Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Tuần 1: Các thành viên trong gia đình bé - Năm học 2022-2023 - Lê Thị Kim Chưa

I. Mục đích yêu cầu:

- Trẻ biết trong gia đình của mình có những ai, công việc cụ thể của các thành viên trong gia đình.

- Trẻ phân biệt được gia đình ít con và gia đình đông con.

- Trẻ có thái độ yêu thương, kính trọng ông bà, cha mẹ .

II. Chuẩn bị:

+ Đồ dùng của cô:

- Tranh, ảnh về gia đình và bé.

- Băng hình về gia đình.

- Bảng.

- Đĩa nhạc, tivi.

+ Đồ dùng của trẻ:

- Tranh lô tô bố , mẹ, các con.

- 3 ngôi nhà bằng bìa cứng.

III.Tổ chức hoạt động:

*Hoạt động 1: Cùng nhau khám phá

 - Cô cho trẻ xem các tranh gia đình của 1 bạn ở lớp.

 + Các con vừa xem hình ảnh gia đình bạn nào?

 + Gia đình bạn Quỳnh Anh gồm có ai? ( ông bà, cha mẹ, chị, em ).

 + Họ đang làm gì? ( ngồi ăn cơm)

 + Gia đình các con gồm có ai nào? ( mời 1 vài trẻ kể về gia đình mình ).

 - Cho trẻ xem gia đình bạn Băng Trâm có 2 chị em.

+ Gia đình bạn Trâm có mấy người con? ( 2 người)

- Vậy nhà bạn nào có nhiều anh chị em hơn nhà bạn Khải?

- Cô khái quát lại cho trẻ biết: Gia đình có 2 con ( anh chị em) gọi là gia đình ít con và gia đình nào có từ 3 con (anh chị em) gọi là gia đình đông con.

- Cô hỏi trẻ gia đình con thuộc gia đình ít con hay gia đình đông con?

+ Vậy để tỏ lòng yêu thương ông bà, cha mẹ các con phải làm gì ?

- Mỗi người ai đều có 1 gia đình, cô và các con đều có 1 gia đình, trong gia đình có ba mẹ và các con. Ba mẹ phải làm việc vất vả để nuôi các con, ba mẹ luôn yêu thương chăm sóc các con.

 - Gia đình rất quan trọng đối với chúng ta.Vì vậy, các con phải biết thương yêu, nghe lời bố mẹ, phải luôn làm cho gia đình mình hạnh phúc !

 

