Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề 3: "Gia đình – ngày nhà giáo Việt Nam 20/11" - Chủ đề nhánh 2: "Họ hàng gia đình của bé”

I. ĐÓN TRẺ - TRÒ CHUYỆN - CTD - THỂ DỤC SÁNG – ĐIỂM DANH

1. Trò chuyện

- Đón trẻ vào lớp, trao đổi với phụ huynh về chủ đề trẻ học trong tuần, phối kết hợp để phụ huynh cùng dạy trẻ và ủng hộ ddđc

- Trò chuyện với trẻ về anh em bên nội, bên ngoại của gia đình trẻ, cho trẻ xem tranh ảnh về gia đình, nghe các bài hát về gia đình

2. Thể dục sáng

a. Khởi động:

- Cho trẻ hát bài: “ Đi tàu lửa” đi theo người dẫn đầu thành vòng tròn sau đó đi, chạy các kiểu theo hiệu lệnh của cô, cô đi ngược chiều với trẻ hướng dẫn trẻ thực hiện-> đứng đội hình vòng tròn -> cho trẻ điểm số, chuyển thành 2 vòng tròn tập bài tập bài tập phát triển chung

b. Trọng động:

 

doc27 trang | Chia sẻ: trunghieu02 | Lượt xem: 1220 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề 3: "Gia đình – ngày nhà giáo Việt Nam 20/11" - Chủ đề nhánh 2: "Họ hàng gia đình của bé”, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ 3: "GIA ĐÌNH – NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11"
Chủ đề nhánh 2: "Họ hàng gia đình của bé”
(Thực hiện từ ngày 02/11/2015 đến ngày 06/11/2015)
I. ĐÓN TRẺ - TRÒ CHUYỆN - CTD - THỂ DỤC SÁNG – ĐIỂM DANH
1. Trò chuyện
- Đón trẻ vào lớp, trao đổi với phụ huynh về chủ đề trẻ học trong tuần, phối kết hợp để phụ huynh cùng dạy trẻ và ủng hộ ddđc
- Trò chuyện với trẻ về anh em bên nội, bên ngoại của gia đình trẻ, cho trẻ xem tranh ảnh về gia đình, nghe các bài hát về gia đình 
2. Thể dục sáng
a. Khởi động: 
- Cho trẻ hát bài: “ Đi tàu lửa” đi theo người dẫn đầu thành vòng tròn sau đó đi, chạy các kiểu theo hiệu lệnh của cô, cô đi ngược chiều với trẻ hướng dẫn trẻ thực hiện-> đứng đội hình vòng tròn -> cho trẻ điểm số, chuyển thành 2 vòng tròn tập bài tập bài tập phát triển chung
b. Trọng động: 
Tập bài tập PTC
+ ĐT hô hấp 2: 
- Thở ra từ từ khi thu hẹp lồng ngực bằng các động tác: 2 tay thả xuôi, đưa tay ra trước, bắt chéo trước ngực 
+ ĐT PT cơ tay- vai 2: Đưa tay ra phía trước, sang ngang
- 2 tay đưa ra phía trước
- 2 tay đưa sang ngang
- Hạ 2 tay xuống 
+ ĐT PT cơ lưng - bụng 2: Đứng quay người sang bên
- Quay người sang phải 
- Đứng thẳng 
- Quay người sang trái 
- Đứng thẳng 
+ ĐT PT cơ chân 3: Đưa chân ra phía trước
- Đứng thẳng, 2 tay chống hông
- Một chân làm trụ, chân kia đưa lên phía trước
- Đưa về phía sau
- Đưa chân về sang ngang
- Đưa chân về vị trí ban đầu. Đổi chân làm trụ tập tiếp 
c. Hồi tĩnh:
- Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1 – 2 vòng.
II. HOẠT ĐỘNG GÓC 
+ Nội dung
- Góc phân vai: - Chơi mẹ - con, cách chăm sóc con; Nấu ăn: “ Bữa ăn gia đình” Bán hàng.
