Bài giảng mầm non lớp Lá - Bài thơ: Trăng ơi từ đâu đến

Trăng ơi. từ đâu đến? 
Hay từ cánh rừng xa 
Trăng hồng như quả chín 
Lửng lơ lên trước nhà 

Trăng ơi. từ đâu đến? 
Hay biển xanh diệu kỳ 
Trăng tròn như mắt cá 
Chẳng bao giờ chớp mi 

Trăng ơi. từ đâu đến? 
Hay từ một sân chơi 
Trăng bay như quả bóng 
Bạn nào đá lên trời 

 

pptx19 trang | Chia sẻ: thienanh95 | Lượt xem: 1132 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng mầm non lớp Lá - Bài thơ: Trăng ơi từ đâu đến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài thơ: Trăng ơi từ đâu đến?Sáng tác: Trần Đăng KhoaTrăng ơi... từ đâu đến? Hay từ cánh rừng xa Trăng hồng như quả chín Lửng lơ lên trước nhà Trăng ơi... từ đâu đến? Hay biển xanh diệu kỳ Trăng tròn như mắt cá Chẳng bao giờ chớp mi Trăng ơi... từ đâu đến? Hay từ một sân chơi Trăng bay như quả bóng Bạn nào đá lên trời Trăng ơi... từ đâu đến? Hay từ lời mẹ ru Thương Cuội không được học Hú gọi trâu đến giờ! Trăng ơi... từ đâu đến? Hay từ đường hành quân Trăng soi chú bộ đội Và soi vàng góc sân Trăng ơi... từ đâu đến? Trăng đi khắp mọi miền Trăng ơi có nơi nào Sáng hơn đất nước em...Bài thơ: Tình bạnSáng tác: Đỗ Thị ThơmHôm nay đến lớpThấy vắng Thỏ NâuCác bạn hỏi nhauThỏ đi đâu thế?Gấu liền nói khẽ:“ Thỏ bị ốm rồi!Này các bạn ơi!Gấu tôi mua khếKhế ngọt lại thanh”“ Mèo tôi mua chanhĐánh đường mát ngọtHươu mua sữa bộtNai, sữa đậu nànhChúc bạn khỏe nhanhCùng nhau đến lớpHọc tập thật tốtXứng đáng cháu ngoanTrò giỏi kết đòanThắm tình bè bạnBài thơ: Mắt để làm gì?Sáng tác: Phạm HổBò mẹ đố Bê:- Mắt để làm gì?Bê nghĩ một lúc.À.. à đôi mắtĐể ngủ mẹ ơi!Bò mẹ cả cười Thế con nhắm mắtThử đi mấy bướcMẹ xem tí nào!Nhìn trước ngó sauRồi Bê nhắm mắt Thử đi mấy bướcĐể mẹ xem sao!Bê bỗng húc đầuCái gì thế nhỉ? Ra mẹ xoay người Chặn đường Bê đấyMà Bê không thấyBê cứ húc vàoBê được xoa đầuĐược nghe mẹ dạyMắt chính để nhìnChắc con đã thấy!Đồng daoĐi cầu đi quánĐi cầu đi quánĐi bán lợn conĐi mua cái xoongĐem về đun nấuMua quả dưa hấuVề biếu ông bàMua một đàn gàVề cho ăn thócMua lược chải tócMua cặp gài đầuĐi mau về mauKẻo trời sắp tớiBài thơ: Giữa vòng gió thơmSáng tác: Quang HuyNày! chú gà nâuCãi nhau gì thế?Này! chị vịt bầuChớ gào ẫm ĩBà tớ ốm rồiCánh màn khép rủHãy yên lặng nàoCho bà tớ ngủBàn tay nhỏ nhắnPhe phẩy quạt nanĐều đều ngọn gióRung rinh góc mànBà ơi hãy ngủCó cháu ngồi bênCăn nhà vắng vẻKhu vườn lặng imHương bưởi, hương cauLẩn vào tay quạtCho bà nằm mátGiữa vòng gió thơm.Bài thơ: Ước mơ của TýSáng tác: Lưu Thị Ngọc LễMẹ! Mẹ ơi!Con học giỏiMẹ Tý hỏi:Giỏi làm gì?Tý thầm thì:“Con sẽ điLàm cảnh sátCon đứng gácNgã tư đườngĐể người sangAn toàn mãiNày dừng lạiĐèn đỏ rồi!