doc46 trang | Chia sẻ: hungbach2 | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 451 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Tuần 1: Các thành viên trong gia đình bé - Năm học 2022-2023 - Lê Thị Kim Chưa, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN 1:CÁC THÀNH VIÊN TRONG GIA ĐÌNH BÉ
Ngày: 24/10/2022 đến 28/10/2022
Lớp: Mẫu Giáo 4 - 5 Tuổi B2 . GV: Lê Thị Kim Chưa
 Thứ
Hoạt động
Thứ Hai
Thứ Ba
Thứ Tư
Thứ Năm
Thứ Sáu
Đón trẻ thể dục sáng
- Hướng dẫn trẻ đăng ký góc chơi
- Xem tranh và trò chuyện về chủ điểm “Gia Đình”
- Trò chuyện về nguyên vật liệu làm ra nhà.
- Trò chuyện về gia đình của trẻ và người thân hàng ngày đưa trẻ đến trường.
- Trò chuyện với trẻ về công việc của bố, mẹ trẻ.
* Khởi động: Cho trẻ đi vòng tròn kết hợp các kiểu đi
( Mũi chân, bàn chân, gót chân, đi nhanh, đi chậm)
*Trọng động : Tập theo bài “ Cả nhà thương nhau”( Mỗi động tác tập 2l x 4n)
- Động tác hô hấp: Hít vào thở ra 
- Động tác tay: Tay đưa trước lên cao
- Động tác bụng: Tay đưa lên cao cúi gập người 
- Động tác chân: Hai tay chống hông ngồi xổm 
- Động tác bật: bật tách chân- khép chân.
* Hồi tĩnh: Trẻ đi hít thở nhẹ nhàng
Hoạt động học
Bò dích dắt qua các chướng ngại vật.
Gia đình bé có những ai?
Đếm đến 3, Nhận biết các nhóm đồ vật có số lượng 3, Nhận biết số 3
Dạy hát: “Cháu yêu bà”
Chuyện “ Tích Chu”
Chơi, hoạt động ở các góc
* Xây dựng: Xây ngôi nhà bé
* Phân vai: Cô bán hàng, bé làm bác sĩ, gia đình chăm sóc con..
* Âm nhạc: Trẻ hát các bài hát trong chủ điểm: Cháu yêu bà, gia đình nhỏ hạnh phúc to, con yêu mẹ....
* Tạo hình: Vẽ, tô, cắt, dán để tạo sản phẩm: Làm abum ảnh gia đình từ các nguyên vật liệu. Vẽ theo ý thích
* Học tập: Trẻ tập tô các nét cơ bản: ngang, xiên, thẳng, cong chữ cái đã làm quen. Nối chữ số tương ứng với số lượng, tô chữ số.
* Sách: Trẻ đọc sách, truyện về chủ đề.
* Khám phá: Sử dụng các dụng cụ làm vườn để trồng hoa, rau và tưới nước cho cây.
Chơi hoạt động ngoài trời
 Quan sát bầu trời buổi sáng
Chơi
- Về đúng nhà
- Rồng rắn lên mây
* Chơi tự do
 Trò chuyện về gia đình của bé
Chơi
- Gia đình cuả bé
- Nu na nu nống 
* Chơi tự do
 Xếp chữ cái bằng hột, hạt
Chơi
- Chạy tiếp sức
- Lộn cầu vồng 
* Chơi tự do
 Cô cùng trẻ nhặt lá trên sân trường
Chơi
- Kéo co 
- Dung dăng dung dẻ
* Chơi tự do
Quan sát các kiểu nhà xung quanh trường
Chơi
- Cái túi bí mật 
- Bịt mắt bắt dê
* Chơi tự do
Ăn ngủ
- Cho trẻ rửa tay, rửa mặt.
- Nhắc trẻ ngồi ngay ngắn khi ăn không nói chuyện, không làm rơi vãi thức ăn.
- Nhắc trẻ mời cô và bạn trước khi ăn.
- Xếp gối đệm, nhắc trẻ nằm ngủ ngay ngắn
Tập thể dục nhẹ nhàng bài “ Gia đình nhỏ, hạnh phúc to”
Chơi hoạt động theo ý thích
Trả trẻ
- Đọc đồng dao
- Trẻ chơi đóng vai gia đình theo ý thích.
- Xem kỹ năng sống” Lịch sự khi ăn uồng”
- Hoàn thành vở bé làm quen với toán
- Làm sản phẩm bằng cát màu
Trả trẻ
- Nhắc nhỡ trẻ đi học phải đúng giờ .
