Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề 10: Trường tiểu học - Năm học 2020-2021 - Hồ Thị Hồng Diễm

I. Kế hoạch chung:

- Nộp kế hoạch chủ đề 10 cho BGH duyệt.

- Thực hiện giảng dạy theo chương trình đổi mới chủ đề “Trường tiểu học”.

- Tham gia họp hội đồng giáo viên đầy đủ.

- Bình xét thi đua khen thưởng.

- Tổ chức cân đo lần 4 và báo về cho BGH.

II. Chuẩn bị:

- Môi trường hoạt động: sạch sẽ, thoáng mát, an toàn cho trẻ

- Trồng hoa, trồng rau, trang trí môi trường trong và ngoài lớp học theo chủ đề 10.

- Đồ dùng:

+ Góc xây dựng: một số cây, hoa, cột cờ, trường tiểu học, .

+ Góc phân vai: một số đồ dùng học tập như thước, bút, cặp,

+ Góc học tập: một số thẻ lô tô bút, viết, thước, .

+ Góc tạo hình: một số tranh cát, in dấu vân tay,.

+ Góc âm nhạc: một số mũ hoa, song loan, trang phục múa.

III/ Nề nếp thói quen:

1/ Học tập:

+ Biết ngồi đúng tư thế và biết cách cầm bút, đặt vở khi tô, vẽ.

+ Chú ý lắng nghe đọc thơ, kể chuyện.

2/ Vui chơi:

+ Biết chọn góc chơi phù hợp. Thể hiện được vai chơi.

+ Không tranh giành đồ chơi .

+ Hình thành cho trẻ có mối quan hệ giữa các nhóm.

4/ Vệ sinh- Lao động:

+ Trẻ đi tiểu, tiêu đúng nơi qui định.

+ Móng tay, móng chân cắt ngắn gọn, sạch sẽ.

+ Không khạc nhổ, vứt rác bừa bãi.

+ Kê, dọn bàn ghế cùng cô.

5/ Giáo dục lễ giáo:

+ Trẻ biết nhớ ơn cô giáo và thể hiện tình cảm với ngôi trường tiểu học.

+ Biết chia sẻ đồ chơi cùng bạn.

+ Biết bảo vệ môi trường.

+ Biết kêu cứu chạy khỏi nơi nguy hiểm.

 

