Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề 3: "Gia đình – ngày nhà giáo Việt Nam 20/11" - Chủ đề nhánh 1: "Gia đình thân yêu của bé”

I. ĐÓN TRẺ - TRÒ CHUYỆN - CTD - THỂ DỤC SÁNG – ĐIỂM DANH

1. Trò chuyện

- Đón trẻ vào lớp, trao đổi với phụ huynh về chủ đề trẻ học trong tuần, phối kết hợp để phụ huynh cùng dạy trẻ và ủng hộ ddđc, hướng trẻ đến sự thay đổi trong lớp (Có bức tranh lớn về gia đình, có nhiều đồ dùng đồ chơi về gia đình)

- Trò chuyện đàm thoại về gia đình, họ tên các thành viên của gia đình, kể về cuộc sống các hoạt động trong gia đình, công việc của bố, mẹ ở nhà, nghề nghiệp của bố, mẹ.

2. Thể dục sáng

a. Khởi động:

- Cho trẻ hát bài: “ Đi tàu lửa” đi theo người dẫn đầu thành vòng tròn sau đó đi, chạy các kiểu theo hiệu lệnh của cô, cô đi ngược chiều với trẻ hướng dẫn trẻ thực hiện-> đứng đội hình vòng tròn -> cho trẻ điểm số, chuyển thành 2 vòng tròn tập bài tập bài tập phát triển chung

 

doc25 trang | Chia sẻ: trunghieu02 | Lượt xem: 1078 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề 3: "Gia đình – ngày nhà giáo Việt Nam 20/11" - Chủ đề nhánh 1: "Gia đình thân yêu của bé”, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ 3: "GIA ĐÌNH – NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11"
Chủ đề nhánh 1: "Gia đình thân yêu của bé”
(Thực hiện từ ngày 26/10/2015 đến ngày 30/10/2015)
I. ĐÓN TRẺ - TRÒ CHUYỆN - CTD - THỂ DỤC SÁNG – ĐIỂM DANH
1. Trò chuyện
- Đón trẻ vào lớp, trao đổi với phụ huynh về chủ đề trẻ học trong tuần, phối kết hợp để phụ huynh cùng dạy trẻ và ủng hộ ddđc, hướng trẻ đến sự thay đổi trong lớp (Có bức tranh lớn về gia đình, có nhiều đồ dùng đồ chơi về gia đình)
- Trò chuyện đàm thoại về gia đình, họ tên các thành viên của gia đình, kể về cuộc sống các hoạt động trong gia đình, công việc của bố, mẹ ở nhà, nghề nghiệp của bố, mẹ.
2. Thể dục sáng
a. Khởi động: 
- Cho trẻ hát bài: “ Đi tàu lửa” đi theo người dẫn đầu thành vòng tròn sau đó đi, chạy các kiểu theo hiệu lệnh của cô, cô đi ngược chiều với trẻ hướng dẫn trẻ thực hiện-> đứng đội hình vòng tròn -> cho trẻ điểm số, chuyển thành 2 vòng tròn tập bài tập bài tập phát triển chung
b. Trọng động: 
Tập bài tập PTC
+ ĐT hô hấp 2: 
- Thở ra từ từ khi thu hẹp lồng ngực bằng các động tác: 2 tay thả xuôi, đưa tay ra trước, bắt chéo trước ngực 
+ ĐT PT cơ tay- vai 2: Đưa tay ra phía trước, sang ngang
- 2 tay đưa ra phía trước
- 2 tay đưa sang ngang
- Hạ 2 tay xuống 
+ ĐT PT cơ lưng - bụng 2: Đứng quay người sang bên
- Quay người sang phải 
- Đứng thẳng 
- Quay người sang trái 
- Đứng thẳng 
+ ĐT PT cơ chân 3: Đưa chân ra phía trước
- Đứng thẳng, 2 tay chống hông
- Một chân làm trụ, chân kia đưa lên phía trước
- Đưa về phía sau
\- Đưa chân về sang ngang
- Đưa chân về vị trí ban đầu. Đổi chân làm trụ tập tiếp 
c. Hồi tĩnh:
- Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1 – 2 vòng.
