Giáo án mầm non lớp chồi - Trò chuyện về quê hương

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY

Thứ sáu ngày 06 tháng 05 năm 2016

I. CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY:

1. Đón trẻ:

- Cô đến lớp dọn dẹp sạch sẽ, đón trẻ ân cần vui vẻ,nhắc trẻ chào cô, chào ba mẹ, cất đồ dùng, cô và trẻ trò chuyện cùng nhau.

- Trao đổi với phụ huynh về việc đưa đón trẻ

- Điểm danh:

- Thể dục sáng:

2.Hoạt động có chủ đích:

Hoạt động 2: PTNT

 Đề tài: TRÒ CHUYỆN VỀ QUÊ HƯƠNG TƯƠI ĐẸP

a.Mục đích yêu cầu:

- Trẻ biết được tên nơi mình sinh ra và lớn lên, biết được một số cảnh đẹp quê hương và đặc sản quê mình ( CS36)

- Trẻ biết dùng ngôn ngữ để trả lời các câu hỏi của cô

- Trẻ có lòng yêu mến quê hương, lòng tự hào về quê hương, đất nước, luôn giữ cho môi trường xanh sạch đẹp

 

docx2 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 1004 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp chồi - Trò chuyện về quê hương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY
Thứ sáu ngày 06 tháng 05 năm 2016
I. CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY:
1. Đón trẻ:
- Cô đến lớp dọn dẹp sạch sẽ, đón trẻ ân cần vui vẻ,nhắc trẻ chào cô, chào ba mẹ, cất đồ dùng, cô và trẻ trò chuyện cùng nhau.
- Trao đổi với phụ huynh về việc đưa đón trẻ
- Điểm danh: 
- Thể dục sáng: 
2.Hoạt động có chủ đích: 
Hoạt động 2: PTNT
 Đề tài: TRÒ CHUYỆN VỀ QUÊ HƯƠNG TƯƠI ĐẸP
a.Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết được tên nơi mình sinh ra và lớn lên, biết được một số cảnh đẹp quê hương và đặc sản quê mình( CS36)
- Trẻ biết dùng ngôn ngữ để trả lời các câu hỏi của cô
- Trẻ có lòng yêu mến quê hương, lòng tự hào về quê hương, đất nước, luôn giữ cho môi trường xanh sạch đẹp
b.Chuẩn bị:
- Không gian: Trong lớp học
- Đồ dùng: Tranh về quê hương, làng xóm, phố phường
- Tích hợp: PTNT: Đếm số cây có trong tranh
c. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.Ổn định:
-Cho lớp hát “ Quê hương tươi đẹp”
-Các con vừa hát bài hát gì?
- Bài hát nói về điều gì vậy con?
- Vậy con có yêu quý quê hương của mình không?
- Hôm nay cô và con cùng trò chuyện về quê hương của mình nha con!
2. Nội dung:
2.1. Hoạt động 1: Trò chuyện
a. Quê hương em.
- Các con ơi, mỗi buổi sáng con thường được ba mẹ chở đi đâu?
- Con học trường gì?
-Đúng rồi trường chúng ta là trường mầm non 
-Trên đường đến trường con thấy có gì?
-Trên đường đến trường chúng ta thấy có rất nhiều nhà, có đồng lúa và còn có chợ nữa
-Đây là cánh đồng lúa mà hằng ngày các con đi học đều thấy đó con
- Trò chuyện với trẻ về cánh đồng lúa
-Vậy con có biết chợ mình tên gì không?
- À, đúng rồi đó là chợ Bình Hòa đó con
b. Danh lam -Thắng cảnh
-Nhìn xem, nhìn xem!
- Xem cô có tranh gì đây?
- Con có biết ở quê mình còn có khu di tích lịch sử hay danh lam thắng cảnh nào nữa không?
- Cho trẻ xem tranh về Khu du lịch Bửu Long
- Cô và trẻ cùng trò chuyện về khu du lịch Bửu Long
c. Đặc sản quê em
-Cô đố, Cô đố!
- Cô đố lớp mình quê mình có đặc sản gì nè! 
- Vậy các con có được ăn Bưởi Tân Triều chưa?
- Cô và trẻ cùng trò chuyện về những món ăn dược chế biến từ bười Tân Triều 
2.2. Hoạt động 2: Luyện Tập
- Quê hương của chúng ta có rất nhiều cảnh đẹp và bây giờ chúng ta hãy cùng nhau tô màu danh lam thắng ảnh và đặc sản quê hương.
- Trẻ tô màu
Giáo dục: Các con ơi, Quê hương trong cảm nhận của mỗi con người đều khác nhau. Quê hương gắn bó với tuổi thơ với rất nhiều ký ức đẹp, các con phải biết lòng tự hào về quê hương và luôn giữ cho môi trường xanh, sạch, đẹp nha con!
2.3. Hoạt động 3:
Trò chơi: Thi xem ai nhanh
- Cô hướng dẫn, giải thích cách chơi.
- Cách chơi: Trên đây cô có 2 bức tranh về cảnh quê hương nhưng chưa đủ, bây giờ con hãy giúp cô chia ra 2 đội và cùng nhau gắn hoàn chỉnh những bức tranh cho thật đẹp nha! Đội nào nhanh và đẹp sẽ được cô và các bạn cùng khen
- Cho trẻ chơi
- Cô nhận xét tuyên dương
 3.Kết thúc: Đọc thơ “ Em yêu miền nam”
- Lớp hát
-Trẻ trả lời
-Trẻ lắng nghe
-Trẻ trả lời
-Trẻ trò chuyện cùng cô
-Trẻ trả lời 
-Trẻ trò chuyện cùng cô
-Đố gì, đố gì
-Trẻ trò chuyện cùng cô
-Lắng nghe 
-Nghe cô giáo dục.
- Lắng nghe cô giải thích
- Trẻ chơi
- Trẻ đọc thơ và đi ra.

File đính kèm:

  • docxtro_chuyen_ve_que_huong.docx