Đi chậm thôiĐèn vàng đấy!Đi thoải máiĐèn xanh mà!Mẹ cười xòaKhen Tý giỏiTý phấn khởiCười ha ha!Nhảy quanh nhàTý sẽ làAnh cảnh sát!Bài thơ: Chú hải quânSáng tác: Vân ĐàiĐứng canh ngày, canh đêm Ngoài xa vời hải đảo Kìa! Bóng chú hải quân Dưới trời xanh trứng sáo Mặc nắng mưa gió bão Cây súng chú chắc tay Quân thù mà ló mặt Biển lớn sẽ vùi thây Em mong ngày khôn lớn Sẽ vượt sóng ra khơi Cũng cầm chắc tay súng Giữ lấy biển lấy trờiBài thơ: Cô dạy conSáng tác: Bùi Thị TìnhMẹ! Mẹ ơi cô dạy Bài phương tiện giao thông Máy bay,bay đường không Ôtô chạy đường bộ Tàu thuyền, ca-nô đó Chạy đường thủy mẹ ơi Con nhớ lời cô rồi Khi đi trên đường bộ Nhớ đi trên vỉa hè Khi ngồi trên tàu xe Không thò đầu cửa sổ Đến ngã tư đường phố Đèn đỏ con phải dừngĐèn vàng con chuẩn bịĐèn xanh con mới điLời cô dạy con ghiKhông bao giờ quên được.Bài thơ: Hoa đào hoa maiSáng tác: Lệ BìnhHoa Đào ưa rétLấm tấm mưa bayHoa Mai chỉ say,Nắng pha chút gió Hoa Đào thắm đỏHoa Mai dát vàngThắm mùa xuân sangThi nhau nở rộ Mùa xuân hội tụNiềm vui, nụ cườiĐào, Mai nở rộĐẹp hai phương trời.Bài thơ: Tết đang vào nhàSáng tác: Nguyễn Hồng KiênHoa đào trước ngõ                 Cười vui sáng hồng Hoa mai trong vườn Rung rinh cánh trắng  Sân nhà đầy nắngMẹ phơi áo hoaEm dán tranh gàÔng treo câu đối Têt đang vào nhàSắp them một tuổiTrời đất nở hoaTruyện: Mèo con và quyển sáchMèo con ngồi bên một hốc cây, trên tay chú là quyển sách tậo tô rất mới, rất đẹp. Mèo con ngắm nghía một lúc rồi “soạt! soạt!”, chú ta xé quyển sách.Thấy vậy, bác Gà trống đang kiếm mồi gần đó liền hỏi:- Cháu làm gì thế?- Dạ cháu xé sách để gấp đồ chơi đấy ạ! – Mèo con trả lời.Rồi Mèo con hớn hở ngắm những con vật vừa gấp của mình. Còn bác Gà Trống thì nghiêm mặt nhắc: - Vậy là chú đã làm hỏng quyển sách rồi đó! Phải biết giữ gìn sách vở chứ!Mèo con cầm đồ chơi chạy đi. Vừa đi chú ta vừa lẩm bẩm: "Có thế mà bác Gà Trống cũng mắng. Mình xé quyển sách thì có gì ghê gớm đâu?”. Bác Gà Trống nghe thấy những lời đó liền nói với theo: "Đúng là một chú Mèo không biết nghe lời, hư quá!”.Tối hôm đó, nằm trên giường. Mèo Con cứ thắc mắc mãi: “Mình chẳng làm điều gì xấu cả. Vì sao bác Gà Trống lại bảo mình hư nhỉ?”