Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Tuần 14, Chủ đề: Cháu yêu chú bồ đội - Năm học 2021-2022

- Giáo viên đón trẻ vào lớp với thái độ ân cần, cởi mở, trao đổi với phụ huynh về tình hình của các cháu.

- Nhắc nhở trẻ cất đồ dùng đúng nơi quy định.

- Trẻ chào bố mẹ, chào cô giáo để vào lớp.

- Dạy trẻ biết chờ đến lượt khi tham gia hoạt động.

- Động viên trẻ hòa đồng với các bạn trong nhóm chơi.

- Dạy trẻ nhận biết kí hiệu các đồ dùng của trẻ.

- Thể dục sáng: Tập theo các bản nhạc thiếu nhi.

- Tập các bài tập tổng hợp phát triển thể lực cho trẻ.

- Tạo hứng thú cho trẻ có thói quen thể dục buổi sáng.

 

doc14 trang | Chia sẻ: hungbach2 | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 325 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Tuần 14, Chủ đề: Cháu yêu chú bồ đội - Năm học 2021-2022, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH TUẦN 14
Chủ đề: Cháu yêu chú bộ đội
Thời gian thực hiện từ ngày 13 – 17/12/2021
Hoạt động
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Đón trẻ
- Giáo viên đón trẻ vào lớp với thái độ ân cần, cởi mở, trao đổi với phụ huynh về tình hình của các cháu.
- Nhắc nhở trẻ cất đồ dùng đúng nơi quy định.
- Trẻ chào bố mẹ, chào cô giáo để vào lớp.
Trò chuyện 
- Dạy trẻ biết chờ đến lượt khi tham gia hoạt động.
- Động viên trẻ hòa đồng với các bạn trong nhóm chơi.
- Dạy trẻ nhận biết kí hiệu các đồ dùng của trẻ.
Thể dục sáng
- Thể dục sáng: Tập theo các bản nhạc thiếu nhi.
- Tập các bài tập tổng hợp phát triển thể lực cho trẻ.
- Tạo hứng thú cho trẻ có thói quen thể dục buổi sáng.
Hoạt động học
PTTC
Ném xa bằng 1 tay
PTNT
So sánh chiều cao của 2 đối tượng.
KPXH
Trò chuyện về ngày 22/12.
PTNN
Thơ
Chú giải phóng quân.
PTTM
VĐ : Chú bộ đội.
Hoạt động ngoài trời
- Vẽ theo ý thích.
- TC: Tìm bạn
- Chơi tự do: Trẻ chơi với chong chóng, búp bê,..
- Quan sát tranh đồ dùng trong quân đội.
- TC: Trốn mưa.
- Chơi tự do: Trẻ chơi với bóng, búp bê,
- Hát cho trẻ nghe bài : Màu áo chú bộ đội.
- TC: Kéo co.
- Chơi tự do: Trẻ chơi với đồ chơi có sẵn trong sân trường.
- Đọc đồng dao : Vuốt hột nổ.
- TC: Bịt mắt bắt dê.
- Chơi tự do: Trẻ chơi với đồ chơi có sẵn.
- Chơi với cát, sỏi.
- TC: Lộn cầu vồng
- Chơi tự do: Trẻ chơi với đồ chơi có sẵn trong sân trường.
Hoạt động góc
1. Góc phân vai :
- Đóng vai chú bộ đội
2. Góc xây dựng:
- xây dựng doanh trại bộ đội
-Xây trường có khuôn viên vui chơi, đánh bóng chuyền
3. Góc học tập :
- Xem tranh ảnh về công việc hằng ngày của chú bộ đội. Làm bộ sưu tập ảnh về chú bộ đội.
 - Trẻ xem sách, “đọc” sách về các chú bộ đội.
4. Góc nghệ thuật:
-Trẻ nghe nhạc hát, đọc thơ về chủ đề cháu yêu chú bộ đội: chú giải phóng quân, chú bộ đội 
Vệ sinh
- Trẻ biết rửa tay bằng xà phòngtrước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, dạy trẻ đánh răng đúng cách.