doc38 trang | Chia sẻ: hungbach2 | Ngày: 08/07/2023 | Lượt xem: 299 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề 10: Trường tiểu học - Năm học 2020-2021 - Hồ Thị Hồng Diễm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 KẾ HOẠCH CHỦ ĐỀ
CHỦ ĐỀ 10: TRƯỜNG TIỂU HỌC
Thời gian thực hiện: 2 tuần (Từ ngày 03/05/2021→ 14/05/2021)
I. Kế hoạch chung:
- Nộp kế hoạch chủ đề 10 cho BGH duyệt.
- Thực hiện giảng dạy theo chương trình đổi mới chủ đề “Trường tiểu học”.
- Tham gia họp hội đồng giáo viên đầy đủ.
- Bình xét thi đua khen thưởng.
- Tổ chức cân đo lần 4 và báo về cho BGH.
II. Chuẩn bị: 
- Môi trường hoạt động: sạch sẽ, thoáng mát, an toàn cho trẻ
- Trồng hoa, trồng rau, trang trí môi trường trong và ngoài lớp học theo chủ đề 10.
- Đồ dùng: 
+ Góc xây dựng: một số cây, hoa, cột cờ, trường tiểu học,.
+ Góc phân vai: một số đồ dùng học tập như thước, bút, cặp,
+ Góc học tập: một số thẻ lô tô bút, viết, thước,.
+ Góc tạo hình: một số tranh cát, in dấu vân tay,..
+ Góc âm nhạc: một số mũ hoa, song loan, trang phục múa.
III/ Nề nếp thói quen:
1/ Học tập:
+ Biết ngồi đúng tư thế và biết cách cầm bút, đặt vở khi tô, vẽ.
+ Chú ý lắng nghe đọc thơ, kể chuyện.
2/ Vui chơi:
+ Biết chọn góc chơi phù hợp. Thể hiện được vai chơi.
+ Không tranh giành đồ chơi .
+ Hình thành cho trẻ có mối quan hệ giữa các nhóm.
4/ Vệ sinh- Lao động:
+ Trẻ đi tiểu, tiêu đúng nơi qui định.
+ Móng tay, móng chân cắt ngắn gọn, sạch sẽ.
+ Không khạc nhổ, vứt rác bừa bãi.
+ Kê, dọn bàn ghế cùng cô.
5/ Giáo dục lễ giáo:
+ Trẻ biết nhớ ơn cô giáo và thể hiện tình cảm với ngôi trường tiểu học.
+ Biết chia sẻ đồ chơi cùng bạn.
+ Biết bảo vệ môi trường.
+ Biết kêu cứu chạy khỏi nơi nguy hiểm.
IV. Mục tiêu chủ đề:
1. Phát triển thể chất:
a. Vận động
- Chạy liên tục 150m không hạn chế thời gian. (CS13) (MT1)
- Thực hiện nhịp nhàng các vận động: Chạy liên tục 150m không hạn chế thời gian; Đi trên ván kê dốc. 
- Phối hợp được cử động bàn tay, ngón tay, phối hợp tay- mắt trong một số hoạt động: Xếp chồng 12- 15 khối theo mẫu (MT2)
- Có thể lực khoẻ mạnh, các kĩ năng vận động, học tập tốt để chuẩn bị vào lớp 1.
- Sử dụng được một số dụng cụ học như: kéo, viết, cặp sách,
b. Dinh dưỡng và sức khỏe
- Thực hiện một số quy định ở trường, nơi công cộng về an toàn: Sau giờ học về nhà ngay, 
không tự ý đi chơi (MT3)
- Thực hiện được một số công việc tự phục vụ, chăm sóc vệ sinh cá nhân và giữ gìn vệ sinh trường lớp.
2. Phát triển nhận thức:
Làm quen với toán
- Nhận biết các số từ 5-10 và sử dụng các số đó để chỉ số lượng, số thứ tự. (MT4)
- Phân biệt được hôm qua, hôm nay, ngày mai qua các sự kiện hằng ngày. (CS110) (MT5)
- Nói được ngày trên lốc lịch và giờ trên đồng hồ. (CS111) (MT6)
Khám phá xã hội
- Thích khám phá các sự vật, hiện tượng xung quanh (CS113) (MT7)
- Thể hiện hiểu biết về đối tượng qua các hoạt động chơi, âm nhạc, tạo hình (MT8)