- Khi đi học về phải thưa ông bà, cha mẹ .
- Trao đổi với phụ huynh về việc học tập của trẻ .
Thứ hai ngày 24 tháng 10 năm 2022
	BÒ DÍCH DẮC QUA CÁC CHƯỚNG NGẠI VẬT
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết bò dích dắc qua các chướng ngại vật, không chạm vào vật.
- Trẻ thực hiện vận động khéo léo, linh hoạt.
- Trẻ có thái độ tập trung trong giờ học.
II. Chuẩn bị: x x x x x x x x x x x x x x x 
- Đội hình: x
- đồ dùng gia đình, rổ Hướng bò
 x
 x x x x x x x x x x x x x x x 
III. Tổ chức hoạt động:
* Hoạt động 1: Khởi động
- Cho trẻ đi, chạy bằng các kiểu chân, nhanh chậm khác nhau.
*Hoạt động 2: Trọng động
- Tập BTPTC
+ Tay: Đưa ngang gập khuỷu tay sau gáy 	 (4lx4n)
+ Bụng: Đứng cúi người về trước tay chạm mũi chân 	(2lx4n)
+ Chân: Ngồi khuỵu gối tay dang ngang. 	(4lx4n)
+ Bật: Bật chân trước chân sau (2lx4n)
* Vận động cơ bản: Bò dích dắc qua các chướng ngại vật
- Cô giới thiệu tên vận động
- Cô làm mẫu:
+ Lần 1: Cô không phân tích.
+ Lần 2: Cô giải thích
TTCB: Khi có hiệu lệnh bò,cô bò theo hướng dích dắc phối hợp chân nọ tay kia nhịp nhàng, mắt nhìn hướng bò và quan sát vật cản, cô bò khéo léo không chạm làm đổ vật cản. Bò xong cô đứng dậy và đi về cuối hàng.
- Cô gọi 2 trẻ lên làm mẫu.
- Lần lượt cho từng trẻ của 2 tổ lên tập ( Cô chú ý sữa sai cho trẻ)
* TCVĐ: chọn đồ dùng
+ cách chơi: chia lớp ra hai đội, khi có hiệu lệnh thì bạn đầu tiên của đội bò dích dắc qua 7 chướng ngại vật lấy một món đồ dùng để nấu ăn bỏ vào rổ của đội mình, về đứng cuối hàng cứ thế cho đến hết thời gian.
+ Luật chơi: đội nào chọn đúng và nhiều là chiến thắng (Lưu ý trên đường bò không được làm đổ chướng ngại vật)
- Cho trẻ chơi và nhận xét kết quả.
* Hoạt động 3: Hồi tỉnh 
- Cho trẻ đi nhẹ nhàng hít thở sâu, thả lỏng tay chân.
ĐÁNH GIÁ HẰNG NGÀY
.......................................................
Thứ ba, ngày 25 tháng 10 năm 2022
 GIA ĐÌNH BÉ CÓ NHỮNG AI?
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết trong gia đình của mình có những ai, công việc cụ thể của các thành viên trong gia đình.
- Trẻ phân biệt được gia đình ít con và gia đình đông con.
- Trẻ có thái độ yêu thương, kính trọng ông bà, cha mẹ.
II. Chuẩn bị:
+ Đồ dùng của cô: 
- Tranh, ảnh về gia đình và bé.
- Băng hình về gia đình.
- Bảng.
- Đĩa nhạc, tivi.
+ Đồ dùng của trẻ: 
- Tranh lô tô bố , mẹ, các con.
- 3 ngôi nhà bằng bìa cứng.
III.Tổ chức hoạt động:
*Hoạt động 1: Cùng nhau khám phá
 - Cô cho trẻ xem các tranh gia đình của 1 bạn ở lớp.
 + Các con vừa xem hình ảnh gia đình bạn nào?
 + Gia đình bạn Quỳnh Anh gồm có ai? ( ông bà, cha mẹ, chị, em ).
 + Họ đang làm gì? ( ngồi ăn cơm)
 + Gia đình các con gồm có ai nào? ( mời 1 vài trẻ kể về gia đình mình ).
 - Cho trẻ xem gia đình bạn Băng Trâm có 2 chị em.
+ Gia đình bạn Trâm có mấy người con? ( 2 người)
- Vậy nhà bạn nào có nhiều anh chị em hơn nhà bạn Khải?
