Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề 5: Thế giới thực vật. Đề tài: Làm quen với chữ cái i, t, c - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Trường
I/ Mục đích yêu cầu:
1. Kiến Thức:
- Trẻ nhận biết, phát âm đúng chữ cái và phân biệt chữ cái i,t,c.
- Nhận bết được đặc điểm cấu tạo chữ i,t, c,trẻ phân biệt chữ cái i,t,c
- Trẻ nhận biết được chữ cái i,t,c trong từ, trong câu đơn giản.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng so sánh, Phân biệt chữ cái i, t,c trong từ, trong bài thơ, ca dao
- Phát triển khẳ năng quan sát , tư duy ở trẻ. Biết chơi các trò chơi có chứa chữ cái i,t,c.
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ ăn uống đầy đủ chất, biết giữ gìn vệ sinh trước và sau khi ăn.
- Giáo dục trẻ yêu thích học chữ cái.
-Giáo dục : Bảo vệ chăm sóc cây cối. biết lợi ích của cây cối, Không vứt rác bừa bãi và nhặt lá bỏ đúng nơi qui định
- Giáo dục “ Tôi yêu Việt Nam”: Giáo dục trẻ không chạy ngang qua đường khi tham gia giao thông
II/ Chuẩn bị:
1/Địa điểm: Tại phòng học an toàn đủ ánh sáng.
2/ Đồ dùng:
* Cô:
- Slide các loại quả,
- Một số bài hát về chủ đề thực vật, tivi, âm thanh.
- chữ cái i,t,c
* Trẻ:
- Mũ các loại quả, đủ cho trẻ.
- Rổ đủ cho trẻ mỗi trẻ 3 chữ cái i, t, c cắt rời, chữ cắt đứt.
- Tranh mỗi trẻ 1 đoạn thơ “ chùm quả ngọt”
-5 xúc xắc
CHỦ ĐỀ 5: THẾ GIỚI THỰC VẬT LV : PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ ĐT : LQVCC; i, t,c GV: Nguyễn thị Trường Lớp Lá B Ngày thực hiện: 20/01/2022 I/ Mục đích yêu cầu: 1. Kiến Thức: - Trẻ nhận biết, phát âm đúng chữ cái và phân biệt chữ cái i,t,c. - Nhận bết được đặc điểm cấu tạo chữ i,t, c,trẻ phân biệt chữ cái i,t,c - Trẻ nhận biết được chữ cái i,t,c trong từ, trong câu đơn giản. 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng so sánh, Phân biệt chữ cái i, t,c trong từ, trong bài thơ, ca dao - Phát triển khẳ năng quan sát , tư duy ở trẻ. Biết chơi các trò chơi có chứa chữ cái i,t,c. 3. Thái độ: - Giáo dục trẻ ăn uống đầy đủ chất, biết giữ gìn vệ sinh trước và sau khi ăn. - Giáo dục trẻ yêu thích học chữ cái. -Giáo dục : Bảo vệ chăm sóc cây cối. biết lợi ích của cây cối, Không vứt rác bừa bãi và nhặt lá bỏ đúng nơi qui định - Giáo dục “ Tôi yêu Việt Nam”: Giáo dục trẻ không chạy ngang qua đường khi tham gia giao thông II/ Chuẩn bị: 1/Địa điểm: Tại phòng học an toàn đủ ánh sáng. 2/ Đồ dùng: * Cô: - Slide các loại quả, - Một số bài hát về chủ đề thực vật, tivi, âm thanh. - chữ cái i,t,c * Trẻ: - Mũ các loại quả, đủ cho trẻ. - Rổ đủ cho trẻ mỗi trẻ 3 chữ cái i, t, c cắt rời, chữ cắt đứt. - Tranh mỗi trẻ 1 đoạn thơ “ chùm quả ngọt” -5 xúc xắc III/ Tiến trình tổ chức hoạt động: Hoạt động 1: Trò chuyện gây hứng thú. - Xin chào mừng các con đến với chương trình " Vui học chữ cái" ngày hôm nay. - Đến với chương trình hôm nay gồm có 3 đội: + Đội quả chuối. + Đội quả cam. + Đội quả xoài. - Chương trình sẽ diễn ra 2 phần thi: + Phần thi thứ nhất “Bé hoc chữ cái” + Phần thi thứ 2 “Bé trổ tài” - Xin nhiệt liệt chào đón 3 đội thi, mời cả 3 đội thi cùng bước vào phần thi thứ nhất “Bé học chữ cái”. - Cô cùng trẻ vận động bài “vườn cây của ba”. - các con vừa vân động bài hát gì. À các con ơi trong bài hát nói đến rất là nhiêu loại quả đấy - Cho trẻ xem tranh “ Cây mít”. Trò chuyện cùng trẻ về các loại quả . => Giáo dục trẻ ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, để đảm bảo sức khỏe, biết giữ gìn vệ sinh trước và sau khi ăn. Hoạt động 2 : Những chữ cái dễ thương. Cho trẻ đọc từ “Cây mít” dưới tranh. - Cô cho trẻ quan sát slide về “ Cây mít” và đọc từ trong tranh “ cây mít”cho trẻ đọc từ “cây mít” và cô có từ rời “ cây mít” - Cô đàm thoại về nội dung slide. - Cho trẻ đếm số lượng chữ cái trong từ.