Giáo án mầm non lớp lá - Âm nhạc: Sắp đến tết rồi

* Đón trẻ:

- Cô hướng dẫn trẻ chào cô, cất đồ dùng cá nhân đúng nơi qui định.

- Cho trẻ chơi tự chọn.

* Trò truyện:

- Trò chuyện, trao đổi với phụ huynh những vấn đề có liên quan đến sức khỏe, vệ sinh thân thể của trẻ.

- Cùng trẻ trò chuyện về ngày Tết cổ truyền.

* Điểm danh:

- Cho trẻ điểm danh theo tổ, tổ trưởng báo cáo lại với cô bạn vắng mặt.

* Thể dục sáng:

a. Khởi động :

- Cho trẻ đi vòng tròn, đi các kiểu chân, chạy chậm, chạy nhanh về 3 hàng ngang tập thể dục đồng diễn của trường.

 b.Trọng động:

Bài tập buổi sáng: “Sắp đến Tết rồi”.

c. Hồi tĩnh:

- Tập động tác hồi tĩnh trên nền nhạc.

 

doc20 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 1195 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Âm nhạc: Sắp đến tết rồi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 KẾ HOẠCH CHĂM SÓC GIÁO DỤC TUẦN II
TT
Hoạt động
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
1
Đón trẻ, trò chuyện
* Đón trẻ: 
- Cô hướng dẫn trẻ chào cô, cất đồ dùng cá nhân đúng nơi qui định.
- Cho trẻ chơi tự chọn.
* Trò truyện: 
- Trò chuyện, trao đổi với phụ huynh những vấn đề có liên quan đến sức khỏe, vệ sinh thân thể của trẻ.
- Cùng trẻ trò chuyện về ngày Tết cổ truyền.
2
Điểm danh,
thể dục sáng.
* Điểm danh:
- Cho trẻ điểm danh theo tổ, tổ trưởng báo cáo lại với cô bạn vắng mặt.
* Thể dục sáng:
a. Khởi động : 
- Cho trẻ đi vòng tròn, đi các kiểu chân, chạy chậm, chạy nhanh về 3 hàng ngang tập thể dục đồng diễn của trường.
 b.Trọng động: 
Bài tập buổi sáng: “Sắp đến Tết rồi”.
c. Hồi tĩnh: 
- Tập động tác hồi tĩnh trên nền nhạc.
3
Hoạt động học
KPKH Món ăn ngày Tết.
TD: Trèo lên xuống 7 gióng thang.
LQCC:
Ôn chữ b d đ.
LQVT: Bé xem ngày trên lốc lịch.
LQVH: Thơ: “Tết đang vào nhà”.Tác giả: Nguyễn Hồng Kiên.
AN: Vận động bài hát: “Chúc Tết”.
4
Hoạt động góc.
- Góc phân vai: Chơi đóng vai: Bán hàng.
- Góc xây dựng: Vườn hoa ngày Tết.
- Góc Học tập: Làm thiệp chúc tết.
- Góc Nghệ thuật: Vẽ và tô màu hoa mùa xuân, làm bánh chưng, bánh tét.
5
Hoạt động ngoài trời.
HĐCCĐ: Quan sát hoa mai, hoa đào. TCVĐ: Ném bóng vào rổ.
Chơi tự do với đồ chơi trên sân trường.
- Dạo chơi quanh trường.
- Dạo chơi quanh trường.
HĐCCĐ: Xem tranh các hoạt động ngày Tết.
TCVĐ: Kéo co
Chơi tự do.
6
Vệ sinh, ăn trưa, ngủ trưa.
- Vệ sinh, rửa tay chuẩn bị ăn trưa: Cô gợi ý trẻ rửa tay và sữ dụng nước đúng cách ( Mở vòi nước vừa đủ, không vẩy nước tung tóe, rửa xong tắt vòi nước.)
- Một số trẻ làm nhiệm vụ trực nhật rửa tay trước và giúp cô kê bàn ăn, chuẩn bị chỗ ngủ. 
- Cô nhắc trẻ sau khi ăn nhớ rửa miệng, rửa tay, uống nước và đi ngủ.