- Góc xây dựng – lắp ghép: Xây dựng lắp ghép các kiểu nhà, các khuôn viên vườn hoa, vườn cây
- Góc thư viện: Xem sách tranh – Kể chuyện theo tranh, kể chuyện sáng tạo về chủ đề gia đình 
- Góc nghệ thuật – Tạo hình: Múa hát các bài về gia đình – Vẽ, xé dán tranh về GĐ, tô màu tranh, nặn người
- Góc học tập: Chơi các trò chơi làm quen với chữ cái: Xếp hột hạt chữ cái e ê, Tìm chữ cái trong từ, ghép từ
- Góc KPKH - TN: Xếp số lượng thành viên trong GĐ, so sánh GĐ ít con – GĐ đông con ; chăm sóc, tưới cây
1. Mục đích, yêu cầu 
1.1. Kiến thức 
* Góc phân vai.
- Trẻ biết về nhóm để chơi và chơi cùng nhau theo nhóm. 
- Trẻ biết nhận vai chơi và thể hiện vai chơi.
- Trẻ nắm được một số công việc của vai chơi: Mẹ con, người bán hàng và người mua hàng
* Góc xây dựng - lắp ghép
- Xây dựng được các kiểu nhà, các khuôn viên, vườn hoa, vườn cây.
- Trẻ biết dùng các nguyên vật liệu xây dựng các kiểu nhà.
* Góc Tạo hình
- Vẽ, xé dán, tô màu gia đình
* Góc học tập và sách
: Chơi các trò chơi làm quen với chữ cái: Xếp hột hạt chữ cái e ê, Tìm chữ cái trong từ, ghép từ
* Góc âm nhạc:
- Trẻ nghe nhạc và biết hát các bài hát về chủ đề gia đình
* Góc KPKH - thiên nhiên 
Xếp số lượng thành viên trong GĐ, so sánh GĐ ít con – GĐ đông con ; chăm sóc, tưới cây
1.2. Kỹ năng 
- Rèn kĩ năng chơi ở từng góc chơi. Trẻ chơi và phản ánh rõ các công việc của người xây dựng, bán hàng, mua hàng, mẹ con, cách chăm sóc con
- Rèn mối quan hệ chơi giữa các nhóm chơi và phát triển khả năng giao tiếp
- Rèn kỹ năng xây dựng lắp ghép công trình 
- Rèn luyện sự khéo léo của đôi bàn tay
	- Rèn kỹ năng nghe hát các bài hát trong chủ đề
1.3. Thái độ
- Hứng thú tham gia hoạt động ở các góc chơi.
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ dùng gia đình.
2. Chuẩn bị
* Góc phân vai.
- Bàn ghế, bộ đồ chơi nấu ăn, bộ đồ chơi bán hàng, một số đồ dùng gia đình
* Góc xây dựng - lắp ghép
- Các khối gỗ, nhựa mút xốp các loại
- Bộ lắp ghép, hoa, gạch, hàng rào.
- Sỏi đá, que , hột hạt..
- Bộ đồ chơi bằng mút xốp: Cây, thảm cỏ
* Góc Tạo hình, âm nhạc 
- Giấy màu, bút chì, bút màu.
* Góc học tập và sách.
- Sách bé làm quen với chữ cái.
* Góc âm nhạc:
- Nhạc cụ âm nhac, đĩa nhạc, đầu đĩa, tivi
* Góc KPKH - thiên nhiên
- Lô tô các thành viên trong gia đình, tranh gia đình lớn, nhỏ, họ hàng gia đình bé
3. Cách tiến hành
a. Thoả thuận nhận vai chơi
- Cô cho trẻ hát bài “Cả nhà thương nhau”, trò chuyện với trẻ về chủ đề nhánh, giới thiệu các góc chơi, cho trẻ tự thỏa thuận và nhân vai chơi theo ý thích của mình. Cho trẻ về góc chơi và lấy đồ dùng phục vụ cho góc chơi đó.
- Nhắc trẻ về nhiệm vụ chơi theo chủ đề, liên kết các góc chơi và thái độ chơi đoàn kết vui vẽ
- Biết lấy cất đồ dùng đồ chơi đúng nơi qui định.
b.Tổ chức cho trẻ chơi 
- Cô quan sát từng góc chơi động viên tuyên dương khích lệ trẻ ở các góc chơi khi trẻ làm tốt, động viên trẻ nhút nhát, rụt rè.
- Cô chý ý vai chơi cuả từng trẻ và kỹ năng chơi từng vai.
- Chú ý thay đổi vai chơi cho trẻ.
