Giáo án Mầm non lớp chồi - Tuần 26 - Chủ đề: "dinh dưỡng"

I. Mục đích, yêu cầu:

 - Nhằm giúp trẻ củng cố lại các kiến thức đã học trong chủ đề "Dinh dưỡng"

 - Thông qua hoạt động vui chơi ở góc, trẻ biết vận dụng những kiến thức học được vào hoạt động chơi. Thể hiện được vai chơi, biết liên kết các nhóm chơi với nhau. Biết tạo mô hình chơi.

 - Giáo dục trẻ biết đoàn kết với nhau trong khi chơi.

II. Chuẩn bị:

 - Các loại đồ dùng, đồ chơi, tranh ảnh về dinh dưỡng: Các loại rau, củ, quả, các món ăn

III. Hướng dẫn:

 - Thầy hướng dẫn, gợi ý hướng trẻ vào hoạt động theo các góc với nội dung cụ thể sau:

 

doc13 trang | Chia sẻ: thuyhoa.qn | Lượt xem: 12649 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non lớp chồi - Tuần 26 - Chủ đề: "dinh dưỡng", để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 26.
Chủ đề: "Dinh dưỡng "
 ----o0o---
	Kế hoạch hoạt động góc
I. Mục đích, yêu cầu:
	- Nhằm giúp trẻ củng cố lại các kiến thức đã học trong chủ đề "Dinh dưỡng"
	- Thông qua hoạt động vui chơi ở góc, trẻ biết vận dụng những kiến thức học được vào hoạt động chơi. Thể hiện được vai chơi, biết liên kết các nhóm chơi với nhau. Biết tạo mô hình chơi.
	- Giáo dục trẻ biết đoàn kết với nhau trong khi chơi.
II. Chuẩn bị:
	- Các loại đồ dùng, đồ chơi, tranh ảnh về dinh dưỡng: Các loại rau, củ, quả, các món ăn
III. Hướng dẫn:
 	- Thầy hướng dẫn, gợi ý hướng trẻ vào hoạt động theo các góc với nội dung cụ thể sau:
1. Góc: Âm nhạc:
	- Trẻ biểu diễn hát múa các bài hát trong chủ đề " Dinh dưỡng".
2. Góc: Tạo hình:
	-Vẽ, cắt, dán, tô màu các các loại rau, quả,..dùng để nấu ăn.
3. Góc: Thiên nhiên: Trồng và chăm sóc một số loại rau quả.
4. Góc Đóng vai: 
	- Chơi trò chơi nấu ăn: Đi chợ mua thực phẩm, tập nấu ăn/.
Ngày dạy: Thứ hai ngày 09 tháng 3 năm 2009.
Môn dạy: Trò chơi.
Bài dạy: 
Thi hái quả
I. Mục đích, yêu cầu:
	- Nhằm giúp trẻ nhận biết, hiểu ích lợi và cách ăn các loại quả.
	- Trẻ chơi trò chơi đúng cách chơi, luật chơi biết phối hợp với nhau trong toàn đội trong suốt quá trình chơi
	- Giáo dục trẻ ý thức biết chăm sóc và bảo vệ các loại cây ăn quả.
II. Chuẩn bị:
- Sân bãi bằng phẳng, sạch sẽ.
- Lô tô các loại qủa.
III. Hướng dẫn:
	- Thầy giới thiệu tên trò chơi: " Thi hái quả".
	- Thầy hướng dẫn luật chơi, cách chơi.
* Luật chơi:
 	- Trẻ hái quả theo yêu cầu của thầy.
* Cách chơi:
	- Thầy bày tranh lô tô vẽ các loại quả lên bàn hoặc bày các loại quả nhựa ở giữa vòng tròn, 3 - 4 trẻ cầm giỏ nhựa vừa đi xung qanh vừa hát. Khi thầy nói hái quả gì, trẻ nhặt nhanh tranh vẽ quả đó bỏ vào giỏ của mình.