- Thể hiện ý tưởng của bản thân thông qua các hoạt động khác nhau (CS119) (MT9)
- Biết đặc điểm của trường tiểu học, địa chỉ của các trường tiểu học ở địa phương.
- Thích tìm hiểu trường tiểu học, nhận ra sự khác nhau giữa trường tiểu học và trường mầm non.
- Trẻ biết một số hoạt động của thầy cô giáo và của học sinh trường tiểu học.
- Biết cách xưng hô ở trường tiểu học: Thầy giáo, cô giáo, các em học sinh.
- Làm quen với một số đồ dùng học tập và cách sử dụng.
3. Phát triển ngôn ngữ:
- Biết chữ viết có thể đọc và thay cho lời nói. (CS86) (MT10)
- Bắt chước hành vi viết và sao chép từ, chữ cái. (CS88) (MT11)
- Biết “viết” tên của bản thân theo cách của mình. (CS89) (MT12)
- Tô, đồ các nét chữ, sao chép một số kí hiệu, chữ cái, tên của mình. (MT13)
- Kể lại câu chuyện quen thuộc theo cách khác. (CS120) (MT14)
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc thông qua việc miêu tả, kể chuyện về trường tiểu học, đồ dùng học sinh tiểu học.
- Đọc và phát âm đúng các nhóm chữ cái v, r nhận ra được chữ v, r và các chữ cái đã học trong từ.
- Hiểu nội dung các câu chuyện, bài thơ: Mèo con và quyển sách, Gà Tơ đi học, Bé vào lớp 1,...
- Có thể kể lại được câu chuyện sau khi nghe, hoặc tự sáng tạo ra nội dung câu chuyện.
4. Phát triển tình cảm, quan hệ xã hội :
- Thể hiện sự vui thích khi hoàn thành công việc. ( CS32) (MT15)
- Chủ động giao tiếp với bạn và người lớn gần gũi (CS43) (MT16)
- Sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ đơn giản cùng người khác (CS52) (MT17)
- Biết tìm cách để giải quyết mâu thuẫn ( dùng lời, nhờ sự can thiệp của người khác, chấp nhận nhường nhịn ) (MT18)
- Mong muốn trở thành người học sinh và được học ở trường tiểu học.
- Có ý thức giữ gìn đồ dùng học tập trong lớp gọn gàng.
- Thích hợp tác với bạn bè trong các hoạt động chung của nhóm lớp.
- Biết làm theo yêu cầu chỉ dẫn của cô giáo. Thực hiện các quy định chung của nhóm lớp.
5. Phát triển thẩm mĩ :
Tạo hình
- Đặt tên cho sản phẩm tạo hình (MT19)
- Trẻ biết thể hiện tình cảm qua các sản phẩm tạo hình, âm nhạc.
- Biết phối hợp các màu sắc, đường nét, hình dáng và biết cách sử dụng các kỹ năng đã học để tạo ra các sản phẩm vẽ, nặn, cắt, xé dán, xếp hình để tạo ra các sản phẩm đa dạng về trường tiểu học và các đồ dùng học tập của học sinh lớp một.
Giáo dục âm nhạc
- Thể hiện cảm xúc và vận động phù hợp với nhịp điệu của bài hát hoặc bản nhạc (CS101) (MT20)
- Hát đúng và biết thể hiện sắc thái tình cảm qua các bài hát mà trẻ yêu thích.
- Tự nghĩ ra các hình thức để tạo ra âm thanh, vận động, hát theo các bản nhạc, bài hát yêu thích. 
6. Tập nói tiếng Việt:
- Trẻ nghe hiểu và nói được một số từ, câu đơn giản trong cuộc sống hằng ngày liên quan đến chủ đề “Trường tiểu học”: cô giáo, thầy giáo, cột cờ ,...
7. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh:
- Dạy trẻ phải thương yêu, giúp đỡ nhau, phải đoàn kết chặt chẽ
- Dạy trẻ phải yêu lao động, giữ gìn kỷ luật, tuân thủ các nội quy của lớp.