7
Hoạt động chiều
- Cho trẻ làm một vài động tác nhẹ nhàng.
- Trẻ đi vệ sinh, cô chải đầu tóc gọn gàng cho trẻ.
- Tiến hành cho trẻ ăn xế.
- Làm vở chữ cái: Tô chữ b d đ.
- Chơi tự do.
- Ôn bài cũ.
- Làm thiệp chúc Tết
- Cho trẻ làm bài tập môn chữ cái: tô chữ b.
- Chơi tự chọn.
Ôn các bài thơ, bài hát theo chủ đề.
- Chơi tự do theo ý thích.
- Nêu gương bé ngoan.
8
Trả trẻ
+ Cô nhận xét chung trong một buổi học.
- Vệ sinh trước khi trả trẻ.
- Gặp gỡ trao đổi với phụ huynh về tình hình trẻ trong ngày.
Giáo viên lập kế hoạch
Nguyễn Thị Mỹ Hạnh
 KẾ HOẠCH CHĂM SÓC GIÁO DỤC TRẺ
Thứ hai ngày 23 tháng 1 năm 2017
 Chủ đề nhánh: NGÀY TẾT QUÊ EM
I/ ĐÓN TRẺ, TRÒ CHUYỆN
 - Nhắc trẻ chào cô, chào bố mẹ, cô hướng trẻ vào các góc chơi tự do.
 - Trò chuyện, trao đổi với phụ huynh những vấn đề có liên quan đến sức khỏe, vệ sinh thân thể của trẻ.
 - Trò chuyện về ngày Tết cổ truyền và các món ăn ngày Tết.
II/ ĐIỂM DANH, TDS
 - Cho trẻ điểm danh theo tổ, tổ trưởng báo cáo lại với cô bạn vắng mặt.
 - Tập thể dục sáng theo nhạc: “Sắp đến Tết rồi”.
III/ HOẠT ĐỘNG HỌC: KHÁM PHÁ KHOA HỌC
Đề tài: Món ăn ngày Tết.
A. Mục đích yêu cầu:
 - Trẻ biết cảnh vui vẻ, nhộn nhịp trong ngày Tết Nguyên Đán.
 - Trẻ biết được những đặc điểm chính trong ngày Tết.
 - Biết thưởng thức cảnh đẹp của ngày Tết.
 - Trẻ mong đến Tết để được đi chúc Tết ông bà, cha mẹ, người thân.
B. Chuẩn bị:	
 a) Không gian tổ chức: Trong lớp.
 b) Đồ dùng: - Tranh về ngày Tết Nguyên Đán, cảnh đang chuẩn bị Tết: dọn dẹp nhà cửa, gói bánh chưng, bánh tét).
 - Một số đồ dùng đồ chơi cho cô và trẻ.
C. Tiến hành tổ chức hoạt động có chủ đích:
1/Hoạt động Ổn định:
 Nào các con đến đây và cùng hát với cô bài “Sắp đến Tết rồi”. 
 Các con ạ! Chuẩn bị đến mùa xuân rồi, các con được thêm một tuổi mới. Các con có vui không? 
 Đến mùa xuân năm nay các con có gì mới không?
 À! Bạn nào cũng có quần áo, nón mũ, giày dép mới phải không nào. Vậy các con mặc quần áo mới dể làm gì? 
 Đúng rồi đấy, Các con mặc đồ mới để đi chúc Tết ông bà, cha mẹ và người thân. Để biết rõ hơn về Tết Nguyên Đán- ngày Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam, hôm nay cô sẽ cùng các con trò chuyện về ngày Tết Nguyên Đán nhé! 
2/ Hoạt động nhận thức
a/ Cung cấp kiến thức:
 Các con xem tranh cô vẽ gì đây? 
 Tranh vẽ về ngày Tết thật là vui phải không. Nhưng các con có biết ngày Tết cổ truyền được ra đời vào ngày nào tháng nào năm nào không? Đó chính là ngày 1/1/1008 âm lịch đấy các con. 
 Bây giờ con nào có thể kể cho cô và các bạn nghe về ngày Tết ba mẹ các con đã chuẩn bị được gì rồi. 