 Ví dụ: Thầy nói" hái bưởi", trẻ nhặt nhanh tranh vẽ quả bưởi bỏ vào giỏ. Hoặc thầy nói quả ăn bỏ vỏ, bỏ hạt ", trẻ nhặt nhanh tranh vẽ quả bưởi, quả na, quả đu đủ.. vào giỏ, hay thầy nói " quả giàu Vitamim A, ăn vào giúp da dẻ mịn màng , sáng mắt", trẻ nhặt nhanh tranh vẽ quả gấc, cà chua, bí đỏ
	Ai hái được nhiều quả nhất là thắng cuộc.
Lưu ý: Số quả của mỗi đội bằng số cháu tham gia chơi.
	- 1 trẻ khá nhắc lại luật chơi, cách chơi. 
* Trẻ chơi trò chơi.
	- Thầy khuyến khích động viên trẻ chơi. Trẻ chơi 3 - 5 lượt.
	- Kết thúc, thầy nhận xét chơi./.
Môn dạy: MTXQ.
Bài dạy:
Tham quan bếp ăn
Nội dung tích hợp: Âm nhạc + Văn học.
I. Mục đích, yêu cầu:
	- Nhằm giúp trẻ biết được một số thực phẩm thông thường, quy trình chế biến các món ăn đơn giản.
	- Trẻ biết giá trị dinh dưỡng của một số thực phẩm thông thường, biết mối quan hệ giữa dinh dưỡng và sức khoẻ
	- Giáo dục trẻ ý thức biết ăn uống đủ chất để có cơ thể khoẻ mạnh
II. Chuẩn bị:
	 - Địa điểm: Bếp ăn nhà trường.
 - Xắp xếp đồ dùng nấu ăn đúng khoa học, chuẩn bị một số loại thực phẩm để chế biến các món ăn.
- Lô tô đồ dùng đẻ ăn cho trẻ chơi trò chơi.
III. Hướng dẫn:
Phương pháp của thầy
Hoạt động của trẻ
* ổn định tổ chức:
 - Trẻ hát bài hát: Quả- Xanh Xanh.
 * Trò chuyện:
 - Các con vừa hát bài hát gì ? 
 - Để có cơ thể khoẻ mạnh các con phải ăn uống như thế nào ?
* Giới thiệu bài:..Tham quan bếp ăn . 
1. Quan sát, đàm thoại:
 - Thầy cho trẻ quan bếp ăn. Thầy vừa giới thiệu vừa đàm thoại với trẻ.
 - Thầy cho trẻ tham quan từ phần chuẩn bị thực phẩm để nấu ăn:
 + Đây là những loại thức ăn và các loại rau gì ?
 + Để nấu được các loại thực phẩm và rau này, bước đầu tiên chúng ta phải làm gì ?
 + Tiếp theo ta phải sơ chế thịt như thế nào ? Dùng những loại dụng cụ gì để sơ chế ?
 + Rau ta sơ chế như thế nào cho ngon ?
 - Thầy tiếp tục cho trẻ tham quan công đoạn chế biến. Trẻ quan sát cô cấp dưỡng chế biến từng món ăn theo thực đơn: Thịt băm sốt cà chua; Rau cần thái nhỏ nấu canh
 + Trong bếp có những loại đồ dùng gì ?
 - Thầy giới thiệu quy trình chế biến: Thịt lợn băm nhỏ uớp gia vị( súp, nước mắm, tiêu, mì chính) sau đó bắc chảo cho mỡ nóng lấy thịt băm vào chảo rang vàng. Tiếp sau đó làm nước sốt cà chua: Cà chua thái ngang, mỏng, đun nhừ, dầm nát cà chua, cho lượng nước vừa đủ -> đổ lẫn vào với thịt băm, nêm gia vị vừa đủ
 - Với món khác thầy giới thiệu theo trình tự trên.
 + Các con vừa được quan sát cô cấp dưỡng nấu những món ăn gì ?