- Cô khái quát lại cho trẻ biết: Gia đình có 2 con ( anh chị em) gọi là gia đình ít con và gia đình nào có từ 3 con (anh chị em) gọi là gia đình đông con.
- Cô hỏi trẻ gia đình con thuộc gia đình ít con hay gia đình đông con?
+ Vậy để tỏ lòng yêu thương ông bà, cha mẹ các con phải làm gì ?
- Mỗi người ai đều có 1 gia đình, cô và các con đều có 1 gia đình, trong gia đình có ba mẹ và các con. Ba mẹ phải làm việc vất vả để nuôi các con, ba mẹ luôn yêu thương chăm sóc các con.
 - Gia đình rất quan trọng đối với chúng ta.Vì vậy,  các con phải biết  thương yêu, nghe lời bố mẹ, phải luôn làm cho gia đình mình hạnh phúc !
* Hoạt động 2: Trò chơi 
- TC1 : “ Ai nhanh nhất”       
+ Cách chơi : Trẻ xếp tranh lô tô về gia đình mình ( gồm bố mẹ và các con ) theo yêu cầu của cô. ( Ví dụ: Cô yêu cầu trẻ xếp tranh lô tô bố mẹ có 2 con, bố mẹ có 3 con ( hoặc 4 con ). Sau đó cho trẻ nhận xét 1 gia đình có mấy con ? Ít con hay đông con?
- TC 2: “ Về đúng nhà của mình” 
+ Cô giải thích luật chơi và cách chơi.
- Trẻ chơi 2 - 3 lần.
* Kết thúc: 
- Nhận xét – tuyên dương.
- Cho trẻ hát và vận động bài “ Múa cho mẹ xem” và nghỉ.
ĐÁNH GIÁ HẰNG NGÀY
.......................................................
Thứ tư, ngày 26 tháng 10 năm 2022
 ĐẾM ĐẾN 3. NHẬN BIẾT CÁC NHÓM ĐỒ VẬT CÓ SỐ LƯỢNG 3 - NHẬN BIẾT SỐ 3
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết đếm đến 3, nhận biết các nhóm đồ vật có số lượng 3, nhận biết chữ số 3.
- Trẻ tìm và tạo được các nhóm có số lượng từ 1- 3 theo yêu cầu của cô.
- Trẻ có thái độ quý trọng và giữ gìn đồ dùng và cẩn thận khi sử dụng các đồ dùng đó.
II. Chuẩn bị:
- 3 cái bát, 3 cái thìa,thẻ chữ số từ 1-3 (to)
- Nhạc bài hát “cả nhà thương nhau”, “Mừng sinh nhật”
+ Đồ dùng của trẻ: 
- Mỗi trẻ 1 rổ đựng thẻ số từ 1-3 và thẻ lô tô: 3 cái bát 3 cái thìa màu đỏ ,1 cái thìa màu xanh.
- vòng thể dục
- 3 cái ghế, 3 cái nồi, 6 bếp ga
- Mô hình nhà búp bê: đồ dùng gia đình.
III. Tổ chức hoạt động:
* Hoạt động 1: Ôn số lượng trong phạm vi 2
- Tổ chức cho trẻ đi dự sinh nhật của bạn búp bê.
- Trẻ đếm các đồ dùng của gia đình búp bê và đặt thẻ số tương ứng: 1,2
* Hoạt động 2: Đếm đến 3, nhận biết nhóm đối tượng có số lượng 3, nhận biết số 3
 - Cho trẻ mở quà.
 - Phần quà của bạn búp bê gửi tặng tất cả các bạn là: 1 rổ đựng các thẻ số từ 1- 3 và 3 bát- 2 thìa màu đỏ, 1 thìa màu xanh.
- Cô cho trẻ xếp 3 cái bát ra.
- Để xúc được cơm chúng ta cần dùng gì? ( dùng thìa)
- Các con háy xếp tất cả số thìa màu đỏ ra sao cho mỗi bát có một cái
 thìa.
- Cho trẻ đếm số bát đã xếp.
- Cho trẻ đếm số thìa.
- Các con thấy số thìa và bát như thế nào?
- Muốn thìa và bát bằng nhau ta phải làm gì?
- Cho trẻ đặt thêm 1 thìa màu xanh vào
- cho trẻ đếm lại số bát và thìa.
- Hỏi trẻ: 2 cái thìa thêm 1 cái thìa bằng mấy cái thìa? ( 3 cái)
- Cho trẻ so sánh nhóm bát và nhóm thìa: Bằng nhau cùng là 3.
+ Cô giới thiệu thẻ số 3:
- Để chỉ nhóm đối tượng có số lượng là 3 cô dùng thẻ số 3.