- Dạy trẻ yêu tổ quốc, thương đồng bào, chuộng lao động, giữ kỷ luật...
V/ Công tác khác:
- Thực hiện hiện giảng dạy theo chủ đề: Trường tiểu học
- Thực hiện bản tuyên truyền phụ huynh về tâm thế chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1.
- Giáo dục lễ giáo cho trẻ.
- Làm đồ dùng, đồ chơi để phục vụ giảng dạy.
- Tham gia họp hội đồng giáo viên đầy đủ.
- Cân đo và khám sức khỏe cho trẻ.
- Lập danh sách khen thưởng.
- Tập văn nghệ chuẩn bị cho ngày tổng kết năm học 2020-2021.
MẠNG NỘI DUNG
TRƯỜNG TIỂU HỌC CỦA BÉ
- Trẻ biết tìm hiểu: Tên, địa chỉ, quang cảnh trường tiểu học.
- Tìm hiểu một số hoạt động của thầy cô giáo và học sinh trường tiểu học.
- Thể hiện tình cảm của trẻ với trường tiểu học.
- Những mong muốn của trẻ khi vào trường tiểu học.
TRƯỜNG TIỂU HỌC
MỘT SỐ ĐỒ DÙNG CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC
- Tìm hiểu một số đồ dùng học tập của học sinh trường tiểu học như: Sách, vở, bảng con, phấn, bút,..
- Bé và bố mẹ đã chuẩn bị gì cho bé đi học lớp 1.
- Rèn luyện tư thế ngồi học và cách cầm bút.
- Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập.
- Bé sẽ học gì ở trường tiểu học.
MẠNG HOẠT ĐỘNG
a. Vận động
- Chạy liên tục 150m không hạn chế thời gian. (CS13) (MT1)
- Đi trên ván kê dốc. 
- Phối hợp được cử động bàn tay, ngón tay, phối hợp tay- mắt trong một số hoạt động: Xếp chồng 12- 15 khối theo mẫu (MT2)
b. Dinh dưỡng và sức khỏe
- Thực hiện một số quy định ở trường, nơi công cộng về an toàn: Sau giờ học về nhà ngay, không tự ý đi chơi (MT3)
* LQVT:
- Nhận biết các số từ 5-10 và sử dụng các số đó để chỉ số lượng, số thứ tự. (MT4)
- Lịch, đồng hồ bé yêu.
+ Nói được ngày trên lốc lịch và giờ trên đồng hồ. (CS111) (MT6)
- Nhận biết hôm qua, hôm nay, ngày mai 
+ Phân biệt được hôm qua, hôm nay, ngày mai qua các sự kiện hằng ngày. (CS110) (MT5)
* KPXH:
- Trò chuyện về trường tiểu học.
- Làm quen với một số đồ dùng của học sinh lớp 1.
- Thích khám phá các sự vật, hiện tượng xung quanh (CS113) (MT7)
- Thể hiện hiểu biết về đối tượng qua các hoạt động chơi, âm nhạc, tạo hình (MT8)
- Thể hiện ý tưởng của bản thân thông qua các hoạt động khác nhau (CS119) (MT9)
Phát triển thể chất
Phát triển nhận thức
TRƯỜNG TIỂU HỌC
Phát triển ngôn ngữ
Phát triển thẩm mỹ
PT Tình cảm và KN Xã hội
* Hiểu nội dung bài thơ, ca dao, đồng dao
- Đọc thơ: Bé vào lớp 1, Mèo con đi học,...
- Đọc thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ nói về chủ đề trường tiểu học
* Hiểu nội dung câu chuyện
- Kể chuyện: Mèo con và quyển sách, Gà Tơ đi học,...
- Kể chuyện sáng tạo cuối chủ đề.
* LQCC
- Làm quen, tập tô và trò chơi với chữ cái v, r
- Biết chữ viết có thể đọc và thay cho lời nói. (CS86) (MT10)
- Bắt chước hành vi viết và sao chép từ, chữ cái. (CS88) (MT11)
- Biết “viết” tên của bản thân theo cách của mình. (CS89) (MT12)
- Tô, đồ các nét chữ, sao chép một số kí hiệu, chữ cái, tên của mình. (MT13)