 Để chuẩn bị đón Tết, gia đình nào cũng dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, trang hoàng nhà cửa thật đẹp. Vậy nhà các con đã dọn dẹp nhà cửa chưa? 
 Nhà các con đã trang hoàng nhà cửa như thế nào? 
 Ba mẹ các con thường chuẩn bị những món ăn gì trong ngày Tết?
 Đúng rồi, Tết đến xuân sang nhà nhà đều gói bánh chưng, bánh ít, bánh tét, bánh tổ để cúng tổ tiên.
 Tết đến các con sẽ thấy vui hơn những ngày bình thường phải không?Các con sẽ được tận hưởng những hương vị ấm áp, ngọt ngào của ngày Tết, của các loại thức ăn và đạc biệt được lì xì đầu năm. Thật là hạnh phúc phải không các con. Mọi người dù có đi làm ăn ở xa quê nhưng ngày Tết vẫn trnah thủ về để đoàn tụ gia đình, ngồi quây quần bên mâm cỗ ngày tết.
 Là con cháu trong gia đình thì các con được chúc ông bà, cha mẹ, anh chị em và những người thân yêu của mình. Các con đã chúc những gì nào? 
 Khi vui xuân, các con không nên chơi những trò chơi nguy hiểm như: đốt pháo
b/ Luyện tập
 *Trò chơi 1: « Trang trí nhà ở ».
 + Luật chơi: Có hai ngôi nhà, các con phải dùng bàn tay khéo léo của mình để trang trí cho ngôi nhà thật đẹp. Đội nào nhanh nhất , đẹp nhất thì sẽ giành chiến thắng. ( Trẻ chia thành 2 đội và chơi.)
 Kết thúc trò chơi cô nhận xét và tuyên dương.
 *Trò chơi 2: « Dán xúc xích trang trí lớp ».
 Cô cắt từng nan giấy, trẻ dùng hồ bôi dán làm xúc xích để trang trí lớp.
 Trò chơi kết thúc, cô nhận xét, tuyên dương.
3/ Hoạt động kết thúc: Củng cố- giáo dục:
 Năm hết Tết đến cô xin chúc các con cùng gia đình khỏe mạnh, vui vẻ, an khang thịn vượng. Khi chơi Tết các con nhớ đi bên tay phải đúng luật giao thông và ăn uống hợp vệ sinh để khỏi ốm, như vậy các con mới có thể nghỉ Tết vui vẻ được. Tết vui vẻ và lành mạnh nhé các con ! Một lần nữa cô xin chúc lớp mình có một cái Tết vui tươi.
IV/ HOẠT ĐỘNG GÓC	
- Góc phân vai: Chơi đóng vai: Bán hàng.
- Góc xây dựng: Vườn hoa ngày Tết.
- Góc Học tập: Làm thiệp chúc tết.
- Góc Nghệ thuật: Vẽ và tô màu hoa mùa xuân, làm bánh chưng, bánh tét.
A/ Mục đích – yêu cầu:
- Trẻ biết về đúng góc chơi của mình.
- Biết chơi theo các góc chơi.
- Biết cách dọn đồ chơi sau khi chơi.
B/ Chuẩn bị:
 - Đồ dùng, đồ chơi ở các góc.
 - Dặn dò trẻ trước khi chơi.
C/ Cách tiến hành:
 1/ Hoạt động ổn định: Đọc bài thơ: “Tết đang vào nhà”.
 2/ Hoạt động nhận thức: Giới thiệu các góc chơi.
 - Hôm nay lớp mình cô chuẩn bị các góc chơi nào?
 - Cô giới thiệu các góc chơi:
 - Góc đóng vai: Mẹ con, bán hàng
 - Con thích chơi góc nào?
 - Cho trẻ về các góc chơi như đã nhận vai chơi.
 - Cô đến từng góc nhắc nhở trẻ cách chơi, vai chơi, khuyến khích trẻ giao lưu với nhau.
 - Cô quan sát giúp trẻ chơi đúng vai, tạo tình huống cho trẻ giao lưu.