. Rồi chú ngủ thiếp đi. Trong giấc mơ. Mèo con thấy những bức tranh và chữ cái quen thuộc của quyển sách hiện ra. Ai cũng trách móc chú và bảo lần sau không làm bạn với chú nữa.Tỉnh dậy, Mèo Con vội tìm những mảnh giấy rách đem dán lại. Chú đưa cho bác Gà Trống xem:- Bác Gà Trống ơi! Cháu đã dán lại quyển sách rồi này!Bác Gà Trống nhìn quyển sách tỏ vẻ rất ngạc nhiên rồi lắc đầu chán nản. Thì ra Mèo Con đã dán nhầm lung tung, trang nọ lẫn trang kia, mảnh nọ chồng lên mảnh kia. Rồi bác Gà Trống chậm rãi bảo: - Sách vở là người là bạn tốt, luôn mang đến cho chúng ta nhiều điều bổ ích. Nếu lỡ tay làm rách thì chớ có dán lại ẩu như thế này nhé!Mèo Con ngượng nghịu nhìn bác Gà Trống khẽ nói: - Vâng ạ! Cháu hiểu rồi ạ!Từ đó, Mèo Con không xé sách nữa mà học xong, chú lại cất đi cẩn thận.Truyện: Sự tích Hồ GươmVào thời bấy giờ, nước Nam ta bị giặc Minh đô hộ, chúng đàn áp dân ta. Bấy giờ, ở vùng đất Lam Sơn nghĩa quân khởi nghĩa Đức Long Quân đã quyết định cho nghĩa quân của ta mượn chiếc gươm thần để tăng thêm sức mạnh giết giặc.Hồi ấy, ở vùng đất Thanh Hóa có một người làm nghề chài lưới tên là Lê Thận. Một ngày nọ, Thận thả lưới ở một bến vắng như mọi ngày. Bỗng nhiên, ngay trong lần kéo lưới đầu tiên, chàng đã thấy lưới rất nặng. Trong bụng anh mừng thầm: “Chắc là ta kéo được con cá lớn rồi đây”. Nhưng khi anh kéo lên, anh thấy không có con cá nào cả, mà chỉ có một thanh sắt mắc vào lưới. Thận gỡ ra, vứt ngay thanh sắt xuống sông rồi di chuyển thuyền ra chỗ khác của sông để thả lưới.Lần thứ hai, khi kéo lưới lên, Thận lại thấy rất nặng tay. Anh chàng nghĩ bụng: “Cầu mong lần này gặp may, không như lần trước”. Nhưng thật không ngờ rằng, lần này anh vẫn kéo được chính thanh sắt mà anh lúc nãy vừa vứt nó trở lại xuống sông. Anh lại gỡ, vứt thanh sắt xuống dưới sông và lại di chuyển thuyền ra nơi khác để bắt cá.Nhưng lạ thay, lần kéo thứ ba vẫn là thanh sắt ấy. Anh lấy làm lạ nên đốt đuốc để soi. Bỗng anh reo lên:  A! Một lưỡi gươm!Ba ngày sau, Lê Lợi gặp lại tất cả các binh tướng trong đó có Lê Thận. Khi dùng chiếc chuôi gươm lắp vào chiếc lưỡi gươm của Lê Thận thì quả nhiên, chúng vừa vặn khớp với nhau. Lê Lợi liền kể lại chuyện lạ kì mà ông đã gặp ở nhà Thận và trên đường tháo chạy quân giặc. Mọi người nghe xong đều vui mừng khôn xiết, còn Lê Thận thì nâng thanh gươm lên ngang đầu và nói: Đây chắc chắn là những vị thần giao trọng trách cho “minh công” làm lên nghiệp lớn, chiếm lại non sông gấm vóc mà quân giặc đã cướp của dân ta. Chúng tôi nguyện đem hết sức mình cũng như tính mạng mình để theo “minh công” cùng với thanh gươm báu đánh đuổi quân giặc, khôi phục đất nước.Có gươm thần trong tay, nghĩa quân đánh đâu thắng đó, cho tới khi nước ta không còn một bóng của kẻ thù. Sau khi giặc Minh thua trận rút về nước, Lê Lợi lên ngôi vua và lập ra một triều đình mới. Một năm sau, Lê