- Kể lại câu chuyện quen thuộc theo cách khác. (CS120) (MT14)
* Tạo hình:
- Vẽ trường tiểu học (theo đề tài).
- Cắt, dán đồ dùng học tập
+ Đặt tên cho sản phẩm tạo hình (MT19)
* Giáo dục âm nhạc:
Học hát, vận động, nghe hát các bài hát về chủ đề Trường tiểu học ở mọi lúc mọi nơi.
- Dạy hát: “ Cháu vẫn nhớ trường mầm non”, “Tạm biệt búp bê”.
- Nghe hát: Em yêu trường em, Đi học.
- Biểu diễn văn nghệ cuối chủ đề.
+ Thể hiện cảm xúc và vận động phù hợp với nhịp điệu của bài hát hoặc bản nhạc. (CS101) (MT20)
- Trò chơi âm nhạc:
- Tôn trọng giữ gìn đồ các đồ dùng của trường tiểu học
- Thực hành chăm sóc bảo vệ cây, hoa trong vườn trường.
- GDKNS: Bé chuẩn bị lên lớp 1; 
- Thể hiện sự vui thích khi hoàn thành công việc. 
(CS32) (MT15)
- Chủ động giao tiếp với bạn và người lớn gần gũi (CS43) (MT16)
- Sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ đơn giản cùng người khác (CS52) (MT17)
- Biết tìm cách để giải quyết mâu thuẫn ( dùng lời, nhờ sự can thiệp của người khác, chấp nhận nhường nhịn ) (MT18)
XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC
Môi trường trong lớp:
- Tranh ảnh về nước và hiện tượng tự nhiên để trang trí xung quanh lớp.
- Sắp xếp đồ dùng, đồ chơi phù hợp, an toàn, đảm bảo thẩm mỹ ở các góc chơi.
- Phân bố, trưng bày đồ dùng đồ chơi ở các góc sao cho phù hợp, trẻ dễ dàng lựa chọn, thuận lợi cho giáo viên quan sát.
- Một số vật liệu phế thải cô và trẻ cùng làm như: hai nhựa, hũ sữa chua, vỏ lon bia, vỏ ốc, ly nhựa, ống hút, bộ gõ nhạc, lon, giấy, 
Môi trường ngoài lớp:
- Cho trẻ quan sát một số đồ dùng, đồ chơi trong lớp.
- Vườn rau, cây xanh, bồn hoa.
- Một số đồ chơi ngoài trời cô chuẩn bị cho trẻ.
- Xây dựng khu thể chất.
C. Môi trường xã hội:
- Tranh ảnh trẻ biết nhớ ơn cô giáo và thể hiện tình cảm với ngôi trường tiểu học.
- Biết chia sẻ đồ chơi cùng bạn.
- Biết kêu cứu chạy khỏi nơi nguy hiểm.
- Biết bảo vệ môi trường.
D. Môi trường lấy trẻ làm trung tâm:
- Cô cùng trẻ trò chuyện về nội dung chủ đề: Trường tiểu học
- Tạo hứng thú cho trẻ trong mọi hoạt động
- Tạo tình huống có vấn đề để giúp trẻ có thể chủ động, tích cực vui chơi, tìm tòi, khám phá, trải nghiệm, thực hành, sáng tạo, hợp tác, trò chuyện.
************************************************
BGH duyệt kế hoạch
 Vĩnh An, ngày..tháng. năm 2021
 Hiệu trưởng
Đỗ Thị Thủy
KẾ HOẠCH TUẦN 1
CHỦ ĐỀ NHÁNH: TRƯỜNG TIỂU HỌC CỦA BÉ
Thời gian thực hiện: Từ ngày 03/05/2019 đến ngày 07/05/2021
HOẠT ĐỘNG
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
ĐÓN TRẺ
TRÒ CHUYỆN
THỂ DỤC SÁNG
ĐIỂM DANH
- Đón trẻ vào lớp nhắc trẻ cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định.
- Trao đổi và nhắc phụ huynh chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1, về tình hình học tập và một số quy định ở trường và nơi công cộng (MT3).
- Cô nhắc trẻ trực nhật gọn gàng, sạch sẽ.
* Thể dục sáng:
- Chuẩn bị: Địa điểm tập: Sân trường sạch, thoáng.