 - Trong quá trình chơi góc nào trẻ còn lúng túng cô có thể tham gia chơi cùng trẻ để giúp trẻ hoàn thành công việc vai chơi của mình.
 - Cô nhận xét ngay trong quá trình chơi, khen ngợi kịp thời những vai chơi tốt. 
 - Về các góc cho trẻ hỏi đáp, giới thiệu về công trình của nhóm mình.
3/ Hoạt động kết thúc: 	
 - Cô nhận xét các góc, cho trẻ giao lưu tham quan vườn hoa ngày Tết nhận xét chung cả lớp và trao đổi ý tưởng trẻ cho lần chơi sau.
V/ HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
HĐCCĐ: Quan sát hoa mai, hoa đào. 
TCVĐ: “Ném bóng rổ”.
Chơi tự do với đồ chơi trên sân trường.
A. Mục đích yêu cầu 
1. Kiến thức :
- Tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với thiên nhiên, tắm nắng.
- Phát triển ngôn ngữ sự ghi nhớ có chủ định cho trẻ, sự linh hoạt, nhanh nhẹn của trẻ qua các trò chơi.
- Trẻ hiểu biết về hoa mai, hoa đào.
2. Kỹ năng :
- Trẻ nắm được cách chơi trò chơi vận động. 
- Chơi tự do trẻ được vui chơi thoải mái, cô đảm bảo an toàn cho trẻ trong khi chơi 
3. Thái độ:
 - Trẻ hứng thú tích cực tham gia hoạt động. 
 - Có ý thức giữ gìn và bảo vệ cơ thể, giữ gìn sức khỏe.
B. Chuẩn bị 
 - Địa điểm: Sân rộng, bằng phẳng, sạch sẽ an toàn.
 - Trang phục cô và trẻ gọn gàng.
 - Bài hát, câu đố.
C. Tiến hành
1/ Hoạt động ổn định: Cô và trẻ cùng hát bài: “Sắp đến tết rồi”, ra sân. Cô cho trẻ xem cành mai, cành đào.
2/ Hoạt động nhận thức:
a/ Cung cấp kiến thức:
 - Cô cho trẻ xem cành mai và cành đào sau đó cùng trẻ trò chuyện.
 + Đây là hoa gì?
 + Cô hỏi trẻ về màu sắc, đặc điểm, hương thơm của hoa.
b/ Trò chơi:
 * Trò chơi vận động: “Ném bóng rổ”.
 - Cô nêu cách chơi và luật chơi.
 - Cho trẻ chơi 2-3 lần.
 - Nhận xét. Động viên trẻ kịp thời.
 *Chơi tự do: Trẻ chơi với một số đồ chơi mà cô đã chuẩn bị.	
 - Cô theo dõi, đảm bảo an toàn cho trẻ.
3/ Hoạt động kết thúc
 - Rửa tay, kiểm tra sỉ số, xếp hàng vào lớp.
 VI/ HOẠT ĐỘNG VỆ SINH- ĂN TRƯA- NGỦ TRƯA
- Cô cho trẻ thao tác vệ sinh rửa tay- rửa mặt theo các bước.
- Cô nhắc trẻ kê bàn giúp cô, cô chia cơm đem đến cho từng trẻ.
- Cô chuẩn bị chỗ ngủ cho trẻ. Cô nhắc trẻ đi vệ sinh trước khi ngủ.
- Quan tâm đến những trẻ yếu và khó ngủ.
 VII/ HOẠT ĐỘNG CHIỀU
 - Làm vở chữ cái: Tô chữ b d đ.
 - Chơi tự do.
 VIII/ TRẢ TRẺ
 - Cô nhận xét chung trong một buổi học.
 - Sửa sang lại quần áo, đầu tóc cho trẻ.
 - Cho trẻ đi vệ sinh.
 - Gặp gỡ trao đổi với phụ huynh về tình hình trẻ trong ngày.
 IX/ NHẬN XÉT CUỐI NGÀY
..................................................................................................................................
KẾ HOẠCH CHĂM SÓC GIÁO DỤC TRẺ
(Thứ ba ngày 24 tháng 1 năm 2017)	