- Làm quen với ký hiệu và sử dụng đồ dùng theo đúng ký hiệu riêng của mình.
- Trẻ có thói quen vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
Ăn
- Động viên trẻ ăn hết suất, nhất là các cháu ăn chậm.
- Trẻ biết ăn đa dạng các loại thức ăn.
- Cô giới thiệu cho trẻ biết được tên các món ăn hằng ngày.
- Biết được các chất dinh dưỡng có trong thức ăn.
Ngủ
- Trẻ ngủ đủ và đúng thời gian quy định.
- Không nói chuyện trong giờ ngủ.
- Ngủ dậy đúng giờ và biết cất dọn đồ dùng cá nhân của mình.
Hoạt động chiều
- Dạy kỹ năng sống cho trẻ “gấp chiếu, xếp gối”.
Làm xúc xích trang trí lớp học
Làm tập tranh về các chú bộ đội. 
- Cho trẻ đọc diễn cảm lại bài thơ: “Chú bộ đội hành quân trong mưa”
- Vệ sinh lớp học.
- Nêu gương cuối tuần.
Trả trẻ
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ trong ngày.
- Dọn dẹp vệ sinh lớp học trước khi ra về.
KẾ HOẠCH NGÀY
Thứ ngày/nội dung
Mục đích – yêu cầu
Phương pháp - hình thức tổ chức
Thứ 2
13/12/2021
PTTC
Ném xa bằng 1 tay
Hoạt động ngoài trời
- Vẽ theo ý thích.
- TC: Tìm bạn
- Chơi tự do: Trẻ chơi với chong chóng, búp bê,..
Sinh hoạt chiều
Dạy kỹ năng sống cho trẻ.
Biết tên vận động " Ném xa bằng một tay"
- Trẻ biết đứng chân trước chân sau, tay cầm túi cát cùng phía với chân sau, đưa từ trước vòng ra sau, lên cao rồi ném mạnh túi cát đi xa về phía trước ở điểm tay đưa cao nhất.
- Rèn kỹ năng ném xa bằng một tay.
- Rèn sức mạnh của bàn tay, bàn chân và định hứng trong không gian.
- Phát triển ở trẻ tố chất nhanh, mạnh, khéo.
- Giáo dục trẻ có tính kỷ luật trật tự trong giờ học.
- Trẻ biết vẽ các nét thẳng, nét cong, nét gấp khúc để tạo thành hình theo ý thích.
- Biết cách cầm que để vẽ.
- Giáo dục trẻ nề nếp khi ra sân.
- Trẻ biết cách xếp chăn, gối gọn gàng, gấp chiếu cất vào nơi quy định
I: chuẩn bị
Sắc xô, kẻ vạch chuẩn, túi cát, rổ nhựa, cờ.
- Loa, máy tính, nhạc các bài “Vũ điệu rửa tay”, “Bé vui khỏe”, “Bé khỏe bé ngoan”.
* Của trẻ:
- 20 – 25 túi cát, rổ nhựa, quần áo gọn gàng.
II: Tiến hành
* Ổn định, gây hứng thú:
- Cô cho trẻ đứng xung quanh cô.
- Xin chào mừng các bạn đến với hội thi“Bé khỏe bé nhanh” ngày hôm nay.
- Đến với hội thi cô xin trân trọng giới thiệu thành phần ban giám khảo là các cô giáo đến từ trường MN Phú Lạc, xin nhiệt liệt chào mừng các cô.
- Tham gia hội thi “Bé khỏe bé nhanh” ngày hôm nay thành phần không thể thiếu được là hai đội thi:
- Đội số 1: Đội hoa đỏ.
- Đội số 2: Đội hoa hoa xanh
- Cùng với cô là cô Nhung sẽ là người đồng hành trong suốt hội thi ngày hôm nay.
- Hội thi hôm nay gồm có 3 phần: Phần thứ nhất là: “Giao lưu” qua (màn đồng diễn thể dục với bài Vũ điệu rửa tay); Phần thi thứ 2 là: “Bé thể hiện tài năng” (Ném xa bằng 1 tay); Phần thi thứ 3 là:"Bé là vận động viên" với trò chơi: (Lấy bóng vào rổ).