Lợi cùng các quan đại thần cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng trước kinh thành. Nhân dịp đó, Long Quân cử rùa vàng lên đòi lại chiếc gươm thần. Khi chiếc thuyền tiến ra tới giữa hồ, bỗng có một con rùa lớn nhô đầu lên khỏi mặt nước. Nhà vua lệnh cho chiếc thuyền đi chậm lại, con rùa tiến tới sát chiếc thuyền, nó đứng hẳn lên mặt nước và nói:– Bệ hạ hoàn lại gươm cho Long Quân!Nghe rùa vàng nói vậy, nhà vua đã hiểu và rút thanh gươm ra khỏi bao. Thanh gươm thần tự rời tay vua bay đến phía rùa vàng. Rùa vàng nhanh như cắt há miệng ngậm lấy thanh gươm và cùng nó lặn xuống dưới hồ. Mọi người vẫn thấy, dưới hồ sâu vẫn lóe lên một vệt sáng le lói, vệt sáng đó như được tỏa ra từ ánh sáng của thanh gươm thần.Kể từ khi đó, nhân dân ta đã đặt cho hồ cái tên là hồ Gươm hay còn gọi là hồ Hoàn Kiếm.Truyện: Đôi tai xấu xíNhà Thỏ Nâu ở giữa làng, cách khá xa cánh đồng bắp cải, nơi các bạn thỏ hay tới để chơi đàu. Thỏ Nâu rất ít khi tới đó. Lý do không phải vì ở nhà xa, cũng không phải chân Thỏ Nâu bị đau. Thỏ Nâu không đến chỉ vì ngượng với các bạn về đôi tai vừa to vừa dài của mình. Các bạn thường trêu đôi tai Thỏ Nâu trông giống như hai cái lá bắp cải vậy. Cứ mỗi khi soi gương thấy đôi tai của mình là Thỏ Nâu chỉ muốn khóc Thấy vậy, Thỏ bố nói:- Không sao đâu, con trai ạ! Rồi con sẽ thấy đôi tai của mình rất đẹp và tiện lợi.    Nhưng Thỏ Nâu không tin rằng một đôi tai vừa to vừa dài lại lại đẹp và tiện lợi. Thỏ Nâu lúc nào cũng buồn bã và đi đâu cũng cố gắng cụp đôi tai xuống.    Chơi mãi một mình cũng chán, một buổi chiều, Thỏ Nâu ra cánh đồng bắp cải chơi. Thỏ Nâu cùng với các bạn Thỏ Xám, Thỏ Bông chơi chốn tìm trên cánh đồng bắp cải vui ơi là vui. Mải vui chơi nên trời tối lúc nào các bạn Thỏ cũng không hay biết. Trên cánh đồng bắp cải, trời như càng tối nhanh hơn. Vì thế, các chú Thỏ không tìm được đường về nhà nữa.    Cả ba chú Thỏ sợ hãi òa lên khóc Chọt Thỏ Nâu ngừng khóc và nói: - Các cậu có nghe thấy tiếng gì không?-    Khộng! Thế cậu nghe thấy gì?-    Tiếng bố tớ gọi-    Nhưng chúng tớ chẳng nghe thấy gì cảChỉ mới Thỏ Nâu nghe thấy tiếng bố mình gọi thật. Đôi tai của Thỏ nâu vểnh lên, hướng về phía tiếng gọi của bố. Thế là ba bạn đi về hướng có tiếng gọi của bố Thỏ nâu và tìm được đường về.    Thỏ Xám và Thỏ Bông nói với Thỏ Nâu:- Chúng tớ sẽ không bao giờ trêu đôi tai to của bạn nữa Đôi tai của bạn thật thính và đẹp.    