- Cô quan sát các góc chơi, kịp thời cung cấp đồ dùng đồ chơi theo nhu cầu của trẻ
c. Nhận xét sau khi chơi:
- Cô tập trung trẻ và gợi ý để trẻ tự nhận xét về cuộc chơi của nhóm mình, sản phẩm chơi của nhóm
- Cô nhận xét chung nêu sự tiến bộ của từng nhóm chơi, khen những điểm nổi bật của buổi chơi.
- Cho cả lớp hát bài “Hết giờ rồi” thu dọn đồ chơi.
	Bạn ơi hết giờ rồi
	Nhanh tay cất đồ chơi
	Nhẹ tay thôi bạn nhé
	Cất đồ chơi đi nào!
KẾ HOẠCH NGÀY
 Thứ 2 ngày 02 tháng 11 năm 2015
A. HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐỊNH
- MÔN: PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG
- Đề tài: Bật xa tối thiểu 50Cm
I. Yêu cầu:
1. Kiến thức: 
- Trẻ biết phối hợp tay,chân mắt và toàn thân để bật xa tối thiểu 50cm
- Phát triển khả năng định hướng tốt trong không gian, phát triển cơ tay chân và toàn thân.
- Trẻ bật xa được tối thiểu 50cm
- Biết tập các động tác của BTPTC 
2. Kỹ năng: 
- Rèn kỹ năng phối hợp tay, chân, mắt nhịp nhàng 
- Rèn kỹ năng tập đúng đều các động tác của bài tập phát triển chung.
- Rèn kỹ năng quan sát, chú ý, ghi nhớ có chủ định.
3. Thái độ: 
- Trẻ tích cực, hứng thú tham gia vào hoạt động phát triển vận động 
- Trẻ tập trung chú ý, có tinh thần đoàn kết, kỉ luật trong luyện tập và phối hợp tốt với các bạn trong khi hoạt động.
II. Chuẩn bị
Cho cô
Cho trẻ
- Giáo án
- Nhạc nền
- Sân tập sạch sẽ, thoáng mát, bằng phẳng
- 2 vạch chuẩn cách nhau 50cm
- Bóng thể dục
- Cột bóng rổ
- Vòng thể dục mỗi trẻ 1 cái
III. Tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Ôn định tổ chức, gây hứng thú
- Cô và trẻ cùng hát bài « Cả nhà thương nhau »
- Trò chuyện về chủ đề
- Cô hỏi trẻ muốn có có cơ thể khỏe mạnh cần phải làm gì ?
- Giáo dục: Trẻ ăn uống đủ chất và thường xuyên tập thể dục để có 1 cơ thể khỏe mạnh
2. Nội dung
2.1. Khởi động
- Cho trẻ đi chạy theo vòng tròn kết hợp đi các kiểu chân: đi thường, đi bằng mũi chân, đi bằng gót chân, chạy nhanh, chạy chậm, đi thường theo bài « đi tàu lửu »
- Cho trẻ đứng về hàng dọc, điểm số 1 – 2 chuyên thành 4 hàng rồi quay ngang
2.2. Trọng động
a. Bài tập phát triển chung: 
- ĐT cơ tay bả vai 2: Như kế hoạch tuần
(2 lần x 8 nhịp)
- ĐT phát triển cơ lưng bụng 2: Như kế hoạch tuần ( 2 lần x 8 nhịp)
- ĐT phát triển cơ chân 3: Như kế hoạch tuần (3 lần 8 nhịp)
b. Vận động cơ bản:
- Cho trẻ đứng 2 hàng ngang quay mặt vào nhau
- Cô giới thiệu tên vận động: “Bật xa tối tiểu 50 cm”
* Cô làm mẫu
+ Làm mẫu lần 1, không phân tích
+ Cô làm mẫu lần 2, Cô đứng 2 mũi bàn chân sát mép vạch, 2 tay thả xuôi. Khi có hiệu lệnh 2 tay đưa ra phía trước, lăng nhẹ xuống dưới, ra sau, đồng thời gối hơi khuỵ, người hơi cúi về trước, nhún 2 chân bật qua vạch đối diện, tay hất đưa ra trước, khi chạm đất gối hơi khuỵu, thực hiện song cô về cuối hàng.
+ Cô làm mẫu lần 3 kết hợp nhấn mạnh một số chi tiết kỹ thuật khó.
* Trẻ thực hiện
- Cho trẻ thực hiện mẫu: Mời trẻ khá lên thực hiện cho cả lớp xem. 