- Cho trẻ đọc thẻ số 3.
- Gợi ý trẻ tìm thẻ số 3 trong rổ và đặt vào bên cạnh 2 nhóm.
+ Cho trẻ bớt số thìa 2 chiếc.
- 3 bớt 2 còn mấy? ( còn 1)
- Cho trẻ đặt số 1 và cất số 3.
+ Số lượng thìa và bát như thế nào với nhau? ( Số thìa ít hơn số bát)
+ Số lượng bát và thìa số nào nhiều hơn, nhiều hơn là mấy? ( số bát nhiều hơn số thìa là 3)
- bây giờ muốn cho số lượng bát và thìa bằng nhau ta phải thêm mấy cái thìa?( Thêm 3 cái thìa)
- Cho trẻ đặt số thìa vào và đặt thẻ số 3.
+ Cho trẻ cất 3 thìa vào rổ.
- 3 bớt 1 còn mấy? (còn 2)
- Số bát và số thìa như thế nào với nhau?
- Cho trẻ đếm số bát.
- Cho trẻ đếm số thìa.
- Cất thẻ số 5 ta đặt thẻ số 3 vào.
- Cho trẻ quan sát số bát và số thìa số nào ít hơn? ít hơn là mấy?
- Muốn số thìa bằng số bát thì làm thế nào?
- 2 thêm 1 là mấy? (3 )
- Cho trẻ cất thìa vào rổ
- Cho trẻ cất bát vào rổ.
* Củng cố:
- Cho trẻ tìm các đồ chơi trong lớp các nhóm có số lượng là 3.
- Cô và trẻ cùng kiểm tra.
* Hoạt động 3: Luyện tập
+ Trò chơi: Tìm nối nhóm gia đình có số lượng là 3 với chữ số 3.
+ Cách chơi: Chia trẻ thành 2 đội, cho trẻ lần lượt lên dùng bút tìm nhóm gia đình có số 3 người nối đúng vào chữ số 3 của đội mình.
+ Luật chơi: Sau thời gian 1 bản nhạc đội nào nối đúng thì đội đó được giải.
 - Cô cho trẻ chơi.
* Kết thúc:
- Cô nhận xét giờ học đồng thời động viên khen trẻ.
ĐÁNH GIÁ HẰNG NGÀY
.....................................................................................................................................................................................................
Thứ năm, ngày 27 tháng10 năm 2022
DẠY HÁT “ CHÁU YÊU BÀ”
“Tác giả: Nguyễn Ngọc Bảo An”
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết tên bài hát, tên tác giả, biết được nội dung bài hát “ Cháu yêu bà”
- Trẻ hát được bài hát cháu yêu bà , thể hiện tình cảm, cảm xúc.
- Trẻ có thái độ ngoan ngoãn, nghe lời ông bà , cha mẹ
II. Chuẩn bị:
- Nhạc không lời bài hát “Cháu yêu bà”, “ Cho con”
- Trống phách, xắc xô, mũ chop kín.
- Tranh ảnh về gia đình.
III. Tổ chức hoạt động:
* Hoạt động 1 : Dạy hát “Cháu yêu bà”
- Cô hát cho trẻ nghe lần 1: giới thiệu tên bài hát “ Cháu yêu bà”
- Cô hát lần 2: giảng giải nội dung bài hát: Nội dung bài hát nói về tình cảm của bạn nhỏ dành cho bà, biết vâng lời ông bà, để ông bà vui lòng.
- Cô hát lần 3: hát to chậm, rõ lời, bắt giọng cho trẻ hát cùng với cô.
- Cho từng nhóm trẻ hát, vận động theo nhạc cùng cô.
- Cho cá nhân trẻ hát, vận động theo nhạc cùng cô.
- Cô chú ý quan sát, sửa sai cho trẻ bằng cách hát chậm, rõ lời vận động từng động tác cho trẻ vận động theo.
- Động viên khuyến khích trẻ hát, vận động theo nhạc cùng cô.
+ Cho trẻ nhắc lại tên bài hát.
+ Cho cả lớp hát, vận động theo nhạc 1-2 lần.
* Hoạt động 2: Nghe hát “Cho con ”
- Cô cho trẻ nghe giai điệu bài hát và cho trẻ đoán tên bài hát.
- Cô hát cho trẻ nghe lần 1 giới thiệu tên bài hát.