* Hoạt động 2: Bài mới
1.Khởiđộng:
- Để bước vào hội thi với tinh thần phấn chấn và sức khỏe tốt nhất cả hai đội hãy cùng khởi động cho cơ thể nóng lên nào, xin mời 2 đội.
(Cô bật nhạc và dùng hiệu lệnh xắc xô cho trẻ đi vòng tròn kết hợp các kiểu đi khác nhau: đi thường -> đi bằng mũi bàn chân -> đi thường -> đi bằng gót chân -> đi thường -> đi bằng mé bàn chân -> đi thường ->chạy chậm -> chạy nhanh, chạy chậm -> đi thường).
- Cô dùng hiệu lệnh cho trẻ vềđội hình 3 hàng dọc. (Hô cho trẻ chuyển thành 3 hàng ngang tập BTPTC)
- Bây giờ 2 đội đã sẵn sàng bước vào cuộc thi chưa?
2. Trọng động:
2.1. Bài tập phát triển chung
* Phần thi thứ 1: Đồng diễn
- Mời hai đội tham gia phần thi đầu tiên là phần thi đồng diễn thể dục kết hợp với bài “Vũ điệu rửa tay”. (Cô tập cùng với trẻ)
- Vừa rồi hai đội thi đã trình diễn màn đồng diễn rất đều và đẹp. Ban tổ chức tặng cho hai đội một tràng pháo tay. Để bước vào phần thi thứ 2 hai đội chú ý...(Cho trẻ chuyển đội hình, đứng 2 hàng quay mặt vào nhau cách nhau khoảng 4m).
2.2. Vận động cơ bản.
* Phần thi thứ 2: Bé thể hiện tài năng.
- Tiếp theo xin mời 2 đội hoa đỏ và hoa xanh đến với phần thi "Bé thể hiện tài năng” qua bài tập “Ném xa bằng 1 tay”.
- Để làm tốt phần thi này 2 đội quan sát cô làm mẫu nhé.
+ Cô làm mẫu toàn bộ vận động không giải thích.
+ Cô làm mẫu lần 2 phân tích động tác: Cô đi từ đầu hàng đến trước vạch và cúi xuống nhặt túi cát. Khi có hiệu lệnh “Chuẩn bị”, cô đứng chân trước chân sau, tay cô cầm túi cát cùng phía với chân sau. Khi có hiệu lệnh “Ném”, cô đưa túi cát từ trước ra sau, lên cao rồi ném mạnh túi cát đi xa về phía trước ở điểm tay đưa cao nhất. Ném xong cô đi về cuối hàng đứng.
- Bạn nào xung phong lên thể hiện tài năng đầu tiên? (Cô mời hai bạn lên tập cho cả lớp cùng xem. Cô nhận xét, động viên trẻ)
+ 2 bạn vừa làm gì? Để ném xa được túi cát chúng mình phải chú ý điều gì? (Cô nhắc lại cho cả lớp nghe).
* Trẻ thực hiện:
- Lần 1: Cô cho lần lượt 2 trẻ ở từng đội lên tập (Cô động viên khuyến khích và sửa sai kịp thời cho trẻ)
+ Các bạn vừa thực hiện bài tập gì?
+ Khi ném phải chú ý điều gì?
- Lần 2: Trẻ tập (cô quan sát và sửa sai nếu có)
- Lần 3: (Nhạc bài “Bé vui khỏe” Cho trẻ thi đua: từng trẻ của 2 đội ném xa sau đó chạy lên lấy lá cờ cắm vào đội mình (Cô chú ý động viên, khuyến khích trẻ. Kiểm tra số cờ của 2 đội).
2.3. Trò chơi vận động: Bé là vận động viên.(Nhạc bài “Bé vui khỏe)
- Hai đội hoa đỏ và hoa xanh đã trải qua 2 phần thi rất hào hứng và sôi nổi. Bây giờ chúng ta hãy cùng bước tiếp vào phần thi thứ 3 đó là phần thi “Bé là vận động viên” qua trò chơi. "Lấy bóng vào rổ". Ở phần thi này các bạn sẽ thi lấy bóng chạy lên cho vào rổ của mình, đội nào lấy được nhiều bóng thì đội đó giành chiến thắng, bây giờ các bạn hãy lắng nghe cô phổ biến cách chơi và luật chơi nhé.
