Giáo án mầm non lớp chồi - Truyện: Cáo, thỏ, gà trống

I – MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU

1. Kiến thức :

- Trẻ biết và nhớ tên câu truyện.

- Trẻ hiểu nội dung câu truyện: nói về chiếc ấm sành bị sứt quai, tuy không thể dùng để đựng nước, pha chè được nữa nhưng cuối cùng đã trở thành một chậu hoa đẹp, giúp ích cho con người.

- Trẻ biết tên và công dụng của một số đồ dùng trong gia đình.

- Biết cách chơi trò chơi.

2. Kỹ năng:

- Rèn khả năng quan sát - ghi nhớ có chủ định cho trẻ.

- Trẻ trả lời câu hỏi rõ ràng rành mạch.

- Phát triển khả năng cảm thụ tác phẩm văn học.

- Rèn khả năng phát âm chuẩn đúng câu từ.

3. Giáo dục:

- Giáo dục trẻ biết giúp đỡ bạn bè khi cần thiết.

- Giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ dùng trong gia đình và biết cất đúng nơi quy định sau khi sử dụng xong.

 

doc3 trang | Chia sẻ: trunghieu02 | Lượt xem: 1407 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp chồi - Truyện: Cáo, thỏ, gà trống, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN DỰ THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP TRƯỜNG (T1)
CHỦ ĐỀ: NGHỀ NGHIỆP
TÊN HOẠT ĐỘNG: VĂN HỌC:
TRUYỆN: CÁO, THỎ, GÀ TRỐNG.
Hoạt động bổ trợ : + Bài hát.
+ Trò chơi.
Đối tượng: Mẫu giáo nhỡ (4 Tuổi A).
Thời gian: 25 - 30 phút.
Ngày soạn: 01/12/2015.
Ngày dạy: 04/12/2015.
Người thực hiện: Hoàng Thị Hương.
I – MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU 
1. Kiến thức : 
- Trẻ biết và nhớ tên câu truyện.
- Trẻ hiểu nội dung câu truyện: nói về chiếc ấm sành bị sứt quai, tuy không thể dùng để đựng nước, pha chè được nữa nhưng cuối cùng đã trở thành một chậu hoa đẹp, giúp ích cho con người.
- Trẻ biết tên và công dụng của một số đồ dùng trong gia đình.
- Biết cách chơi trò chơi.
2. Kỹ năng: 
- Rèn khả năng quan sát - ghi nhớ có chủ định cho trẻ.
- Trẻ trả lời câu hỏi rõ ràng rành mạch. 
- Phát triển khả năng cảm thụ tác phẩm văn học. 
- Rèn khả năng phát âm chuẩn đúng câu từ. 
3. Giáo dục: 
- Giáo dục trẻ biết giúp đỡ bạn bè khi cần thiết.
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ dùng trong gia đình và biết cất đúng nơi quy định sau khi sử dụng xong.
II – CHUẨN BỊ: 
1. Đồ dùng cho giáo viên và trẻ 
- Máy tính, 
- Bài giảng điện tử,
- Chiếc túi, ấm nước, bát.
2. Địa điểm :
- Hoạt động trong lớp 
III – TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG.
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HĐ CỦA TRẺ
1 . Tổ chức lớp: 
- Cho trẻ ngồi theo tổ hình chữ U.
- Bắt nhịp cho lớp hát: Nhà của tôi.
- Cô thấy các con hát rất hay, cô sẽ thưởng cho các con một trò chơi, các con có thích không?
2. Giới thiệu bài:
- Trò chơi có tên: Chiếc túi kì lạ
- Phổ biến cách chơi: Cô có một chiếc túi, trong túi đựng các đồ dùng trong gia đình, cô mời từng bạn lên chơi, cho tay vào túi sờ và đoán tên một đồ vật bất kì trong túi. Luật chơi: không được nhìn vào trong túi.
- Tổ chức cho trẻ chơi.