II. HOẠT ĐỘNG GÓC 
+ Nội dung
- Góc phân vai: - Chơi mẹ - con, cách chăm sóc con; Nấu ăn: “ Bữa ăn gia đình” Bán hàng, Gia đình - đi chơi
- Góc xây dựng – lắp ghép: Xây dựng lắp ghép các kiểu nhà, các khuôn viên vườn hoa, vườn cây
- Góc thư viện: Xem sách tranh – Kể chuyện theo tranh, kể chuyện sáng tạo về chủ đề gia đình 
- Góc nghệ thuật: - Tạo hình: Vẽ, xé dán tranh về GĐ, tô màu tranh, nặn người
 - Âm nhạc: Múa hát các bài về gia đình. 
- Góc học tập: Chơi các trò chơi làm quen với toán, tô màu các đồ dùng trong gia đình có số lượng 6
- Góc KPKH - TN: Xếp số lượng thành viên trong gia đình, so sánh gia đình ít con – gia đình đông con ; chăm sóc, tưới cây
1. Mục đích, yêu cầu 
1.1. Kiến thức 
* Góc phân vai.
- Trẻ biết về nhóm để chơi và chơi cùng nhau theo nhóm. 
- Trẻ biết nhận vai chơi và thể hiện vai chơi.
- Trẻ nắm được một số công việc của vai chơi: Mẹ con, người bán hàng và người mua hàng
* Góc xây dựng - lắp ghép
- Xây dựng nhiều kiểu nhà, khuôn viên, vườn hoa, cây cảnh.....
- Trẻ biết dùng các nguyên vật liệu xây dựng nhiều kiểu nhà, khuôn viên, vườn hoa, cây cảnh
* Góc Tạo hình
- Vẽ, xé dán, tô màu tranh gia đình, nặn người
* Góc học tập và sách
Chơi các trò chơi làm quen với toán, tô màu các đồ dùng trong gia đình có số lượng 6
* Góc âm nhạc:
- Trẻ nghe nhạc và biết hát các bài hát về chủ đề gia đình
* Góc KPKH - thiên nhiên 
- Xếp số lượng thành viên trong gia đình, so sánh gia đình ít con – gia đình đông con ; chăm sóc, tưới cây
1.2. Kỹ năng 
- Rèn kĩ năng chơi ở từng góc chơi. Trẻ chơi và phản ánh rõ các công việc của người xây dựng, bán hàng, mua hàng, mẹ con, cách chăm sóc con
- Rèn mối quan hệ chơi giữa các nhóm chơi và phát triển khả năng giao tiếp
- Rèn kỹ năng xây dựng lắp ghép công trình 
- Rèn luyện sự khéo léo của đôi bàn tay
- Rèn kỹ năng nghe hát các bài hát trong chủ đề
1.3. Thái độ
- Hứng thú tham gia hoạt động ở các góc chơi.
- Giáo dục trẻ biết yêu quí những người thân trong gia đình.
2. Chuẩn bị
* Góc phân vai.
- Bàn ghế, bộ đồ chơi nấu ăn, bộ đồ chơi bán hàng, một số đồ dùng gia đình
* Góc xây dựng - lắp ghép
- Các khối gỗ, nhựa mút xốp các loại
- Bộ lắp ghép, hoa, gạch, hàng rào.
- Sỏi đá, que , hột hạt..
- Bộ đồ chơi bằng mút xốp: Cây, thảm cỏ
* Góc Tạo hình, âm nhạc 
- Giấy màu, bút chì, bút màu.
* Góc học tập và sách.
