Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề 3: Gia đình của bé

1.Mục tiêu:

1.1: Phát triển thể chất:MT{2,4,5,15}

* Phát triển vận động:

-Trèo lên xuống thang ở độcao 1,5mso với mặt đất (CS4)

-Biết tự mặc và cởi quần áo(CS 5)

-Biết rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn sau khi đi vệ sinhvaf khi tay bẩn(CS 15)

1.2 Phát triển nhận thức :MT(27,96,112)

Biết nói một số thông tin cơ bản về bản thân và gia đình(CS27)

-Biết phân loại được một số đồ dùng thông thường theo chất liệu và công dụng(CS96)

-Thích đặt câu hỏi(CS112)

1.3: Phát triển ngôn ngữ:MT{61,62,72,77}

- Nhận ra được sắt thái biểu cảm của lời nói khi vui, buồn , tức giân, ngạc nhiên, sợ hãi(cs61)

-Nghe hiểu và thực hiện được các chỉ dẫn liên quan đén 2,3 hành động(cs62)

-Biết cách khởi xướng cuộc trò chuyện(cs72)

-Sử dụng một số từ chào hỏi và lễ phép phù hợp với tình huống(CS77)

 

doc49 trang | Chia sẻ: tranhang91 | Ngày: 24/01/2022 | Lượt xem: 1274 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề 3: Gia đình của bé, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 CHỦ ĐỀ 3: GIA ĐÌNH CỦA BÉ
(Thực hiện trong 3 tuần: từ ngày:16/10 đến 3/11/2017)
1.Mục tiêu:
1.1: Phát triển thể chất:MT{2,4,5,15}
* Phát triển vận động:
-Trèo lên xuống thang ở độcao 1,5mso với mặt đất (CS4)
-Biết tự mặc và cởi quần áo(CS 5)
-Biết rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn sau khi đi vệ sinhvaf khi tay bẩn(CS 15)
1.2 Phát triển nhận thức :MT(27,96,112)
Biết nói một số thông tin cơ bản về bản thân và gia đình(CS27)
-Biết phân loại được một số đồ dùng thông thường theo chất liệu và công dụng(CS96)
-Thích đặt câu hỏi(CS112)
1.3: Phát triển ngôn ngữ:MT{61,62,72,77}
- Nhận ra được sắt thái biểu cảm của lời nói khi vui, buồn , tức giân, ngạc nhiên, sợ hãi(cs61)
-Nghe hiểu và thực hiện được các chỉ dẫn liên quan đén 2,3 hành động(cs62)
-Biết cách khởi xướng cuộc trò chuyện(cs72)
-Sử dụng một số từ chào hỏi và lễ phép phù hợp với tình huống(CS77)
1.4: Phát triển thẩm mỹ: MT{8,32,38}
- Dán các hình vào các vị trí cho trước,không bị nhăn (cs8)
-Thể hiện sự vui thích khi hoàn thành công việc(cs32)
-Thể hiện sự thích thú trước cái đẹp(cs38)
- Nhận ra cái đẹp của nhà cửa qua việc sắp xếp đồ dùng ,đồ chơi gọn gàng ,ngăn nắp 
1.5: Phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội:MT{37,41,42,59}
- Thể hiện sự an ủi và chia vui với người thân và bạn bè.(cs37)
- Biết kiềm chế cảm xúc tiêu cực khi được an ủi giải thích.(cs41)
-Dễ hòa đồng với bạn bè trong nhóm chơi(cs42)
-Chấp nhận sự khác biệt giữa người khác và mình(cs59)
 2. Mạng nội dung
GĐ sống chung một ngôi nhà
 (1 tuần 23/10-27/10)
