Giáo án mầm non lớp lá - Bé biết gì về Nắng, mưa, gió

I. Mục Đích – Yêu Cầu :

1. Kiến thức :

+ Trẻ nhận biết một số hiện tượng tự nhiên: nắng, mưa, gió, sấm chớp, lụt, bão,. Thứ tự các mùa và sự thay đổi các hoạt động của cây cối, con vật và con người theo mùa (cs94, 95)

+ Hiểu một số từ khái quát chỉ sự vật hiện tượng đơn giản gần gũi (cs63) và đặc điểm một số hiện tượng nắng, mưa, gió, sấm chớp, lụt, bão,. để biết lợi ích và tác hại của chúng đối với hoạt động của con người, cây cối, con vật.

 + Biết so sánh phân biệt được sự khác và giống nhau rõ nét giữa các hiện tượng thời tiết (thời tiết mùa hè – mùa đông)

+ Treû biết sử dụng trang phục phù hợp với thời tiết. Có một số thói quen, hành vi vệ sinh trong ăn uống và phòng bệnh.

2. Kĩ năng:

+ Phát triển khả năng quan sát, so sánh phán đoán và suy luận về một số hiện tượng tự nhiên xung quanh trẻ.

+ Phát triển ngôn ngữ, vốn từ cho trẻ.

+ Rèn cho trẻ kỹ năng so sánh phân biệt được sự khác và giống nhau rõ nét giữa các hiện tượng thời tiết (thời tiết mùa hè – mùa đông).

+ Có 1 số thói quen, hành vi vệ sinh trong ăn uống và phòng bệnh. Biết sử dụng trang phục phù hợp với thời tiết.

3. Thái độ :

+ Trẻ hứng thú tham gia học và tham gia vào các hoạt động cùng cô.

+ Giáo dục trẻ biết ăn mặc phù hợp theo mùa, biết sử dụng năng lượng phù hợp theo mùa.

+ Giáo dục trẻ biết chăm sóc sức khỏe, vệ sinh, biết ăn mặc phù hợp .

+ Giáo dục trẻ biết yêu quý các hiện tượng trong thiên nhiên.

 