 Chủ đề nhánh: NGÀY TẾT QUÊ EM
I/ ĐÓN TRẺ, TRÒ CHUYỆN
 - Nhắc trẻ chào cô, chào bố mẹ, cô hướng trẻ vào các góc chơi tự do.
 - Trò chuyện, trao đổi với phụ huynh những vấn đề có liên quan đến sức khỏe, vệ sinh thân thể của trẻ.
 - Trò chuyện về ngày Tết cổ truyền và các món ăn ngày Tết.
II/ ĐIỂM DANH, TDS
 - Cho trẻ điểm danh theo tổ, tổ trưởng báo cáo lại với cô bạn vắng mặt.
 - Tập thể dục sáng theo nhạc: “Sắp đến Tết rồi”.
III/ HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI: Cho trẻ dạo chơi tham quan sân trường 5-7 phút.
IV/ HOẠT ĐỘNG HỌC: Thể dục
Đề tài: Trèo lên xuống 7 gióng thang.
A.Mục đích yêu cầu  
- Trẻ biết phối hợp tay chân để trèo lên xuống 7 gióng thang .
- Trẻ có kỹ năng phối hợp chân nọ tay kia, hai chân không bước vào một bậc 
thang, không cúi đầu nhìn xuống đất khi trèo lên thang.
- Rèn luyện kĩ năng quan sát và ghi nhớ có chủ định. 
- Giáo dục trẻ biết chơi với nhau đoàn kết không xô đấy bạn.
- Hứng thú tích cực tham gia mọi hoạt động. 
B. Chuẩn bị
- Sân tập sạch sẽ thoáng mát, thang, sắc xô, chiếu, bóng, quần áo cô và trẻ gọn 
gàng.
- Địa điểm quan sát.
- Sách, kéo giấy mầu,
C. TIẾN HÀNH.
1. Hoạt động ổn định: Hát bài: “Sắp đến Tết rồi”.
2/ Hoạt đông trọng tâm
2.1 Khởi động
- Cô cho trẻ xếp hàng và cho trẻ đi vòng tròn cô hiệu lệnh cho trẻ đi chạy các kiểu về 2 
hàng ngang.
2.2 Trọng động.
a/ BTPTC (2x8 nhịp)
+ Tay: Đưa trứơc lên cao.
+ Bụng: Cúi gập người.
+ Chân: Khuỵ gối.
- Trẻ đi theo hiệu lệnh của cô. 
+ Bật: Bật tiến.
b/ VĐCB
- Cô giới thiệu tên bài tập: Trèo lên xuống thang ở độ cao 1,5m so với mặt đất
- Có bạn nào trong lớp mình biết cách tập bài thể dục này không?
- Cô cho 1- 2 trẻ lên tập thử. Cô và các bạn khác cùng quan sát.
- Cô nhận xétt cách trẻ tập và tập mẫu lại 1 lần vừa tập vừa giải thích cách tập cho trẻ 
hiểu: hai tay cô đặt lên thang cô kết hợp chân nọ tay kia để cô trèo lên thang mắt cô nhìn thẳng lên trên. Sâu đó cô trèo xuống.
Sau đó cô đi thường về cuối hàng đứng.
- Trẻ tập lần lượt 2 trẻ/ lần.
- Cô bao quát sửa sai cho trẻ.
- Cô động viên khích lệ trẻ. 
- Cho trẻ nhắc lại tên bài tập 
- Cho 1 trẻ tập đúng lên tập lại
c/ TCVĐ: “Chuyền bóng qua đầu qua chân”.
- Cô nêu cách chơi, luật chơi và cho trẻ chơi.
3/ Hoạt động kết thúc: Hồi tỉnh. Cho c/chít thở nhẹ nhàng . 
 HOẠT ĐỘNG HỌC: LQCC
 Đề tài: Ôn CC b,d,đ
A/ Mục đích yêu cầu
 - Trẻ nhận ra các chữ cái b d đ trong từ trọn vẹn.
 - Trẻ phát âm chính xác b d đ.
 - Biết ghép chữ b d đ từ các nét rời. 
 - Chơi trò chơi đúng luật.
 - Rèn luyện khả năng ghi nhớ, so sánh.
 - Trẻ tìm đúng chữ cái b d đ còn thiếu trong các nhân vật của truyện.