- Biết địa chỉ nhà mình.
- Biết nhà là nơi GĐ chung sống & có các kiểu nhà khác nhau.
- Biết tên những người thân trong gia đình: Ông bà, cô dì, chú, bác
- Biết yêu quí họ hàng, người thân trong gia đình.
- Biết công việc của mọi người trong GĐ.
- Có thái độ ứng sử đúng mực lễ phép với mọi người.
Gia đình của bé
(1 tuần 16/10-20/10)
- Biết địa chỉ nhà mình.GĐ là nơi mọi người cùng chung sống vui vẻ, hạnh phúc
-Trẻ biết tên các thành viên trong GĐ: Bố me, anh chị, em.
- Biết công việc của các thành viên trong GĐ
- Tình cảm của bé với các thành viên trong gia đình.bé tham gia các hoạt động ngày kỉ niệm của gđ ,cách đón tiếp khách.
- Biết họ hàng (cô, dì, chú....) 
- Những thay đổi trong gia đình: chuyển đi, sinh ra, mất đi... 
 GIA ĐÌNH CỦA BÉ
 Nhu cầu gia đình
 (1 tuần 30/10-3/11)
Đồ dung gđ,phương tiện đi lại của gđ và nhu cầu trong gđ.
Chất liệu làm ra đồ dùng trong gđ
Các thực phẩm cần cho gđ,cần ăn thức ăn cho hợp vệ sinh.
Cách giữ gìn quần áo sạch sẽ. 
 - Trẻ biết 1 số đồ dùng đơn giản như : ti vi, tủXếp đồ dùng ngăn nắp gọn gàng.
 - Biết sử dụng 1 số dồ dùng đơn giản và giữa gìn các đồ dùng.
- Biết tác dụng của các đồ dùng trong GĐ.
-Biết xếp đồ dùng ngăn nắp ngọn ngàng.Giữ gìn đồ dùng
 Mạng hoạt động: GIA ĐÌNH CỦA BÉ
PHÁT TRIỂNTHẨM MĨ
*Sử dụng đa dạng các vật liệu để : Vẽ chân dung người thân trong gia đình 
- Vẽ ngôi nhà của bé .
- Vẽ đồ dùng trong gia đình.
- Làm ngôi nhà của bé.
Hát vận động ,nghe những bài hát về gia đình .
 * Âm nhạc
+Hát-VĐ :Nhà của tôi: 
*Nghe :Tổ ấm gia đình
*Hát –Vổ tạy theo nhịp : Cả nhà thương nhau.
*Nghe :Ba ngọn nến lung linh.
*Hát VĐ :Mẹ đi vắng
*Nghe :Bàn tay mẹ.
Các bài hát về chủ đề.
 Hát – VĐ :
Bé quét nhà
PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM -XÃ HỘI
-Làm một số việc nhẹ giúp bố mẹ và người thân trong gia đình.
Trẻ biết được về mọi hoạt động trong gia đình của trẻ biết được gia đình là tổ ấm không thiếu được trong mỗi người.
-Trẻ thể hiện được mọi hoạt động của gia đình thông qua các trò chơi. phân vai: Gia đình nụ con, nấu ăn. Trẻ thể hiệnđược tình cảm, cảm xúc khi tham gia chơi các trò chơi có liên quan đến tình cảm gia đình.
PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
 +giới thiệu các món ăn trong gia đình : Các thực phẩm cần dung cho gđ và lợi ích của chúng .
-Bé tập làm nợi trợ
*VĐCB: Bật tách,khép chân qua 7 ô.
*Trò chơi: Thi đi nhanh.
*VĐCB:Nhảy xuống từ độ cao 35cm.
*Tròchơi: Cướp cờ
*VĐCB:Trèo lên xuống 7 giống thang. 
*Tròchơi: Chuyền bóng.
*VĐCB:Bật x 40-50cm
*Trò chơi: chuyền bóng
-Trò chơi dân gian:Chi chi chành chành
 CHỦ ĐỀ GIA ĐÌNH
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