doc4 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 3968 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Bé biết gì về Nắng, mưa, gió, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ XÃ HỘI:
I. Mục Đích – Yêu Cầu :
1. Kiến thức :
+ Trẻ nhận biết một số hiện tượng tự nhiên: nắng, mưa, gió, sấm chớp, lụt, bão,... Thứ tự các mùa và sự thay đổi các hoạt động của cây cối, con vật và con người theo mùa (cs94, 95)
+ Hiểu một số từ khái quát chỉ sự vật hiện tượng đơn giản gần gũi (cs63) và đặc điểm một số hiện tượng nắng, mưa, gió, sấm chớp, lụt, bão,... để biết lợi ích và tác hại của chúng đối với hoạt động của con người, cây cối, con vật. 
	+ Biết so sánh phân biệt được sự khác và giống nhau rõ nét giữa các hiện tượng thời tiết (thời tiết mùa hè – mùa đông)
+ Treû biết sử dụng trang phục phù hợp với thời tiết. Có một số thói quen, hành vi vệ sinh trong ăn uống và phòng bệnh.
2. Kĩ năng: 
+ Phát triển khả năng quan sát, so sánh phán đoán và suy luận về một số hiện tượng tự nhiên xung quanh trẻ. 
+ Phát triển ngôn ngữ, vốn từ cho trẻ.
+ Rèn cho trẻ kỹ năng so sánh phân biệt được sự khác và giống nhau rõ nét giữa các hiện tượng thời tiết (thời tiết mùa hè – mùa đông).
+ Có 1 số thói quen, hành vi vệ sinh trong ăn uống và phòng bệnh. Biết sử dụng trang phục phù hợp với thời tiết.
3. Thái độ :
+ Trẻ hứng thú tham gia học và tham gia vào các hoạt động cùng cô.
+ Giáo dục trẻ biết ăn mặc phù hợp theo mùa, biết sử dụng năng lượng phù hợp theo mùa.
+ Giáo dục trẻ biết chăm sóc sức khỏe, vệ sinh, biết ăn mặc phù hợp .
+ Giáo dục trẻ biết yêu quý các hiện tượng trong thiên nhiên.
II. Chuẩn bị :
Đồ dùng của cô :
+ Tranh ảnh về 1 số hiện tượng tự nhiên. Hình ảnh băng hình một số hiện tượng về thời tiết qua màn hình Power Point
+ Đoạn Video clip Hiện tượng tự nhiên thời tiết: nắng, mưa, gió, sấm chớp, lụt, bão,... 
+ Máy cát sét và 1 số bài hát: Cho tôi đi làm mưa với, Mùa hè đến, Nắng sớm, 
	+ Mô hình bản đồ Việt Nam dự báo thời tiết.
2. Đồ dùng của trẻ:
	+ Tranh nắng, mưa, gió, sấm chớp, chong chóng giấy, quạt nan, 
3. Môi trường:
	+ Lớp học thoáng mát, sạch sẽ .
	+ Trang trí, tạo môi trường hoạt động theo chủ đề “Một số hiện tượng tự nhiên” 
III. Phương pháp – Biện pháp :
+ Phương pháp : 
Quan sát, trải nghiệm, thực hành, luyện tập, trực quan, ứng dụng công nghệ thông tin 
+ Biện pháp : 
Trò chuyện, trò chơi, bài hát , động viên, khuyến khích ...
IV. Nội dung tích hợp:
+ Diễn thời trang 2 mùa hè và đông.
+ Đọc đồng dao.
+ Âm nhạc: cho tôi đi làm mưa với, Nắng sớm, Mùa hè đến.
V. Tổ chức hoạt động : 
1. Hoạt động 1 : Tạo hứng thú - Trải nghiệm – mở rộng.
- Cho trẻ nghe đoạn nhạc dự báo thời tiết trên đài truyền thanh, một trẻ làm nhà dự báo thời tiết thông báo: Trung tâm khí tượng thủy văn thành phố xin dự báo thời tiết thành phố Quy Nhơn ngày hôm nay: “.”.
- Vừa rồi các con đã nghe bản tin dự báo thời tiết, bạn nào có thể nhắc lại thời tiết của thành phố ta hôm nay không nào?
- Để thể hiện một số hiện tượng về thời tiết: nắng, mưa, gió, sấm chớp,... xung quanh ta, cô đã chuẩn bị một số đồ dùng: mô hình, hình ảnh, đồ chơi,. Các con hãy chia về 3 nhóm lấy các đồ dùng cô chuẩn bị tạo thành bức tranh, mô hình có nội dung liên quan đến hiện tượng thời tiết mà các con biết.
+ Nhóm 1: Xây dựng mô hình thời tiết mưa.
+ Nhóm 2: Xây dựng mô hình thời tiết nắng.
+ Nhóm 3: Sử dụng các đồ chơi, tạo ra gió.
- Cô đến từng nhóm trao đổi, trò chuyện, gợi hỏi trẻ nói lên ý tưởng của nhóm đã tạo ra các hiện tượng thời tiết.
	Hát vận động bài hát: “Cho tôi đi làm mưa với”	
2. Hoạt động 2: Trò chuyện về một số hiện tượng thời tiết mùa đông
* Hiện tượng trời mưa:
- Nhóm 1 các con tạo ra hiện tượng thời tiết gì?
+ Những ngày qua các con thấy thời tiết như thế nào? (mưa nhiều kéo dài, thời tiết lạnh)
+ Vì sao thời tiết mấy ngày nay thường có mưa và lạnh ? (Đang là mùa đông)
+ Mùa đông thời tiết lạnh có mưa nhiều các con phải ăn mặc như thế nào?
+ Thời tiết mùa đông thường có mưa kéo dài, có gió mùa đông bắc rất lạnh và rét. Vì thế các con đi học phải mặc ấm, giữ ấm, không để bị nhiễm lạnh, nhiễm mưa. Phải giữ cơ thể luôn được ấm, phòng tránh các bệnh mùa đông.
* Các con hướng về màn hình quan sát hiện tượng trời mưa 