+ Lần 1: Cô cho lần lượt trẻ ở 2 đầu hàng lên thực hiện: Bật xa tối thiểu 50cm 2-3 lần 
 (Cô chú ý sửa sai và động viên trẻ) 
+ Lần 2: Cho trẻ thi đua giữa 2 đội
- Củng cố: cô hỏi trẻ tên bài tập vận động
 Cho 1 trẻ khá lên tập lại để củng cố bài.
c. Trò chơi vận động “Ném bóng rổ”
+ Cô phổ biến luật chơi, cách chơi.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 – 3
- Cô bao quát trẻ trong suốt quá trình chơi.
2.3.Hồi tĩnh: Cho trẻ hát bài « Cho con »  vận động nhẹ nhàng 1-2 vòng
3. Kết thúc:
- Cô nhận xét, khen ngợi trẻ, cho trực nhật thu dọn đồ dùng.
- Trẻ hát VĐTN
- Luyện tập thường xuyên, tập thể dục đều đặn, ăn uống đủ chất, VS cơ thể sạch sẽ...
- Trẻ đi theo người dẫn đầu
- Trẻ đứng 2 hàng dọc, điểm số, chuyển đội hình
- Trẻ tập theo cô
- Trẻ tập theo cô
- Trẻ tập theo cô
- Trẻ đứng 2 hàng ngang quay mặt vào nhau
 - Chú ý xem cô làm mẫu
- 1 trẻ lên thực hiện
- Lần lượt trẻ thực hiện
- Thi đua với nhau
- Trẻ nhắc lại tên vận động và 1 trẻ lên thực hiện
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ hứng thú tham gia trò chơi.
- Trẻ đi nhẹ nhàng 1- 2 vòng rồi ra chơi.
- Thu dọn đồ dùng ra chơi.
B. HOẠT ĐỘNG GÓC: 
- Góc phân vai: - Chơi mẹ - con, cách chăm sóc con; Nấu ăn: “ Bữa ăn gia đình” Bán hàng.
- Góc xây dựng – lắp ghép: Xây dựng lắp ghép các kiểu nhà, các khuôn viên vườn hoa, vườn cây
- Góc thư viện: Xem sách tranh – Kể chuyện theo tranh, kể chuyện sáng tạo về chủ đề gia đình 
- Góc nghệ thuật – Tạo hình: Múa hát các bài về gia đình – Vẽ, xé dán tranh về GĐ, tô màu tranh, nặn người
- Góc học tập: Chơi các trò chơi làm quen với chữ cái: Xếp hột hạt chữ cái e ê, Tìm chữ cái trong từ, ghép từ
- Góc KPKH - TN: Xếp số lượng thành viên trong GĐ, so sánh GĐ ít con – GĐ đông con ; chăm sóc, tưới cây
C. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
- Hoạt động có chủ đích: Quan sát tranh ảnh về gia đình
- Trò chơi vận động: Gia đình gấu
- Chơi tự do : Nhặt lá rơi làm đồ chơi
1. Mục đích yêu cầu 
- Trẻ quan sát tranh ảnh về gia đình.
- Hiểu được luật chơi và cách chơi trò chơi “Gia đình gấu”
2. Chuẩn bị 
- Tâm thế thoải mái cho trẻ
- Tranh ảnh về gia đình
- Sân chơi sạch sẽ thoáng mát
3. Tiến hành
* Quan sát tranh ảnh về gia đình
- Cô cho trẻ hát bài “Cả nhà thương nhau” đàm thoại với trẻ về chủ đề cô cho trẻ quan sát đàm thoại về các bức tranh vẽ gia đình, hỏi trẻ đây là gia đình đông con hay ít con..
* Trò chơi vận động “Gia đình gấu”
- Cô phổ biến luật chơi, cách chơi
- Cô bao quát nhận xét trẻ sau mỗi lần chơi.
- Tổ chức cho trẻ chơi 3 đến 4 lần , cô động viên khuyến khích trẻ chơi đúng luật.
* Chơi tự do: 
- Cho trẻ chơi tự do nhặt lá vàng rơi làm đồ chơi.
- Cô bao quát trẻ chơi, nhắc nhở trẻ chơi đoàn kết, biết giữ gìn đồ chơi.
D. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
- Chơi trò chơi: “Gia đình gấu”, hát bài “Múa cho mẹ xem”
- Chơi phân loại gia đình
- Sử dụng vở “tạo hình”
- Chơi theo ý thích ở các góc chơi
- Vệ sinh - nêu gương - Trả trẻ
Đánh giá trẻ sau một ngày
- Tình trạng sức khoẻ của trẻ: .................................................................................
..................................................................................................................................- Trạng thái xúc cảm và hành vi của trẻ: .................................................................
..................................................................................................................................
- Kiến thức và kỹ năng của trẻ: ................................................................................
..................................................................................................................................
 Thứ 3 ngày 03 tháng 11 năm 2015
A. HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐỊNH
- MÔN: VĂN HỌC
- Đề tài: Truyện: Ba cô gái
I. Mục đích – yêu cầu
1. Kiến thức.
- Trẻ nhớ tên truyện, các nhân vật trong chuyện, lời thoại trong câu chuyện.
2. Kỹ năng.
- Rèn ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ, khả năng chú ý ghi nhớ có chủ định
3. Thái độ.
- Giáo dục trẻ ngoan ngoãn chăm chỉ, biết yêu thương bố mẹ.
II. Chuẩn bị.
Cho cô
Cho trẻ
- Tranh truyện, mô hình truyên Ba cô gái
- Tivi. đĩa truyện, đầu đĩa, máy tính
- Tâm thế thoải mái
III. Cách tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Ổn định, gây hứng thú
- Cho trẻ hát '' Cả nhà thương nhau''
- Trò chuyện về gia đình.
- Trong gia đình chúng mình mọi người chung sống dưới một mái nhà và rất yêu thương nhau. Các con có yêu thương bố mẹ mình không?
- Thế khi mẹ ốm chúng mình sẽ làm gì cho mẹ nhỉ?
- Ngày xưa có một bà mẹ sinh được ba cô gái. Bà rất yêu thương các con của mình. Không biết ba cô gái có yêu thương mẹ mình không? 
- Để biết ba cô gái có yêu thương mẹ không thì các con lắng nge cô kể truyện “ Ba cô gái “ nhé!
2. Nội dung.
* Cô kể chuyện bé nghe
+ Lần 1 : Cô kể diễn cảm kết hợp cử chỉ điệu bộ
- Ai cho cô biết tên câu chuyện cô vừa kể là gì nào?
-À! Đúng rồi tên câu chuyện cô vừa kể là “ Ba cô gái “ đấy.
+ Lần 2 : Bây giờ các con cùng chú ý nge cô kể lại chuyện nhé!
 ( kết hợp sử dụng giáo án điện tử )
* Đàm thoại – trích dẫn giúp trẻ hiểu nội dung tác phẩm:
- Cô vừa kể cho các con nge truyện gì?
- Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện : “ Ba cô gái”
- Trong truyện có những nhân vật nào?
 Trong truyện có bà mẹ , chị Cả, chị Hai, cô Út và cả Sóc con nữa đấy.
- Trong câu chuyện, ba cô gái lớn lên xinh đẹp là nhờ có bàn tay chăm sóc của người mẹ.
- Các con thấy tình cảm của người mẹ thể hiện như thế nào?
 Bà mẹ rất yêu thương chăm lo cho các con không quản khó khăn, vất vả. 
 Trích dẫn : “ Ngày xửa ngày xưa, có một bà mẹ sinh được ba cô con gái... bà không hề phàn nàn.”
- Khi bà mẹ bị ốm thì bà mẹ đã nhờ ai gọi các con về? 
Trích dẫn : “ Sóc con... thăm ta ngay Sóc nhé”.
- Sau khi nghe được tin mẹ ốm, ba cô gái có về thăm mẹ ngay không?
- Tại sao chị Cả lại không về thăm mẹ ngay? Điều gì đã xảy ra với chị Cả? 
Trích dẫn : “ Thật à Sóc... biến thành rùa bò ra khỏi nhà”.
- Còn cô chị Hai , chị Hai đã làm gì? Điều gì đã đến với chị Hai?
Trích dẫn : ‘ Thật ư Sóc.... biến thành con nhện”.
- Vậy khi biết tin mẹ ốm thì cô Út đã làm gì?
 Nghe xong cô út hốt hoảng về thăm mẹ ngay.
- Ai cho cô biết vì sao cô Út lại vội vàng về thăm mẹ như thế nhỷ?
-Trong ba cô gái, con yêu ai nhất? Vì sao?