* Khám phá các vật liệu khác nhau để làm ra nhà .
- Khám phá sử dụng đồ dung an toàn.
- Nhận biết ý nghĩa của các con số như số nhà ,số điện thoai,biển số xe
* LQVT:+SL5 ,NB số 5
+So sánh trong phạm vi 5
Tách gộp trong phạm vi 5.
*KP KH:+Gia đình của bé.
+Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình.
+Đồ-dùng trong gia đình.
+Những ngày xum họp gia đình.
+Mối quan hệ giữa những người sống chung một mái nhà.
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
* Đàm thoại về gia đình các thành viên trong gia đình, địa chỉ gia đình
*Trò chuyện về công việc của bố mẹ.
Kể về những sự kiện ,kỉ niệm của gia đình .
*Văn học:
+Thơ: Thương ông .Làm anh,
Giữa vòng gió thơm
+Truyện: Ba cô gái 
 Hai anh em
*Làmquen chữ viết:
+Trò chơi : a, ă,â (tiết2)
 +Tập tô:a,ă,â (tiết2)
LQCC :e,ê(t1)
 Chủ đề nhánh: “GIA ĐÌNH CỦA BÉ”
 1 tuần:( Từ 16/10 đến ngày 20/10/2017)
 * KẾ HOẠCH TUẦN 1
HĐ
THỨ 2
THỨ 3
THỨ 4
THƯ 5
THỨ 6
ĐT,TDS
-Cô ân cần đón trẻ,nhắc trẻ cất đồ dugng đúng nơi quy định
-Tập thể dục sáng theo bài “Ba thương con”
TCBN: - Bé tham gia trả lời tốt câu hỏi 
 - Bé biết công việc của các thành viên trong gđ
 -Bé Chú ý học bài 
HĐH
*PTTC
Bật tách qua 7 ô
TC:Chuyền bóng
*KPKH
Trò chuyện về gia đình của bé
*PTNN
Chuyện ba cô gái
*LQCC
 a ,ă ,â(t2)
*PTTM
DH:Cả nhà thương nhau
NH;Ba ngọn nến lung linh
TC:Nghe giai điệu đoán tên bài hát
HĐNT
-Quan sát,trò chuyện về chủ điểm gia đình
-TCVĐ:Mèo đuổi chuột,cướp cờ,Chuyền bóng,
-TCDG:Chi chi chành chành,lộn cầu vồng
-Cháu chơi tự do cô bao quát
HĐG
-Góc xây dựng:Xây dựng lắp ghép các kiểu nhà,khuôn viên,vườn hoa,
-Góc phân vai:Chơi trò chơi gia đình,mẹ con,nấu ăn ,bán hang,đi du lịch,
-Góc nghệ thuật:múa hát các bài về gia đình,...
-Góc học tập:Xem tranh ảnh,lô tô,dán các tranh về chủ điểm gia đình,
-Góc thiên nhiên:Đong nước,tưới cây,trồng rau,.
VSAT
-Cô cho trẻ đi rửa tay,đi vệ sinh trước khi ăn
-Cho trẻ ngủ đúng giờ,đúng thời lượng
HĐC
-Ôn lại bài cũ
-Làm quen bài mới
 Thứ 2 ngày 16 tháng 10 năm 2017
* Đón trẻ:
-Cô ân cần,niềm nở,vui vẻ đón trẻ ,cất đồ dùng cho trẻ
-Nhắc trẻ cô,chào các bạn,chào người đưa đi học
-Trao đổi qua với phụ huynh về tình hình của trẻ để tiện theo dõi trên lớp
* Trò chuyện:
-Trò chuyện với trẻ về lớp học của bé,về gia đình bé về các góc chơi trong lớp
-Giáo dục trẻ yêu quý trường lớp,yêu quý cô giáo,yêu quý ông bà ,cha mẹ,anh chị em đoàn kết với các bạn,thích đến trường
* Thể dục sáng:
-Tổ chức cho trẻ tập thể dục sáng với bài “Cả nhà thương nhau”
-Các động tác Hô hấp 3,tay 1,chân 5,lưng bụng 3
-Điểm danh, đề ra tiêu chuẩn bé ngoan trong tuần
 *Tiêu chuẩn bé ngoan :
- Bé tham gia trả lời tốt câu hỏi 
- Bé biết công việc của các thành viên trong gđ