Cũng từ đó, Thỏ Nâu mới thấy lời bố nói đúng. Đôi tai của Thỏ Nâu thật đẹp và có íchTruyện: Câu chuyện của Tay Phải, Tay TráiTừ trước đến giờ, Tay trái và tay phải luôn là hai người bạn thân thiết của nhau. Một hôm, mẹ đi chợ về. Tay phải giúp mẹ xách giỏ giúp mẹ, mệt quá nó mắng Tay trái:- Cậu thật là sướng, chẳng phải làm việc gì nặng nhọc, còn tớ thì việc gì cũng phải làm. Từ việc xúc cơm, cầm bút, thái rau... tất tật đều do một tay tớ cả.Nghe bạn nói vậy. Tay trái buồn bã chẳng nói gì. Nó lẳng lặng ngoảnh mặt đi chỗ khác và hứa sẽ không giúp tay phải việc gì nữa.Rồi một buổi sáng, con người thức dậy và muốn đánh răng nhưng Tay Trái đã giận Tay phải mất rồi nên chỉ có một tay cầm bàn cahỉ, còn ly nước thì không sao cầm được. Con người bắt đầu không hài lòng vì đánh răng vừa cậhm vừa không sạch. Đến lúc cần mặc quần áo thì lại càng khổ hơn. Không thể nào cài nút được nếu chỉ có một tay. Vậy là con người đành mặc nhăn nhúm để kịp đến trường. Khi cô giáo dạy vẽ ô tô thì hết chịu nổi. Chỉ có một tay để cầm bút màu và không có tay nào để giữ giấy cả. giấy cứ chạy lung tung và trêu:- Tại cậu chỉ biết quý trọng bản thân mình mà coi thường bạn nên hậu quả như vậy đấy!- Sợ bị con người không cần đến mình nữa. Tay Phaỉa bèn năn nỉ Tay Trái:- Cậu giúp tớ với! Việc này khó quá, tớ không làm được.- Tay Trái vẫn còn giận, liền nói:- Sao lúc trước cậu nói tớ chẳng được việc gì?Tay Phải hối hận nói:- Tớ biết mình sai rồi, thôi cho tớ xin lỗi. Chúng ta hòa nhé!Thế là tay Trái và Tay Phải giúp con người đánh răng, mặc áo và làm nhiều việc khác một cách nhanh chóng, gọn gàng.Cuối cùng Tay Phải sung sướng thốt lên:- Nhờ cậu mà tớ đỡ vất vả. Cậu và tớ đều quan trọng như nhau. Không có cậu thì tớ có nhiều việc mà một mình tớ không thề nào làm đươc.Truyện: Bông hoa cúc trắngNgày xưa có một cô bé sống cùng mẹ trong một túp lều tranh dột nát nhưng đó là một bé gái vô cùng hiếu thảo. Thật không may mẹ của cô bé lại bị bệnh rất nặng nhưng vì nhà nghèo nên ko có tiền mua thuốc chữa, và cô bé vô cùng buồn bã.Một lần đang ngồi khóc bên đường bỗng có một ông lão đi qua thấy lạ bèn đừng lại hỏi khi biết sự tình ông già nói với cô bé :- Cháu hãy vào rừng và đến bên gốc cây cổ thụ to nhất trong rừng hái lây một bông hoa duy nhất trên đó. Bông hoa ấy có bao nhiêu cánh thì tức là mẹ cháu sống được bằng đấy ngày.Cô bé liền vào rừng và rất lâu sau mới tìm thấy bông hoa trắng đó. Phải khó khăn lắm cô mới trèo lên được để lấy bông hoa, nhưng khi đếm chỉ có một cánh hai cánh ba cánh bốn cánh. Chỉ có bốn cánh hoa là sao chứ? Chẳng nhẽ mẹ cô chỉ sống được bàng đấy ngày thôi sao? Không đành lòng cô liền dùng tay xé nhẹ dần từng cánh hoa lớn thành những cánh hoa nhỏ và bông hoa cũng theo đó mà nhiều cánh dần lên nhiều đến mức không còn đếm được nữa. Từ đó người đời gọi bông hoa ấy là bông hoa cúc trắng để nói về lòng hiếu thảo của cô bé đó dành cho mẹ mình.Truyện: Sóc nhỏ đón noelNgày lễ Noel sắp đến, Sóc nhỏ nướng một hộp to bánh quy rồi ra ngồi dưới gốc cây thông. Chim nhỏ bay đến và đậu trên chiếc ghế băng bên cạnh Sóc nhỏ.