- Trẻ chơi đoán được tên: cái bát, cái ấm nước.
- Cô nói: Bát, ấm là đồ dùng trong gia đình dùng để ăn và để uống.
- Hỏi trẻ cái bát dùng để làm gì? Cái ấm dùng để làm gì?
-> Cái ấm dùng để đựng nước, pha chè nhưng khi nó bị hư, không dùng để đựng nước pha chè được nữa người ta có thể dùng vào rất nhiều việc có ích khác.
- Có một câu truyện kể về chiếc ấm sành bị sứt quai rất hay mà hôm nay cô muốn kể cho các con nghe đấy, các con có muốn nghe câu truyện này không?
3. Hướng dẫn trẻ học.
 Hoạt động 1: Kể chuyện cho trẻ nghe.
+ Cô kể lần 1: Kể diễn cảm.
- Cô cho trẻ ngồi xung quanh nghe cô kể diễn cảm bằng lời, cử chỉ, nét mặt, điệu bộ.
+ Cô kể lần 2: Kết hợp với máy tính.
- Các con có muốn quan sát tranh truyện “Chiếc ấm sành nở hoa” không?
- Cho trẻ quan sát hình ảnh trên máy chiếu, đàm thoại với trẻ về bức tranh.
* Giảng nội dung: 
- Câu truyện nói về chiếc ấm sành bị sứt quai, đã trở thành nơi trú rét cho đôi bướm vàng vào mùa đông. Nhưng đến mùa xuân đôi bướm bay đi, chỉ còn lại ấm sành một mình. May sao có một cô bé đã nhặt chiếc ấm sành về nhà và trồng hoa vào đó. Từ đó chiếc ấm sành sứt quai đã trở thành một chậu hoa đẹp, có thêm nhiều bạn và không còn buồn tủi nữa.
* Giải thích từ mới, từ khó:
- Nằm lăn lóc: Nằm một chỗ, không ai để ý tới.
- Bay vụt: Bay rất nhanh.
Hoạt động 2: Đàm thoại.
- Cô vừa kể cho các con nghe chuyện gì ?
- Trong chuyện có những nhân vật nào? 
- Chiếc ấm sành bị làm sao?
- Vì sao ấm sành lại khóc khi bướm vàng bay đi?
- Bạn nhỏ đã làm gì với chiếc ấm sành bị sứt quai?
- Từ đó ấm sành như thế nào?
* Nghe kể lần 3:
- Có một bộ phim rất hay về chiếc ấm sành nở hoa đấy, các con có muốn xem không?
- Vậy chúng mình hãy cùng nhìn lên màn hình để theo dõi bộ phim hoạt hình “ Chiếc ấm sành nở hoa” nhé!
*Hoạt động 4: Trò chơi: gieo hạt.
- Cô giới thiệu tên trò chơi: Gieo hạt.
- Cách chơi: 
Cô nói Trẻ thực hiện
 Gieo hạt	Ngồi xuống
 Nảy mầm Đứng lên
 Một cây Giơ một tay
 Hai cây Giơ hai tay
 Một nụ Nắm một tay lại
 Hai nụ Nắm hai tay
 Một hoa Xòe một bàn tay
 Hai hoa Xòe hai tay
 Mùi hương Cho tay lên mũi 
 Thơm ngát Dang hai tay ra
 Gió thổi - cây nghiêng Nghiêng người sang 2 bên
 Lá rụng nhiều Ngồi xuống 2 tay vẫy
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 lần.
- Quan sát, động viên trẻ chơi và nhận xét.
4. Củng cố - giáo dục:
- Hôm nay các con đã được nghe cô kể câu truyện gì?
->Giáo dục trẻ biết giúp đỡ bạn bè và biết giữ gìn đồ dùng cẩn thận, nhất là những đồ dùng dễ bị vỡ. 
5. Kết thúc hoạt động.
- Nhận xét tuyên dương.
- Trẻ hát.
- Có ạ!
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- Trẻ chơi
- Trẻ nói
- Lắng nghe
- Có ạ
- Lắng nghe
- Có ạ
- Lắng nghe
-Chiếc ấm sành nở hoa.
- Ấm sành, bướm vàng, bạn nhỏ.
- Bị sứt quai
- Vì buồn, tủi thân
- Trồng hoa vào ấm sành
- Vui vì có thêm nhiều bạn.
- Có ạ
- Vâng ạ
- Lắng nghe
- Trẻ chơi
- Chiếc ấm sành nở hoa
- Lắng nghe

File đính kèm:

  • docTRUYEN_CHIEC_AM_SANH_NO_HOA.doc
Giáo Án Liên Quan