- Sách làm quen vơi toán
* Góc âm nhạc:
- Nhạc cụ âm nhac, đĩa nhạc, đầu đĩa, tivi
* Góc KPKH - thiên nhiên
- Lô tô tranh ảnh về gia đình đông con và gia đình ít con, cây xanh, nước, dụng cụ xới đất.
3. Cách tiến hành
a. Thoả thuận nhận vai chơi
- Cô cho trẻ hát bài “Cả nhà thương nhau”, trò chuyện với trẻ về chủ đề nhánh, giới thiệu các góc chơi, cho trẻ tự thỏa thuận và nhân vai chơi theo ý thích của mình. Cho trẻ về góc chơi và lấy đồ dùng phục vụ cho góc chơi đó.
- Nhắc trẻ về nhiệm vụ chơi theo chủ đề, liên kết các góc chơi và thái độ chơi đoàn kết vui vẽ
- Biết lấy cất đồ dùng đồ chơi đúng nơi qui định.
b.Tổ chức cho trẻ chơi 
- Cô quan sát từng góc chơi động viên tuyên dương khích lệ trẻ ở các góc chơi khi trẻ làm tốt, động viên trẻ nhút nhát, rụt rè.
- Cô chý ý vai chơi cuả từng trẻ và kỹ năng chơi từng vai.
- Chú ý thay đổi vai chơi cho trẻ.
- Cô quan sát các góc chơi, kịp thời cung cấp đồ dùng đồ chơi theo nhu cầu của trẻ
c. Nhận xét sau khi chơi:
- Cô tập trung trẻ và gợi ý để trẻ tự nhận xét về cuộc chơi của nhóm mình, sản phẩm chơi của nhóm
- Cô nhận xét chung nêu sự tiến bộ của từng nhóm chơi, khen những điểm nổi bật của buổi chơi.
- Cho cả lớp hát bài “Hết giờ rồi” thu dọn đồ chơi.
	Bạn ơi hết giờ rồi
	Nhanh tay cất đồ chơi
	Nhẹ tay thôi bạn nhé
	Cất đồ chơi đi nào!
KẾ HOẠCH NGÀY
 Thứ 2 ngày 26 tháng 10 năm 2015
A. HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐỊNH
- Môn: Tạo hình
- Đề tài: Vẽ chân dung người thân trong gia đình (Đề tài)
I. Yêu cầu 
1. Kiến thức: 
- Trẻ biết kết hợp những nét cơ bản để thể hiện những ấn tượng về người thân của mình trong việc nêu đặc điểm riêng như: đầu, tóc, kính ,râu, nét mặt, nếp nhăn, quần, áo.
- Vẽ được chân dung người thân trong gia đình.
2. Kỹ năng:
- Phát triển óc sáng tạo và trí tưởng tượng của trẻ. 
- Củng cố kỹ năng vẽ người, đồng thời biết phối màu để tạo cho bức tranh của mình được hấp dẫn.
- Biết đặt tên cho tác phẩm của mình.
- Trẻ biết sáng tạo để sắp xếp, bố cục hài hoà các chi tiết cho bức tranh thêm sống động.
3. Thái độ:
- Giáo dục tính thẩm mỹ, biết yêu thích cái đẹp, biết giữ gìn sản phẩm của mình.
- Trẻ biết yêu quý kính trọng ông, bà bố, mẹ, những người thân trong gia đình, có ý thức sử dụng tiết kiệm các nguồn năng lượng một cách tiêt kiệm có hiệu quả.
II. Chuẩn bị
 Cho cô
Cho trẻ
- 3 Tranh vẽ chân dung người thân trong GĐ
- Tranh 1: Vẽ chân dung bé
- Tranh 2: Vẽ chân dung bà
- Tranh 3: Vẽ chân dung mẹ 
- Giấy vẽ , sáp màu, bút chì.....
- Vở tạo hình 
- Bút chì
- Sáp màu
III. Cách Tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. ổn đinh tổ chức, gây hứng thú
- Giới thiệu chương trình (Vui cùng sắc màu)
- Giới thiệu các bé lớp 5 tuổi B là những người tham gia chương trình ngày hôm nay.