 -Bé Chú ý học bài 
 Lĩnh vực : Phát triển thể chất.
 Đề tài : Bật tách khép chân qua 7 ô vòng
 TCVĐ : Chuyền bóng qua đầu.
 I, Mục đích-Yêu cầu:
 -Trẻ biết những người thân trong gia đình
 - Trẻ biết dùng sức nhún bật chụm tách chân liên tục vào các ô vòng.
 - Biết chơi trò chơi cầm bóng bằng 2 tay không làm rơi bóng.
 II,Chuẩn bị:
 - Sân tập bằng phẳng, sạch sẽ.
 - Vòng thể dục, bóng.
 - Máy chiếu
 - Nội dung tích hợp:Âm nhạc,toán.
 III,TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
 *Trò chuyện về chủ đề:
 - Cô bắt nhịp cho trẻ hát bài hát : “Cô và mẹ”
 - Cô gợi hỏi trẻ: Cô cháu mình vừa hát bài gì? Đền lớp con được gặp ai? Hàng ngày cô dạy các con những gì?Các con có yêu cô giáo của mình không?Yêu quý cô giáo các con phải làm gì? 
 =>Cô khái quát giáo dục trẻ ngoan ngoãn, nghe lời cô giáo,yêu quý, kính trọng cô giáo.
1.Khởi động:
-Cô cho tre chuyển đội hình vòng tròn đi theo các kiểu chân,tập theo bài “Cô và mẹ”
 - Cô cho trẻ về đội hình 4 hàng ngang dãn đều.
 2,Trọng động:
 *Bài tập phát triển chung:
 - Cô cùng trẻ tập các động tác của bài tập phát triển chung
 -Tập theo nhafc bài”Ba ơi”
 * Vận động cơ bản:
 - Chúng mình tham gia vào phần thi thứ nhất đó là phần thi:Ai giỏi hơn”với bài thi “Bật tách khép chân qua 7 ô vòng”
 - Cô cho trẻ đếm số vòng.
 - Lần 1:Cô tập mẫu cho trẻ xem 1 lần(không phân tích)
 - Lần 2: Cô làm lần 2 vừa làm cô vừa phân tích cách tập.Cô đi đến vạch xuất phát 2 tay chống hông, 2 chân chụm mắt nhìn thẳng khi có hiệu lệnh bật thì bắt đầu nhún chân,dùng sức mạnh của chân và cơ thể bật chụm chân vào ô thứ nhất .Tách chân váo ô thứ 2 bật chụm chân vào ô thứ 3.Tách chân vào ô thứ 4 bật chụm chân vào ô thứ 5 sau đó bật ra ngoài đi về cuối hàng.
Các con chú ý khi bật 2 mũi bàn chân rơi xuống trước sau đó 2 gót chân chạm đất.
-Cô hỏi lại tên bài tập
- Cô cho 1-2 trẻ lên làm thử để cả lớp quan sát
 - Cô lần lượt cho từng trẻ lên thực hiện (cô chú ý sửa sai cho trẻ)
 - Lần 2 cô cho 2 đội thi đua(Cô khuyến khích trẻ )
 - Cô hỏi lại tên bài tập 
 *Trò chơi:
 - Chúng mình tiếp tục vào phần thi thứ 2:phần thi “Ai khéo hơn” với một trò chơi rất đặc biệt đố là trò chơi : “Truyền bóng qua đầu”
 - Cô giới thiệu tên trò chơi ,luật chơi,cách chơi.
 - Cô chơi mẫu.
 - Cho trẻ chơi 3-4 lần (Cô khuyến khích trẻ chơi)
 3,Hồi tĩnh:
Cô cho trẻ đi lại nhẹ nhàng 1-2 vòng vừa đi vừa hát BH cô và mẹ và mẹ lên sân khấu nhận quà
 *HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Quan sát nhà một tầng
Trò chơi vận động: Mèo đuổi chuột
Chơi tự do : Chơi các trò chơi với cát và nước
Mục đích – yêu cầu:
- Trẻ biết được kiểu nhà phổ biến ở nông thôn : nhà một tầng.
