nở, cây cối đâm chồi nẩy lộcCô và các con cùng nhau múa hát đón chào mùa Xuân nào (Cô và trẻ vận động bài “Mùa Xuân đến rồi” 3.Kết thúc -Củng cố,nhận xét, tuyên dương Trẻ chào Trẻ trả lời Trẻ trả lời Giáo án Phát triển ngôn ngữ Chủ điểm:Gia đình Chủ điểm nhánh: Đồ dùng gia đình Đề tài:Truyện: “Chiếc ấm sành nở hoa” Đối tượng :MGN:4-5 tuổi Số lượng:20-25 trẻ Thời gian:25-30 phút Người soạn: Phạm Thị Tâm Người dạy: Phạm Thị Tâm Ngày dạy:03/11/2015 I.Mục đích,yêu cầu 1.Kiến thức: -Trẻ biết tên truyện, các nhân vật trong truyện -Trẻ hiểu nội dung truyện: “Chiếc ấm sành nở hoa” -Trẻ biết tên trò chơi và cách chơi trò chơi “Ai nhanh nhất” 2.Kỹ năng: -Trẻ chú lắng nghe cô kể chuyện và trả lời to rõ ràng theo câu hỏi của cô 3.Thái độ: -Trẻ hứng thú tham gia hoạt động II.Chuẩn bị 1.Cho cô -Nhạc bài hát: Đồ dùng gia đình bé yêu -Bài giảng điện tử: “Chiếc ấm sành nở hoa” 2.Cho trẻ -Tranh minh họa nội dung truyện ‘Chiếc Ấm Sành nở hoa” để trẻ chơi trò chơi III.Cách tiến hành Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1.Ổn định tổ chức Nghe tin các con học giỏi lại rất ngoan nên hôm nay có các cô giáo trong trường đến dự các con học bài đấy.Các con khoanh tay chào các cô nào -Cho trẻ hát bài “Đồ dùng bé yêu” về chỗ ngồi -Các con vừa hát bài hát gì? Bài hát nói về gì? -Có rất nhiều bài thơ, câu chuyện nói về những đồ dùng trong gia đình đấy các con ạ. Hôm nay cô sẽ kể cho các con nghe một câu chuyện nói về chiếc ấm pha trà, đó là câu chuyện “Chiếc ấm sành nở hoa”’ Bây giờ các con hãy ngồi ngoan nghe cô kể chuyện nhé 2.Nội dung a.Cô kể chuyện “Chiếc ấm sành nở hoa” *Cô kể lần 1 diễn cảm -Cô vừa kể cho các con nghe chuyện gì? -Câu chuyện nói về ai? *Cô kể lần 2 + Hình ảnh minh họa -Giảng nội dung: Câu chuyện nói về một chiếc ấm sành bị sứt quai và nó là nơi cư trú của đôi bướm vào mùa đông, mùa xuân đến đôi bướm bay đi tìm hoa thơm bỏ lại một mình chiếc ấm sành đứt quai, ấm sành buồn tủi khóc hu hu nhưng may sao có một cô bé nhặt ấm sành mang về trồng hoa và từ đó ấm sành sứt quai đã trở thành một chậu hoa đẹp, thế là ấm sành có bạn và không còn buồn tủi nữa. -Giảng từ khó: +Các con có biết “Nằm lăn lóc” là nằm như thế nào không? Nằm lăn lóc là nằm một mình không ai để ý đến. +Bay vụt là bay như thế nào? Bay vụt là bay rất nhanh. +Còn xanh mơn mở là xanh như thế nào như thế nào? Xanh mơn mởn là tươi tốt và mềm mại b. Đàm thoại -Mùa đông trong câu chuyện rét như thế nào? (Trời mùa đông lạnh buốt, bầu trời xám xịt. Những ngọn gió len lỏi như muốn truyền cái lạnh vào từng lá cây ngọn cỏ) -Bên vệ đường có cái gì nằm lăn lóc? ( Bên vệ đường có một cái ấm sành sứt quai nằm lăn lóc) -Ai đang đi tìm chỗ trú rét? (Có một đôi bướm vàng đang dáo dác tìm chỗ trú rét) -Ai đã giúp đôi bướm vàng? -Ấm Sành đã nói gì với bướm vàng? (Bướm vàng ơi, bướm vàng, hãy vào trong lòng tôi đây này) -Khi đôi bướm vàng bay đi, ấm sành cảm thấy thế nào? (Mùa xuân.vừa tủi thân nức nở khóc) -Ấm Sành khóc như thế nào? (Hu, hu..sao chẳng có ai cần tôi thế này) -Ai đã nhặt Ấm Sành mang về nhà? (Có một cô bé đi qua.mang về nhà) -Cô bé đã làm gì với chiếc ấm ? (Cô rửa sạch và đổ đầy đất vào lòng ấm, rồi gieo vào đó vài hạt giống) -Chuyện gì đã xảy ra? -Ấm Sành còn cảm thấy buồn không? “Ấm Sành không còn thấy buồn vì không có bạn nữa” *Giáo dục trẻ: Ấm Sành là một đồ dùng trong gia đình được làm bằng sành, sứ nên rất dễ vỡ. Vì vậy khi sử dụng các con phải thật cẩn thận nếu bị rơi thì sẽ vỡ ấm, khi dùng xong các con phải cất đúng nơi quy định. *Cho trẻ xem băng hình truyện “Chiếc Ấm Sành nở hoa” c.Trò chơi Trò chơi : “Ai nhanh nhất” Cách chơi: Cô chia trẻ thành 2 đội, đội số 1 và đội số 2. Nhiệm vụ của 2 đội là : lần lượt từng thành viên của đội phải bật liên tục qua 4 vòng để lên chọn tranh và gắn tranh theo trình tự nội dung truyện “Chiếc Ấm Sành nở hoa” lên bảng. Đội nào gắn nhanh và đúng trình tự thì đội đó giành chiến thắng. Thời gian là một bản nhạc. -Cô kiểm tra lại tranh gắn của 2 đội 3.Kết thúc -Củng cố, nhận xét, tuyên dương -Trẻ hát và về chỗ ngồi -Trẻ trả lời -Trẻ trả lời -Trẻ trả lời Trẻ chơi
File đính kèm:
- Truyen_su_tich_mua_xuan.docx