- Críc Críc! Tớ lạnh quá ! – Chim nhỏ lật bật nói và lấy cánh trùm lên chân cho đỡ lạnh. Tớ nhớ bán Mặt Trời ấm áp quá !Nghe bạn than thở, Sóc nhỏ liền nói:- Hay là cậu vào nhà tớChim nhỏ liền reo lên:- Hoan hô! Chúng mình sẽ cùng nhau đón Noel !Truyện: Qua đườngVào một buổi sáng mùa xuân ấm áp, hai chị em Thỏ Nâu và Thỏ Trắng xin phép mẹ ra phố chơi. Mẹ đồng ý và dặn: “Các con đi đường cẩn thận nhé!”. Hai chị em vâng dạ rồi nhảy chân sáo ra khỏi nhà.    Ra đường, được ngắm trời ngắm đất và hít thở không khí trong lành, hai chị em Thỏ nói cười ríu rít. Thỏ Nâu bảo em:-    Em xem kìa, trên cành cây có một con chim xinh đang nhảy nhót bắt sâu đấy!Thỏ Trắng nói:-    Chị ơi, bên kia đường có vườn hoa đẹp quá, chị em mình sang xem đi!Thỏ Trắng kéo chị Thỏ Nâu chạy ào sang đường, chẳng chú ý gì cả.Bỗng, kít, kít tiếng một loại xe phanh gấp nghe rợn cả người. Hai chị em nhìn lên, một đoàn xe dừng hết cả lại.Bác Gấu lái xe tải thò đầu ra khỏi xe nói to:-    Hai cháu kia, tín hiệu đèn đỏ đang bật mà lại dám chạy sang đường à?Đúng lúc ấy, chú Thỏ Xám là cảnh sát giao thông đi tới, dắt cả hai chị em quay lại vỉa hè. Chú ôn tồn giải thích:-    Các cháu có nhìn thấy tín hiệu đèn đỏ kia không? Khi nào đèn đỏ tắt, đèn xanh bật lên các cháu mới được qua đường. Lần sau, hai cháu phải chú ý nhé!Hai chị em Thỏ Nâu và Thỏ Trắng nhìn nhau. Thỏ Nâu nói:-    Chúng cháu xin lỗi chú, lần sau sang đường, chúng cháu nhớ nhìn tín hiệu đèn màu ạ!Chú cảnh sát giao thông Thỏ Xám còn dặn tiếp:-    Các cháu còn bé nên khi qua đường phải có người lớn dắt, nếu không rất dễ xảy ra tai nạn đấy!Từ hôm đó, hai chị em Thỏ luôn nhớ những lời dặn của chú Thỏ Xám: “Đèn đỏ phải dừng lại, đèn xanh mới được đi, khi qua đường phải có người lớn dắt”.Truyện: Sự tích bánh chưng bánh dầyNgày xưa ở nước ta, trong số các con của vua Hùng Vương thứ 6, có một con người con trai tên là Lang Liêu. Các hoàng tử khác đều văn hay giỏi võ, nhưng lại không thích lao động chân lấm tay bung, chỉ riêng có Lang Liêu là chăm chỉ hiền lanh. Chàng đem vợ con về quê vỡ nương, cuốc bãi, cùng với bà con nông dân. Một hôm vào dịp cuối năm, vua Hùng Vương cho vời đông đủ các con đến và bảo:-    Đến ngày hội lớn đầu