- Cô hát lần 2 : trẻ nhún theo nhịp bài hát nhịp nhàng.
* Hoạt động 3: Trò chơi âm nhạc “Hãy lắng nghe”
 - Cô giới thiệu tên trò chơi.
 - Cách chơi: Cho trẻ nghe âm thanh của 2-3 nhạc cụ ( Trống phách ,xắc xô), mời một trẻ lên đội mũ chóp kín rồi cô gõ vào một dụng cụ âm nhạc nào đó và hỏi trẻ đó là âm thanh của nhạc cụ nào?
 - Cho trẻ chơi 3-4 lần.
 - Động viên khuyến khích trẻ để trẻ nhận ra âm thanh của nhạc cụ cô vừa gõ.
* Kết thúc:
- Củng cố.
- Cô nhận xét - tuyên dương trẻ.
	ĐÁNH GIÁ HẰNG NGÀY
...........................................................
Thứ sáu, ngày 28 tháng 10 năm 2022
CHUYỆN TÍCH CHU
(Phỏng theo truyện cổ Việt Nam)
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết tên câu chuyện, tên tác giả, hiểu được nội dung câu chuyện “ Tích chu” Biết được tính cách của các nhân vật trong truyện.
- Trẻ thể hiện giọng điệu, thái độ của các nhân vật và trả lời được các câu hỏi của cô.
-Trẻ có thái độ quan tâm tới những người thân trong gia đình.
II. Chuẩn bị:
- Giáo án điện tử có nội dung câu chuyện.
- Tranh nội dung câu chuyện khổ nhỏ.
III. Tổ chức hoạt động:
* Hoạt động 1: Bé nghe câu chuyện
- Cô kể cho trẻ nghe câu chuyện lần một.
- Cô kể cho trẻ nghe câu chuyện lần hai ( kết hợp xem slides câu chuyện ).
- Cô vừa kể cho cháu nghe câu chuyện gì?
- Trong câu chuyện có có những nhân vật nào? ( Tích chu, bà, cô tiên)
- Bà thương yêu Tích Chu như thế nào? ( chăm sóc chu đáo cho Tích Chu)
- Khi bà ốm bà đã nhờ tích chu làm gì? ( Lấy nước uống)
- Bà đã gọi tích chu mấy lần? ( 3 lần)
- Khi Tích chu đi chơi về thì bà của Tích chu như thế nào?
- Tích Chu đã làm gì khi bà hóa thành chim?
- Tại sao bà của tích chu lại hóa thành chim?
- Ai đã giúp Tích chu?
- Cô tiên đã nói gì với Tích chu?
- Cuối cùng bà của Tích chu có trở lại thành người không? Vì sao?
- Nếu con là Tích chu con sẽ làm gì khi bà bị ốm?
- GDCC biết quan tâm tới những người thân trong gia đình.
* Hoạt động 2: Củng cố
- Chơi: Xếp tranh theo nội dung câu chuyện
- Cô chia lớp làm 2 đội.
- Cô phổ biến luật chơi, cách chơi.
ĐÁNH GIÁ HẰNG NGÀY
NÊU GƯƠNG CUỐI TUẦN
............................................................
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN 2: NHỮNG ĐỒ DÙNG NHÀ BÉ
ngày: 31/10/2022 đến 04/11/2022
Lớp: Mẫu Giáo 4 - 5 Tuổi B2 . GV: Lê Thị Kim Chưa
 Thứ
Hoạt động
Thứ Hai
Thứ Ba
Thứ Tư
Thứ Năm
Thứ Sáu
Đón trẻ thể dục sáng
- Trò chuyện về ngày nghỉ cuối tuần của trẻ
- Trò chuyện về một số đồ dùng trong gia đình
- Trò chuyện về thực phẩm nấu ăn
- Trò chuyện về sở thích món ăn hàng ngày
- Nhắc trẻ đăng ký góc chơi
* Khởi động: Cho trẻ đi vòng tròn kết hợp các kiểu đi
( Mũi chân, bàn chân, gót chân, đi nhanh, đi chậm)
* Trọng động : Tập theo bài “Nhà của tôi”( Mỗi động tác tập 2l x 4n)
- Động tác hô hấp: Hít vào thở ra 
- Động tác tay: Tay đưa trước lên cao
- Động tác bụng: Tay đưa lên cao cúi gập người 
- Động tác chân: Hai tay chống hông ngồi xổm 