- Trẻ biết cách quan sát và tìm ra các đặc điểm của ngôi nhà qua buổi trò chuyện cùng cô.
- Phát triển ngôn ngữ,cách diễn đạt mạch lạc cho trẻ qua bài đồng dao và trò chuyện cùng cô.
- Trẻ yêu quý và bảo vệ ngôi nhà mình đang ở.
Chuẩn bị:
Đồ dùng cho cô và trẻ:
Sắc xô,que chỉ
Trang phục cho cô và trẻ ra ngoài trời: mũ,nón.dép.đầu tóc,quần áo gọn gàng.
Sân chơi thoáng mát,sạch sẽ,an toàn.
Bài đồng dao “ Mèo đuổi chuột”
Bài hát “Nhà của tôi”.
Địa điểm tổ chức: Ngoài trời.
Tổ chức hoạt động:
 Hoạt động của cô
1.Ổn định tổ chức:
-Cô cho tre tập trung,hát bài hát :Khúc hát dạo chơi
-Cho trẻ đi ra sân,quan sát thời tiết,quan sát cây xanh,đồ chơi trong trường,..
-Cô hỏi trẻ,..
2.Quan sát “Ngôi nhà một tầng”
-Chơi tc trời tối,trời sáng
- Đến địa điểm quan sát,cô hỏi trẻ:
+ Con nhìn thấy gì?
- Đây chính là ngôi nhà của bác nông dân đấy.
+ Chúng mình thử đoán xem bác nông dân đi vắng hay ở nhà?
+ Vì sao con biết?
+ Ngôi nhà của bác nông dân là nhà mấy tầng?
- Cho trẻ đọc “ Nhà một tầng”
+ Ngôi nhà được sơn màu gì?
+ Ngôi nhà được xây bằng gì?
+ Xung quanh ngôi nhà có gì?
+ Nhà bác nuôi con gì? 
+ Bác trồng cây gì?
-Cô chốt lại: Đây là ngôi nhà một tầng,một kiểu nhà phổ biến ở nông thôn đấy các con ạ.Nhà có mái bằng,được sơn màu xanh,xung quanh nhà có sân,vườn và hàng rào bảo vệ,nhà bác nông dân nuôi chó,nuôi gà,chúng đều là những vật nuôi có ích đấy,nhà bác trồng cây bòng,cây chuối đây là những cây ăn quả đấy các con ạ.
Giáo dục trẻ yêu quý,bảo vệ ngôi nhà mình đang ở.
3. Trò chơi vận động:“Mèo đuổi chuột”:
* Thỏa thuận chơi:
- Cô dẫn trẻ quay trở về khu vực sân trường,cô giới thiệu trò chơi: Mèo đuổi chuột
- Cho trẻ nắm tay nhau thành vòng tròn.
- Cô hởi trẻ đã biết cách chơi trò chơi chưa,nếu trẻ chưa biết chơi,cô hướng dẫn trẻ cách chơi,luật chơi,nếu trẻ biết rồi,cô cùng trẻ nhắc lại.
* Quá trình chơi:
- Cho trẻ chơi trò chơi
- Cô bao quát,động viên,khuyến khích trẻ.
- Cùng trẻ nhận xét sau mỗi lượt chơi.
* Kết thúc chơi: - Cô hỏi trẻ vừa được chơi trò chơi gi?
- Cô nhận xét.
- Cô cho trẻ thả lỏng với trò chơi “Giặt đồ giúp mẹ”
4. Chơi tự do : “Chơi với cát và nước”
- Cô giới thiệu khu vực chơi tự do
- Cô giới thiệu các trò chơi với cát và nước.
- Cho trẻ chọn nội dung chơi mà trẻ thích.
- Cô cho trẻ chơi,trong quá trình chơi cô chú ý bao quát trẻ,xử lý tình huống xảy ra,chơi cùng trẻ.
 *HOẠT ĐỘNG GÓC
I/ Mục đích yêu cầu:
- Thỏa mãn nhu cầu chơi, nhu cầu tái tạo những ấn tượng về gia đình mình của trẻ
- Phát triển các quá trình tâm lý tư duy, tưởng tượng. khả năng khéo léo của đôi bàn tay qua các hoạt động.
- Phát triển khả năng khéo léo của đôi bàn tay qua các hoạt động