 - Các món ăn này con thích ăn không ?
 + Giáo dục: Hàng ngày các con nên ăn hết xuất ăn, ăn nhiều loại thức ăn để cung cấp cho cơ thể đủ chất dinh dưỡng thì các con mới khoẻ mạnh được
 * Mở rộng:
 + Ngoài những đồ dùng và các món ăn đã được quan sát cô cấp dưỡng nấu các con còn biết những món ăn nào nữa không ? Con hãy giới thiệu cho cả lớp cùng biết được không ?
 * Củng cố:
 - Củng cố: Thầy nhắc lại tên bài dạy.
 * Trò chơi:"Người đầu bếp giỏi".
 - Thầy giới thiệu tên trò chơi hướng dẫn cách chơi
 + Cách chơi: (SGK/23) 
 - Trẻ khá nhắc lại cách chơi.
 - Trẻ chơi trò chơi.
 - Thầy khuyến khích, động viên trẻ chơi hứng thú, tự giác.
 - Thầy nhận xét chơi
.* Hoạt động góc:
 + Góc: Âm nhạc: Hát, múa các bài hát về chủ đề "Dinh dưỡng".
 + Góc: Vui chơi: Chơi trò chơi nấu ăn" ./.
 - Trẻ hát.
 - Trẻ trò chuyện cùng thầy.
 - Trẻ lắng nghe.
 - Trẻ quan sát - trả lời câu hỏi của thầy.
 - Trẻ trả lời.
 - Trẻ lắng nghe.
 - Trẻ nói về một số món ăn mà trẻ biết.
 - Trẻ lắng nghe.
 - Trẻ lắng nghe thầy giới thiệu.
 - Trẻ khá nhắc lại cách chơi.
 - Trẻ chơi trò chơi.
 - Trẻ lắng nghe
 - Trẻ hoạt động theo góc./.
	 Ngày dạy: Thứ ba ngày 10 tháng 3 năm 2009
Môn dạy: Tạo hình.
Bài dạy:
Nặn quả chuối
(Mẫu)
Nội dung tích hợp: Văn học + MTXQ.
I. Mục đích, yêu cầu:
	- Nhằm giúp trẻ nắm được kỹ năng nặn quả chuối. Rèn sự khéo léo của đôi tay. 
	- Trẻ nặn đúng kỹ năng ( nhào đất cho mềm, lăn dọc , uốn cong), hoàn thiện được sản phẩm.
	- Giáo dục trẻ biết ăn uống đủ chất cho cơ thể khoẻ mạnh.
II. Chuẩn bị:
	- Mẫu năn: 1-2 mẫu.
	- Đất nặn, bảng nặn, giẻ lau tay cho trẻ
III. Hướng dẫn:
Phương pháp của thầy
Hoạt động của trẻ
* ổn định tổ chức.
 - Trẻ hát bài Quả - Xanh Xanh.
* Trò chuyện:
 - Các con vừa hát bài hát gì ?
 - Bài hát nhắc đến những loại quả gì ?
* Giới thiệu bài:Nặn quả chuối - Theo mẫu.
 1. Quan sát, đàm thoại mẫu:
 - Thầy đưa ra mẫu 1 và đàm thoại:
 + Đây là mẫu nặn quả gì đây ?
 + Quả chuối màu gì ?
 + Quả chuối có mấy phần ?
 + Phần cuống màu gì ? Nặn như thế nào ?
 + Phần quả dạng hình gì ? Nặn như thế nào ? Lăn dọc hay xoay tròn ?
 + Nặn xong quả chuối xong phải làm như thế nào để giống hình dáng quả chuối ? 
 - Thầy tiếp tục đưa ra mẫu 2 và đàm thoại theo trình tự trên.
2. Thầy làm mẫu:
 - Thầy vừa làm vừa phân tích.