- Hình thức : . Tập với gậy. 
 . Đội hình 3 hàng ngang.
 . Thứ 2, 4, 6: Tập theo nhạc bài hát “Em vẫn nhớ trường mầm non”.
 . Thứ 3, 5: Tập với các động tác: Tay, chân, bụng, bật 
- Nội dung: Hô hấp 1: Gà gáy 
 Tay vai 1: Hai tay đưa ra trước, lên cao
 Chân 1: Đứng đưa chân lên cao, hạ xuống
 Bụng-lườn 1: Cúi gập người về phía trước tay chạm đất 
 Bật 1: Bật tiến về trước. 
* Điểm danh trẻ: cho trẻ trong tổ tìm ra bạn vắng.
* Kiểm tra vệ sinh cá nhân trẻ 
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. HĐCCĐ: Lịch, đồng hồ của bé (CS111) (MT6); Trò chơi nhóm chữ cái v, r (CS86) (MT10); Dạy hát “Em vẫn nhớ trường mầm non”; Quan sát thời tiết; Kể chuyện “Gà Tơ đi học”.
2. TCVĐ: Bật qua vòng; Bịt mắt bắt dê; Mèo bắt chuột,
3. CTD: Chơi tự do với dây chum, lá dừa, chong chóng, bóng,
HOẠT ĐỘNG HỌC
PTNT
KPXH
Trò chuyện về trường tiểu học
PTTM
Thể dục
Chạy liên tục 150m không hạn chế thời gian
(CS13) (MT1)
PTTM
Tạo hình
Vẽ trường tiểu học
(đề tài)
PTNN
LQVH
Đọc thơ “Bé vào lớp 1”
PTTC và KNXH
GDKNS
Bé chuẩn bị lên lớp 1
CHƠI,
HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC
Tên góc
Nội dung
Yêu cầu
Chuẩn bị
Tiến hành
Góc xây dựng
(CS119) (MT9)
Xây trường tiểu học.
Trẻ biết dùng nguyên vật liệu: gạch, cỏ, cây để xây trường tiểu học trường, cây xanh và xây được nhà có hàng rào
Hàng rào, gạch, cỏ, mái ngói, cây, cỏ
Trẻ bắt đầu phân vai chơi và xây được trường tiểu học
Góc học tập
(CS:89)
(MT:4,12,13)
“Viết” tên, từ, chữ số, chữ cái theo tranh.
Sắp xếp theo qui tắc
Trẻ biết “viết” tên, chữ số, chữ cái, từ theo tranh.
Trẻ biết cách sắp xếp theo qui tắc
Giấy, bút , tranh và từ của tranh về trường tiểu học, đồ dùng học tập.
Giấy dán các hình tròn màu, hình tròn màu vàng, đỏ, xanh
Trẻ chọn bạn để chơi
Góc tạo hình
(MT19)
Vẽ, xé dán các đồ dùng lớp một và vẽ trường tiểu học.
Trẻ biết vẽ, xé dán trường tiểu học và đồ dùng lớp một, biết bố cục bài vẽ , xé dán thích hợp.
Giấy vẽ, giấy màu, keo, hồ dán, khăn lau tay...
Trẻ vẽ theo ý thích của mình.
Góc thiên nhiên
Chơi với các nước, trồng hoa; gieo hạt, rau, chăm sóc cây cảnh
Trẻ làm đất thành luống để trồng, gieo, rau, hạt, nhổ cỏ, tưới cây cảnh.
Cát, nước, phẩm, chai, phễu, dụng cụ làm vườn. Hạt đậu xanh, rau.
- Trẻchọn bạn để chơi
CHƠI,
HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH
(BUỔI CHIỀU)
- Ôn: Trò chuyện về trường tiểu học
- TC: Về đúng nhà
- Trẻ chơi nhẹ nhàng các góc
- Ôn: Chạy liên tục 150m không hạn chế thời gian. (CS13)(MT1)
- TC: Ai chạy nhanh
- Trẻ chơi nhẹ nhàng các góc
- Thực hành trong vở Hoạt động tạo hình
- TC: Lộn cầu vồng
- Trẻ chơi nhẹ nhàng các góc
- Ôn: Đọc thơ “Bé vào lớp 1”
- TC: Đọc theo hiệu lệnh
- Trẻ chơi nhẹ nhàng các góc
- Ôn: GDKNS
“ Bé chuẩn bị lên lớp 1”
- TC: Kéo cưa lừa xẻ
- Trẻ chơi nhẹ nhàng các góc
LÀM QUEN TIẾNG VIỆT
- Trường tiểu học.
- Cột cờ, cái trống
- Em học trường tiểu học Vĩnh An
- Đi học
- Bạn nhỏ đi học