- Trẻ biết phân vai, nhận vai chơi, giao tiếp, thể hiện hành động vai chơi phù hợp trong các mối quan hệ giữa bố, mẹ, con, bác sĩ, bệnh nhân, người bán hàng, người mua hàng
- Giáo dục trẻ tính đoàn kết không tranh dành đồ chơi của nhau, thực hiện nội quy các góc chơi
- Trẻ biết chơi cùng nhau theo nhóm ( chỉ số 46), thỏa thuận các vai chơi:
IV/ Chuẩn bị:
1. Góc xây dựng:
- Các ngôi nhà, mô hình bập bênh, cầu trượt, hồ nước; Cây, cỏ tự làm; Hàng rào, gạch
2. Góc phân vai:
- Gia đình: Đồ dùng gia đình, các đồ dùng tự tạo trong gia đình, các món ăn.
- Bán hàng: Đồ chơi góc bán hàng, bổ sung thêm các đồ dùng gia đình: bát, đũa, đĩa, thìa, mũ, áo
- Nấu ăn: Đồ dùng góc nấu ăn, quy trình làm nem, luộc rau, rán trứng
3. Góc tạo hình: Giấy màu, bút sáp, các vật liệu: vỏ hộp, cốc, bóng nhựa, kéo, băng dính xốp, 
4. Góc thiên nhiên: Dụng cụ tưới cây
5. Góc khám phá: Chai pha màu nước, các chất: đường, muối, gạoLô tô kết quả pha màu, chất tan, không tan
6. Góc học tập:
- Toán: Bút màu sáp, bài tập thêm bớt, đồ dùng để đo
- Tranh truyện, anbum gia đình, rối tay, tạp chí
- Chữ viết: Bài tập gạch chân các chữ cái đã học, hồ dán, mẫu bài sao chép chữ, 
IV/ Tiến hành:
1/ Ổn đinh tổ chức:
- Cô và cả lớp cùng hát bài hát “ Tìm bạn thân”
a/ Thỏa thuận chung: 
- Các con vừa hát bài hát gì? Nội dung bài hát nói về điều gì?
- Trò chuyện về hoạt động trong nhóm bạn thân thiết: Cho trẻ nói về người bạn thân thiết, hoạt động của nhóm bạn thân thiết: 
+ Góc xây dựng:
à Các bạn sẽ xây gì nào? 
à Những bạn nào thường xuyên thích chơi ở góc xây dựng nhỉ?
 Các bạn sẽ cùng nhau thảo luận, phân công nhiệm vụ cho nhau để xây công trình thật là đẹp nhé.
+ Góc âm nhạc
-Các con sẽ hát múa,biểu diễn các bài thơ ,bài hát về gia đình nha
à Nhóm bạn nào thích chơi ở góc âm nhạc nào?
+ Góc phân vai:
à Hôm nay các bạn có ý định gì chưa? (Cô có thể gợi ý thêm). 
à Nhóm bạn nào thường xuyên thích chơi ở góc gia đình nào? 
+ Góc học tập 
-Các con sẽ về xen tranh ảnh,lô tô,làm an bum về chủ điểm gia đình nhé
+Góc thiên nhiên
-Các con sẽ đi ra ngoài trời,chúng mifnhchawm sóc,tưới nước cho cây nhé,..
 Nhắc trẻ về góc thảo luận và phân công nhiệm vụ cho nhau 
- Con muốn rủ bạn nào chơi cùng góc chơi với mình?
- Khi chơi và hết giờ chơi các con cần chú ý điều gì?
b/ Quá trình chơi: 
- Cô bao quát chung các nhóm chơi để xử lý tình huống, gợi ý trẻ thỏa thuận vai chơi, nội dung chơi
c/ Nhận xét:
- Cô nhận xét trẻ trong các góc chơi
- Gợi mở ý tưởng cho lần chơi sau
- Nhận xét đánh giá chỉ số
Tập trung lớp cùng nhận xét, đóng góp ý kiến cho nhóm xây dựng.
* Cô nhận xét chung. Kết thúc giờ chơi
3/ Kết thúc:
- Cho trẻ cất dọn đồ chơi
*VỆ SINH ĂN TRƯA-NGỦ TRƯA