 Trước tiên các con phải nhào đất cho mềm và chia đất sao cho phù hợp, sau đó đặt lên bảng nặn dùng tay phải lăn dọc cho nhẵn- tròn, cuối cùng bẻ cong. Tiếp theo lấy đất màu đen (nâu) nặn cuống, núm quả chuối bằng cách xoay tròn- bóp bẹt phần đầu và gắn vào vị trí cuống, núm quả chuối.
 - 1 trẻ khá, giỏi nhắc lại quy trình nặn quả chuối.
3.Trẻ thực hiện:
 - Thầy đi đến từng trẻ, giúp những trẻ chưa thực hiện được, khuyến khích, động viên trẻ thi đua nặn đẹp.
4. Nhận xét sản phẩm:
 - Thầy trưng bày sản phẩm của trẻ lên giá.
 - Gọi trẻ nhận xét.
 + Con thích bài của bạn nào ? 
 + Bài của bạn nặn có đẹp không ? Vì sao?
 + Bạn nặn có giống như mẫu của thầy không ? 
 + Theo con nặn như thế nào là đẹp hơn nữa ? 
 - Thầy nhận xét chung.
* Củng cố - Giáo dục:
 - Củng cố: Thầy cho trẻ quan sát 1 - 2 bài đẹp nhất.
 - Giáo dục trẻ biết quý trọng sản phẩm làm ra, thích ăn các loại quả để cơ thể có đủ chất
* Hoạt động góc:
 + Góc Âm nhạc: Hát các bài hát trong chủ đề.
 + Góc Tạo hình: Vẽ tô màu các loại rau quả./.
 - Trẻ hát.
 - Trẻ trò chuyện cùng thầy.
 - Trẻ lắng nghe.
 -Trẻ quan sát mẫu- trả lời câu hỏi.
 - Trẻ quan sát thầy làm mẫu.
 - Trẻ khá nhắc lại cách dán.
 - Trẻ thực hiện.
 - Trẻ nhận xét.
 - Trẻ lắng nghe.
 - Trẻ thưởng thức tranh.
 - Trẻ lắng nghe.
 - Trẻ hoạt động theo góc./.
 Ngày dạy: Thứ tư ngày 11 tháng 3 năm 2009.
Môn dạy: Văn học.
Bài dạy:
Thơ: Rửa tay
Nội dung tích hợp: Âm nhạc+ MTXQ.
I. Mục đích, yêu cầu:
 	- Nhằm giúp trẻ đọc đúng nhịp điệu của thơ, cảm nhận được nội dung bài thơ Rửa tay.
 	- Trẻ hiểu nội dung bài thơ, thuộc thơ, nhớ tên bài thơ, tên tác giả.
 	- Giáo dục trẻ ý thức vệ sinh thân thể để có cơ thể khẻo mạnh.
II. Chuẩn bị:
	- Tranh thơ chữ to.
	- Thầy thuộc bài thơ.
III. Hướng dẫn:
Phương pháp của thầy
Hoạt động của trẻ
* ổn định tổ chức:
 - Thầy đố trẻ về cái thìa:
 " Tôi thường làm bạn
 .
 Dễ hơn cầm đũa"
* Trò chuyện:
 - Thầy đố ác con biết đó là cái gì ?
 - Thìa là đồ dùng để làm gì ?
* Giới thiệu bài:...Rửa tay - Phạm Mai Chi - Hoàng Dân sưu tầm/ 169.
 - Thầy đọc lần 1 ( Không tranh) 
 * Giảng nội dung:
 Bài thơ muốn nhắc nhở các con phải luôn vệ sinh đôi tay sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh. Nếu không sẽ bị nhiễm bệnh tật.
 + Em bé đã rửa tay như thế nào ?
 - Thầy đọc lần 2 + tranh thơ chữ to.
 ( Thầy giới thiệu cách đọc)
 * Giảng nội dung trích dẫn + Từ khó:
 - Thầy bài thơ:
 " Miếng xà phòng nho nhỏ
 Cùng giơ tay vỗ vỗ "
 => Bé đã rửa tay bằng xà phòng và nước máy rồi đực lau sạch bằng khăn sạch.