- Lớp 1
- Em học lớp 1 ở trường tiểu học.
- Trường tiểu học có nhiều lớp.
- Lớp 4, lớp 5
- Anh chị học lớp 4, lớp 5.
- Đến trường
- Bé dậy sớm để đi đến trường
- Xanh thẳm
- Bầu trời mùa thu xanh thẳm
- Bay lồng lộng.
- Lá cờ bay lồng lộng
Ôn tập từ, kiểu câu bé đã học
TRẺ CHUẨN BỊ RA VỀ VÀ
TRẢ TRẺ
- Cho từng tốp 3 cháu lần lượt vệ sinh rửa tay bằng xà phòng, lau mặt bằng khăn theo trình tự các thao tác.
- Nêu gương bé ngoan cuối ngày.
- Cho trẻ chuẩn bị đồ dùng cá nhân đầy đủ trước khi ra về.
- Chào cô và các bạn ra về.
*******************************************
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY TUẦN I
 Thứ hai, ngày 03/ 05/ 2021
A. HOẠT ĐỘNG HỌC
PTNT: Khám phá xã hội
Đề tài: Trò chuyện về trường tiểu học
Làm quen từ mới: Trường tiểu học, cột cờ, cái trống
Làm quen câu mới: Em học trường tiểu học Vĩnh An
I. Yêu cầu:
- Nhận biết một số đồ dùng học tập.
- Trẻ biết sang năm sẽ lên lớp 1, học ở trường tiểu học.
- Ở trường tiểu học cũng có thầy cô giáo và các bạn, ở đó trẻ được học tập và vui chơi.
- Nhận biết một số đồ dùng học tập.
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ: Trường tiểu học, cột cờ, cái trống, em học trường tiểu học Vĩnh An (TVTV)
 - Biết sắp xếp đồ dùng học tập, sách vở của học sinh lớp 1.
- Giáo dục trẻ mong muốn được lên lớp một ở trường tiểu học, có ý thức giữ gìn đồ dùng học tập.
II. Chuẩn bị:
* Đồ dùng của cô:
- Một số tranh ảnh về trường tiểu học, màn hình có tranh ảnh về trường tiểu học.
- Cặp sách và một số đồ dùng học tập như: sách, vở, bút chì, bút mực, bảng đen
* Đồ dùng của trẻ:
- Bảng gài để gài hình, rổ đựng.
- Lô tô để trẻ chơi trò chơi.
III. Tổ chức thực hiện:
* Hoaït ñoäng 1: Trò chuyện về trường tiểu học.
- Hỏi trẻ những hiểu biết của trẻ về trường tiểu học.
- Cô cho trẻ kể tên các trường tiểu học nơi trẻ đang ở.
- Cho quan sát và nhận xét vế các hoạt động của trường tiểu học qua tranh.
- Đố các con cô có tranh vẽ gì đây?
Cho trẻ đọc từ theo lớp, tổ, nhóm, cá nhân (chú ý đến những trẻ thiếu hụt về ngôn ngữ): Trường tiểu học (TCTV)
+ Tên trường các con chuẩn bị học là gì? (tiểu học Vĩnh An)
Cho trẻ đọc câu theo lớp, tổ, nhóm, cá nhân (chú ý đến những trẻ thiếu hụt về ngôn ngữ): Em 
học trường tiểu học Vĩnh An (TCTV)
+ Trường tiểu học có đặc điểm gì? (có sân trường rộng, có cột cờ, có nhiều phòng học, có trống trường)
Cho trẻ đọc từ theo lớp, tổ, nhóm, cá nhân (chú ý đến những trẻ thiếu hụt về ngôn ngữ): cột cờ, cái trống (TCTV)
+ Ngôi trường có những phòng nào? (phòng học, phòng họp, phòng hiệu bộ)
+ Khi bước vào trường nhìn thấy gì đầu tiên? (cột cờ)
+ Cột cờ để làm gì? Khi chào cờ thì phải như thế nào? (để chào cờ, tất cả đứng dậy)
- Cô cho trẻ biết thêm về hình thức khi chào cờ.
- Lớp học ở trường tiểu học có đặc điểm gì?(có nhiều bàn ghế, có bảng đen, trên bàn học có sách vở, có bút chì, bút mực, có hộp bút)