Giáo dục : Các con ạ! Cha mẹ là người đã sinh ra ta, nuôi dạy chúng ta nên người. Vì vậy chúng ta phải hiếu thảo, kính yêu cha mẹ. Chúng mình cùng học tập tấm gương của cô Út để trở thành người tốt. Nếu làm được nhiều điều tốt sẽ được mọi người yêu mến và có cuộc sống vui vẻ hạnh phúc. Các con còn nhỏ chúng mình hãy tỏ lòng hiếu thảo qua những việc làm vừa sức giúp đỡ cha mẹ, cố gắng học thật giỏi để trở thành con ngoan trò giỏi. 
Chúng mình có đồng ý không?
+ Lần 3 :
- Hôm nay cô thấy chúng mình học rất là ngoan nên cô sẽ cho chúng mình xem 1 bộ phim hoạt hình có tên là :“ Ba cô gái “ . Bây giờ các con hãy ngồi trật tự để xem phim nhé!
* Bé kể chuyện cùng cô 
- Cho trẻ kể chuỵện theo tranh chữ to
- Cho trẻ đóng kịch theo lời dẫn chuyên của cô
3. Kết thúc
- Nhận xét tuyên dương 
- Cho trẻ hát bài “Tổ ấm gia đình ” ra chơi
- Trẻ hát
- Trẻ lắng nghe
- Ba cô gái
- Ba cô gái
- 3 cô con gái, sóc nâu và bà mẹ
Sóc nâu
- Trẻ trả lời theo tình tiết truyện
- Trẻ trả lời
- Vội đến thăm mẹ
- Trẻ trả lời theo suy nghĩ
- Bố mẹ là người sinh ra ta, phải biết yêu thương bố mẹ
- Lắng nghe theo tranh truyện
- Trẻ đóng kịch
- Ra chơi.
- Môn: Khám phá khoa học
- Đề tài: Trò chuyện, đàm thoại về họ hàng Gia đình của bé
I. Mục đích – yêu cầu
1. Kiến thức
- Trẻ biết kể tên, tuổi, của anh em bên nội, bên ngoại của gia đình bé
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng quan sát, ghi nhớ và so sánh cho trẻ
3. Thái độ
- Giáo dục trẻ yêu thương anh em, họ hàng gia đình mình, yêu thương những người thân trong gia đình.
II. Chuẩn bị.
Cho cô
Cho trẻ
- Tranh ảnh các thành viên trong gia đình bên nội, bên ngoại.
- Lô tô các thành viên trong gia đình
III. Cách tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Ổn định tổ chức gây hứng thú
- Cho trẻ hát bài: Cả nhà thương nhau 
- Trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát.
- Cho trẻ kể về các thành viên trong gia đình trẻ.
2. Nội dung
* Quan sát trò chuyện về những thành viên trong gia đình họ hàng trẻ
+ Quan sát đàm thoại.
- Cô đưa tranh vẽ về gia đình bạn Thanh và trò chuyện về những người thân trong gia đình. 
- Họ hàng nhà bạn Thanh có những ai?
- Người sinh ra bố gọi là gì?
- Người sinh ra mẹ gọi là gì?
- Em trai bố gọi là gì?
- Em gái bố gọi là gì?
- Chị gái bố gọi là gì?
- Anh trai của bố gọi là gì?
- Em gái của mẹ gọi là gì? 
- Em trai của mẹ gọi là gì?
- Chị gái, anh trai của mẹ gọi là gì?
- Anh em của mẹ gọi là họ hàng bên ngoại.
- Anh em của bố gọi là họ hàng bên nội.
+ Cô cho trẻ thêm anh em họ hàng bên nội, bên ngoại mà trẻ biết.
=> Giáo dục trẻ biết yêu thương kính trọng các thành viên trong gia đình, yêu thương giúp đỡ anh em họ hàng.
* Luyện tập
+ Trò chơi: Thi xem ai nhanh
- Cô phát cho mỗi trẻ 1 lô tô các thành viên trong gia đình họ hàng trẻ, yêu cầu trẻ chọn lô tô theo yêu cầu của cô.
- Cô bao quát sửa sai cho trẻ
- Cho trẻ chơi 2- 3 lần.
3. Kết thúc
- Nhận xét tuyên dương
- Cho trẻ ra chơi.