 'trong vắt": ý nói nước rất trong.
 "thơm phức": Rất thơm.
 * Trẻ đọc thơ:
 - Trẻ đọc đồng thanh cùng thầy 2 lần. Thầy chỉ chữ 1 lần.
 - Trẻ đọc thơ theo tổ- nhóm- cá nhân. Thầy sửa sai, khuyến khích động viên trẻ đọc thơ hay.
 *. Đàm thoại:
 + Các con vừa học bài thơ gì ? Của nhà thơ nào ?
 + Bài thơ muốn nhắc nhở các con điều gì?
 + Bé đã rửa tay bằng nước gì ?
 + Tay luôn sạch có ích lợi gì cho sức khoẻ ?
 + Các con đã thực hiện được như vậy chưa ?
 * Củng cố:
 - 1 trẻ đọc thơ tặng cả lớp.
 - Giáo dục trẻ biết giữ vệ sinh cá nhân.
 * Hoạt động góc:
 + Góc: Âm nhạc: Hát các bài hát trong chủ đề.
 + Góc Đóng vai: Đóng vai cô cấp dưỡng ./.
 - Trẻ nghe thầy đố.
 - Trẻ trò chuyện cùng thầy.
 - Trẻ lắng nghe.
 - Trẻ lắng nghe.
 - Trẻ trả lời.
 - Trẻ lắng nghe.
 - Trẻ đọc thơ.
 -Trẻ trả lời câu hỏi của thầy
 - 1 trẻ đọc thơ
 - Trẻ lắng nghe.
 - Trẻ hoạt động theo góc./.
Ngày dạy: Thứ năm ngày 12 tháng 3 năm 2009.
Môn dạy: Thể dục.
Bài dạy:
Đi trên ghế thể dục đầu đội túi cát, chuuyền bóng qua đầu.
Nội dung tích hợp: Âm nhạc + MTXQ.
I. Mục đích, yêu cầu.
	- Nhằm giúp trẻ nắm được kỹ năng đi trên ghế thể dục đầu đội túi cát, chuyền bóng qua đầu. Rèn luyện sự khéo léo, động tác chính xác.
	- Trẻ thực hiện đúng kỹ thuật, kỹ năng động tác của bài tập. Tập luyện, chơi trò chơi hứng thú, tự giác.
	- Giáo dục trẻ biết ăn uống đủ chất, tập luyện thể dục thường xuyên để cơ thể khỏe mạnh.
II. Chuẩn bị:
	 - Sân bãi bằng phẳng.
	- 10 túi cát; 2 ghế thể dục.
- Điểm danh, kiểm tra sức khoẻ, trang phục của trẻ.
III. Hướng dẫn:
* ổn định tổ chức:
	 - Thầy đố trẻ về: Hạt thóc
	" Hạt gì nho nhỏ
	 Trong trắng ngoài vàng
	 Xay giã dần sàng
	 Cho vào nồi nấu"
* Trò chuyện:
	+ Thầy đố các con đó là gì ?
	+Thóc -> (gạo) có thể thiếu trong mỗi bữa ăn hàng ngày của chúng ta không? Vì sao ?
1. Khởi động:
	- Thầy cho trẻ giả làm đoàn tàu đi chở gạo theo đội hình vòng tròn, kết hợp các kiểu đi, chạy rồi trở về đội hình hai hàng ngang.
2. Trọng động:
a/ Bài tập phát triển chung:
	-Trẻ tập bài thể dục nhịp điệu với bài: " Hạt gạo làng ta " (2 lần)
b/ Vận động cơ bản:
	- Trẻ đứng thành 2 hàng ngang, quay mặt vào nhau ( cách nhau 3m )
	- Thầy giới thiệu tên bài tập: Đi trên ghế thể dụ đầu đội túi cát, chuyền bóng qua đầu.
	- Thầy tập mẫu.