- Giới thiệu các vòng chơi
- Vòng 1: Tìm đề tài
- Vòng 2: Bé làm hoạ sĩ. – Vòng 3: Bình chọn và trao giải.
2: Nội dung
 * Vòng 1: “Tìm đề tài.”
- 2 gia đình cùng xem 1 đoạn phim có nội dung nói về gia đình.
- Các gia đình cùng đi xem triển lãm tranh về gia đình. Chọn nhữnh bức tranh đẹp, mua về để trưng bày.
- Cùng trò chuyện về những bức tranh. 
+ Tranh 1: Vẽ chân dung bé
- Hỏi trẻ
- Các con có nhận xét gì về bức tranh này ?
- Hình dáng của người trong tranh ra sao?
- Cách vẽ ở gần và ở xa như thế nào?....
+ Tranh 2: Vẽ chân dung bà.
- Bức tranh tranh này vẽ chân dung ai?
- Ai có ý kiến khác?.....
+ Tranh 3: Vẽ chân dung mẹ
- Tranh vẽ gì?
+ Theo con đoạn phim và những bức tranh vừa xem có nội dung nói về điều gì?...
+ Ai đã tìm được đề tài chơi của ngày hôm nay?
*Vòng 2: Bé làm hoạ sĩ.:
- Để chơi được trò chơi này hãy đưa ra ý tưởng của mình.
+ Con dự định vẽ về ai? 
+Con vẽ bức tranh như thế nào để hấp dẫn mọi người?
+ Còn bạn ... sẽ vẽ bức tranh gì khác bạn?......
+Cho trẻ thực hiện: Vẽ chân dung người thân trong gia đình.
( Thời gian thực hiện từ lúc bắt đầu cho đến lúc kết thúc bài hát).
- Trong khi trẻ vẽ cô gợi ý, khuyến khích trẻ sáng tạo như: bà đeo kính, mẹ có hoa tai, bé cầm hoa
- Gần hết giờ cô ra tín hiệu để trẻ tập một vài động tác nhẹ
* Vòng 3: Bình chọn và trao giải: 
- Treo tất cả sản phẩm của trẻ lên giá để trẻ quan sát và nhận xét.
+ Con thích bức tranh nào? Vì sao? 
+ Bức tranh của bạn đẹp ở chi tiết nào?
+ Con nghĩ xem với những tác phẩm này mình sẽ làm gì? Đưa vào góc chơi nào?
- Lời bình cho sản phẩm đẹp
- Trao giải cho những bài vẽ đẹp.
 3. Kết thúc: 
- Nhận xét – động viên khuyến khích trẻ
- Cho trẻ hát bài “ Tổ ấm gia đình”
- Trẻ vỗ tay, hưởng ứng. 
- Nghe cô giới thiệu.
- Trẻ tham gia chơi.
- Cùng xem phim và trò chuyện về đoạn phim.
- Cho trẻ n/x nội dung các bức tranh theo ý trẻ
- Vẽ chân dung người thân trong gia đình
- 3-4 trẻ nêu ý tưởng
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ quan sát và nhận xét .
- Trẻ nêu ý tưởng
- Trẻ hát và ra chơi
B. HOẠT ĐỘNG GÓC: 
- Góc phân vai: - Chơi mẹ - con, cách chăm sóc con; Nấu ăn: “ Bữa ăn gia đình” Bán hàng, Gia đình - đi chơi
- Góc xây dựng – lắp ghép: Xây dựng lắp ghép các kiểu nhà, các khuôn viên vườn hoa, vườn cây
- Góc thư viện: Xem sách tranh – Kể chuyện theo tranh, kể chuyện sáng tạo về chủ đề gia đình 
- Góc nghệ thuật: - Tạo hình: Vẽ, xé dán tranh về GĐ, tô màu tranh, nặn người
 - Âm nhạc: Múa hát các bài về gia đình. 