 -Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động do cô tổ chức 
B/ Chuẩn bị. 
 - Mỗi trẻ có các thẻ chữ b d đ và các nét chữ của chữ b d đ
C/ Tiến hành. 
1.Ổn định tổ chức 
 - Cô và trẻ cùng hát: “Chúc Tết”.
2. Hoạt động trọng tâm
a/ Cung cấp kiến thức
 - Cho trẻ tìm chữ cái b d đ trong các từ: “bánh tét, dưa hấu, hoa đào”.
b/ Luyện tập
 + Trò chơi 1: Truyền tin. 
 + Trò chơi 2: Bù chữ còn thiếu.
3/ Hoạt động kết thúc: Hát bài: “Mùa xuân”.
V/ HOẠT ĐỘNG GÓC
- Góc phân vai: Chơi đóng vai: Bán hàng.
- Góc xây dựng: Vườn hoa ngày Tết.
- Góc Học tập: Làm thiệp chúc tết.
- Góc Nghệ thuật: Vẽ và tô màu hoa mùa xuân, làm bánh chưng, bánh tét.
A/ Mục đích – yêu cầu:
- Trẻ biết về đúng góc chơi của mình.
- Biết chơi theo các góc chơi.
- Biết cách dọn đồ chơi sau khi chơi.
B/ Chuẩn bị:
 - Đồ dùng, đồ chơi ở các góc.
 - Dặn dò trẻ trước khi chơi.
C/ Cách tiến hành:
1/ Hoạt động ổn định: Hát bài: “Chúc Tết”.
2/ Hoạt động nhận thức: Giới thiệu các góc chơi.
 - Hôm nay lớp mình cô chuẩn bị các góc chơi nào?
 - Cô giới thiệu các góc chơi:
 - Góc đóng vai: Mẹ con, bán hàng
 - Con thích chơi góc nào?
 - Cho trẻ về các góc chơi như đã nhận vai chơi.
 - Cô đến từng góc nhắc nhở trẻ cách chơi, vai chơi, khuyến khích trẻ giao lưu với nhau.
 - Cô quan sát giúp trẻ chơi đúng vai, tạo tình huống cho trẻ giao lưu.
 - Trong quá trình chơi góc nào trẻ còn lúng túng cô có thể tham gia chơi cùng trẻ để giúp trẻ hoàn thành công việc vai chơi của mình.
 - Cô nhận xét ngay trong quá trình chơi, khen ngợi kịp thời những vai chơi tốt. 
 - Về các góc cho trẻ hỏi đáp, giới thiệu về công trình của nhóm mình.
3/ Hoạt động kết thúc: 	
 - Cô nhận xét các góc, cho trẻ giao lưu tham quan vườn hoa ngày Tết nhận xét chung cả lớp và trao đổi ý tưởng trẻ cho lần chơi sau.
 VI/ HOẠT ĐỘNG VỆ SINH- ĂN TRƯA- NGỦ TRƯA
 - Cô cho trẻ thao tác vệ sinh rửa tay- rửa mặt theo các bước.
 - Cô nhắc trẻ kê bàn giúp cô, cô chia cơm cho trẻ nhắc trẻ mời cô, mời bạn.
 - Cô chuẩn bị chỗ ngủ cho trẻ. Cô nhắc trẻ đi vệ sinh trước khi ngủ.
 - Quan tâm đến những trẻ yếu và khó ngủ.
 VII/ HOẠT ĐỘNG CHIỀU
 - Ôn bài cũ.
 - Làm thiệp chúc Tết.
 VIII/ TRẢ TRẺ
- Cô nhận xét chung trong một buổi học.
- Sửa sang lại quần áo, đầu tóc cho trẻ.
- Cho trẻ đi vệ sinh.
 - Gặp gỡ trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ trong ngày.
 IX/ NHẬN XÉT CUỐI NGÀY
 KẾ HOẠCH CHĂM SÓC GIÁO DỤC TRẺ
 (Thứ năm ngày 2 tháng 2 năm 2017)
 Chủ đề nhánh: NGÀY TẾT QUÊ EM
I/ ĐÓN TRẺ, TRÒ CHUYỆN
 - Nhắc trẻ chào cô, chào bố mẹ, cô hướng trẻ vào các góc chơi tự do.
 - Trò chuyện, trao đổi với phụ huynh những vấn đề có liên quan đến sức khỏe, vệ sinh thân thể của trẻ.