(Cô cùng trẻ đếm) - Các con cùng nhìn xem trong các chữ cái có chữ cái nào các con đã được học? - À, đây là những chữ cái các con chưa được học vậy thì hôm nay cô sẽ cho các con làm quen với chữ cái mới đó là chữ I,t,c. * Làm quen chữ cái i - Cô đưa slide chữ i lên cho trẻ xem. - Cô phát âm mẫu: 3 lần và nói cách phát âm chữ i khi phát âm. - Cho trẻ phát âm: Cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân. - Cô cho trẻ chọn chữ i sờ và nhận xét chữ - Con có nhận xét gì về chữ i? (trẻ nhận xét) (Cấu tạo của chữ i gồm có hai nét : Một nét thẳng đứng và một dấu chấm phía trên) cô đưa lên từng nét rời cho trẻ quan sát. - Cho trẻ ghép các nét rời thành chữ i. - Cô giơ chữ i lên và khái quát lại:gồm có 2 nét, Một nét thẳng đứng và một dấu chấm phía trên. - Cô giới thiệu chữ i in hoa, i in thường, chữ i viết thường. Tuy chúng có cách viết khác nhau nhưng đều có chung 1cách phát âm là âm i. - Cho lớp đọc lại chữ i. - Cô cung cấp cho trẻ biết thêm các chữ cái in hoa thường dùng để viết đầu hàng, hoặc viết tên riêng. * Làm quen chữ cái t. - Cô đưa chữ t lên cho trẻ xem. - Cô phát âm mẫu: 3 lần và nói cách phát âm chữ t. - Cho trẻ phát âm: Cả lớp, tổ nhóm, cá nhân. - Cô cho trẻ chọn chữ t sờ và nhận xét chữ t( Cấu tạo của chữ t gồm 2 nét, một nét thẳng đứng và một nét ngang). cô đưa lên từng nét rời cho trẻ quan sát. - Cho trẻ ghép các nét rời thành chữ t. - Cô giơ chữ t lên và khái quát lại( Cấu tạo của chữ t gồm 2 nét, một nét thẳng đứng và một nét ngang). - Cô giới thiệu chữ T in hoa, t in thường và chữ t viết thường. Tuy chúng có cách viết khác nhau nhưng đều phát âm là t. - Cho lớp đọc lại chữ t. * Làm quen chữ cái c. - Cô đưa chữ c lên cho trẻ xem. - Cô phát âm mẫu: 3 lần và nói cách phát âm chữ c - Cho trẻ phát âm: Cả lớp, tổ nhóm, cá nhân. - Cô cho trẻ chữ c sờ và nhận xét chữ c (Chữ cơ gồm một nét cong hở phải) cô đưa chữ c cho trẻ quan sát. - Cô giơ chữ c lên và khái quát lại: Chữ c gồm 1 nét cong tròn hở phải - Cô giới thiệu chữ c in hoa, c in thường và chữ c viết thường. Tuy chúng có cách viết khác nhau nhưng đều phát âm là c. - Cho lớp đọc lại chữ c. * So sánh chữ i – t : Chữ i – t có điểm nào giống nhau? Chữ i – t khác nhau điểm nào ? - Cho trẻ tự nhận xét điểm giống nhau và khác nhau giữa chữ i, t. Sau đó cô nhận xét lại. => Cô khái quát lại: - Giống nhau: Đều có một nét thẳng đứng . - Khác nhau: + Chữ i: Có một dấu chấm phía trên. + Chữ t: Có một nét ngang. + Khác nhau về cách phát âm. - Lớp phát âm i-t *So sánh chữ i, c - Con có nhận xét gì về chữ i và c Chữ i và c không có điểm giống nhau - Khác nhau: + Chữ i gồm có 1 nét thẳng đứng và một dấu chấm phía trên. + Chữ c gồm có 1 nét cong tròn không khép kín. - Lớp phát âm i-c Và bây giờ các con cùng bước vào phân thi thứ 2 “Bé trổ tài” Hoạt động 3 :Trò chơi Trò chơi 1:Bé tinh mắt nhanh tay. - Luyện tập : Cho trẻ lên tìm chữ cái i,t,c trên pp ( Chữ cái trong tên các loại quả.) Trò chơi 2: Xúc xắc kỳ diệu. -Cách chơi: cô cho trẻ đứng vòng tròn thành 5 nhóm, trẻ gieo xúc ở giữa để tất cả trẻ cùng quan sát được. Cô có mỗi nhóm 1 quân xúc xắc. Trên các mặt của quân xúc xắc có các chữ cái mà các con đã được học. Các con sẽ tung quân xúc xắc lên và khi xúc xắc rơi xuống sàn, các con nhìn xem mặt phía trên là chữ cái nào và cùng đọc to chữ cái đó và đi lấy thẻ chữ cái đó dơ lên. Luật chơi: khi xúc xắc dừng lại trẻ mới được gọi tên chữ cái Cô cho trẻ chơi nhiều lần Trò chơi 3: “ Gạch chân chữ cái”. Đoạn thơ “ chùm quả ngọt”. - Cách chơi: Chia trẻ thành 6 nhóm, sau đó cử 1 nhóm trưởng lên mang tranh về phát cho các bạn trong nhóm. Nhiệm vụ của từng cá nhân là tìm chữ cái i, t,c trong đoạn thơ « chùm quả ngọt » dùng bút màu gạch chân chữ cái i,t,c trong đoạn thơ. Chúng mình nhớ là gạch chân dưới chữ cái i,t,c, chứ không gạch sang chữ cái khác nhé. - Luật chơi: Nhóm nào gạch nhanh và đúng thì được cô khen. * Kết thúc: Cô nhận xét và tuyên dương trẻ hát“ vườn cây của ba”.
File đính kèm:
- giao_an_mam_non_lop_la_chu_de_5_the_gioi_thuc_vat_de_tai_lam.doc