- Góc học tập: Chơi các trò chơi làm quen với toán, tô màu các đồ dùng trong gia đình có số lượng 6
- Góc KPKH – Thiên nhiên: Xếp số lượng thành viên trong gia đình, so sánh gia đình ít con – gia đình đông con ; chăm sóc, tưới cây
C. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
- Hoạt động có chủ đích: Quan sát tranh ảnh về gia đình
- Trò chơi vận động: Gia đình gấu
- Chơi tự do : Nhặt lá rơi làm đồ chơi
1. Mục đích yêu cầu 
- Trẻ quan sát tranh ảnh về gia đình.
- Hiểu được luật chơi và cách chơi trò chơi “Gia đình gấu”
2. Chuẩn bị 
- Tâm thế thoải mái cho trẻ
- Tranh ảnh về gia đình
- Sân chơi sạch sẽ thoáng mát
3. Tiến hành
* Quan sát tranh ảnh về gia đình
- Cô cho trẻ hát bài “Cả nhà thương nhau” đàm thoại với trẻ về chủ đề cô cho trẻ quan sát đàm thoại về các bức tranh vẽ gia đình, hỏi trẻ đây là gia đình đông con hay ít con..
* Trò chơi vận động “Gia đình gấu”
- Cô phổ biến luật chơi, cách chơi
- Cô bao quát nhận xét trẻ sau mỗi lần chơi.
- Tổ chức cho trẻ chơi 3 đến 4 lần , cô động viên khuyến khích trẻ chơi đúng luật.
* Chơi tự do: 
- Cho trẻ chơi tự do nhặt lá vàng rơi làm đồ chơi.
- Cô bao quát trẻ chơi, nhắc nhở trẻ chơi đoàn kết, biết giữ gìn đồ chơi.
D. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
- Chơi trò chơi: “Gia đình gấu”
- Chơi phân loại gia đình
- Sử dụng vở “tạo hình”
- Chơi theo ý thích ở các góc chơi
- Vệ sinh - nêu gương - Trả trẻ
Đánh giá trẻ sau một ngày
- Tình trạng sức khoẻ của trẻ: .................................................................................
..................................................................................................................................- Trạng thái xúc cảm và hành vi của trẻ: .................................................................
..................................................................................................................................
- Kiến thức và kỹ năng của trẻ: ................................................................................
..................................................................................................................................
 Thứ 3 ngày 27 tháng 10 năm 2015
A. HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐỊNH
- Môn: PTVĐ
- Đề tài: Đi trên dây
I. Yêu cầu:
1. Kiến thức: 
- Trẻ biết phối hợp tay,chân mắt và toàn thân khi đi trên dây và trên ván dốc
- Phát triển khả năng định hướng tốt trong không gian, phát triển cơ tay chân và toàn thân.
- Trẻ đi được trên dây và trên ván dốc.
- Biết tập các động tác của BTPTC 
2. Kỹ năng: 
- Rèn kỹ năng phối hợp tay, chân, mắt nhịp nhàng 
- Rèn kỹ năng tập đúng đều các động tác của bài tập phát triển chung.
- Rèn kỹ năng quan sát, chú ý, ghi nhớ có chủ định.
3. Thái độ: 
- Trẻ tích cực, hứng thú tham gia vào hoạt động phát triển vận động 
- Trẻ tập trung chú ý, có tinh thần đoàn kết, kỉ luật trong luyện tập và phối hợp tốt với các bạn trong khi hoạt động.
II. Chuẩn bị
Cho cô
Cho trẻ
- Giáo án
- Nhạc nền
- Sân tập sạch sẽ, thoáng mát, bằng phẳng
- 2 Dây
III. Tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Ôn định tổ chức, gây hứng thú
- Cô và trẻ cùng hát bài « Cả nhà thương nhau »
- Trò chuyện về chủ đề
- Cô hỏi trẻ muốn có có cơ thể khỏe mạnh cần phải làm gì ?