 - Trò chuyện về ngày Tết cổ truyền và các món ăn ngày Tết.
II/ ĐIỂM DANH, TDS
 - Cho trẻ điểm danh theo tổ, tổ trưởng báo cáo lại với cô bạn vắng mặt.
 - Tập thể dục sáng theo nhạc: “Sắp đến Tết rồi”.
III/ HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI: Cho trẻ dạo chơi tham quan sân trường 5-7 phút.
IV/ HOẠT ĐỘNG HỌC: Làm quen với toán
 Đề tài: Bé xem ngày trên lốc lịch.
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1.Kiến thức: 
- Cung cấp cho trẻ biểu tượng về các ngày trong tuần. 
- Trẻ nắm được số lượng các ngày, trình tự các ngày trong tuần. 
- Hình thành khái niệm: Hôm nay, hôm qua, ngày mai. 
- Làm quen với: Lốc lịch, lịch bàn, lịch tay.. 
- Biết chơi Tc theo yêu cầu của cô. 
2. Kĩ Năng: 
- Rèn kỹ năng xắp xếp các ngày theo trình tự xuôi ngược. 
- Kĩ năng chú ý,ghi nhớ , quan sát. 
- Kĩ năng cho trẻ hoạt động theo nhóm. 
3. Thái độ: 
- Trẻ tích cực tham gia vào hoạt động. 
- GD trẻ phải tích cực đi học đều không được nghỉ học tự do
II/ CHUẨN BỊ 
-Giáo án PP, máy vi tính, máy chiếu. 
- Các thứ trong tuần: Thứ 2 đến chủ nhật, các hình ảnh tương ứng các môn học trong tuần. 
- Lịch lốc, lịch bàn, lịch túi. 
- Lịch có in các thứ để trẻ chơi Tc.
III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG 
1/ Hoạt động ổn định:
- Cho trẻ hát : “ Cả tuần đều ngoan”. Trò chuyện về nội dung bài hát.
2/ Hoạt động nhận thức:
a/ Cung cấp kiến thức:
* Ôn : “ Các buổi trong ngày”.
 - Bây giờ đang là thời điểm nào trong ngày? Trong một ngày có rất nhiều thời điểm các con biết trong một ngày có những thời điểm nào không? 
 + Thời điểm bắt đầu trong ngày là buổi gì? Vì sao con biết đây là buổi sáng? 
 + Buổi gì đây? 
 + còn đây là thời điểm nào? Ông mặt trời ra sao? 
 + Buổi gì tiếp theo? Bầu trời ntn?
- Một ngày có 4 buổi: nhưng các buổi này chưa sắp xếp đúng trình tự, cô nhờ các bạn sắp xếp hộ cô nhé.
- Chia trẻ thành 3 nhóm, phát cho mỗi nhóm các hình ảnh về thời điểm trong ngày các đội có nhiệm vụ sắp xếp cho đúng trình tự diễn ra trong ngày bắt đầu từ buổi sáng.
* Hình thành biểu tượng các ngày trong tuần. Khái niệm hôm qua, hôm nay, ngày mai.
- Hôm nay là thứ mấy?
- Trên tay cô có rất nhiều các tờ giấy có ghi thứ và số ứng với các ngày trong tuần cho trẻ lên tìm thứ 3 gắn lên bảng. 
- Cô giáo dạy môn học gì trong thứ 3? 
- Cô Gt các hình ảnh hoạt động học trong tuần cho trẻ lên tìm hoạt động học trong ngày thứ 3. 
- Hôm nay là thứ 3 thế hôm qua là thứ mấy? 
- Thứ 2 con học HĐộng gì? 
- Hôm qua là thứ 2, hôm nay là thứ 3, Ngày mai là thứ mấy?
- Thứ 4 được học HĐ nào? 
- Sau thứ 4 là thứ mấy?
- Thứ 5 cô giáo dạy HĐ gì?
- Sau thứ 5 là thứ mấy?