- Động tác bật: bật tách chân- khép chân.
* Hồi tĩnh: Trẻ đi hít thở nhẹ nhàng
 Hoạt động học
Bật liên tục vào 5-6 vòng
Cắt dán đồ dùng trong gia đình
Phân loại đồ dùng trong gia đình 
Vận động: “Mẹ có yêu không nào”
Chuyện: “Ba cô gái”
Chơi, hoạt động ở các góc
* Xây dựng: Xây làng Văn hóa
* Phân vai: Cô bán hàng, bé làm bác sĩ, gia đình chăm sóc con..
* Âm nhạc: Trẻ hát các bài hát trong chủ điểm: Nhà của Tôi, mời bạn ăn...
* Tạo hình: Vẽ, tô, cắt, dán để tạo sản phẩm: Làm tranh ảnh về trường mầm non từ các nguyên vật liệu. Vẽ theo ý thích
* Học tập: Trẻ tập tô các nét cơ bản: ngang, xiên, thẳng, cong chữ cái đã làm quen. Nối chữ số tương ứng với số lượng, tô chữ số.
* Sách: Trẻ đọc sách, truyện về chủ đề.
* Khám phá: thí nghiệm vật nổi, vật chìm.
Chơi hoạt động ngoài trời
 Cho trẻ dạo chơi quanh sân trường
Chơi
- Về đúng nhà 
- Rồng rắn 
* Chơi tự do
Trò chuyện công việc hàng ngày trong gia đình
Chơi
- Hãy chọn đúng 
- Bịt mắt bắt dê 
* Chơi tự do
Tìm hiểu thực đơn bữa ăn trong ngày
Chơi
- Gia đình của bé
- Lộn cầu vòng
* Chơi tự do
Vẽ tự do trên sân, xếp hình theo ý thích
Chơi
- Trốn tìm
- Chạy tiếp cờ
* Chơi tự do
Múa hát theo điệu nhạc giao lưu lớp bạn
Chơi
- Chi chi chành chành
- Kéo co
* Chơi tự do
Ăn ngủ
- Cho trẻ rửa tay, rửa mặt.
- Nhắc trẻ ngồi ngay ngắn khi ăn không nói chuyện, không làm rơi vãi thức ăn.
- Nhắc trẻ mời cô và bạn trước khi ăn.
- Xếp gối đệm, nhắc trẻ nằm ngủ ngay ngắn
Tập thể dục nhẹ nhàng bài “ Ô sao bé không lắc”
Chơi hoạt động theo ý thích
Trả trẻ
Cho trẻ chơi tự do tìm hiểu đồ dùng gia đình
Trẻ nghe nhac chủ điểm hát và vận động theo ý thích
Cắt dán những chữ số xinh, trang trí lên những bộ trang phục 
Cho trẻ chơi làm nội chợ: pha nước chanh
Chơi trò chơi: Địa chỉ nhà ai 
NÊU GƯƠNG CUỐI TUẦN
Trả trẻ
- Nhắc nhỡ trẻ đi học phải đúng giờ .
- Khi đi học về phải thưa ông bà, cha mẹ .
- Trao đổi với phụ huynh về việc học tập của trẻ .
Thứ hai, ngày 31tháng 11 năm 2022
BẬT LIÊN TỤC VÀO 5-6 VÒNG
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết bật liên tục vào 5-6 vòng không chạm vào vòng.
- Trẻ bật được liên tục 5- 6 vòng một cách tự tin, khéo léo.
- Trẻ có thái độ trật tự trong giờ học.
II. Chuẩn bị:
- Đầu đĩa ,băng có nội dung bài hát “múa cho mẹ xem”
- Nơ đủ cho trẻ
- Sân tập thoáng mát
x x x x x x
 x
 x 
x x x x x x
III.Tổ chức hoạt động:
* Hoạt động 1: Khởi động
 - Cô và trẻ khởi động kết hợp các kiểu chân (Đi bằng bàn chân, mũi chân, chạy nhanh, chạy chậm, các kiểu chân...)
* Hoạt động 2: Trọng động
+ BTPTC:
- Cháu tập theo nhịp bài hát “ múa cho mẹ xem” cùng cô:
+ Tay : Hai tay đưa trước lên cao(2l x 8n).
+ Bụng : Tay lên cao nghiêng người sang trái – phải(2l x 8n).
+ Chân: Ngồi xuống đứng lên(2l x 8n).
+ Bật: Bật tách khép chân(4l x 8n).
* VĐCB: Bật liên tục vào 5-6 vòng
Hướng dẫn và làm mẫu.
- Lần 1: Không giải thích
 - Lần 2 - 3: Giải thích