- Giáo dục: Trẻ ăn uống đủ chất và thường xuyên tập thể dục để có 1 cơ thể khỏe mạnh
2. Nội dung
2.1. Khởi động
- Cho trẻ đi chạy theo vòng tròn kết hợp đi các kiểu chân: đi thường, đi bằng mũi chân, đi bằng gót chân, chạy nhanh, chạy chậm, đi thường theo bài « đi tàu lửu »
- Cho trẻ đứng về hàng dọc, điểm số 1 – 2 chuyên thành 4 hàng rồi quay ngang
2.2. Trọng động
a. Bài tập phát triển chung: 
- ĐT cơ tay bả vai 3: Như kế hoạch tuần
(2 lần x 8 nhịp)
- ĐT phát triển cơ lưng bụng 3: Như kế hoạch tuần ( 2 lần x 8 nhịp)
- ĐT phát triển cơ chân 2: Như kế hoạch tuần (3 lần 8 nhịp)
b. Vận động cơ bản:
- Cho trẻ đứng 2 hàng ngang quay mặt vào nhau
- Cô giới thiệu tên vận động: “Đi trên dây”
* Cô làm mẫu
+ Làm mẫu lần 1, không phân tích
+ Cô làm mẫu lần 2, phân tích kỹ thuật động tác. Từ đầu hàng cô bước ra trước vạch xuất phát. TTCB 2 chân chụm, 2 tay thả xuôi khi có hiệu lệnh bắt đầu mắt nhìn phía trước hướng vào dây 2 tay giang ngang để giữ thăng bằng cô bước chân phải lên dây sau đó nối chân trái đi trên dây sát đất cứ như thế cho đến hết sợi dây thực hiện song côvề cuối hàng.
+ Cô làm mẫu lần 3 kết hợp nhấn mạnh một số chi tiết kỹ thuật khó.
* Trẻ thực hiện
- Cho trẻ thực hiện mẫu: Mời trẻ khá lên thực hiện cho cả lớp xem. 
+ Lần 1: Cô cho lần lượt trẻ ở 2 đầu hàng lên thực hiện: Bật liên tục vào vòng 2-3 lần 
 (Cô chú ý sửa sai và động viên trẻ) 
+ Lần 2: Cô để cho sợi dây ngoằn nghèo cho thực hiện theo nhóm thi đua lên lấy lô tô đồ dùng gia đình sau thời gian 1 bản nhạc đội nào lấy được nhiều đồ dùng, đi đúng kỹ thuật là thắng cuộc. 
- Củng cố: cô hỏi trẻ tên bài tập vận động
 Cho 1 trẻ khá lên tập lại để củng cố bài.
c. Trò chơi vận động “Gia đình gấu”
+ Cô phổ biến luật chơi, cách chơi.
- Cô vẽ 3 vòng tròn rộng ở giữa lớp làm nhà gấu, mũ theo 3 màu trắng đen vàng, cô qui định vòng tròn 1 là nhà của gấu trắng, vòng tròn 2 là nhà của gấu đen, vòng tròn 3 là nhà của gấu vàng, chia trẻ 3 nhóm mỗi nhóm đội 1 loại mũ khác nhau, để phân biệt gấu trắng gấu đen và gấu vàng, theo nhạc các chú gấu đi chơi bò chui qua hầm cùng hát vui vẽ, khi nghe hiệu lệnh “Trời mưu” thì các chú gấu nhanh chân về nhà của mình.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 – 3
- Cô bao quát trẻ trong suốt quá trình chơi.
2.3.Hồi tĩnh: Cho trẻ hát bài « Cho con »  vận động nhẹ nhàng 1-2 vòng
3. Kết thúc:
- Cô nhận xét, khen ngợi trẻ, cho trực nhật thu dọn đồ dùng.