- Cô nêu cách chơi: 2 đội chú ý, khi có hiệu lệnh “chạy ”, bạn đứng đầu hàng sẽ lấy bóng và chạy nhanh lên ở phía trên bỏ vào rổ của đội mình, sau đó chạy về đập vào tay bạn và về cuối hàng đứng,cứ như vậy cho đến hết bài hát đội nào lấy được nhiều bóng đội đó sẽ chiến thắng.
- Luật chơi: Không làm rơi bóng, không ôm bóng.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi, cô bao quát trẻ và kiểm tra kết quả chơi.
3. Hồi tĩnh:
- Cô xin chúc mừng cả 2 đội hoa đỏ và hoa xanh đã hoàn thành 3 phần thi của mình. (cô tuyên bố cả hai đội đều thắng vỗ tay) bật nhạc cho trẻ đi nhẹ nhàng theo nhạc bài hát: “Bé khỏe bé ngoan".
- Cho trẻ đi nhẹ nhàng 2 vòng theo nhạc bài hát "Bé khỏe bé nhanh". Sau đó cho trẻ nhận quà.
* Hoạt động 3: Kết thúc:
- Tặng quà cho 2 đội.
I. Chuẩn bị: Tâm thế cô và trẻ,1 số đồ chơi cho trẻ.
II. Tiến hành:
- Ổn định tổ chức:
- Giới thiệu giờ quan sát.
- Cho trẻ đi dạo xung quanh trường đi đến khu vui chơi vận động thì dừng lại. Hôm nay cô sẽ cho lớp mình vẽ tự do trên sân. Các con xem côn đã chuẩn bị gì cho các con đây nào?
À! Đúng rồi cô đã chuẩn bị sẵn những que tre để cho các con vẽ đấy. Bây giờ các con hãy lấy que về và vẽ những hình mà các con thích đi nào.
- Giáo dục trẻ biết giữ gin vệ sinh sạch sẽ gọn gàng.
* Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài sân, chong chóng, búp bê. Cô quản lý trẻ.
* Chuẩn bị: 1 số đồ chơi cho trẻ
*Tiến hành: 
- Ổn định lớp.
- Cô hướng dẫn trẻ cách gấp chiếu, xếp chăn gối gọn gàng.
- Cho trẻ chơi theo ý thích của mình.
- Cô quản lý trẻ.
* Đánh giá hàng ngày: ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ 3
14/12/2021
PTNT (Toán)
So sánh chiều cao của 2 đối tượng.
Hoạt động ngoài trời
- Quan sát tranh đồ dùng trong quân đội.
- TC: Trốn mưa.
- Chơi tự do: Trẻ chơi với bóng, búp bê,
Hoạt động chiều
Làm xúc xích trang trí lớp học
- Trẻ biết so sánh nhận xét về sự khác nhau về chiều cao 2 đối tượng.
- Nhận biết sự khác nhau về kích thước: cao hơn – thấp hơn. Biết so sánh số lượng và dùng các từ “cao hơn”, “thấp hơn”
- Phát triển khả năng tư duy, quan sát.
- Trẻ biết so sánh nhận ra vật có chiều cao khác nhau.
- Trẻ có ý thức khi tham gia hoạt động, trẻ tích cực hoạt động dưới sự hướng dẫn của cô.
- Biết nghe và làm theo hiệu lệnh cảu cô giáo.
- Trẻ biết giữ trật tự khi ra quan sát.
- Trẻ biết quan sát và nêu nhận xét tranh về đồ dùng trong quân đội.
- Biết yêu quý chú bộ đội.
- Hiểu luật chơi, cách chơi của các trò chơi.
- Hứng thú tham gia vào các hoạt động.
- Trẻ biết dán các hình tròn làm dây xúc xích trang trí lớp.