- Trẻ hát và vận động theo nhạc
- Trẻ trò chuyện
- Trẻ kể về các thành viên trong gia đình
- Ông nội, bà nội
- Ông ngoại, bà ngoại
- Chú ruột
- o ruột
- Bác ruột.
- Bác ruột. 
- Gì ruột
- Cậu ruột.
- Bác ruột.
- Trẻ kể
- Chơi hào hứng
- Trẻ ra chơi.
B. HOẠT ĐỘNG GÓC
- Góc phân vai: - Chơi mẹ - con, cách chăm sóc con; Nấu ăn: “ Bữa ăn gia đình” Bán hàng.
- Góc xây dựng – lắp ghép: Xây dựng lắp ghép các kiểu nhà, các khuôn viên vườn hoa, vườn cây
- Góc thư viện: Xem sách tranh – Kể chuyện theo tranh, kể chuyện sáng tạo về chủ đề gia đình 
- Góc nghệ thuật – Tạo hình: Múa hát các bài về gia đình – Vẽ, xé dán tranh về GĐ, tô màu tranh, nặn người
- Góc học tập: Chơi các trò chơi làm quen với chữ cái: Xếp hột hạt chữ cái e ê, Tìm chữ cái trong từ, ghép từ
- Góc KPKH - TN: Xếp số lượng thành viên trong GĐ, so sánh GĐ ít con – GĐ đông con ; chăm sóc, tưới cây
C. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
- Hoạt động có chủ đích: Quan sát tranh ảnh về gia đình
- Trò chơi vận động: Gia đình gấu
- Chơi tự do: Nhặt lá làm đồ chơi.
1. Mục đích yêu cầu 
- Trẻ biết gia đình của trẻ có những thành viên nào? Làm công việc gì? Gia đình đông con hay ít con, Gia đình 1 thế hệ hay nhiều thế hệ.
- Hiểu được luật chơi và cách chơi trò chơi “ gia đình gấu”
2. Chuẩn bị 
- Sân chơi, không gian quan sát sạch sẽ thoáng mát, an toàn với trẻ, tranh ảnh về gia đình
3. Tiến hành 
* Quan sát tranh ảnh về gia đình
- Cô cho trẻ hát bài “ Cả nhà thương nhau” đàm thoại với trẻ về chủ đề
- Lần lượt cô đưa ra các tranh về gia đình cho trẻ quan sát – đàm thoại.
* Trò chơi vận động “Gia đình gấu”
- Cô phổ biến luật chơi, cách chơi
- Tổ chức cho trẻ chơi 3 đến 4 lần , cô động viên khuyến khích trẻ chơi đúng luật.
* Chơi tự do: 
- Cho trẻ chơi tự do với đồ chơi
- Nhặt lá làm đồ chơi.
- Cô bao quát trẻ chơi, nhắc nhở trẻ chơi đoàn kết, biết giữ gìn đồ chơi.
D. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
- Nghe cô kể chuyện “Ba cô gái”
- Chơi theo ý thích ở các góc chơi
- Trò chuyện với trẻ về gia đình trẻ, công việc của các thành viên trong gia đình, công việc hằng ngày của bố, mẹ, họ hàng gia đình bé.
- Vệ sinh - nêu gương - Trả trẻ
Đánh giá trẻ sau một ngày
- Tình trạng sức khoẻ của trẻ của trẻ:.....................................................................
................................................................................................................................
Trạng thái xúc cảm và hành vi của trẻ....................................................................
.................................................................................................................................
- Kiến thức và kỹ năng của trẻ: ................................................................................................................................
 Thứ 4 ngày 04 tháng 11 năm 2015
A. HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐỊNH
- Môn: LÀM QUEN VỚI CHỮ CÁI
- Đề tài: Làm quen chữ cái e, ê.
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Hình thành cho trẻ biểu tượng về chữ cái e, ê.
- Phát âm chính xác các chữ cái: e, ê. 
- Trẻ tìm và phân biệt được chữ cái e, ê trong từ, trong nhóm.
- Trẻ nhận biết được cấu tạo của chữ cái e, ê.
- Trẻ nhận biết được các chữ cái e, ê thông qua các trò chơi.
2. Kĩ năng: 
- Rèn cho trẻ kĩ năng chú ý, ghi nhớ có chủ định.
- Rèn luyện và phát triển ngôn ngữ c

File đính kèm:

  • docgiao_an_gia_dinh_ho_hang_cua_be.doc