- Khi lên lớp một cháu phải thực hiện tốt các qui định, nề nếp của trường tiểu học.
- Cho trẻ xem hình ảnh về ngôi trường tiểu học trên máy tính. 
- Trường tiểu học và trường mầm non khác nhau ở điểm nào?(ở sân trường mầm non có nhiều đồ chơi, ở trường tiểu học không có đồ chơi)
+ Cô nói: Ở trường mầm non giờ học ngắn và chỉ học 1 - 2 môn. Một buổi ở trường tiểu học học nhiều, các giờ học nối tiếp nhau, các anh chị chỉ được nghỉ giải lao ngắn giữa giờ học. 
Ở trường mầm non hoạt động vui chơi là chủ yếu, ở trường tiểu học thì học là chính. Ở trường tiểu học các cháu sẽ được học đọc, học viết, các cháu có thể đọc được sách, báo, truyệnmà không cần đến sự giúp đỡ của người lớn.
- Các con sắp lên lớp 1 rồi, khi đi các con có nhớ trường mầm non không? (trẻ trả lời)
- Thế các con sẽ làm gì để tặng cô? (trẻ trả lời theo suy nghĩ)
+ Trẻ hát bài “Tạm biệt búp bê”. (2 lần)
* Hoạt động 2: Trò chơi luyện tập.
- Cho trẻ chơi “ Thi xem tổ nào nhanh”.
+ Chia lớp làm 3 tổ lên gắn tranh lô tô mà tổ mình có về những đồ dùng học tập lớp 1.
+ Đội nào gắn nhiều và đúng đội đó sẽ chiến thắng.
Kết thúc: Cô nhận xét, tuyên dương trẻ.
PHIẾU THEO DÕI ĐÁNH GIÁ HÀNG NGÀY
Ngày.. tháng.. năm
S
T
T
Họ và tên trẻ
Tình trạng sức khỏe
Trạng thái, cảm xúc, thái độ, hành vi
Kiến thức, kỹ năng
 Thứ ba, ngày 04/ 05/ 2021
A. HOẠT ĐỘNG HỌC
PTTC: Thể dục
Đề tài: Chạy liên tục 150m không hạn chế thời gian (CS13) (MT1)
I. Yêu cầu:
- Trẻ biết phối hợp chân tay để chạy thẳng hướng.
- Chạy liên tục 150m không hạn chế thời gian (CS13) (MT1)
-Trẻ thể hiện đúng yêu cầu của bài tập, khi chạy đầu không cúi, mắt nhìn về phía trước.
- Rèn sức bền trong khi chạy.
- Phát triển cơ chân cho trẻ và tố chất khéo léo nhanh nhẹn, phát triển khả năng định hướng tốt.
- Rèn tính tổ chức, phối hợp tập thể trong quá trình tập luyện.
- Trẻ yêu thích luyện tập, nhanh nhẹn trong khi vận động.
- Trẻ hứng thú tích cực tham gia hoạt động.
II. Chuẩn bị
- Vẽ 2 vạch xuất phát.
- Sân chạy bằng phẳng
- Vòng để trẻ tập, nhạc.
III/ Tổ chức hoạt động:
* Hoạt động 1: Khởi động
Cho cả lớp đi đội hình vòng tròn. Cô cho trẻ đi thường, gót chân, mũi bàn chân, chạy chậm, chạy nhanh. Sau đó trở xếp thành 3 hàng tập bài tập phát triển chung.
* Hoạt động 2: Trọng động
 a. Bài tập phát triển chung: Tập với bài hát “Em vẫn nhớ trường mầm non”
+ Động tác hô hấp 1: Gà gáy
+ Động tác tay 1: Tay đưa ra trước lên cao (2l*8n)
+ Động tác chân 1: Đứng đưa chân lên cao hạ xuống. (4l*8n )
+ Động tác bụng- lườn 1: Cúi gập người về trước ngón tay chạm đất (2l*8n) 
+ Động tác bật 1: Bật tiến về trước (4l*8n)
b. Vận động cơ bản: Chạy liên tục 150m không hạn chế thời gian
Cô giới thiệu tên bài vận động và hướng dẫn trẻ thực hiện.
+ Lần 1: Cô làm mẫu không giải thích
+ Lần 2: Cô làm mẫu kết hợp phân tích vận động 
TTCB: Đứng trước vạch xuất phát đứng chân trước châ

File đính kèm:

  • docgiao_an_mam_non_lop_la_chu_de_10_truong_tieu_hoc_nam_hoc_202.doc
Giáo Án Liên Quan