- Một tuần con được nghỉ ngày nào? Sau thứu 6 là ngày thứ mấy? 
- Một tuần có mấy ngày? 
- Các con đi học bao nhiêu ngày? Bắt đầu từ thứ mấy đến thứmấy?
 GD: Một tuần các con đi học đủ 5 ngày thì sẽ trở thành bé ngoan và được phát bé ngoan.
- GT Lịch: Để xem các thứ trong tuần con cần có gì để xem? 
+ Đây là lịch lốc ( phía trên có số là ngày, còn dưới là thứ, mỗi ngày qua đi các con phải xé lịch để xem ngày tiếp theo) 
+ Ngoài lịch lốc còn lịch gì? Lịch bàn để ở bàn làm việc. Ngoài ra còn có lịch túi lịch tay, tiện cho mọi người xem và bỏ vào túi. 
GD: Khi đến trường tiểu học con phải thường xuyên xem lịch để biết hôm nay học gì nhé.
b/ Luyện tập:
* TC1: “Bé xếp cho đúng”.
 Trên đây là lịch sắp xếp thứ trong 1 tuần của bạn Bo T2...T4,T5...T7,CN + Bạn nào có nx gì?Vì sao con biết ( Cho trẻ xếp lại .trên Powerpoint) L2: Cô xếp sai : T2,T4,T3,T5,T7.T6.CN Cho trẻ nhận xét và xếp lại.
* TC 2: “ Một tuần của bé” 
- Yêu cầu các bé về 4 đội, mỗi đội 7 bạn.
- Trên tay cô có các thứ trong tuần. Nhiệm vụ của các bạn sắp xếp trình tự các thứ trong tuần. Bắt đầu từ thứ 2 ( Cô nhận xét) ( Cho trẻ đi thành vòng tròn hát: Lớp chúng mình vui ghê) L2: Thứ 4 đứng trước..... 
*TC3: “Thi xem ai nhanh”. 
3/ Hoạt động kết thúc: Cô giáo dục nhận xét giờ học.
HOẠT ĐỘNG HỌC: LQVH
 Đề tài: Thơ: “ Tết đang vào nhà”.
I/ MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU
- Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả (“Tết đang vào nhà”-Nguyễn Hồng Kiên)
- Trẻ hiểu nội dung bài thơ: bé và mọi người trong nhà đang chuẩn bị quần áo đẹp trang trí nhà cửa chuẩn bị đón tết, ...
- Trẻ thuộc thơ.
- Rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm và thể hiện được nhịp điệu vui tươi của bài thơ.
- Rèn cho trẻ khả năng nhận biết nhanh các chữ số (trong phạm vi 5)
- Giáo dục trẻ biết yêu quý và giữ gìn phong tục tập quán của nhân dân ta trong ngày tết cổ truyền.
II/ CHUẨN BỊ:
- Đồ dùng cho cô: máy tính, slide hình ảnh về ngày tết, có tranh minh họa nội dung bài thơ, trống rung, máy chiếu projector, hộp quà: cành mai, đào, bánh chưng, đàn Organ, ...
- Học cụ cho trẻ: xốp, đất nặn, giấy màu, dây lạt, hoa mai-đào, bình hoa, ...
- Phương pháp-biện pháp: đọc diễn cảm, đàm thoại, luyện tập, giải thích, sửa sai, động viên, ...
III/ TIẾN HÀNH :
1/ HĐ gây hứng thú.
Hát bài “Sắp đến tết rồi”
- Cô mùa xuân tặng cho cô món quà. Bạn nào lên giúp cô khám phá xem món quà của cô mùa xuân tặng là gì. (hoa mai, hoa đào, bánh chưng)
- Trò chuyện: 
+ Những món quà này giúp cho các con liên tưởng đến ngày gì?
+ Con biết gì về ngày tết?
+ Xem tranh và trò chuyện về

File đính kèm:

  • docmam non_12223769.doc
Giáo Án Liên Quan