- Trẻ hát VĐTN
- Luyện tập thường xuyên, tập thể dục đều đặn, ăn uống đủchất, VS cơ thể sạch sẽ...
- Trẻ đi theo người dẫn đầu
- Trẻ đứng 2 hàng dọc, điểm số, chuyển đội hình
- Trẻ tập theo cô
- Trẻ tập theo cô
- Trẻ tập theo cô
- Trẻ đứng 2 hàng ngang quay mặt vào nhau
 - Chú ý xem cô làm mẫu
- 1 trẻ lên thực hiện
- Lần lượt trẻ thực hiện
- Thi đua với nhau
- Trẻ nhắc lại tên vận động và 1 trẻ lên thực hiện
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ hứng thú tham gia trò chơi.
- Trẻ đi nhẹ nhàng 1- 2 vòng rồi ra chơi.
- Thu dọn đồ dùng ra chơi.
- Môn: Văn học 
- Đề tài: Thơ “Vì con” 
I. Yêu cầu
1. Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên bài thơ “Vì con” của tác giả “Vân Long” hiểu được nội dung bài thơ , đọc thuộc diễn cảm bài thơ
- Biết được tình cảm của mẹ dành cho con
2. Kỹ năng: 
- Trẻ đọc thơ diễn cảm 
- Lắng nghe và trả lời câu hỏi rõ ràng mạch lạc
3. Thái độ: 
- Qua bài thơ trẻ càng yêu thương kính trọng mẹ.
II. Chuẩn bị
Cho cô
Cho trẻ
- Tranh minh họa bài thơ
- Mô hình bài thơ 
- Bài thơ đánh máy cỡ chữ to (3 bản)
III. Tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Ôn định tổ chức, gây hứng thú
- Cho trẻ hát bài “Cả nhà thương nhau”
- Trò chuyện với trẻ về chủ đề
- Cô dẫn dắt giới thiệu bài thơ: “ Vì con” của Gia Lai
2. Nôi dung
2.1. Cô đọc thơ cho trẻ nghe
- Cô đọc lần 1 bằng lời
- Cô đọc lần 2: Kết hợp xem tranh – Giới thiệu tên bài thơ “Vì con”, tên tác giả Vân Long
- Cô đọc lần 3: Kết hợp sử dụng mô hình
- Hỏi trẻ tên bài thơ - tên tác giả
2.2. Giảng nội dung
- Bài thơ “vì con” đã nói lên tình cảm của người mẹ giành cho con, mẹ dạy con tập, tập đi, biết gọi, dạy con yêu cô tấm, yêu Thạch Sanh, những lúc chơi mẹ hay nhường, em bé sẽ không hư không quấy vì lo mẹ buồn
2.3. Dạy trẻ đọc thơ
- Cho cả lớp đọc cùng cô vài lần 
(chú ý lắng nghe trẻ đọc chú ý sửa sai cho trẻ )
- Cho từng tổ đọc, cho trẻ đọc nối tiếp theo tổ, đọc to, đọc nhỏ
- Cho nhóm, cá nhân đọc
2.4. Đàm thoại
- Các con vừa được đọc bài thơ gì?
- Bài thơ này do ai sáng tác?
- Bài thơ nhắc đến những ai?
- Mẹ đã dạy em bé những gì?
- Mẹ dạy bạn nhỏ yêu nhân vật nào trong chuyện cổ tích?
- Thạch Sanh và Cô Tấm là người như thế nào?
- Bạn nhỏ còn thấy mẹ giống ai?
- Bạn nhỏ trong bài thơ đã tự nhủ với lòng mình như thế nào?
- Em bé có yêu mẹ không? 
- Các con có yêu mẹ không?
- Vì sao?
* Giáo dục:
- Biết yêu thương, kính trọng, biết vâng lời mẹ, không được làm cho mẹ buồn.
2.5. Cho trẻ đọc thơ chữ to 1 lần
- Đọc lại 1 lần kết hợp làm điệu bộ minh họa
3. Kết thúc: 
- Cô nhận xét tuyên dương
- Cho trẻ ra chơi.