-Cô cho trẻ đi vệ sinh,rửa tay trước khi ăn
-Cho trẻ ngủ đúng giờ,đúng thời gian
*HOẠT ĐỘNG CHIỀU
-Ôn lại bài cũ,làm quen bài mới
- Dạy cháu nói từ lễ phép: Cảm ơn , xin lỗi , xin chào, tạm biệt
- Cháu chơi tự do với đồ chơi của l
 Thứ 3 ngày 17 tháng 10 năm 2017
 Hoạt động : Trò chuyện về gia đình bé 
 I.MỤC ĐÍCH YÊU CÂU
 - Cháu biết gọi tên những người thân trong gia đình cháu, 
 nói được một số thông tin quan trọng về bản thân và gia đình mình.
 - Phát triển ngôn ngữ cho cháu, rèn cháu trả lời tròn câu đủ ý, rõ rang
 - Cháu biết yêu yêu quý những người thân trong gia đình, biết giữ gìn ngôi nhà của mình sạch sẽ, không vẽ bậy lên tường.
 II.CHUẨN BỊ
 - Hình ảnh gia đình đông con, gia đình ít con, tranh lô tô về gia đình 
 đông con, gia đình ít con, tranh phông, nhân vật rời để kể chuyện.
III,TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
 * Ổn định:
 - Hát “Ba ngon nến lung linh”
 - C/c ơi ai trong mỗi chúng ta cũng có một gia đình, mọi người trong gia đình
 rất là yêu thương nhau, hôm nay cô sẽ kể về gia đình của Lan cho c/c nghe
 - Kể về gia đình cô gắn nhân vật rời
 - Gia đình của bạn có mấy người?
 - Là gia đình đông con hay ít con? 
*Hoạt động 1:Trò chuyện về gia đình ít con
 - C/c hãy kể về gia đình của mình đi
 - Cô bao quát, gợi ý c/c kể
 - Hát “Cả nhà thương nhau”
 - Hàng ngày bố mẹ c/c làm những công việc gì? 
 - Ba mẹ làm việc vất vả như vậy c/c có biết phụ giúp mẹ làm những việc 
 vừa sức không? C/c giúp mẹ làm gì?
 - Trò chơi: Quét nhà
 - Xem hình ảnh gia đình ít con
 - Đây là gia đình bạn Thu thủy, c/c xem gia đình bạn có mấy người?
 - Gia đình bạn đông con hay ít con?
 - Gia đình bạn đang làm gì?
 - Hình ảnh gia đình dẫn con đi chơi
 Hoạt động 2:Trò chuyện về gia đình đông con
 - Còn đây là gia đình Khoa, c/c xem gia đình Khoa như thế nào?
 - Gia đình Khoa có tất cả mấy người?
 - Là gia đình đông con hay ít con?
 - Gia đình đông con còn gọi là gia đình lớn
 - Gia đình đông con thì ba mẹ như thế nào?
 - Gia đình đông con là gia đình từ 3 con trở lên, vì là gia đình đông con nên ba mẹ - Khoa rất vất vả. Khoa là con lớn nên phải giúp đỡ mẹ rất nhiều việc
 - Còn c/c thì sao? c/c có yêu ba mẹ của mình không?
 - Thơ : Con yêu mẹ 
 - Khi ba mẹ ốm thì c/c phải làm gì?
 - Bạn đã biết quan tâm chăm sóc mẹ của mình, rót nước cho mẹ khi mẹ ốm 
 - Giáo dục c/c yêu thương kính trọng những người thân trong gia đình
 - Hát “Thiên đàng búp bê”
* Hoạt động 3: Củng cố:Trò chơi : Xếp nhanh
 - C/c có yêu mẹ và yêu gia đình mình, vậy gia đình của c/c có những ai? 
 C/c hãy xếp ra
- Cô bao quát c/c chơi
*Kết thúc
 Thứ tư ngày 18 tháng 10 năm 2017
 Đề tài : Truyện “ Ba cô gái “