 - Từ đầu hàng bước đến vạch chuẩn TTCB 2 tay chống hông, khi cpos hiệu lệnh thì bật liên tục vào các vòng. Khi bậc mắt nhìn về phía trước và không để chạm vào vòng.
 - Trẻ chia thành 2 hàng đứng đối diện
 - Cô cho 2 bạn thực hiện trước cho trẻ xem.
 - Cho 2 trẻ lên làm lần lượt
 - Trẻ thực hiện 2 – 3 lần ( Cô quan sát sửa sai cho trẻ).
* TCVĐ: chuyền bóng
- Cô giới thiệu tên trò chơi và cho trẻ nhắc lại cách chơi luật chơi.
- Cô nhắc lại cách chơi và luật chơi.
+ CC: chia lớp làm 3 đội, khi có hiệu lệnh thì bạn đầu hàng chuyền bóng qua sau đầu cho bạn, bạn tiếp theo bắt bóng bằng 2 tay và chuyền cho bạn tiếp theo cứ như vậy cho đến bạn cuối hàng, bạn cuối hàng nhận bóng và chạy lên đưa bóng cho cô. Đội nào đưa bóng cho cô trước đội đó giành chiến thắng.
+ Luật chơi: Không được chuyền nhảy cóc.
- Cho trẻ chơi.
- Cô quan sat theo dõi.
- Nhận xét tuyên dương
* Hoạt động 3: Hồi tĩnh
- Cho cháu đi hít thở nhẹ nhàng.
ĐÁNH GIÁ HẰNG NGÀY
.......................................................
Thứ ba, ngày 01 tháng 11 năm 2022
CẮT DÁN CÁC ĐỒ DÙNG TRONG GIA ĐÌNH
I. Mục đích yêu cầu:
 - Trẻ biết đặc điểm hình dạng, công dụng và màu sắc của một số đồ dùng trong  gia đìnhBiết dùng kéo cắt dán những đồ dùng quen thuộc trong gia đình.
- Trẻ thực hiện cầm kéo cắt và dán các hình khác nhau thành các đồ dùng trong gia đình theo ý thích của trẻ.
- Trẻ có thái độ bảo vệ các đồ dùng trong gia đình cẩn thận gọn gàng ngăn nắp.
II. Chuẩn bị:
* Đồ dùng của cô:
- Hồ dán, kéo, giấy màu
- Mô hình ngôi nhà
* Đồ dùng của trẻ:
 - Hồ dán, kéo, giấy màu
III. Tổ chức hoạt động:
* Hoạt động 1:Quan sát mẫu
- Các con ơi cô cũng trang trí ngôi nhà của cô các con cùng nhìn lên đây xem ngôi nhà của cô trang trí những đồ dùng gì nhé
- Cô trang trí gì đây? ( Bàn)
- Còn đây là gì? ( Ghế)
- Đây là gì? ( Tủ)
- Vậy các con thích trang trí ngôi nhà như thế nào?
- Mời trẻ nêu ý tưởng của mình
- Khi cắt dán các con nhớ phải cắt thêm chi tiết phụ vào cho đầy đủ để hoàn thiện sản phẩm các con nhớ chưa?
- Trẻ thực hiện
- Cô quan sát cho trẻ thực hiện hướng dẫn và giúp đỡ trẻ chưa thực hiện được đẻ trẻ hoàn thành sản phẩm của mình.
- Lưu ý trẻ dán xen kẽ các hình và cách cầm kéo và tư thế ngồi của trẻ.
* Hoạt động 2: Đánh giá sản phẩm
 - Sau khi trẻ cắt, dán xong cô quan sát và cho cả lớp để tranh lên bàn: 
 - Bây giờ cả lớp mình sẽ đi xem bạn nào trang trí đồ dùng gia đình mình đẹp nhất nha
-  Bạn nào thích sản phẩm của bạn nào lớp mình?
- Vì sao con thích?
- Bạn dán thế nào?
- Còn bạn nào thích nữa nè
- Tuyên dương trẻ dán đẹp.
- Động viên trẻ dán chưa đẹp.
- Đồ dùng trong gia đình rất cần thiết với mỗi chúng ta vì vậy các con phải biết giữ gìn vệ sinh đồ dùng sạch sẽ để gọn gàng ngăn nắp các con nhớ chưa?.
- Bây giờ chúng mình cùng đem các sản phẩm mà chúng mình vừa làm được mang về tặng 

File đính kèm:

  • docgiao_an_mam_non_lop_choi_tuan_1_cac_thanh_vien_trong_gia_din.doc