+ Trẻ xem và nêu nhận xét: (mưa nhiều nhỏ hạt, mưa to nặng hạt, mưa đá)
- Khi nào các con biết trời sắp mưa?
	- Điều gì sẽ xảy ra nếu mưa to nhiều ngày và có gió mạnh ? 
- Mưa như thế nào là có lợi cho đời sống của con người ? Vì sao ?
 	Mưa xuống mang theo nhiều nước giúp ích rất nhiều cho đời sống con người. Nhưng nếu mưa to quá thì rất tác hại, vì nếu nước chảy không kịp sẽ gây ra lụt lội, tắt đường, làm nhà cửa, hoa màu, cây cối bị ngập,
* Hiện tượng gió:
Cô đọc câu đố : 	“Nghe vẻ nghe ve nghe vè cô đố
	Tôi không có phép tàng hình
	Không ai nhìn thấy thân hình ra sao
	Bay trên đất thấp trời cao
Cửa nhà đóng lại không vào được đâu
	Là hiện tượng gì ?” (Hiện tượng gió)
- Gió do đâu mà có? (Do sự chuyển động của không khí trong không gian tạo thành).
* Không khí ở xung quanh chúng ta luôn chuyển động, nếu không khí chuyển động mạnh từ nơi này đến nơi khác sẽ tạo thành gió.
- Trẻ xem đoạn video về hiện tượng gió:
- Cho trẻ nhận xét gió thổi mạnh hay thổi nhẹ.
- Nếu không khí chuyển động cực mạnh sẽ xảy ra điều gì?
- Vì sao có bão lốc xoáy ? (Không khí chuyễn động cực mạnh tạo thành bão, lốc xoáy)
- Gió giúp ích gì cho cuộc sống con người ?
- Gió có tác hại gì ?
* Gió là 1 hiện tượng tự nhiên, góp phần đẩy mây bay đi cho mưa rơi xuống, thụ phấn cho hoa, giúp con người mát mẻ, nhờ có gió con người tạo ra được nguồn điện,... rất ích lợi cho cuộc sống con người. Nếu gió thổi mạnh sẽ gây ra gì ? Gió thổi mạnh đến cấp 4, cấp 5, cấp 6,  sẽ gây ra bão, làm cho nhà cửa, cây cối bị đổ ngã, thiệt hại nặng nề của cải, tài sản và tính mạng của người dân. 
Những lúc thời tiết như vậy mọi người có nên đi ra ngoài đường không? Tại sao? (vì rất là nguy hiểm) 
* Hiện tượng sấm sét:
Trẻ xem đoạn video về hiện tượng sấm
- Các con thấy sấm xuất hiện vào những lúc nào? (trong những cơn mưa dông)
* Sấm sét hay tia sét là hiện tượng phóng điện trong khí quyển giữa các đám mây và đất hay giữa các đám mây. Khi mưa giông có kèm theo sấm sét, chúng ta phải cẩn thận khi đang đi ngoài đường, phải tìm vị trí nào càng thấp để tránh sét.
Những hiện tượng mưa, gió, sấm sét thường có trong mùa nào?
	* Mùa đông mưa nhiều, thời tiết lạnh rét, có gió mùa đông bắc hay xảy ra lụt, bão, thiên tai. Con người phải mặc ấm, giữ ấm cơ thể, đề phòng tránh dịch bệnh mùa đông. Cây cỏ thì trơ cành, rụng lá do mưa to, gió lớn và bão làm hư hỏng. 
3. Hoạt động 3: Trò chuyện về một số hiện tượng thời tiết mùa hè
* Hiện tượng nắng:
	Hát và vận động bài “Nắng sớm”
- Khi nào các con nhìn thấy nắng? 
- Trời nắng các con cảm thấy như thế nào?(oi bức, nóng nực, hay ra mồ hôi,...)
- Vào mùa nắng, nóng trong sinh hoạt hàng ngày các con phải như thế nào?
- Mùa nào có nắng nhiều nhất? các con phải làm thế nào để giữ gìn sức khỏe trong mùa hè?
- Mùa hè hay có mưa gì? 
- Bầu trời mùa hè hay xuất hiện cầu vồng. Thế khi nào cầu vồng xuất hiện?
- Cầu vồng có những màu gì?
* Thời tiết mùa hè không khí nắng nóng, oi bức, nhiều trái cây ngon, nhiều trận mưa rào giúp làm sạch không khí, môi trường bụi bặm của mùa hè.
- Cho trẻ xem tranh hoạt động của con người, con vật, cây cối, dưới trời nắng
- Trẻ xem và nhận xét:
+ Nếu trời nắng nóng kéo dài thì sẽ xảy ra điều gì? (cây cối khô héo, chết vì thiếu nước, đất nứt nẻ hạn hán)
+ Khi đi ngoài trời nắng chúng ta phải làm gì?
* Khi ra đường trời nắng thì phải đội mũ, nón và những lúc buổi trưa nắng nóng các con không được chạy chơi ngoài trời vì rất dễ bị cảm nắng, làm đau đầu và mệt mỏi. 
Vì thế vào mùa hè chúng ta phải uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây và uống nước ép trái cây tăng sức đề kháng cho cơ thể, thường xuyên vệ sinh cá nhân luôn sạch sẽ.
	Trẻ hát và vận động “Mùa hè đến”.
- Một năm có mấy mùa? Những mùa gì? Con thích mùa nào? Vì sao?
4. Hoạt động 4: Chọn đúng trang phục 
Để sống và hoạt động phù hợp trong mọi thời tiết các nhà thiết kế tạo ra những trang phục, đồ dùng cho con người sử dụng, bảo vệ sức khỏe và làm đẹp cho con người trong cuộc sống. 
Các con sẽ chọn cho mình một trang phục hay đồ dùng và đến đúng nơi có thời tiết phù hợp
Trẻ chơi, cô đến từng nhóm hỏi về trang phục của trẻ. Vì sao chọn trang phục (đồ dùng) này?
Bé hát “Khúc ca bốn mùa”
	+ Kết thúc hoạt động
šš ››

File đính kèm:

  • dockham pha khoa hoc 5 tuoi_12567232.doc