	+ Lần 1: Làm mẫu - Không phân tích.
	+ Lần 2: Làm mẫu - Phân tích.
	Tư thế chuẩn bị: Tay chống hông, đầu đội túi cát, đứng trước vạch chuẩn. Khi có hiệu lệnh của thầy trẻ bước lên ghế thểdục, đi, mắt nhìn thẳng và giữ thăng bằng sao cho túi cát không rơi, đi qua hết ghế về đứng thành hàng( theo tổ - 2 tổ) cho đến hết. Khi trẻ thực hiện xong nội dung đi trên ghế thể dục đầu đội túi cát xong, thầy lấy bóng cho trẻ đứng đầu mỗi hàng và ra khẩu lệnh cho trẻ chuyền bóng qua đầu từ trẻ thứ nhất cho đến hết.
	+ Lần 3: GV làm mẫu - Không phân tích.
	- 1 trẻ khá nhắc lại kỹ thuật động tác bài tập.
* Trẻ thực hiện:
	- Trẻ tập theo cá nhân, nhóm; đội theo hình thức thi giữa 2 đội. 
	- Thầy quan sát, sửa sai, khuyến khích động viên trẻ tập luyện hứng thú, tự giác, và thi đua lẫn nhau.
* Củng cố - giáo dục:
	- 4 -5 trẻ khá lên thực hiện bài tập cho cả lớp quan sát.
	- Giáo dục: Trẻ thường xuyên tập luyện để cơ thể khoẻ mạnh, vận động khéo léo
 3. Hồi tĩnh:
	- Thầy cho trẻ đi nhẹ nhàng 2 - 3 vòng quanh sân vừa đi vừa hít thở sâu.
* Hoạt động góc:
	+ Góc: Âm nhạc: Trẻ hát các bài hát trong chủ đề.
	+Góc: Đóng vai : Chơi trò chơi nấu ăn ./.
Môn dạy: Toán.
Bài dạy: 
Đếm các loại thực phẩm
Nội dung tích hợp: MTXQ+ văn học.
I. Mục đích, yêu cầu:
	- Nhằm giúp trẻ nắm được kỹ năng đếm đúng với số lượng nhóm thực phẩm.
	- Trẻ đếm chính xác số lượng nhóm thực phẩm.
	- Giáo dục trẻ lòng yêu thích toán học.
II. Chuẩn bị:
- Trưng bày một số nhóm thực phẩm ở xung quanh lớp.
	- Mỗi trẻ 1 bộ lô tô ( số lượng 5): Củ cà rốt, củ xu hào, trứng gà
	- Đồ dùng của thầy như của trẻ, kích thước hợp lý.
III. Hướng dẫn:
Phương pháp của thầy
Hoạt động của trẻ
* ổn định tổ chức:
 - Trẻ hát bài hát:" Hạt gạo làng ta" (1 lần)
* Trò chuyện:
 - Các con vừa hát bài hát gì các con ?
 - Để có được hạt gạo nhờ có công của ai ?
* Giới thiệu bài: Đếm các loại thực phẩm.
1. Phần I: Ôn tập.
 - Thầy cho trẻ đếm các nhóm thực phẩm thầy để ở xung quanh lớp và gắn số tương ứng cho mỗi nhóm 
( 3- 4 trẻ).
 - Thầy cho trẻ đém liệt kê có bao nhiêu loại quả trong bài hát Qua - Xanh Xanh.
 - Thầy nhận xét, chính xác hoá.
2. Phần II. Học đếm các loại thực phẩm.
 - Thầy cho trẻ thực hiện cùng thầy: Gắn 4 lô tô củ cà rốt thành 1 hàng - trẻ đếm " Một - hai - ba - bốn -> tất cả là bốn củ cà rốt" Thầy hỏi: Để có 5 củ cà rốt ta phải thêm mấy củ cà rốt nữa ? -> (Trẻ thêm 1 củ cà rốt để có 5 củ cà rốt và đếm lại)
 - Thầy cho trẻ gắn tiếp hàng thứ 2; 5 củ xu hào rồi đếm nhóm xu hào (5 củ xu hào) -> Gắn số tương ứng.