1 Chuẩn bị:
- Một quả bóng bay treo trên cao.
- Mỗi trẻ có 2 cây khác nhau, cây màu xanh thấp hơn, cây màu đỏ cao hơn.
- Đồ dùng của cô giống như của trẻ kích thước hợp lý.
2 Tiến hành:
* Chơi với quả bóng:
- Cho cả lớp nhảy lên đập vào quả bóng bay (treo trên cao) không trẻ nào chạm tay được tới bóng, cô nói: “Các con nhìn xem cô có chạm được bóng không nhé!”. Cô đập tay vào quả bóng.
- Vì sao cô đập tay vào quả bóng được còn các con thì không đập được? (vì cô cao hơn, cháu thấp hơn)
- Cô nhấn mạnh: Cô cao hơn, cháu thấp hơn.
* So sánh cây cao hơn:
- Cô phát cho mỗi trẻ 2 cây (đã chuẩn bị)
- Cho trẻ đặt 2 cây cạnh nhau rồi nhận xét xem cây nào cao hơn, cây nào thấp hơn.
- Hỏi từng trẻ cho trẻ nhận xét và dạy trẻ diễn đạt câu đủ ý.
* Trò chơi: “Thi ai nhanh”
- Cô nói cao hơn hoặc thấp hơn, theo hiệu lệnh đó, trẻ nhanh tay giơ cây “cao hơn” hoặc “thấp hơn”. Đồng thời cùng nói “cao hơn” hoặc “thấp hơn”.
- Tổ chức cho trẻ chơi 3 – 4 lần.
* Trò chơi: Kết bạn.
- Cô phổ biến cách chơi: Trẻ vừa đi vừa hát, khi cô nói “kết bạn” thì mỗi trẻ sẽ tìm một bạn cao hơn hoặc thấp hơn mình để kết thành một đôi.
- Cho trẻ chơi 3 – 4 lần.
* Kết thúc:
- Củng cố nội dung bài học , cho trẻ mang đồ chơi xếp gọn gang vào góc.
- Cô giáo dục trẻ.
1. Chuẩn bị: Tranh ảnh về đồ dùng trong quân đội, bóng, búp bê và 1 số đồ chơi ngoài sân cho trẻ chơi.
2. Tiến hành:
- Ổn định tổ chức: Nhắc trẻ khi ra quan sát ngoài trời biết giữ trật tự không chen lấn, xô đẩy nhau...
* HĐCCĐ: Quan sát tranh đồ dùng trong quân đội.
- Tổ chức cho cháu hát bài: Em thích làm chú bộ đội.
- Trò chuyện với trẻ về chú bộ đội, trang phục, đồ dùng của chú bộ đội.
- Tổ chức cho trẻ quan sát tranh, nêu nhận xét về tranh.
+ Chú bộ đội làm nhiệm vụ gì?
+ Để tỏ lòng biết ơn chú bộ đội chúng ta cần phải làm gì?
- Giáo dục trẻ yêu quý và kính trọng chú bộ đội.
* Trò chơi vận động: Trốn mưa.
- Cô tổ chức hướng dẫn trẻ chơi 2 -3 lần
* Chơi tự do: Trẻ chơi với bóng, búp bê, đồ chơi ngoài sân cô quản lý trẻ chơi.
1. Chuẩn bị: Các hình tròn bằng giấy màu cắt sẵn, keo dán.
2. Tiến hành: 
- Ổn định tổ chức.
- Giới thiệu hoạt động: Làm xúc xích trang trí lớp học
- Cô hướng dẫn trẻ cách dán các hình tròn màu làm dây xúc xích trang trí lớp.
- Trẻ thực hiện cô theo dõi hướng dẫn trẻ làm
- Động viên trẻ làm được nhiều dây xúc xích đẹp để trang trí lớp 
* Chơi tự do: Cô quản lý trẻ chơi
* Đánh giá hàng ngày
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ 4
15/12/2021
KPXH
Trò chuyện về ngày 22/12
Hoạt động ngoài trời
- Hát cho trẻ nghe bài: Màu áo chú bộ đội.
- TC: Kéo co.
- Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài sân
Hoạt động chiều
Làm tập tranh về chú bộ đội. 
- Trẻ biết ngày 22/12 là ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam.
- Biết công việc của chú bộ đội là bảo vệ Tổ quốc, trang phục của chú bộ đội.
- Rèn kỹ năng quan sát, nêu nhận xét về nghề bộ đội, trang phục, công việc của chú bộ đội.
- Biết nhận xét về đồ dùng của chú bộ đội.
- Giáo dục trẻ biết yêu quý chú bộ đội.
- Ngoan ngoãn, lễ phép.
- Trẻ biết tên bài nghe hát, tên tác giả.
- Trẻ biết giữ trật tự khi ra sân chơi.
- Hứng thú tham gia vào các hoạt động.
- Trẻ biết sử dụng keo, kéo, hồ dán, giấy màu để làm tranh về chú bộ đội.
- Trẻ đặt tên cho tranh của mình.
I. Chuẩn bị:
- Tranh chú bộ đội, tranh vẽ trang phục chú bộ đội.
- Tranh vẽ một số đồ dùng của chú bộ đội.
- Sáp màu.
II. Cách tiến hành:
* Trò chuyện, giới thiệu:
- Tổ chức cho trẻ hát bài: Chú bộ đội đi xa.
- Bài hát nói đến ai? Chú bộ đội làm nhiệm vụ gì?
- Để biết chú bộ đội làm gì, trang phục, đồ dùng của chú là gì? Hôm nay cô cháu mình cùng nhau tìm hiểu nhé!
* Quan sát, đàm thoại:
- Tổ chức cho cháu đọc bài thơ: Chú bộ đội hành quân trong mưa.
- Chú bộ đội đi đâu?
- Công việc của chú bộ đội là gì?
- Trang phục của chú bộ đội như thế nào?
- Tại sao chú bộ đội lại phải mặc trang phục màu xanh?
- Đồ dùng, dụng cụ của chú bộ đội là gì?
- Tổ chức cho trẻ quan sát tranh nêu nhận xét về tranh.
* Trò chuyện về ngày 22/12:
- Tổ chức cho trẻ hát bài: Cháu thương chú bộ đội.
- Trò chuyện để trẻ biết ý nghĩa của ngày 22/12.
- Giáo dục trẻ biết yêu quý chú bộ đội.
* Tô màu tranh trang phục chú bộ đội.
- Cô gợi ý trang phục của chú bộ đội.
- Tổ chức cho trẻ tô màu trang phục chú bộ đội .
- Cho cả lớp hát bài: Làm chú bộ đội và đi ra ngoài.
* Kết thúc:
1. Chuẩn bị : Tâm thế của cô và trẻ, dây để kéo co, bóng, cờ và một số đồ chơi cho trẻ chơi.
2. Tiến hành:
- Ổn định tổ chức
* HĐCCĐ: Hát cho trẻ nghe bài màu áo chú bộ đội.
+ Cô dẫn trẻ đi dạo 1 vòng quanh sân sau đó ngồi thành vòng tròn, hát cho trẻ nghe bài: Màu áo chú bộ đội.
+ Đàm thoại với trẻ về bài hát.
+ Cô vừa hát bài hát có tên là gì?
+ Do ai sáng tác?
- Cô hát lại thêm vài lần và cho trẻ hưởng ứng bài hát cùng cô.
* Trò chơi vận động: Kéo co.
- Cô tổ chức hướng dẫn trẻ chơi 2 – 3 lần
* Chơi tự do: Cho trẻ chơi với đồ chơi ngoài sân cô quản lý trẻ
1. Chuẩn bị: Keo, kéo, giấy màu,giấy A4 cho trẻ
2.Tiến hành:
- Ổn định tổ chức: 
- Cho trẻ hát bài “Màu áo chú bộ đội’’
- Hôm nay cô cùng các con làm tập tranh về chú bộ đội nhé.
- Cho trẻ dùng giấy màu xé dán những gì trẻ biết về chú bộ đội.
Cô theo dõi hướng dẫn trẻ thực hiện được sản phẩm của mình, gợi ý trẻ đặt tên cho bức tranh của mình.