- Trẻ hát
- Trò chuyện cùng cô về chủ đề.
- Trẻ lắng nghe cô đọc
- Cả lớp đọc thơ 2 – 3 lần
- Tổ đọc
- Nhóm đọc, cá nhân đọc.
- Vì con
- Vân Long
- Bà, mẹ, cô giáo và các bạn
- Yêu Thạch Sanh và Cô Tấm
- Thạch Sanh dũng cảm, cô tấm hiền lành chăm chỉ nết na
- Giống cô giáo, bà, các bạn
- Con không hư không quấy vì con lo mẹ buồn.
- Có ạ
- Có ạ
- Trẻ trả lời theo ý trẻ
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ đọc thơ cả lớp.
- Trẻ ra chơi.
B. HOẠT ĐỘNG GÓC
- Góc phân vai: - Chơi mẹ - con, cách chăm sóc con; Nấu ăn: “ Bữa ăn gia đình” Bán hàng, Gia đình - đi chơi
- Góc xây dựng – lắp ghép: Xây dựng lắp ghép các kiểu nhà, các khuôn viên vườn hoa, vườn cây
- Góc thư viện: Xem sách tranh – Kể chuyện theo tranh, kể chuyện sáng tạo về chủ đề gia đình 
- Góc nghệ thuật: - Tạo hình: Vẽ, xé dán tranh về GĐ, tô màu tranh, nặn người
 - Âm nhạc: Múa hát các bài về gia đình. 
- Góc học tập: Chơi các trò chơi làm quen với toán, tô màu các đồ dùng trong gia đình có số lượng 6
- Góc KPKH - TN: Xếp số lượng thành viên trong gia đình, so sánh gia đình ít con – gia đình đông con ; chăm sóc, tưới cây
C. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
- Hoạt động có chủ đích: Quan sát tranh ảnh về gia đình
- Trò chơi vận động: Gia đình gấu
- Chơi tự do: Nhặt lá làm đồ chơi.
1. Mục đích yêu cầu 
- Trẻ biết gia đình của trẻ có những thành viên nào? Làm công việc gì? Gia đình đông con hay ít con, Gia đình 1 thế hệ hay nhiều thế hệ.
- Hiểu được luật chơi và cách chơi trò chơi “ gia đình gấu”
2. Chuẩn bị 
- Sân chơi, không gian quan sát sạch sẽ thoáng mát, an toàn với trẻ, tranh ảnh về gia đình
3. Tiến hành 
* Quan sát tranh ảnh về gia đình
- Cô cho trẻ hát bài “ Cả nhà thương nhau” đàm thoại với trẻ về chủ đề
- Lần lượt cô đưa ra các tranh về gia đình cho trẻ quan sát – đàm thoại.
* Trò chơi vận động “Gia đình gấu”
- Cô phổ biến luật chơi, cách chơi
- Tổ chức cho trẻ chơi 3 đến 4 lần , cô động viên khuyến khích trẻ chơi đúng luật.
* Chơi tự do: 
- Cho trẻ chơi tự do với đồ chơi
- Nhặt lá làm đồ chơi.
- Cô bao quát trẻ chơi, nhắc nhở trẻ chơi đoàn kết, biết giữ gìn đồ chơi.
D. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
- Đọc thơ “Vì con” kể lại chuyện “Hai anh em”
- Chơi theo ý thích ở các góc chơi
- Trò chuyện với trẻ về gia đình trẻ, công việc của các thành viên trong gia đình, công việc hằng ngày của bố, mẹ.
- Vệ sinh - nêu gương - Trả trẻ
 Đánh giá trẻ sau một ngày
- Tình trạng sức khoẻ của trẻ của trẻ:.....................................................................
................................................................................................................................
Trạng 

File đính kèm:

  • docgiao_an_gia_dinh_than_yeu_cua_be.doc