 -Thầy cho đếm và bứt dần cặp đối tượng - cất dần cho đến hết.
 - Thầy chính xác hoá.
 - Với cặp đối tượng khác thầy hướng dãn trẻ thực hiện theo trình tự trên. 
 3. Phần III: Luyện tập:
 - Thầy cho trẻ chơi trò chơi: " Về đúng nhà" Với số nhà bằng số lượng lô tô mỗi nhóm thực phẩm trên thẻ của trẻ. Thầy cho trẻ đổi thẻ cho nhau và chơi 3-5 lần. Sau mỗi lần đến kiểm tra từng nhóm - khuyến khích động viên trẻ chơi thật hứng thú.
* Củng cố: Trẻ nhắc lại tên bài học.
* Giáo dục: Trẻ lòng yêu thích môn học; biết ăn uống đủ chất cho cơ thể khoẻ mạnh
 * Hoạt động góc.
 + Góc Âm nhạc: Trẻ hát, múa các bài hát trong chủ đề.
 + Góc: Thiên nhiên: Chăm sóc cây ăn quả ./.
 - Trẻ hát.
 - Trẻ trò chuyện cùng thầy.
 - Trẻ lắng nghe.
 - Trẻ làm theo hướng dẫn của thầy.
 - Trẻ làm theo yêu cầu của thầy.
 - Trẻ chơi trò chơi.
 - Trẻ nhắc lại tên bài học.
 - Trẻ lắng nghe.
 - Trẻ hoạt động theo góc./.
Ngày dạy: Thứ sáu ngày 13 tháng 3 năm 2009.
Môn dạy: Âm nhạc.
Bài dạy: Dạy hát + Vỗ tay theo nhịp.
Quả
Nghe hát:"Hạt gạo làng ta"
Trò chơi: Ai nhanh nhất.
Nội dung tích hợp: Văn học+ MTXQ.
I. Mục đích, yêu cầu:
	- Nhằm giúp trẻ hát đúng, cảm nhận được nội dung bài hát "Quả" - Xanh Xanh.
	- Trẻ hát đúng cao độ, trường độ, giai điệu, hát rõ lời, vui tươi. Chú ý nghe, nghe trọn vẹn tác phẩm biết thể hiện cảm xúc khi nghe. Chơi trò chơi thành thạo.
	- Giáo dục trẻ biết chấp nhận thay đổi thực đơn hàng ngày để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể khoẻ mạnh.
II. Chuẩn bị:
	- Tranh minh hoạ, đầu đĩa, tăng âm, loa đài, đàn.
	- Thầy vẽ 3 hoặc 5 vòng tròn cách xa nhau.
	- Thầy thuộc bài hát dạy hát, nghe hát.
III. Hướng dẫn:
Phương pháp của thầy
Hoạt động của trẻ
* ổn định tổ chức:
 - Thầy đố trẻ về quả "mít"
 "Da cóc mà bọc trứng gà
 Bổ ra thơm phức cả nhà muốn ăn"
 * Trò chuyện:
 - Đó là quả gì các con ?
 - Ăn quả có ích lợi gì với cơ thể ? 
* Giới thiệu bài:... Quả - Xanh Xanh.
1. Dạy hát: (15 phút)
 - Thầy hát mẫu lần 1.
 + Giảng nội dung: ( Theo tranh ).
 Bài hát được viết với giai điệu vừa phải, giới thiệu cho các con biết đến những loại quả vừa ngon vừa giàu chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể...
 - Thầy hát mẫu lần 2,3 + điệu bộ.
 + Các con vừa nghe thầy hát bài hát bài hát gì ? Nhạc sĩ nào sáng tác ?
 * Dạy trẻ hát:
 - Trẻ hát theo lớp ( 2 lần).