* Cho trẻ chơi tự do: Cô quản lý trẻ
* Đánh giá hàng ngày
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ 5
16/12/2021
PTNN
(Thơ)
Chú giải phóng quân
Hoạt động ngoài trời
 - Đọc đồng dao: Vuốt hột nổ.
 - TC: Bịt mắt bắt dê.
 - Chơi tự do:
Trẻ chơi với đồ chơi có sẵn.
Hoạt động chiều
Đọc chuyện cho trẻ nghe
Chuyện: Đôi bạn tốt
- Trẻ thuộc bài thơ, hiểu nội dung bài thơ, biết tên bài thơ, tên tác giả.
- Biết đọc diễn cảm và trả lời các câu hỏi của cô.
- Biết yêu thương và kính trọng các chú bộ đội.
- Trẻ hiểu nội dung bài đồng dao.
- Trẻ đọc thuộc bài đồng dao.
- Trẻ biết tên chuyện, tên tác giả, hiểu nội dung câu chuyện,
Chú ý nghe cô đọc chuyện
I. Chuẩn bị
Tranh thơ chữ to bài: Chú giải giải phóng quân.
II. tiến hành: 
* Ổn định tổ chức, gây hứng thú
- Cô cùng trẻ hát bài: Cháu thương chú bộ đội.
- Trò chuyện về bài hát, về công việc của chú bộ đội.
* Dạy trẻ đọc thơ:
- Cô giới thiệu tên bài thơ: Chú giải phóng quân.
- Đọc diễn cảm cho trẻ nghe bài thơ sau đó tóm tắt nội dung.
- Cô cùng cả lớp đọc lại 2 – 3 lần.
- Cho trẻ thực hiện theo các hình thức tổ, nhóm, cá nhân, cô kết hợp sửa sai cho trẻ.
- Cô cùng cả lớp đọc bài thơ: Chú giải phóng quân.
Đàm thoại: Bài thơ có tên là gì? Bài thơ nói về ai? Các chú bộ đội đi đâu?
- Cô đưa tranh thơ ra giới thiệu.
- Cô đọc chỉ theo tranh cho trẻ.
- Mời từng trẻ lên đọc diễn cảm.
- Cả lớp đọc lại bài thơ.
- Giáo dục trẻ biết yêu thương, kính trọng các chú bộ đội.
- Cho trẻ vận động bài: Làm chú bộ đội.
* Kết thúc: Nhận xét, tuyên dương trẻ. 
I. Chuẩn bị: Tâm thế cô và trẻ, khăn bịt mắt.
II. Tiến hành: 
* HĐCCĐ: Đọc đồng dao: Vuốt hột nổ.
- Tổ chức cho trẻ hát bài: Làm chú bộ đội.
- Trò chuyện với trẻ về chú bộ đội.
- Cô đọc bài đồng dao cho trẻ nghe.
- Giảng giải nội dung.
- Dạy trẻ đọc bài đồng dao.
- Tổ chức cho trẻ đọc bài đồng dao.
* Trò chơi: Bịt mắt bắt dê.
- Cô tổ chúc hướng dẫn trẻ chơi 2- 3 lần
* Chơi tự do: Trẻ chơi với đồ chơi có sẵn trong sân cô quản lý trẻ.
1. Chuẩn bị: Câu chuyện “Đôi bạn tốt”, cô đọc chuyện diễn cảm.
2.Tiến hành:
Ổn định tổ chức.
- Cô giới thiệu tên chuyện, tên tác giả.
- Cô đọc cho trẻ nghe 3 lần.
- Nói rỏ nội dung câu chuyện cho trẻ biết
- Cô đọc cho trẻ nghe lại 1 lần.
- Giáo dục trẻ qua câu chuyện biết yêu mến bạn bè, đoàn kêt, nhường nhịn nhau trong khi chơi.
Chơi tự do:
- Cô bao quát trẻ chơi.
* Đánh giá hàng ngày
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_mam_non_nha_choi_tuan_14_chu_de_chau_yeu_chu_bo_doi.doc
Giáo Án Liên Quan