năm, ai tìm được của ngon vật lạ nhất đem đến để tế trời, đất thì sẽ được nhường ngôi. Các hoàng tử tỏa đi khắp bốn phương. Người thì lên rừng đốc thúc bộ hạ săn thú, bắn chim. Kẻ thì xuống biển bắt dân chài mò trai, bắt cá. Riêng Lang Liêu rất băn khoăn lo lắng không biết tìm vật gì dâng lên vua cha. Một hôm đi thăm đồng, Lang Liêu thấy ruộng lúa nếp của mình đã chín vàng, những hạt nếp vừa mẩy, vừa thơm, tưởng không còn gì quí hơn nữa. Chàng về gọi vợ cùng bà con trong xóm ra gặt. Đến quá trưa gặt xong thửa ruộng, mọi người vui vẻ gánh lúa về. Tối hôm ấy, Lang Liêu đập lúa dưới trăng. Nhìn lên bầu trời trong xanh bát ngát, nhớ đến cánh đồng lúa mênh mông nuôi sống con người. Lang Liêu chợt nghĩ:-    Ta sẽ dùng nếp trắng thơm này để làm hai thứ bánh, một cái tròn như hình bầu trời cao xa, một thứ vuông giống như hình đất màu mỡ. áng hôm sau Lang Liêu đem ý định của mình nói với vợ con. Ai nấy đều mừng, cùng nhau bàn cách làm hai thứ bánh. Họ lấy gạo nếp vo kĩ, đồ xôi thật dẻo, cho vào cối giã thật mịn rồi nặn một thứ bánh hình tròn mịn màng và trong trẻo như bầu trời.Họ lại lấy lá dong tươi gói gạo nếp sống, ngâm đỗ xanh làm một thứ bánh hình vuông có màu xanh cây cỏ, có những thứ hạt nuôi sống người, giống như mặt đất.Lang Liêu xách nỏ vào rừng săn lợn to để làm nhân thịt vào bánh.Bà con xung quanh vốn mến tính hiền lành chăm chỉ của Lang Liêu, thấy vợ chồng chàng bận rộn làm hai thứ bánh quý bèn kéo nhau sang làm giúp.Gói xong bánh hình đất, hai vợ chồng Lang Liêu xếp cả vào nồi lớn, nhóm lửa đun kĩ. Cả đêm hôm ấy, gia đình Lang Liêu quây quần xung quanh bếp lửa cho đến khi bánh chín.Sáng hôm sau, vợ chồng Lang Liêu sung sướng nhìn lại hai chiếc mâm lớn xếp đầy hai thứ bánh quý, kết quả công sức và sáng tạo của mình. Hai thứ bánh quả là món quà quý nhất, ngon nhất, lạ nhất để chàng dâng lên chúc thọ vua cha nhân ngày hội lớn đầu năm. Đúng ngày hội lớn, các hoàng tử mang của ngon, vật lạ các nơi về đông đủ. Bên cạnh những thứ đó, lễ vật của Lang Liêu có vẻ đơn giản quá. Nhưng sau khi nghe Lang Liêu tâu trình rõ cách làm và ý nghĩa của hai thứ bánh quý thì vua cha rất vui mừng và cảm động .Vua Hùng chọn hai thứ bánh của Lang Liêu để tế trời đất rồi chia cho các hoàng tử và các quần thần nếm thử. Ai cũng phải khen bánh có vị ngon, hương lạ mà lại có ý nghĩa sâu xa, đúng là của quý nhất trong ngày hội đầu năm.Vua Hùng thứ 6 bèn truyền ngôi cho Lang Liêu, ngài đặt tên cho hai thứ bánh quý, bánh giầy là hình bầu trời, bánh chưng là bánh hình mặt đất. 

File đính kèm:

  • pptxSDT VAN HOC MGL 1.pptx