 - Trẻ hát theo tổ, nhóm, cá nhân.
 - Thầy chú ý lắng nghe sửa sai, khuyến khích động viên trẻ thi đua hát hay.
 * Củng cố:
 - 01 trẻ hát hay nhất lên biểu diễn cho cả lớp cùng thưởng thức.
 * Giáo dục: 
 Các loại quả rất giàu chất dinh dưỡng, các con nên ăn nhiều hoa quả để có đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể và có làn da đẹp...
* Dạy trẻ vận động: Vỗ tay theo nhịp.
 - Thầy làm mẫu lần 1: Không phân tích.
 - Thầy làm mẫu lần 2: Phân tích.
 " Quả gì mà ngon ngon thế ? Xin thưa rằng quả "
 x x x...
	 ( Vỗ tay vào tiếng có dấu x ).
 - Thầy làm mẫu lần 3.
 + Trẻ tập vỗ tay theo nhịp: Lớp - tổ - nhóm - cá nhân.
 - Thầy chú ý quan sát sửa sai cho trẻ, khuyến khích động viên trẻ thi đua tập luyện.
 + Các con vừa học vỗ tay theo nhịp bài hát gì ?
2. Nghe hát: ( 6 phút)
 - Giới thiệu bài: " Hạt gạo làng ta " - Nhạc Trần Viết Bình - Thơ Trần Đăng Khoa/102
 - Thầy hát lần 1.
+ Giới thiệu xuất xứ làn điệu.
 Bài hát được viết với tiết tấu giai điệu hơi nhanh - vui - nhịp nhàng, thể hiện sự khó khăn nhọc nhằn để làm ra hạt gạo. Chúng ta phải biết trân trọng sản phẩm củ chúng ta làm ra...
 + Các con vừa nghe thầy hát bài hát gì?
3. Trò chơi: (4 phút) " Ai nhanh nhất ".
 - Thầy giới thiệu tên trò chơi; hướng dẫn cách chơi 
+ Cách chơi:
 - Gọi 4 - 5 trẻ (hoặc 6 -7 trẻ) lên chơi. Thầy quy định:
 + Khi thầy hát (hoặc đánh trống) nhỏ, chậm, các trẻ đi ngoài vòng tròn.
 + Khi thầy hát (hoặc đánh trống) to, nhanh, các trẻ chạy nhanh vầo vòng tròn (mỗi cháu 1 vòng tròn).
 - Khi trẻ chơi thành thạo thầy sẽ vẽ tăng số vòng tròn và tăng số trẻ chơi.
 - Trẻ nhắc lại cách chơi. 
 - Thầy cùng trẻ khá chơi mẫu 1- 2 lần.
 + Trẻ chơi trò chơi, thầy khuyến khích động viên trẻ chơi hứng thú.
 *Kết thúc: Thầy nhận xét quá trình chơi, giáo dục trẻ: Biết đoàn kết trong khi chơi...
* Hoạt động góc:
 + Góc: Đóng vai: Trẻ đóng vai người đầu bếp.
 + Góc: Sách: Làm sách về các món ăn./.
- Trẻ nghe thầy thầy đố.
- Trẻ trò chuyện cùng thầy.
 - Trẻ lắng nghe.
 - Trẻ lắng nghe.
 - Trẻ trả lời
 - Trẻ học hát.
 - Trẻ lắng nghe.
 -Trẻ lắng nghe.
 - Trẻ quan sát.
 - Trẻ học vận động.
 - Trẻ trả lời.
 - Trẻ lắng nghe.
 - Trẻ trả lời.
 - Trẻ lắng nghe.
 - Trẻ nhắc lại cách chơi.
 - Trẻ chơi trò chơi.
 - Trẻ lắng nghe.
 - Trẻ hoạt động theo góc./.
***********************************************
(Tuần: 26 + 27 Đ/c Hoàng Thị Bích - soạn - giảng)

File đính kèm:

  • docTuan 26.doc
Giáo Án Liên Quan