 I.Mục đích yêu cầu
 - Trẻ nhớ tên truyện, tên các nhân vật trong truyện, hiểu nội dung câu chuyện.
 - Nhớ được trình tự truyện, nhớ một số lời thoại của nhân vật.
 - Phát triển ngôn ngữ cho trẻ, nói rõ ràng, mạch lạc, đủ câu.
 II. Chuẩn bị
 1. Địa điểm: Trong lớp học
 2. Đồ dùng dạy học: 
 - Nhạc đệm bài hát “ Tổ ấm gia đình ”
 - Giáo án điện tử 
III. Cách tiến hành
1.Ổn định tổ chức kết hợp giới thiệu bài.
 - Cô đàm thoại với trẻ và giới thiệu vào bài.
 - Trong gia đình chúng mình mọi người chung sống dưới một mái nhà 
 và rất yêu thương nhau. Các con có yêu thương bố mẹ mình không?
 - Thế khi mẹ ốm chúng mình sẽ làm gì cho mẹ nhỉ?
 - Ngày xưa có một bà mẹ sinh được ba cô gái. Bà rất yêu thương các con của mình. Không biết ba cô gái có yêu thương mẹ mình không? Để biết ba cô gái có yêu thương mẹ không thì các con lắng nge cô kể truyện “ Ba cô gái “ nhé!
 - Lần 1 : Cô kể diễn cảm kết hợp cử chỉ điệu bộ
 - Ai cho cô biết tên câu chuyện cô vừa kể là gì nào?
 - À! Đúng rồi tên câu chuyện cô vừa kể là “ Ba cô gái “ đấy.
 - Lần 2 : Bây giờ các con cùng chú ý nghe cô kể lại chuyện nhé!
 - Cô vừa kể cho các con nghe truyện gì?
 - Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện : “ Ba cô gái “
 - Trong truyện có những nhân vật nào?
 - Trong truyện có bà mẹ , chị Cả, chị Hai, cô Út và cả Sóc con nữa đấy.
 - Trong câu chuyện, ba cô gái lớn lên xinh đẹp là nhờ có bàn tay chăm sóc của người mẹ.
 - Các con thấy tình cảm của người mẹ thể hiện như thế nào?
 - Bà mẹ rất yêu thương chăm lo cho các con không quản khó khăn, vất vả. 
 - Khi bà mẹ bị ốm thì bà mẹ đã nhờ ai gọi các con về? 
 - Sau khi nghe được tin mẹ ốm, ba cô gái có về thăm mẹ ngay không?
 - Tại sao chị Cả lại không về thăm mẹ ngay? Điều gì đã xảy ra với chị Cả? 
 - Còn cô chị Hai , chị Hai đã làm gì? Điều gì đã đến với chị Hai?
 - Vậy khi biết tin mẹ ốm thì cô Út đã làm gì?
 - Nghe xong cô út hốt hoảng về thăm mẹ ngay.
 - Ai cho cô biết vì sao cô Út lại vội vàng về thăm mẹ như thế nhỷ?
 - Trong ba cô gái, con yêu ai nhất? Vì sao?
 Giáo dục : Các con ạ! Cha mẹ là người đã sinh ra ta, nuôi dạy chúng ta nên người. Vì vậy chúng ta phải hiếu thảo, kính yêu cha mẹ. Chúng mình cùng học tập tấm gương của cô Út để trở thành người tốt. Nếu làm được nhiều điều tốt sẽ được mọi người yêu mến và có cuộc sống vui vẻ hạnh phúc. Các con còn nhỏ chúng mình hãy tỏ lòng hiếu thảo qua những việc làm vừa sức giúp đỡ cha mẹ, cố gắng học thật giỏi để trở thành con ngoan trò giỏi. 
Chúng mình có đồng ý không?
Xem lại video câu chuyện”ba cô gái”
4.Kết thúc: Hát và vận động theo bài 

File đính kèm:

  • docLOP LA_12897010.doc
Giáo Án Liên Quan